Vị Trí Đặt Bàn Thờ Bà Tổ Cô / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Vị Trí Đặt Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa

-Việc bày trí bàn thờ ông địa và thần tài sao cho phù hợp với phong thủy để đem lại vận may cho chủ nhà hoặc chủ cơ sở kinh doanh là một vấn đề nhiều người quan tâm, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Vậy Vị trí đặt bàn thờ thần tài và thổ địa làm sao cho phù hợp? Hôm nay chúng tôi sẽ tổng quan giới thiệu về một số quy tắc phải tuân thủ khi bố trí nơi đặt bàn thờ Thần tài, thổ địa nếu muốn được phù hộ về tài vận cũng như sức khỏe gia chủ.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Vị trí đặt bàn thờ thần tài thổ địa sao cho đúng phong thủy

-Với mỗi nhà, tùy theo cấu trúc của căn nhà mà chúng ta có thể tùy biến cắt đặt bàn thờ ông địa, hoặc bàn thờ ông thần tài vào đúng vị trí thích hợp, tuy nhiên tất cả phải tuân theo những quy tắc bắc buộc nếu muốn bàn thờ ông thần tài và ông thổ địa có thể phát huy tác dụng là phù hộ công việc làm ăn của gia chủ.

Những việc cần lưu ý khi đặt bàn thờ thần tài:

-Thần tài và thổ địa trong kinh doanh buôn bán rất quan trọng, do đó không được phép cẩu thả, bừa bãi trong việc bày trí, thờ cúng kèm theo những điều cấm kị phải luôn luôn nhớ.

– Không nên thờ bậy bạ các tượng lạ, tượng thỉnh không rõ nguồn gốc, và không được phép thay đổi tượng sẽ làm ảnh hưởng đến gia chủ.

– Không được phép đặt tượng thờ ông thần tài, ông thổ địa gần với nhà vệ sinh, chỗ đễ giày, để dép, gây ô uế chỗ thờ cúng linh thiên, sẽ khiến bàn thờ không thiên mà còn bị tội vạ oan uổng. – Lư hương và nước cúng phải luôn luôn được thay nước, dọn dẹp bụi bặm, không để bàn thờ thần tài thổ địa bị bẩn, quét dọn nhớ chú ý dùng những vật sạch sẽ.

-Đồ cúng không được phép dùng trước khi đặt lên bàn thờ, điều này là điều cấm kị, xúc phạp đến thần tài, thổ địa.

Vị trí đặt bàn thờ thần tài thổ địa :

– Với mỗi gia đình tùy theo phương hướng cũng nhưng vị trí các phòng mà việc đặt bàn thờ ông địa và ông thần tài cũng vì thế mà khác nhau. Nhưng nhìn chung hai vị thần này ưa sạch sẽ, sáng sủa cho nên vị trí bạn đặt bàn thờ cũng phải thực sự đáp ứng được những yêu cầu như trên, vị trí đặt cũng không được vướng đường đi lại. Hướng nhìn của bàn thờ thần tài và thổ đĩa phải hướng ra cữa, theo phong thủy thì ông thần tài sẽ đón lộc từ cổng và được giữ lại tại gia bởi ông địa.

Qua bài viết này mong rằng quý bạn đọc có một cái nhìn tổng thể về việc đặt ông thần tài và ông thổ địa sao cho phù hợp phong thủy và đem tài vận đến cho gia đình mình. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu mua sắp các vật dụng thờ cúng xin hãy liên hệ với chúng tôi.

Vị Trí Đặt Bàn Thờ Nhà Chung Cư Hợp Lý Nhất

Vị trí đặt bàn thờ nhà chung cư

Bàn thờ nhà chung cư cần phải được đặt tại những nơi có phong thuỷ tốt, hợp tuổi, hợp mệnh gia chủ.

– Bàn thờ nên được đặt tại những nơi có phong thuỷ hợp với tuổi của gia chủ. Tại những chỗ khoảng giữa các mặt bằng căn phòng thì nên đặt ban thờ. Gia chủ không nên để bàn thờ cố định hoàn toàn tại một phòng nào đó của căn hộ. Do căn hộ không có nhiều phòng như nhà riêng mà lại có những khoảng lỗi đi trong căn hộ, vậy nên biết khéo léo chọn đúng vị trí thích hợp nhất để đặt ban thờ.

Vị trí đặt bàn thờ chung cư hợp lý

Thiết kế phòng thờ chung cư, không giống như các phòng thờ tại những căn nhà riêng do căn hộ chung cư bị eo hẹp hơn về diện tích. Chung cư thiết kế theo kiểu trống nên chủ nhà có thể tự sắp xếp cho phòng vị trí đặt ban thờ. Nên lưu ý khi để giá đỡ đặt bàn thờ nhà chung cư gia chủ nên để giá đỡ làm bằng gỗ cho dễ tháo lắp.

Nếu dùng cả một phòng chỉ để đặt bàn thờ tại đó sẽ làm tốn diện tích căn hộ, nếu treo đặt bàn thờ lên cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí cũng như thiếu sự tôn nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ đủ diện tích cho việc bày biện thì cần phải có diện tích cả phòng chứa ban thờ hoặc phải để lẫn vào một không gian khác trong căn hộ, thông thường sẽ là phòng khách nhưng điều này sẽ làm cho chủ nhà luôn bất ổn trong sinh hoạt hay còn có thể bị khách đến chơi vô tình mạo phạm. Vì vậy cần có giải pháp sắp đặt phong thủy bàn thờ nhà chung cư tốt nhất cho chủ nhà mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trên.

Nên thiết kế các tủ thờ để làm giảm đi ảnh hưởng của ám khói tới trần nhà. Bên dưới nóc tủ có thể đặt một tấm kính tại đó có thể lau chùi sạch sẽ khi cần tháo xuống, cách này sẽ khá hiệu quả cho cách đặt ban thờ trong nhà chung cư.

Tốt nhất là chủ nhà nên làm riêng ra một không gian đặt bàn thờ. Bảo đảm sự rộng rãi đối với bàn thờ tại chung cư, nhưng phải đảm bảo sự yên tĩnh cho cả căn hộ. Riêng bàn thờ thần phật nên để bàn thờ ngay tại lối ra vào chính hoặc dưới đất điều đó sẽ giúp khi buổi sáng hay buổi tối có thể tránh côn trùng, đồng thời tránh làm không khí khô giáo mỗi khi thắp nhang.

Kích thước tủ thờ không nên quá to tránh gây cảm giác quá khổ nhưng không được quá nhỏ. Còn nếu tủ thờ được đặt trong những không gian có sự góp gặp của sinh hoạt con người thì nên thiết kế tủ thờ cần phải phù hợp với không gian đó như tỉ lê kích thước hay sự tương quan với các đồ đạc trong phòng đó cũng như phù hợp với hướng bàn thờ nhà chung cư.

Kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ở nhà chung cư

Những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ ở nhà chung cư

– Cách đặt bàn thờ trong nhà chung cư không nên đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng ngũ quỷ là: Đông Bắc, hướng Tây Nam.

– Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc, ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam, ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.

– Không nên đặt bàn thờ trên nóc tủ và sử dụng gỗ hay kệ đã qua sử dụng.

– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau. Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà. Gia chủ cần lưu ý bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

Bà Tổ Cô, Ông Mãnh Là Ai? Cách Đặt Bàn Thờ Để Được Bà Tổ Cô Ông Mãnh Phù Hộ Độ Trì, Tiền Bạc Đầy Nhà

Quý bạn thân mến, Cô Tổ, ông Mãnh Tổ là những người trong gia đình, thường được thờ trên bàn thờ gia tiên, tuy nhiên không phải ai cũng biết bà các vị này thực sự là ai?

Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Thường đó là những người quyến luyến gia đình dòng họ nên sau khi chết rất thiêng và chưa đi đầu thai mà ở lại giúp con cháu trong nhà.

Bà cô tổ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ trong gia đình dòng họ đó. Ban đầu có lẽ trách nhiệm của Bà cô tổ mỗi dòng họ là lo cho con cháu nhỏ trong gia đình khỏi bị tà ma quấy nhiễu hoặc bị tai nạn chết khi nhỏ có lẽ vì các vị chết trẻ nên không muốn con cháu giống mình. Về sau chắc mọi người thấy các “bà cô tổ” thường thiêng nên xin xỏ cả về làm ăn buôn bán, giải hạn. Thường các bà cô tổ là các vị đã tiến hóa tâm linh khá cao nhưng vì có chút duyên với dòng họ nào đó nên không đi mà ở lại.

Ông mãnh hay còn gọi là mãnh Tổ dòng họ là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.

Mãnh tổ là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Tiên (Mẫu), chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.

Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông mãnh Tổ dòng họ.

Thứ hai, tại sao Bà Cô, Ông Mãnh phải có bát hương thờ riêng trong nhà?

Các gia chủ hãy nhớ rằng, việc lập bàn thờ bà Tổ Cô Ông Mãnh là điều cực kỳ cần thiết bởi những vong hồn này rất linh thiêng đặc biệt. Khi cúng bài thành tâm và trịnh trọng thì sẽ an ủi được những linh hồn này bởi họ rất linh thiêng và luôn chứng giám cho tấm lòng thành kính của mình.

Do họ mất lúc còn nhỏ tuổi nên không dám ngồi chung với tổ tiên: Các bà Cô, ông Mãnh vẫn được thờ trên bàn thờ tổ tiên, nhưng vì tuổi nhỏ, sợ không dám cùng về hưởng lộ với các cụ trên một giường thờ chung nên phải có bát hương riêng cho họ. Cũng như ở trên dương trần, tại nhiều gia đình, trẻ con không được phép ngồi cùng ăn với người lớn, nên gia chủ cần sắp xếp bàn thờ riêng cho bà Cô ông Mãnh.

Thứ ba, dòng họ có thể lụi bại nếu Bà Cô Ông Mãnh Tổ bị giam cầm trong địa ngục ?

Trong những trường hợp đặc biệt, mãnh tổ của dòng họ có thể bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế, lúc này vong chưa thể tu học, tuy nhiên nếu được thoát linh địa ngục thì vong sẽ được bổ nhiệm làm Phán quan hoặc Hành sai, sau đó được cấp phép tu học theo một trong hai đạo đã nói ở trên.

Trường hợp đặc biệt hơn nữa là dòng họ vô phúc, mãnh tổ được chỉ định làm Quỷ Thần (hại người). Trường hợp này dòng họ đó không thể nào tồn tại lâu được, đến thời điểm nào đó sẽ mất họ. Cô Tổ dẫu có linh thiêng mà không giác ngộ được con cháu dương trần làm lễ phả độ gia tiên thì cũng không có cách nào cứu nổi.

Khi có ông mãnh tổ mới thay thế (thường phải sau hàng ngàn năm dương trần) thì mãnh tổ cũ sẽ siêu thoát sang cõi giới khác, tiếp tục con đường tu tập đạo pháp, hoặc được bổ nhiệm làm tiểu thần chứ không bao giờ quay lại đầu thai làm kiếp người (Trong khi đó Cô Tổ dòng họ có thể thăng thiên và có thể đầu thai vào cõi nhân làm người).

Như vậy chúng ta hiểu rõ ông mãnh tổ cũng có quyền hạn đáng kể, tuy nhiên khi cúng lễ (như ngày mồng 1, ngày rằm…) thì âm luật lại chỉ cho phép thỉnh Cô Tổ dòng họ chứ không được thỉnh đến ông mãnh tổ và khi lập bát hương cũng chỉ lập bát hương Cô Tổ dòng họ đại diện, không được lập bát hương thờ ông mãnh tổ. Nếu một gia đình nào đó có người hợp vía hợp mệnh với ông mãnh tổ dòng họ thì mới được phép khấn mời mãnh tổ về thụ thực trong những nghi lễ cúng khấn và kêu cầu sự giúp đỡ cần thiết.

Thứ tư, bát hương Bà Cô Tổ – Ông Mãnh được đặt ở đâu, các vật phẩm đặt trên bàn thờ như thế nào?

Theo các chuyên gia tâm linh chia sẻ, bát hương thờ bà cô, ông mãnh thường đặt thấp hơn bát hương của thần linh thổ địa (thổ công), thấp hơn (hoặc bằng) bát hương gia tiên. Không thể đặt ngang hàng với bát hương tổ tiên.

Trên bàn thờ bà Tổ Cô Ông Mãnh sẽ thường có những vât phẩm như sau: bài vị (đặt trên chiếc bệ, hoặc cũng có gia đình không có bài vị cho bà Tổ Cô Ông Mãnh), cây đèn cày hoặc nếu không thì thắp một ngọn nến khi cúng lễ, một bình hương nhỏ, ly rượu đặt trên đài đặt ly rượu, đĩa trầu cau, chén nước.

Mọi người thường cúng bà Tổ Cô Ông Mãnh vào ngày kỵ, tuần tiết sắc vọng hoặc dịp giỗ, lễ Tết giống như thờ cúng Tổ Tiên. Người cúng Bà Tổ Cô thường là chủ nhà, người trưởng trong gia đình, lâm râm khấn miệng chứ không lễ (vì thuộc hàng con cháu).

Bát hương trên bàn thờ nên được chia theo cấp bậc. Bát hương Thần linh Thổ công (chính giữa) phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội – bên tả tức bên phải khi đứng chính diện nhìn vào, rồi đến Bà tổ cô ông mãnh (bên hữu) – bên trái từ chính giữa nhìn vào. Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được, vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương.

Thứ hai, quá trình bốc bát hương Bà Cô Ông Mãnh

Trước khi bốc bát hương người bốc cần rửa tay sạch sẽ bằng rượu hoặc nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào bát hương .

Trong lúc bốc bát hương cần phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho bà cô ông mãnh (tên họ)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

1 con gà lễ, 1 chân giò trước làm sạch luộc chín, 1 đĩa xôi trắng, 1 chai rượu trắng (1/2 lít), 1 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai chín

Trầu cau, 3 chén nước, 1 mâm ngũ quả

1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn), 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá

Lễ vàng tiền, 2 bộ quần áo cho bà cô và ông mãnh.

1 mâm cơm canh

Diệu Hằng (TH)

Vị Trí Đặt Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa Theo Phong Thủy Mang Tài Lộc

Đặt bàn thờ Thần tài, Ông Địa ở vị trí hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Vậy nên đặt ban thờ ở vị trí nào, hướng nào thì tốt nhất? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

1. Hướng đặt bàn thờ thần tài

Thần tài – Ông địa là 2 vị thần thường được thờ chung với nhau với mục đích giúp đem lại tiền tài, bảo quản vượng khí, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, còn giúp xua đuổi nguồn tà khí, hung khí, giúp gia chủ cai quản, bảo vệ đất đai của gia đình. Trong bài Bàn thờ Thần tài gồm những vật gì chúng tôi đã hướng dẫn bạn phải lựa chọn và bố trí những vật phẩm trên bàn thờ như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ dẫn chi tiết hơn về việc chọn hướng bàn thờ Thần tài theo đúng phong thủy.

Có 2 hướng khi đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa gia chủ nên chọn đó là hướng đón lộc và hướng tốt theo mệnh của gia chủ.

Chọn hướng đặt bàn thờ Thần tài – ông địa theo mệnh gia chủ

Mệnh Kim nên đặt bàn thờ thần tài quay về các hướng tốt như: Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y).

Mệnh Mộc nên đặt bàn thờ quay về các hướng tốt: Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam ( Phục vị).

Mệnh Thủy nên đặt bàn thờ Thần tài – ông địa quay về các hướng tốt như: Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị).

Mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ Thần tài – ông địa quay về các hướng Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị).

Mệnh Thổ nên đặt bàn thờ Thần tài – ông địa quay về các hướng Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam (Phục vị).

Ngoài ra, theo phong thủy gia chủ còn có thể chọn hướng đặt bàn thờ Thần tài – Ông Địa theo các cung như cung Thiên Lộc, cung Quý Nhân đều là 2 cung may mắn, cát khánh được nhiều người lựa chọn làm hướng đặt bàn thờ.

Hai hướng đón lộc khi đặt bàn thờ Thần tài Cung Thiên Lộc – Hướng Đông Nam

Hướng Đông Nam là phương Lâm quan của Tuế can, gia chủ chọn hướng này sẽ mang lại may mắn về tiền bạc, sự hưng thịnh trong làm ăn kinh doanh, thăng tiến trong sự nghiệp.

Cung Quý Nhân – Hướng Tây Bắc

Cung Qúy Nhân nằm ở hướng Tây Bắc, là quý nhân thiên ất – vị thần đứng đầu cát thần có khả năng chế ngự, hóa giải mọi điềm xấu, điềm chẳng lành, giúp đem đến may mắn, sự bình an, hóa giữ thành lành.

Theo quan niệm, khi đặt bàn thờ Thần Tài theo cung Quý Nhân sẽ giúp việc kinh doanh buôn bán trở nên may mắn hơn, có nhiều khách hàng thân thiết, có nhiều người giúp đỡ, tránh được những điều xui xẻo.

Nếu bạn chưa xác định rõ được các hướng thì bạn nên dùng la bàn. Bên cạnh đó, bạn cần phải dựa vào tuổi của gia chủ để có thể đặt vị trí bàn thờ Thần Tài hợp lý nhất và đảm bảo trước mặt bàn thờ cần sạch sẽ, thoáng đãng.

Một số lưu ý khi đặt bàn thờ Thần tài:

Khi đặt bàn thờ, phải sử dụng la bàn để xác định rõ 2 cung này, tùy theo tuổi của chủ nhà.

Trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ.

Nếu có thờ thần Cóc (Thiềm Thừ), tốt nhất là nên đặt chéo với cửa ra vào, tránh đặt đối diện, ban ngày nên xoay thần Cóc ra ngoài, nhưng ban đêm thì quay vào bên trong).

2. Vị trí đặt bàn thờ Thần tài – Ông Địa

Bên cạnh việc chọn hướng, vị trí đặt bàn thờ Thần tài cũng rất quan trọng. Khị chọn vị trí đặt bàn thờ Thần tài, nên chú ý những điều sau đây:

Bàn thờ đặt ở nơi thoáng đãng

Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở nơi tối tăm mà cần đặt ở nơi sáng, thoáng đãng. Trước mặt bàn thờ nên là một khoảng không gian thông thoáng, không có nhiều vật dụng che chắn. Do đó, mọi người thường hay đặt bàn thờ Thần tài ở gần cửa ra vào tầng 1.

Nên đặt bàn thờ ở gần cửa ra vào

Như đã đề cập ở trên, ông Địa là người cai quản đất đai, do đó, bất kỳ ai ra vào nhà cũng cần được sự cho phép của vị thần này. Việc đặt bàn thờ ở gần cửa ra vào sẽ giúp ông Địa quan sát được mọi người, đồng thời kịp thời ngăn cản những kẻ xấu (ma, quỷ) không vào nhà.

Khi đặt bàn thờ cần chú ý vị trí đặt cần thoáng đãng, được dọn dẹp sạch sẽ, Thần Tài rất thích sạch sẽ, thơm tho nên xịt thêm chút nước hoa vào bàn thờ Thần tài, Ông Địa.

Bàn thờ dựa vào tường

Bàn thờ Thần tài bắt buộc phải dựa vào một bức tường vững chắc. Bức tường này không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì như thế thì tài vận không tụ lại mà sẽ thất thoát. Nếu trong nhà không có bức tường nào phụ hợp để bàn thờ tựa vào, bạn có thể dựng bức vách thay thế.

Bạn cần lưu ý rằng, bàn thờ Thần tài không được đặt gần nhà vệ sinh, gần sọt rác, không đặt trước bếp, trước gương, trước phòng tắm. Tuyệt đối tránh để góc nhọn của đồ vật đối diện với bàn thờ Thần tài.