Vị Trí Cúng Đầy Tháng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Vị Trí Đặt Cóc Ngậm Tiền Thế Nào Để Tài Lộc Đầy Nhà

(Lichngaytot.com) Vị trí đặt cóc ngậm tiền rất quan trọng vì nó định đoạt việc tiền bạc, của cải sẽ đi vào hay đi khỏi nhà của bạn vì thế tuyệt đối không được lơ là việc này.

Trong , cóc ngậm tiền là linh vật quan trọng để thu hút mạnh mẽ tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Có rất nhiều tên khác nhau để gọi cóc ngậm tiền như: Thiềm Thừ, cóc ba chân, cóc vàng phong thủy, cóc chiêu tài, cóc tài lộc.

Ngày nay, ở Việt Nam con người bắt đầu quan tâm và ứng dụng phong thủy vào đời sống. Tuy nhiên, việc ứng dụng các linh vật đúng theo phong thủy không phải ai cũng biết và cũng áp dụng đúng, điển hình là cóc ngậm tiền.

Mọi người thường có thói quen đặt cóc vàng phong thủy trên bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài, ban ngày để cóc ngậm tiền quay mặt ra ngoài cửa với mục đích đón tài lộc, tối quay mặt vào trong nhà để cóc nhả tiền vào nhà. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.

Cóc ngậm tiền xuất xứ từ Trung Quốc, người ta tin rằng mỗi dịp trăng tròn, có cóc ngậm tiền xuất hiện ở gần nhà nghĩa là bạn sẽ nhận được những tin tức tốt lành về sự giàu có thịnh vượng. Con cóc được miêu tả là có 3 chân, ngậm đồng xu trong miệng và dường như cóc đang chuẩn bị nhảy vào nhà để nhà tiền cho gia chủ.

Cóc ngậm tiền tượng trưng hoặc đại diện cho sự giàu có và tiền bạc vì thế, nếu có cóc ngậm tiền trong nhà sẽ có lợi cho tất cả mọi người, từ người làm công ăn lương tới các ông chủ doanh nghiệp. Vì thế cóc 3 chân ngậm tiền dùng đúng không lo nghèo khó.

Hầu như ai trong cuộc sống cũng không tránh khỏi trường hợp vị vận rủi hay điềm xấu đeo bám. Cóc ngậm tiền là một linh vật phong thủy linh thiêng, có thể giúp bạn hóa giải những điều xui xẻo đồng thời tăng khả năng may mắn trong thi cử và công việc. Nếu bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì hãy sắm cho mình một món trang sức hoặc bức tượng cóc ngậm tiền.

Nhưng, phải xác định đúng vị trí đặt cóc ngậm tiền đúng phong thủy mới mong thu hút năng lượng tốt vào trong nhà, trong công ty. Vì vậy, chúng ta phải lưu ý vị trí để cóc cho hợp phong thủy để đảm bảo cóc giúp thu hút tiền của và không bị thất thoát của cải.

Vị trí đặt cóc ngậm tiền – Nên

1. Bạn có thể bài trí cóc ba chân ở nhiều nơi trong nhà. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất để đặt cóc ba chân là gần lối vào nhà, góc đối diện chéo với cửa chính.

2. Khi bài trí, nên chú ý để cóc ở tư thế hướng vào trong nhà. Bạn cũng có thể đặt cóc ở phía dưới gầm bàn hoặc trong tủ…

3. Bên trong nhà hoặc căn hộ của bạn, xác định rõ khu vực Đông Nam. Đây là khu vực tài lộc, là nơi tuyệt vời để đặt bàn thờ hoặc các vật phẩm phong thủy tài lộc đặc biệt như cóc ngậm tiền vào vị trí này. Nếu ai đang làm ăn kinh doanh nên đặc biệt lưu ý khu vực quan trọng này.

4. Nếu muốn thăng tiến và phát triển trong sự nghiệp thì đặt cóc ngậm tiền ở vị trí phía Bắc (khu vực sự nghiệp) của phòng khách.

5. Có thể đặt cóc trên bàn với vị trí cố định.

6. Vị trí đặt cóc ngậm tiền có thể là bàn trong văn phòng của bạn.

7. Nếu đặt ở cửa hàng thì có thể đặt trên bàn thu ngân (hướng vào phía trong). Điều quan trọng là đặt Cóc luôn hướng vào phía trong cửa hàng là được. Tại bàn làm việc, có thể đặt cóc xoay một chút về phía mình.

8. Cung phụng cóc ngậm tiền chỉ cần chén nước sạch, ít hoa quả là đủ. Mỗi ngày Rằm phải đổi nước, thay quả một lần.

Vị trí đặt cóc ngậm tiền – Không nên

1. Cóc ngậm tiền không được quay mặt ra ngoài nếu nhà bạn chỉ có 1 con cóc.

2. Bạn cũng không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những nơi này, thay vì mang tài lộc đến, cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà. Ngoài ra, cũng không nên bài trí cóc ba chân trong phòng ngủ.

3. Không bao giờ đặt cóc ngậm tiền trực tiếp trên mặt đất hoặc sàn.

4. Không đặt đối diện Thiềm Thừ cửa chính hoặc lối vào.

5. Không làm rơi vỡ phần nào của cóc ngậm tiền.

6. Xung quanh vị trí đặt cóc ngậm tiền không được luộm thuộm, luôn phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, thoáng đãng và có cây xanh. Thủy Mộc tương sinh, trợ lực rất lớn, cây càng xanh tốt thì tài vận của gia đình càng thịnh vượng.

7. Cóc ngậm tiền tuy rằng đại diện cho tài vận, nhưng cũng là một loại sinh vật. Cóc sống dưới nước, cần có Thủy nuôi dưỡng, nên đặt ở vị trí có Thủy vượng để thúc tài hiệu quả. Nhưng tránh đặt cóc đối diện bể cá hay hồ nước, vì tài hóa Thủy mà chảy đi mất. Cũng vì cần nước nên Thiềm Thừ kị Hỏa, Thủy Hỏa tương khắc sẽ phá tài vận.

8. Không nên đặt cóc ngậm tiền phía ngoài căn nhà.

9. Không nên đặt đối diện cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi.

10. Không nên phủ vải hoặc mang bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt cóc ngậm tiền.

11. Ngoài ra, vì là linh vật nên cóc ngậm tiền chỉ cần giữ cố định, không nên xoay đi xoay lại nhiều lần, theo nhiều hướng. Nhiều người lúc thì xoay hướng này, lúc xoay hướng khác là hoàn toàn không chính xác. Bên cạnh đó, cần giữ cho Thiềm Thừ luôn sạch sẽ…

12. Không đặt cóc trong két sắc nhưng đầu quay ra ngoài. Điều này cũng khiến cóc không còn phát huy khả năng bảo vệ tiền tài cho bạn nữa.

13. Không đặt cóc đối diện phòng ngủ hoặc giường ngủ. Làm thế khiến tâm lý bạn bị ảnh hưởng xấu, thậm chí sức khỏe có thể bị tác động nếu đặt lâu dài.

14. Không lau cóc nhiều lần. Mỗi năm chỉ được lau khoảng 05 lần vào các ngày âm lịch 06/02 – 02/06 – 14/07 – 12/09 và 22/12.

15. Phụ nữ có thai tuyệt đối không được thắp hương hay sờ mó lên tượng cóc.

16. Tuyệt đối không sờ tay vào mồm hay phần lưng (cõng Bắc Đẩu Tinh). Nếu muốn di chuyển cóc thì trước tiên dùng vải đỏ che hai phần này rồi mới được chuyển.

Lưu ý: Phải khai nhãn trước khi đặt cóc 3 chân. Đồng thời sử dụng các vật dụng sạch sẽ để tiến hành quá trình khai nhãn (khai quang điểm nhãn). Cóc 3 chân đã thông linh chính, chỉ nhận người đầu tiên nhìn thấy là chủ nhân. Vì thế cóc đã khai nhãn rồi cho dù tặng cho người khác vẫn vô nghĩa.

Sau khi đã thỏa mãn được những điều trên khi đặt cóc ngậm tiền bạn nên làm thêm một bước nữa để kích hoạt năng lượng tích cực mà cóc ngậm tiền mang lại. Kích hoạt sự giàu có, sung túc từ cóc ba chân tuy đơn giản nhưng rất quan trọng vì nếu bạn có cóc ngậm tiền trong nhà nhưng không kích hoạt thì không đủ thu hút nhiều tiền bạc vào nhà.

Không phụ thuộc vào loại cóc ngậm tiền mà bạn có, sau đây là cách bạn nên kích hoạt năng lượng tốt từ nó.

Bước 1: Cột một dải ruy băng màu đỏ xung quanh cóc ngậm tiền thì đã được xem là kích hoạt năng lượng.

Bước 2: Nếu không dùng dải ruy băng màu đỏ có thể đặt cóc trên giấy đỏ – biểu tượng của sự may mắn.

Bước 3: Nếu khi mua cóc ngậm tiền đã có sẵn dải ruy băng đỏ buộc vào tức là năng lượng đã được kích hoạt thì bạn không cần phải kích hoạt nó một lần nữa.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Có thể có tối đa bao nhiêu cóc ngậm tiền trong nhà? Bạn có thể để bao nhiêu cóc ba chân trong nhà tùy thích, với điều kiện tổng số cóc trong nhà không bao giờ vượt quá 9 con. Nếu bạn muốn để cóc quanh nhà, hãy bố trí chúng một cách kín đáo, không được để cóc trong phòng ngủ và trong nhà bếp. Từng con cóc sẽ lần lượt được đặt ở từng phòng, bao gồm phòng khách hoặc khu vườn của nhà bạn. 9 con cóc này sẽ đại diện cho tiền bạc chảy từ tất cả các hướng về phía bạn. Nếu không đủ 9 con có thể đặt 6 hoặc 3 con cóc ngậm tiền.

Chất liệu tạo nên cóc ngậm tiền cũng ảnh hưởng khá nhiều tới ý nghĩa mà cóc mang lại. Trường hợp dùng cóc ngậm tiền bằng ngọc bạn không chỉ nhận được tác dụng phong thủy từ cóc mà còn có thêm tác động tới sức khỏe và ý nghĩa tâm linh của ngọc nữa.

Nếu dùng cóc ngậm tiền bằng gỗ, vừa có giá trị vẻ đẹp bên ngoài, vừa giúp ổn định tinh thần và giải tỏa stress, căng thẳng hay mệt mỏi và tăng hiệu quả công việc (nếu dùng gỗ quý).

Nếu dùng cóc ngậm tiền từ đá tự nhiên (đá thông thường) thì bạn sẽ có một vật phẩm khá đẹp trong nhà và giá thành cũng rẻ hơn các chất liệu trên.

Vị Trí Và Chức Năng Của Xương Chày

Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi.

Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.

Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong

Xương chày giải phẫ u và xương mác liên kết với nhau như sau: Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó mặt khớp chỏm mác ở mặt trong chỏm mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước. Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các hệ thống mạch thì ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.

Xương Chày: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Cẳng chân là một trong những vùng chịu trọng lực nhiều nhất cơ thể. Để đảm nhận được chức năng đó, cẳng chân có cấu tạo rất chắc chắn về cơ, xương và khớp. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về xương chày – một trong hai xương cẳng chân.

1. Vị trí 

Xương chày nằm ở phía trước trong của cẳng chân và là xương có kích thước lớn. Nó có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của toàn bộ chi dưới. Xương này có nhiệm vụ điều hòa những hoạt động ở khớp gối và khớp cổ chân. Đồng thời, nó cũng chịu lực tì nén chính của cơ thể, cho phép di chuyển một cách linh hoạt.

Xương chày ở đầu trên tiếp khớp với xương đùi, bên dưới khớp với các xương cổ chân.

Xương chày của người Việt dài khoảng 33,6 cm, rất dẹt ngang. Ngoài ra, do thói quen ngồi xổm hay vắt chân, nó bị cong nhiều ra sau ở đầu trên.

Nếu đặt xương thẳng đứng:

Đầu nhỏ xuống dưới.

Mấu của đầu nhỏ vào trong.

Bờ sắc, rõ ra phía trước.

2. Cấu tạo của xương chày

Thân

Xương chày hơi cong hình chữ S, nửa trên hơi cong ra ngoài còn dưới hơi cong vào trong. Thân xương hình lăng trụ tam giác trên to, dưới nhỏ lại dần. Đến 1/3 dưới cẳng chân thì chuyển thành hình lăng trụ tròn. Vì vậy, đây là điểm yếu dễ bị gãy xương.

Các mặt

Mặt trong phẳng, nằm sát ngay dưới da.

Phía mặt ngoài lõm. Khi tới đầu dưới, mặt ngoài vòng ra trước thành mặt trước.

Mặt sau có đường cơ dép bám vào.

Các bờ

Bờ trước nằm ngay sát dưới da. Do đó, nó rất dễ bị chấn thương nếu va chạm mạnh.

Bờ gian cốt mỏng, đối diện với xương mác.

Bờ trong thường không rõ ràng lắm.

Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau – dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu. Vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.

Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.

Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong.

Xương chày và xương mác liên kết với nhau như sau:

Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng. Trong đó, mặt khớp chỏm mác mặt trong tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước.

Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Tiếp khớp với xương đùi

Khớp mắt cá

Phần trong đầu dưới xương thấp tạo thành mắt cá trong, nằm ngay dưới da. Mặt ngoài mắt cá trong có diện khớp mắt cá tiếp xúc với diện mắt cá trong của ròng rọc xương sên. Diện khớp mắt cá thẳng góc với diện khớp dưới ở đầu xương chày. Diện khớp dưới tiếp khớp với diện trên của ròng rọc xương sên.

Mặt ngoài đầu dưới hình tam giác có khuyết mác. Đây là nơi xương chày tiếp xúc với đầu dưới xương mác.

Mạch máu

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là :

Động mạch nuôi xương. Đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày.

Động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ.

Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới thì ít có sự nối thông. Vì thế, gãy xương chày rất khó liền, nhất là đoạn dưới cẳng chân.

3. Chức năng của xương chày

Chịu lực trực tiếp từ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Cấu tạo đặc biệt của nó cùng các diện khớp giúp vị thế chân thẳng. Từ đó giúp tư thế và dáng đi của cơ thể thẳng.

Tạo nên khớp gối và khớp mắt cá giúp cơ thể hoạt động linh hoạt.

4. Gãy xương chày

Xương chày là một trong những vùng xương thường bị gãy nhất trong cơ thể. Tùy theo mức độ của chấn thương mà các triệu chứng của gãy xương chày có thể biểu hiện từ bầm tím đến đau dữ dội ở cẳng chân.

Phân loại gãy xương chày

Để phân loại và chẩn đoán loại chấn thương, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng gãy xương chày.

Gãy đầu trên xương chày

dây thần kinh

Vỡ hoặc gãy đầu trên xương chày thường là hậu quả của tai nạn té ngã từ trên cao hoặc tai nạn giao thông. Các mô mềm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vào thời điểm gãy xương. Đó có thể là các phần quan trọng như dây chằng, da, cơ,, mạch máu… Do vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mọi dấu hiệu tổn thương mô mềm. Điều này ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch xử lý phần gãy xương.

Gãy đầu dưới xương chày (Gãy pilon)

Gãy đầu dưới xương chày là một chấn thương nghiêm trọng với đường gãy đi vào diện khớp cổ chân. Loại gãy này thường xảy ra sau khi chân chịu lực va đập mạnh. Ví dụ như rơi từ độ cao xuống hoặc tai nạn giao thông.

Gãy đầu dưới xương chày thường gây sưng đau kèm theo sưng tấy lớn, đau đớn rõ rệt, gây sưng cổ chân và biến dạng cấu trúc cổ chân. Một số trường hợp gãy Pilon kèm theo các mảnh xương vỡ chồi qua da (gãy xương hở) thì cần điều trị nhanh chóng bằng phẫu thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân thường gặp nhất gây gãy xương chày là:

Do té ngã từ độ cao lớn hoặc rơi xuống bề mặt cứng. Thường xảy ra với người già, người đi không vững và các vận động viên.

Thực hiện các chuyển động xoắn như xoay vòng. Thường xảy ra do các môn thể thao như trượt băng, trượt tuyết, đối kháng.

Do va chạm mạnh. Nguyên nhân do tai nạn xe máy, ô tô có thể dẫn đến chấn thương gãy xương chày nghiêm trọng nhất.

tiểu đường tuýp 2

Tình trạng sức khỏe ở người bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến gãy xương chày. Ví dụ như bệnhvà bệnh lý về xương có từ trước như viêm xương khớp.

Dấu hiệu gãy xương chày

Các triệu chứng điển hình như:

Cảm giác đau dữ dội ở phần dưới cẳng chân.

Tê hoặc ngứa ran ở chân.

Bên chân bị thương không có khả năng chịu lực.

đầu gối

Bị biến dạng vùng bị thương (cẳng chân,, mắt cá chân, ống chân…).

Sưng tấy, bầm tím ở xung quanh vùng bị chấn thương.

Thấy xương chồi ra khỏi chỗ rách da (gãy xương hở).

Các vận động uốn cong và xung quanh đầu gối bị hạn chế.

Hạn chế các vận động uốn cong và xung quanh đầu gối.

Nếu nó bị đứt gãy thì xương mác cũng thường bị ảnh hưởng.

Các biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán gãy xương chày, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe đồng thời quan sát các dấu hiệu điển hình như:

Các biến dạng, dị dạng dễ nhận thấy.

Tình trạng da (rách hay lành).

Mức độ xương nhô ra ngoài (nếu có).

Đánh giá độ sưng và bầm tím.

Cảm giác bất ổn, đau.

Đánh giá sức mạnh cơ bắp.

Thực hiện xét nghiệm X quang, chụp CT để xác nhận chẩn đoán gãy xương. Các xét nghiệm hình ảnh còn giúp khảo sát khớp gối, khớp mắt cá chân có bị ảnh hưởng bởi gãy xương chày hay không.

Các biện pháp điều trị

Trên thực tế, thời gian phục hồi gãy xương chày tùy thuộc vào mức độ gãy xương. Bộ phận này rất lâu lành, có thể cần từ 4 đến 6 tháng. Để điều trị gãy xương chày, có thể bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

Bó bột.

Cố định và hạn chế chức năng cơ chân nhưng vẫn cho phép một số cử động.

Vật lý trị liệu.

Tập luyện tại nhà.

Dùng nạng.

Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc chấn thương quá phức tạp như gãy xương hở, gãy vụn hoặc xương chân yếu… bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Các kỹ thuật sau có thể được sử dụng để điều trị gãy xương chày:

Cố định xương chày bị gãy tại chỗ bằng ốc vít, thanh hoặc tấm thép.

Cố định bên ngoài, kết nối ốc vít hoặc các đinh chốt xương gãy bằng một thanh kim loại bên ngoài để giữ chân định vị.

Kết hợp vật lý trị liệu, tập luyện chức năng tại nhà và dùng thêm thuốc giảm đau.

Sống chung với thương tổn

Giai đoạn hồi phục bắt đầu ngay sau khi điều trị phẫu thuật hay không phẫu thuật. Trong giai đoạn này, bệnh nhân phải tuân theo những lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Đây là điều đặc biệt quan trọng vì bệnh nhân cần phải hiểu rõ các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật về việc chịu lực, vận động khớp gối và sử dụng những thiết bị cố định ngoài (băng bột hay nẹp cố định). Bác sĩ cũng sẽ trao đổi về những tác động có thể có trong sinh hoạt hằng ngày, cuộc sống, công việc, trách nhiệm với gia đình và các hoạt động giải trí.

Xương chày là xương lớn vùng cẳng chân chịu lực chủ yếu của cơ thể. Do áp lực lớn và gần sát da nên bộ phận này thường hay gặp chấn thương. Hiểu biết về cấu tạo, chức năng giúp chúng ta chủ động trong việc phòng chống và điều trị tổn thương xương chày cũng như khớp gối và cổ chân.

Bác sĩ Lương Sỹ Bắc

Văn Khấn Thần Tài (Xin Chuyển Vị Trí Ban Thờ)

                                                

VĂN KHẤN THẦN TÀI

(XIN CHUYỂN VỊ TRÍ BÀN THỜ)

Văn khấn Thần Tài (tại ban thờ thần tài cũ)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20…

Tín chủ con là: …………………..tuổi….

Hiện đang trú tại: ………………………………………………

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “ Thiên di linh vị Thần Tài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ : …………………….   con xin rập đầu kính bái.

Văn khấn Thần Tài (chuyển Thần Tài đến vị trí mới)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày : …. tháng …. năm ………..  20…..

Tín chủ con là: …………… tuổi…..

Tín chủ con kính cáo :  Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.

Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.

Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài:

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)

Phục dĩ  (chắp tay lễ 1 lễ)

Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách .

Viên hữu  (chắp tay lễ 1 lễ)

(Việt Nam) ……… quốc -  (Hà Nội)………. thị  – ……… quận –  ……….. phố, …… Ngõ, ……… Số

Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)

Thiên thánh hiến cống, Hạ  thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia  linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)

Kim thần tín chủ: …………………..….. tuổi………… .Ngũ thập tứ tuế.

Chủ Lễ : Tiến lễ bái thánh thần thiên di  Thổ địa long mạch Tài thần

Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.

Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)

Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.

Thiên vận: ….…  niên ;  Ngũ nguyệt  ;  Sơ lục nhật

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………,  …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ………….………… cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ !

 

Chú ý:

Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng  để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Tín chủ con:………….. đã chuyển ban thờ tới nơi đây từ ngày…. tháng ….. năm ……….. 20….. . Kính cáo chư vị Thổ địa Tài thần, thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì  cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.

Chúng con xin vô cùng cảm tạ !

Sưu tầm./.