Vì Sao Phải Cúng 3 Ngày / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Tết Hàn Thực 3/3 Âm Lịch: Vì Sao Phải Cúng Bánh Trôi, Bánh Chay?

Trao đổi với Pv Dân trí, Ts. Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng Khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” có nghĩa là “lạnh”, “thực” là ăn, Tết Hàn Thưc có nghĩa là Tết ăn đồ lạnh. Ngày Tết này ở Việt Nam thực ra bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay.

Chuyện kể rằng, vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tần, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong khắp nơi. Bây giờ, có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng nhớ Giới Tử Thôi.

Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm ở Trung Quốc được coi là ngày Tết Hàn thực.

Theo Ts Nguyễn Ánh Hồng dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt. “Tên gọi của Tết Hàn Thực nghe có vẻ bắt chước từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào Việt Nam nó đã hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày Tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt. Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày Tết bánh trôi, bánh chay”, Ts Nguyễn Ánh Hồng nói.

Chuyên gia văn hóa này cũng cho rằng, khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Ngoài ra, nó còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Có nên cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc trong Tết Hàn thực?

Cũng theo Ts Nguyễn Ánh Hồng, bánh trôi của Việt Nam cũng khác với bánh trôi Tàu của người Trung Quốc. Bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường. Từ thời xưa, thứ bánh trắng trong này cũng đã đi vào những câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương, gắn liền với thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt như: sự tảo tần, trong trắng, hy sinh, lam lũ… Chính vì thế, ngoài ý nghĩa hướng về cội nguồn, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là ngày Tết tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay nhiều màu sắc để thắp hương không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn thực

Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên tuy nhiên theo Ts Nguyễn Ánh Hồng, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực. “Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống”, Ts Nguyễn Ánh Hồng khẳng định.

Chuyên gia này cũng cho rằng, vào ngày lễ này các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Trong những ngày này, dù ai đi đâu, ở đâu cũng cố gắng về bên gia đình, ngồi bên mâm cơm sum họp, thưởng thức vị ngọt ngào của bánh trôi chay như nhắc nhở nhau nhớ đến những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính điều này đã tạo nên nét đẹp, làm cho ngày Tết này bám rễ, ăn sâu vào đời sống văn hóa của người Việt và có sức sống cho đến tận bây giờ.

Hà Trang

Vì Sao Lại Phải Cúng ‘Cô Hồn’ ?

Người làm ăn buôn bán, tài xế… cúng cô hồn vào hai ngày mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Tục vào tháng 7 lễ Vu Lan là văn hóa tâm linh nên dân gian bày mâm cúng cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa để cầu gia đạo được bình an, ma quỷ không quấy phá.

Tuy nhiên ngày nay cứ vào ngày 16 tháng 7 âm lịch cho đến hết tháng, tục cúng cô hồn bị biến tướng. “Cô hồn sống” dạo quanh khắp các hẻm cùng ngõ cụt để chờ gia đình nào bày mâm cúng là nhào vô vét tất tần tật khi gia chủ chưa kịp thắp nhang. Hình ảnh biến tướng này ở hầu hết tại TP.HCM.

Gia chủ này cẩn thận với những người đi giựt cô hồn – Ảnh tư liệu

Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, viết: “Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.

Lễ vật cúng cô hồn. Ảnh tư liệu

Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức “hối lộ” để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ “hỗ trợ”.

Mâm cúng có cả đồ chay lẫn đồ mặn. Ảnh Zing

Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này”.

Khoảng hơn 20 người chờ, giành tiền và đứng xem một cửa hàng kinh doanh thuốc bắc tại ngã tư Trần Hưng Đạo – Phùng Hưng, quận 5 rải những xấp tiền lẻ xuống đường chiều muộn ngày 28-8. Ảnh Zing Gia chủ ném cả tiền thật. Ảnh Dân trí

Cũng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời “bà con cô bác” (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.

Cảnh chờ giật cô hồn gây ùn tắc giao thông. Ảnh NLĐ

Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong”.

Lễ vật cúng cô hồn

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Vì Sao Phải Cúng Tỏi Cho Thần Tài ?

Tục cúng tỏi Thần tài vẫn được nhân gian thực hiện cho đến ngày nay, đặc biệt vào ngày mùng 1 đầu tháng và ngày rằm theo lịch âm. Vậy nên, việc này không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên vẫn có nhiều thắc mắc không biết tại sao phải cúng tỏi Thần tài thổ địa, việc này có ý nghĩa thế nào ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

Khác với việc thờ cúng gia tiên hay thổ công đòi hỏi phải ở nơi sạch đẹp trên cao, bàn thờ Thần Tài được đặt ở 1 góc nhà, dưới đất, ngay cửa ra vào để nghênh đón tài lộc. Vì thế, lễ vật dâng cúng vị thần ban phát tiền bạc này cũng có sự khác biệt.

Theo quan niệm dân gian cho rằng, các gia đình thường đặt tỏi lên ban thờ Thần Tài để dâng cúng ngày mùng 1 hay ngày rằm. Vậy vì sao là tỏi mà không phải là thứ gì khác ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.

A. Vì sao phải cúng tỏi cho Thần Tài ?

1. Tỏi có tác dụng trừ tà

Người ta vẫn tin rằng, tỏi có tác dụng trừ tà ma hiệu quả. Vậy nên người ta hay bỏ tỏi dưới gối, còn cho trẻ mới sinh đeo tỏi khi ra đường với niềm tin rằng ma quỷ thấy tỏi mà không dám lại gần. Và cũng vì lý do này mà vào các ngày cúng giỗ hay lễ Tết, những món ăn được sắp lên ban thờ cũng kiêng, không cho tỏi vào.

Bởi nếu nấu tỏi thì các cụ tổ tiên không thể về thụ hưởng đồ cúng bởi vì tỏi có tính âm, các cụ xưa quan niệm thế giới âm dương là âm chống âm, dương đẩy dương. Do vậy mà ma tà, quỷ quái thuộc “thế giới âm” kỵ với tỏi.

2. Tỏi giúp thần thánh trừ tà

Theo tín ngưỡng dân gian người ta vẫn quan niệm rằng, Thần Tài (Ông Địa) và những bậc Thần, Thánh tuy có sức mạnh siêu nhiên nhưng ở một giới hạn nhất định. Những loài ma quỷ có công phu cao hơn sẽ phá phách, làm tổn hại… tới các vị này.

Vậy nên, tỏi sẽ hộ trợ thần thánh bằng cách làm cho ma, quỷ giảm đi một phần công lực nào đó hoặc làm chúng khiếp sợ mà bỏ đi, không gây tổn hại cho Thần Tài, Thổ Địa nữa. Hay nói một cách khác, tỏi chính là phương tiện để Thần Tài, Thổ Địa bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội, vừa hộ thần vừa tăng tiến tài lộc cho gia chủ.

3. Tỏi có tác dụng tích tụ tiền bạc, tài lộc

Người ta tin rằng, gia chủ dùng tỏi để giúp cho Thần Tài trừ đi ám khí tà ma nên các Ngài được yên ả mà hỗ trợ cho gia đình được tài lộc, tích tụ được tiền bạc tránh đị những hao tổn tiền của không đáng. Ngoài tỏi, nhiều nơi mọi người còn làm Minh Đường Tụ Thủy để tích tụ tiền bạc, tiền của không bị trôi đi.

Cách làm đơn giản, đặt một tô nước nông có thả hoa tươi hoặc cánh hoa tươi trong đó và đặt trước ban thờ Thần Tài là được.

4. Cúng tỏi như thế nào là được

Tùy mỗi quan niệm của từng địa phương mà việc cúng tỏi Thần Tài với số lượng khác nhau. Tuy nhiên theo ông bà xưa truyền lại, tốt nhất nên đặt 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tỏi tươi nguyên, đẹp mắt. Hoặc nếu có điều kiện, đặt cả bó tỏi tươi cũng được.

Và như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, bày tỏi trước bàn thờ là để Thần Tài, Thổ Địa dễ dàng bài trừ tà ma quấy phá, giúp tài khí dễ tụ, đường tài lộc của gia chủ thêm phần hanh thông, vượng phát, gia đạo cũng ngày càng bình an.

B. Dùng tỏi để trừ tà dưới góc nhìn tôn giáo

1. Nguồn gốc việc dùng tỏi để trừ tà

– Theo nhiều nhà nghiên cứu cho biết, việc dùng tỏi để trừ ám khá tà ma có nguồn gốc ở Trung Hoa cổ đại. Và cho đến ngày nay, dân gian vẫn truyền nhau việc dùng tỏi để trừ tà ma, tránh đi những xui rủi như một loại bùa hộ mệnh phòng thân.

– Cũng nên hiểu cho rõ ràng là tà ma ở đây là những bàn môn tà đạo dùng quyền phép (giống như bùa ngải ở Việt Nam) để quấy nhiễu, hoành hành đối phương. Người ta dùng tỏi để giải trừ bùa ngải đó, khiến mọi người không bị yểm bùa.

Xét cho cùng, đây cũng chỉ là tín ngưỡng dân gian được truyền tụng qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.

2. Dưới góc nhìn Phật giáo

Truyền thống Phật giáo đại thừa, những Phật tử khi ăn chay nên kiêng cữ ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông), hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam.

Bởi lẽ, những gia vị trên chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, có ghi: “Các chúng sinh cầu Thiền định không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận”.

Như thế, ta có thể thấy Phật giáo không ghi nhận gì và cũng không bàn luận gì về việc dùng tỏi để trừ tà, mà chỉ khuyên chúng sanh nên kiêng để có thể đạt tu đức, giúp con người tránh đi sự nóng giận tà dâm của mình.

Như đã trình bày ở trên, đây chỉ là tín ngưỡng dân gian truyền khẩu cho nhau, người tu Phật không nên bàn luận nhiều, nên hiểu không nên bàn luận, vì bàn luận thì sai. Đồng thời cũng không tín ngưỡng, tín ngưỡng thì thành mê tín.

Lời kết

Quan niệm dùng tỏi, cúng tỏi cho bàn thờ Thần tài Thổ địa chỉ là quan niệm và mang tính chất suy luận cảm tính, không có gì chứng thực được tác dụng của nó trong đời sống tâm linh. Tuy nhiên, một cách nào đó nó giúp cho con người yên tâm hơn, an lòng hơn khi sử dụng.

Thế nên, việc tránh tà ma xui rủi hoặc tích tụ tài lộc tiền của cũng chỉ là mê tín mà thôi. Quan trọng là sống thiện lành, ắt sẽ gặp lành, chí thú làm ăn ắt sẽ có tài lộc.

Chúc cho tất cả mọi người luôn có được sự may mắn tài lộc trong cuộc sống.

**Lưu ý: thông tin chỉ mang tính tham khảo Nguồn: Tổng hợp bởi chúng tôi

Vì Sao Phải Biết Thôi Nôi Tính Ngày Âm Hay Dương

Vì sao phải biết thôi nôi tính ngày âm hay dương? Điều này có ý nghĩa gì khi thực hiện lễ thôi nôi cho con trẻ hay không? Có gì khác biệt giữa lễ thôi nôi xưa và nay cần phải hiểu rõ?

Thôi nôi là gì

Thôi nôi là tên gọi của một buổi lễ không còn quá xa lạ với tất cả người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Đây là thời điểm quan trọng, đánh dấu trẻ vừa tròn 1 tuổi.

Dù là bé trai hay bé gái thì ngày thôi nôi cũng là một cột mốc ghi dấu bước chuyển mình và thay đổi yếu tố sinh lý, tâm lý của trẻ, đòi hỏi người chăm sóc phải có sự uyển chuyển tương ứng.

Theo một khái niệm thì “thôi” trong “thôi nôi” nghĩa là bỏ, từ bỏ. Vì vậy, lễ thôi nôi có thể hiểu là ngày trẻ không còn nằm nôi nữa. Thay vào đó, bé có thể ngủ cùng ba mẹ và cứng cáp hơn.

Vào ngày này, gia đình thường thực hiện nghi lễ cúng thôi nôi cho trẻ, nhằm thể hiện lòng thành kính của mình, tạ ơn Thần linh, ông bà tổ tiên và mong cầu những điều tốt đẹp hơn cho trẻ.

Thôi nôi tính ngày âm hay dương

Khác với ngày sinh nhật hằng năm thường sẽ tổ chức vào đúng ngày kỷ niệm trẻ sinh ra (theo lịch dương) thì lễ thôi nôi sẽ có đôi chút khác biệt.

Theo phong tục truyền thống lâu nay thì ngày thôi nôi của trẻ, dù là bé trai hay bé gái cũng sẽ tính theo ngày âm với quy luật chung “gái lùi 2, trai lùi 1”.

Một số trường hợp đặc biệt rơi vào năm có tháng nhuận âm lịch thì cũng tính tròn 12 tháng. Như vậy, tháng tổ chức thôi nôi cho trẻ sẽ sớm 1 tháng so với tháng sinh và tính lùi ngày như trên.

Thoi noi lam ngay am hay duong và những việc cần chuẩn bị

Để có thể tổ chức một buổi lễ thôi nôi thực sự nghiêm trang, bài bản cho con yêu, gia đình cần chuẩn bị đầy đủ mâm lễ như sau:

Mâm hương hoa quả phẩm: hoa tươi, trái cây, hương đèn, trầu cau, trà rượu.

Mâm lễ cúng Thần: 12 bộ hài, 12 nén vàng, 1 bộ đồ thế cho bé dù là thôi nôi tính ngày âm hay dương cũng như nhau.

Mâm lễ phẩm: 1 con gà trống luộc (tùy gia đình có thể không có nếu cúng Chay), 12 phần xôi chè nhỏ và 1 phần lớn, bánh kẹo cũng 12 phần nhỏ và 1 phần lớn (nếu có).

Mặt khác, bên cạnh việc chuẩn bị mâm lễ cúng thì yếu tố con người cũng mang tính chất quyết định. Người nhà cần sắp xếp ổn thỏa công việc để có mặt trong buổi lễ của bé, nhất là ba mẹ.