Về Nhà Mới Cúng Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Về Nhà Mới Cần Những Gì? Bài Văn Cúng Về Nhà Mới 2022

Cúng về nhà mới hay còn được biết đến với tên khác là lễ nhập trạch. Nghi lễ này là nghi lễ vô cùng quan trọng đối với gia chủ khi chuyển đến nhà mới. Việc tổ chức lễ cúng về nhà mới như một lời thông báo đến tổ tiên, gia trạch thần thổ công của nhà. Cùng với đó là khấn xin thần linh thổ địa sẽ ban phước lành đến cho gia đình.

Lễ cúng nhập trạch được thực hiện khi nào?

Lễ cúng nhập trạch hay cúng về nhà mới là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam.

Nghi lễ này được thực hiện khi gia chủ dọn về nhà mới (có thể là nhà mới xây, nhà chung cư, nhà mới mua…).

Chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp để dọn đến nhà mới.

Chuẩn bị thật kỹ bài văn khấn và lễ vật cúng vào nhà mới.

Bài vị cúng gia thần, tổ tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới.

Công việc dọn nhà mới cũng phải chọn người chứ không được chọn bừa bãi.

Mâm ngũ quả cúng nhà mới phải đầy đủ 5 màu sắc khác nhau.

Bánh kẹo để làm lễ.

1 bình hoa tươi (Về nhà mới nên cúng hoa gì? Thông thường sẽ sử dụng hoa cúc hoặc hoa cát tường để cúng về nhà mới).

Nhang (hay còn gọi là hương), nến cốc đỏ hoặc đèn cầy đỏ.

Một con gà luộc (nên là gà trống, chân vàng) hoăc heo quay.

1 Tam sanh bao gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 trứng gà luộc, 1 con tôm luộc.

1 đĩa xôi (thông thường dùng xôi gấc hoặc xôi đỗ để đem lại may mắn, tài lộc.

3 miếng trầu cau đã têm hình cánh phượng.

Tiền âm phủ: các loại giấy tiền, mỗi loại nên chuẩn bị 1 thếp.

1 đĩa gạo – muối nhỏ đặt lên mâm cúng.

Chuẩn bị 3 hũ nhỏ để đựng muối – nước – gạo (hũ muối – gạo sau khi cúng xong thì đem cất, sau này dùng để cúng ông công, ông táo vào ngày 23 tháng chạp).

3 ấm trà khô, 3 ấm rượu trắng, 3 điếu thuốc lá cùng với những chiếc chén nhỏ.

Đồ cúng nhập trạch nhà mới, lễ vật cúng tạ nhà phải được lựa chọn kỹ lưỡng.

Mọi thứ phải được mua sắm mới, đồ lễ cúng phải tươi không được dập nát. Khi nấu đồ cúng không được nếm thử.

Chuẩn bị đồ cúng chuyển nhà mới phải đầy đủ của các thần thổ công, thổ địa, gia tiên. Mâm lễ cúng vào nhà mới cúng thần công, thổ đất phải tự tay gia chủ chuẩn bị và mua sắm.

Bên cạnh mâm lễ vật cúng, gia chủ cần chuẩn bị thêm cả bài cúng, bài văn khấn cúng vào nhà mới thật chu đáo.

Theo thông thường, các gia chủ thường mời thầy cúng, thầy phong thủy để đọc văn khấn, bài cúng vào nhà mới.

3. Những việc quan trọng phải làm trong ngày cúng vào nhà mới

Công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong lễ cúng nhà mới đó là chọn ngày lành tháng tốt. Thông thường, khi lựa chọn ngày cúng phải lựa chọn theo mệnh, theo tuổi.

Tuy nhiên, nên lưu ý khi cúng vào nhà mới phải hoàn thành trước 15h chiều trong ngày.

Xông nhà giúp xua đi những chướng khí không tốt

Ngoài lễ cúng chính vào nhà mới, gia chủ nên làm lễ xông nhà. Làm lễ xông nhà sẽ giúp xua đuổi được những chướng khí cùng các loại côn trùng có hại trong nhà ra ngoài.

Chắc hẳn, sẽ có những người thắc mắc xông nhà nghĩa là như thế nào?

Xông nhà có nghĩa là sử dụng một loại nước được đun từ thực vật, phần khói lá bốc lên sẽ cuốn đi những chướng khí, mùi nhà mới khó chịu.

Nồi nước xông bao gồm: các loại rễ cây, nhưng hương liệu chế từ cây và hoa, bột trầm hương, hương đốt.

Sau đó gia chủ sẽ đốt các nguyên liệu trên trong 1 cái siêu, phần khói sẽ tỏa ra từ miệng của chiếc siêu.

Khi xông nhà nên mở hết toàn bộ cửa để không khí bên ngoài được lưu thông vào trong nhà và đẩy không khí không tốt bên trong nhà ra.

Khi xông phải xông từ trên tầng xuống dưới, từ bên trong ra bên ngoài. Đặc biệt phải làm thật kỹ những góc tường, những nơi ẩm thấp.

Sau khi xông xong, nên bật đèn chiếu sáng để tăng thêm nhiệt độ cũng như dương khí cho căn nhà của bạn.

Ngoài ra, trong các phòng cũng nên bật quạt theo các hướng để không khí thêm lưu thông.

Chiếu và bếp nấu là một trong những vật dụng không thể thiếu và nhất định phải mang vào nhà đầu tiên.

Theo quan niệm dân gian, khi vào nhà mới phải mang thiếu chiếu gia chủ đang sử dụng trước đó, tiếp theo sau là bếp lửa.

Đối với bếp, tuyệt đối không nên mang theo bếp điện. Bởi vì, dù bếp điện có tạo ra nhiệt nhưng lại không có lửa và khói.

Cùng với đó là các vật dụng như: chổi quét nhà, nước….

Bên cạnh những vật dụng, phần bài vị của Thần linh, tổ tiên phải được mang đến đầu và phải chính tay gia chủ cầm đến.

Những người khác trong gia đình sẽ mang vật dụng đi theo sau, họ hàng đến thì mang theo tiền đến nhà mới.

Trong ngày vào nhà mới, theo tục lễ gia chủ phải đun một nồi nước sôi. Ý nghĩa của việc ngày là mong muốn gia đình sẽ gặp được vận may, tiền tài lúc nào cũng được dồi dào và phát triển.

Đối với mở vòi nước nước: chủ nhà nên mở vòi nước ở các bồn rửa mặt, bồn tắm, bồn rửa bát nhưng phải đậy nắp.

Vòi nước mở nhỏ và để nước chảy trong thời thật lâu. Điều này tượng trưng cho sự đầm ấm no đủ, tiền tài lúc nào cũng dồi dào chảy vào trong nhà.

Chuông gió là một trong những vật dụng phong thủy. Khi treo chuông gió ở trước nhà, cửa sổ sẽ làm trao đổi luồng không khí ở trong nhà và ở ngoài trời.

Bên cạnh đó, tiếng của chuông gió còn giúp xua đuổi tà ma, ám khí đem lại may mắn cho gia chủ.

Chính vì vậy, nên chọn những loại chuông gió được làm bằng kim loại, tạo ra âm sắc cao xua đuổi tà mà tốt hơn.

Bài Văn Khấn Cúng Gia Tiên Khi Vào Nhà Mới

Liệt Tổ Liệt Tông… (ghi họ tộc chỗ này) Gia Tại Thượng Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại …… Gia Tiên Linh Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…… Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ) Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng. Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Văn khấn Thần linh khi về nhà mới như sau:

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực, Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh. Nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Trong ngày lễ nhập trạch nhà mới, các thành viên trong gia đình phải thật vui vẻ, tránh khóc lóc than phiền.

Theo quan niệm, chuyển nhà mới là một sự khởi đầu mới, trong ngày vui vẻ thì mọi việc sau này đều hanh thông và suôn sẻ.

Đầu tiên, gia chủ phải khấn thổ công trước, sau đó gia chủ mới thực hiện lễ cúng tổ tiên để báo cáo tin vui chuyển nhà mới với tổ tiên của mình.

Sau khi cúng bái tổ tiên xong mới được phép dọn đồ đạc ở bên trong nhà. Nếu trong gia đình có người đang chửa, tuyệt đối không cho dọn nhà.

Nếu vào trong trường hợp cấp bách, người chửa phải dùng chổi mới quét qua các đồ đạc rồi mới được chuyển vào trong nhà nếu không sẽ dẫn đến việc phạm “Thần thai”.

Những người dọn dẹp nhà tuyệt đối không được để người cầm tinh con hổ dọn dẹp nhà cửa.

Nếu như gia chủ chỉ có nhập trạch nhà mới để lấy ngày, chưa có nhu cầu để ở thì nhất định gia chủ phải ở lại 1 đêm trong nhà mới.

Tốt nhất là nên ở khoảng 3 ngày và bật điện sáng cả đêm trong 3 ngày đó.

Có thể bạn muốn biết: Nghi lễ cúng đầy tháng cho Bé Trai, Bé Gái đơn giản ở 3 Miền

Trái Cây Cúng Về Nhà Mới Gồm Những Gì? Mâm Cúng Nhà Mới?

Mâm ngũ quả là một trong những lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mâm cúng nhập trạch về nhà mới. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng bận rộn và nhiều người có lẽ đã không còn hiểu rõ nên sắm những loại hoa quả nào để mang lại may mắn, no đủ và thịnh vượng cho gia đình.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách chuẩn bị mâm trái cây cúng về nhà mới đầy đủ, chi tiết nhất!

Ý nghĩa mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đã không còn là lễ cúng xa lạ với chúng ta. Bởi hầu hết mâm cúng trong phong tục văn hóa truyền thống của người Việt từ lễ giao thừa, khai trương, lễ chuyển nhà hay cất móng đều có sự xuất hiện của mâm lễ này.

Bên cạnh mâm hương hoa, mâm rượu thịt thì mâm ngũ quả chính là một phần không thể thiếu trong mâm cúng nhập trạch.

Việc chuẩn bị mâm cúng kỹ càng, lựa chọn hoa quả tươi ngon, sạch sẽ là cách thể hiện lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh, tổ tiên để họ tiếp tục phù hộ, che chở mang đến bình yên, may mắn cho cuộc sống của các thành viên sinh sống trong ngôi nhà mới.

Trong tiếng Hán, ngũ nghĩa là 5. Ngũ quả cũng tức là mâm cúng gồm 5 loại quả khác nhau có ý nghĩa tượng trưng.

Trong phong thủy, màu sắc của mâm ngũ quả gồm: trắng, xanh, đỏ, vàng, lục đại diện cho 5 hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Với ý nghĩa của vòng tròn tương sinh, khép kín.

Nếu xét về mặt hiếu đạo, có thể nói mâm ngũ quả trên bàn cúng tổ tiên là biểu tượng tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu – những người bảo bọc, che chở cho gia đình và chính giữa là ấm cúng đoàn viên.

Còn nếu nói về xướng danh, thì tên gọi ngũ quả còn nói lên những ước vọng về sự hạnh phúc, ấm êm thầm kín của gia chủ.

Vậy mâm ngũ quả gồm những gì?

Trái cây cúng về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Vạn vật đều được cấu thành từ Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Vì vậy, ngũ quả dâng lên thần phật, gia tiên cần có 5 loại quả với nhiều màu khác nhau để tăng độ thẩm mỹ cho mâm cúng. Đồng thời, mang lại những ý nghĩa tốt đẹp.

Xoài: những quả xoài chín có vàng màu óng đại diện cho hành Kim.

Nải chuối xanh: tượng trưng cho sự no đủ, phát triển của hành Mộc.

Mãng cầu: Đại diện cho hành Thủy.

Quả hồng chín: tượng trưng cho hành Hỏa.

Dừa: với lớp vỏ nâu cam sẽ tượng trưng cho hành Thổ.

Ngoài ra, ngũ quả còn thể hiện những ước muốn, mong mỏi thầm kín của người Việt về 5 phúc lâm môn gồm: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Và theo cách gọi của người miền Nam thì Cầu – Vừa – Đủ – Xài – Sung tương ứng với mâm trái cây (ngũ quả) sẽ lần lượt là: Mãng cầu – Dừa – Đu đủ – Xoài – Sung.

Tuy nhiên, mâm ngũ quả cần chuẩn bị cũng không cần quá khắt khe. Bởi tùy từng quan niệm vùng miền mà mâm cúng này cũng có thể thay đổi. Hoặc bạn cũng có thể chọn mua những loại trái cây theo mùa để dâng lên mâm cúng nhà mới.

Mâm cúng nhập trạch đầy đủ

Ngoài mâm cúng ngũ quả đã nêu trên, bạn cần chuẩn bị 2 mâm khác gồm:

Mâm rượu thịt:

1 bộ tam sên: 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc;

3 chum rượu, 3 điếu thuốc, 3 chung trà

1 Con gà luộc;

Xôi, bánh hỏi và heo quay.

Hoa tươi: bạn có thể để hoa trong bình hoặc đặt trên đĩa. Hoa phải tươi, nên chọn các loại theo mùa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa thủy tiên,…theo số bông lẻ.

1 cặp đèn cầy đỏ;

Giấy vàng bạc;

3 miếng trầu cau;

1 đĩa muối gạo;

3 hũ đựng muối – gạo – nước trộn lẫn với nước, nhang.

Vậy nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng mâm cúng nhập trạch kể trên cho ngày vui của gia đình mình.

Những lưu ý khi mua mâm trái cây cúng nhập trạch

Mâm ngũ quả có thể linh động và tùy vào điều của mỗi gia đình để chuẩn bị. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi mua trái cây cúng về nhà mới.

Hoa quả phải là loại tươi ngon, không bị dập nát, úng héo, không có vết xước nào trên mặt.

Nên chọn những quả chắc, còn nguyên cuống, tươi ngon, lá xanh, không chọn quả chín quá để có thể chưng được lâu hơn.

Chọn những loại quả có nhiều múi, nhiều hạt, loại có chùm, hương vị ngọt thanh, thơm mát để biểu thị cho những ngọt ngào trong cuộc sống, sự ấm áp và hạnh phúc trong tương lai. Ngoài ra, những loại quả đạt được các tiêu chí này còn thể hiện cho sự đùm bọc, đoàn kết, sự hiếu thảo, đoàn viên và sung túc (phật thủ, chuối), biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, phát triển vững mạnh (cam, quýt)

Không được đặt mâm cúng ngũ quả ở dưới đất. Vì điều ấy đang thể hiện rằng bạn không tôn trọng các vị thần linh, ông bà.

Trái cây cần rửa sạch, để ráo nước trước khi dâng lên thần linh, gia tiên. Nên sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt và thật cẩn thận.

Lời kết

Đồng thời, cung cấp đầy đủ, chi tiết cho những mâm cúng khác là: Mâm hương hoa và mâm rượu thịt.

Tin rằng, với bấy nhiêu kiến thức kể trên đã giúp bạn có thể hiểu thêm về lễ cúng nhập trạch và nét đẹp trong văn hóa, phong tục tín ngưỡng của người Việt xưa.

Từ đó, có thể thực hiện việc cúng chuyển về nhà mới/lễ cúng nhà mới một cách thuận lợi, suôn sẻ, không thiếu sót hay phạm kỵ.

Về Nhà Mới Nên Cắm Hoa Cúng Về Nhà Mới, Nên Cắm Hoa Gì Khi Chuyển Tới Nhà Mới

Rate this post

Lễ nhập trạch về nhà mới là một nghi thức cần làm khi bạn mới mua/xây nhà. Theo quan niệm xưa, mâm cúng nhập trạch ngoài mâm quả, cỗ rượu thịt thì bình hoa cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Đang xem: Hoa cúng về nhà mới

1. Hoa cắm nhập trạch có ý nghĩa gì?

Mua hoa cắm trong lễ nhập trạch nhà mới không chỉ để trang trí, làm đẹp và trang trọng thêm cho bàn thờ mà còn mang tính phong thủy, tâm linh rất cao.

Đối với người dân Việt, việc cắm hoa trưng trên bàn thờ tại các buổi lễ quan trọng của là cách để thể hiện sự thành tâm với thần linh, chu đáo với gia tiên, như một sự thông báo với ông cha, tổ tiên đã khuất về sự thay đổi nơi sinh sống. Dâng hoa cúng là dâng điều thiện lành, bày tỏ sự biết ơn đối với gia tiên, thần linh.

Hoa cúng nhập trạch là một đồ lễ quan trọng, giúp gia chủ thể hiện lòng thành tâm tôn kính với gia tiên, thay lời xin phép thần linh thổ địa được vào cư trú trong nhà, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn có một cuộc sống gia đình êm ấm, vui vẻ, có nhiều may mắn, tài lộc, vạn sự như ý.

Hoa hải đường rất hợp cắm vào lễ nhập trạch nhà mới

Hoa hải đường với vẻ đẹp nhẹ nhàng sẽ mang lại cảm giác đẹp giản dị, mộc mạc cho bàn thờ trong ngày lễ nhập trạch. Hải đường có màu đỏ hồng rực rỡ, nhưng lại không chói mắt, đem lại cảm giác ấm áp. Một bông hoa hải đường nở tới lúc tàn thường kéo dài trong 2 đến 3 ngày. Những cánh hoa tinh khiết, dịu dàng bao quanh nhị hoa vàng e ấp luôn dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn.

3. Những loài hoa kiêng kỵ cắm khi nhập trạch nhà mới

Hoa phong lan: Chữ “phong” trong cái tên “phong lan” thể hiện sự đa tình, phóng túng, không tốt cho bàn thờ trong lễ nhập trạch.Hoa lan móng rồng: Với tên gọi thể hiện sự dữ dằn, đồng thời cánh hoa cũng trông giống chiếc móng rồng nên thường không được ưa chuộng khi chuẩn bị đồ cúng cho ngày lễ nhập trạch.Hoa ly: Dù rực rỡ là vậy nhưng đây lại là loại hoa không nên dâng lễ trên bàn thờ, bởi nó có ý niệm ly tán, chia ly.Hoa râm bụt: Hoa râm bụt có màu đỏ, bông to đẹp nhưng không dùng cắm bàn thờ vì cái tên “râm bụt” chứa chữ “râm” khá nhạy cảm và trần tục, không phù hợp để trưng bàn thờ trước thần linh, tổ tiên.

Hoa phù dung: Đây là một loài hoa đẹp nhưng mau tàn, không chơi được lâu nên người ta cũng kiêng cắm trang trí ban thờ, vì quan niệm hoa mau tàn thì mang lại sự lụi tàn cho gia chủ.Hoa đại: Đây là một loài hoa mang hương thơm ngát dễ chịu, màu sắc đẹp nhưng kiêng dùng cắm trên bàn thờ bởi theo theo dân gian “cây đại có ma”, hoa đại theo vậy cũng mang ý nghĩa không tốt.

4. Một số lưu ý khi cắm hoa cúng nhập trạch

Theo quan niệm và phong tục từ xa xưa thì hoa cúng cúng nhập trạch nên sử dụng các lọ hoa có nhiều bông hoa các loại tùy theo mùa. Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau.

Có nhiều loài hoa không nên cắm trên bàn thờ bởi cái tên hoặc ý nghĩa của nó không phù hợp với sự thanh tịnh, nghiêm trang. Do đó bạn nên cần tìm hiểu thật kỹ trước cách chọn hoa cúng nhập trạch để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Khi chọn hoa, bạn nên chọn hoa tươi, thể hiện ở màu sắc của lá, độ nở của bông hoa và độ tươi của cuống. Không nên chọn hoa đã bị dập nát, héo, thối, có dấu hiệu là hoa để tủ lạnh. Tuyệt đối không sử dụng hoa giả.

Thông thường, khi cắm hoa trên bàn thờ không nên cắm hoa quá sặc sỡ, nhiều màu nhiều loại. Đối với nhà nhỏ như các căn hộ chung cư khoảng 60m2 trở xuống, bàn thờ thường cũng sẽ là bàn thờ treo, có diện tích khá nhỏ. Vì vậy, bạn chỉ nên cắm những bình hoa nhỏ và cắm với số lượng hoa lẻ.

Nếu bạn còn chưa hoàn thiện nội thất căn nhà mới của mình như ý muốn, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn chi tiết thiết kế nội thất căn hộ 60m2.

Hoa nhập trạch thể hiện được lòng thành kính với các vị thần linh thổ địa, với gia tiên và bày tỏ được những mong muốn cho cuộc sống mới tại căn nhà mới được bình an, suôn sẻ, gặp nhiều thuận lợi. Hãy lựa chọn những loại hoa đẹp, có màu sắc tươi sáng và mang ý nghĩa tích cực.

Khi Về Nhà Mới Cần Cúng Những Gì?

Ý nghĩa của lễ cúng về nhà mới

Khi làm lễ nhập trạch không thể thiếu một mâm lễ cúng được gia chủ chuẩn bị cẩn thận, tươm tất với những vật dụng cần thiết. Lễ cúng chính là để báo cáo với các vị thần linh, tổ tiên, thổ công về việc chuyển nơi ở mới của gia chủ. Từ nay gia chủ sẽ sống trong ngôi nhà đó và mong thần linh che chở, bảo vệ, phù hộ cho cả gia đình.

Lễ cúng nhập trạch nên để chính gia chủ chuẩn bị và thực hiện mới ý nghĩa, đồng thời tránh được những vía nặng không tốt cho gia đình. Lưu ý các bài vị của tổ tiên, đồ thờ cúng cũng phải do chính gia chủ sắp xếp và chuyển đến nơi ở mới.

Khi chuyển đến nhà mới gia chủ nên mang gạo, bếp lửa, nước …vào đầu tiên. Bởi theo quan niệm đây đều là những lễ vật sẽ mang lại may mắn cho gia chủ ở ngôi nhà mới. Dùng bếp lửa để đun ấm nước mời khách đến nhà trong lễ nhập trạch sẽ rất may mắn.

Khi về nhà mới cần cúng những gì?

Về nhà mới không thể thiếu một mâm lễ cúng thông báo với tổ tiên. Mâm lễ sẽ được gia chủ và các thành viên trong gia đình chuẩn bị, những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng về nhà mới là:

Hoa tươi (hoa nào cũng được nhưng phải xanh tươi, không héo úa như vậy mới may mắn)

Rượu (rượu trắng)

Hương thắp (nhang thắp).

Nến (hoặc đèn dầu thay thế).

Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)

Xôi (có thể xôi đậu xanh, xôi gấc).

Chè (có thể thay thế bằng cháo trắng hoặc cơm trắng).

Bánh kẹo (1 đĩa lớn).

Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).

Muối hạt sạch.

1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc. Chú ý tất cả đều phải đẹp mắt, cua và tôm tuyệt đối không

được bị gãy càng).

Gà luộc (1 con gà trống luộc).

Tiền vàng mã.

Đây là những lễ vật cơ bản không thể thiếu trong mâm cúng về nhà mới trả lời cho câu hỏi về nhà mới cần mua gì? Sau khi đã chuẩn bị mâm cúng, gia chủ hãy bày biện thật đẹp mắt, gọn gàng lên bàn thờ gia tiên và đọc bài cúng nhập trạch. Bài cúng này cũng phải do chính gia chủ đọc hoặc có thể nhờ các thầy cúng, gia chủ ngồi bên cạnh chắp tay khấn để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần công thổ địa.

Những lưu ý khi chuyển về nhà mới

Chọn ngày đẹp để chuyển về nhà mới bởi ngày đẹp có ý nghĩa quan trọng, mang lại sự khởi đầu may mắn cho gia chủ, tránh làm lễ cúng chuyển nhà vào buổi tối bởi có thể sẽ rước các vong linh dữ vào nhà.

Không nên để những người vía dữ dọn nhà để tránh điềm xui. Trường hợp chính chủ nhà là người vía dữ thì nên nhờ người chuyển nhà giúp, hoặc hỏi ý kiến các thầy để có giải pháp phù hợp.

Không nên để những người mang thai dọn đồ đạc khi chuyển nhà mới. Đây là quan niệm từ xưa là những người mang bầu thường không mang lại may mắn.

Có thể làm mâm cúng chay thay cho mâm cúng mặn, quan trọng không phải là khi về nhà mới cần cúng những gì mà là sự thành tâm của gia chủ. Lưu ý làm lễ cúng xong mới tiền hàng dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc vào nơi ở mới.