Về Nhà Mới Có Nên Cúng Chúng Sinh Không / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Rằm Tháng Bảy Có Nên Cúng Chúng Sinh Tại Nhà?

Cúng chúng sinh là một hoạt động tâm linh, phổ biến vào tháng Bảy (Âm lịch) nhằm làm phúc cho các cô hồn lang thang.

Nhưng nếu gia chủ không biết cúng sẽ vô tình rước “vong” vào nhà. Vậy có nên cúng chúng sinh hay không? Nếu cúng thì phải cúng thế nào cho đúng?

Cúng cô hồn ở đâu?

Theo ông Nguyễn Cung Hà (Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và Ứng dụng văn hóa Á Đông, Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý – Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), tháng Bảy (Âm lịch) có hai lễ lớn là lễ Vu Lan và lễ cúng chúng sinh, hai lễ này hoàn toàn khác nhau.

Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên cứu mẹ. Dân gian làm lễ Vu Lan nhằm cầu siêu cho gia tiên siêu thoát, tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, tổ tiên.

Lễ cúng cô hồn là bố thí thức ăn cho những vong hồn không ai thờ cúng (như bị chết oan, chết đói khát, bom đạn… lưu vong đất khách quê người… và rất nhiều vong hồn dạng này nên còn gọi là cúng chúng sinh).

Gia chủ chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời và khi cúng đóng cửa nhà để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu (Ảnh: T.G)

Dịp lễ, Tết, cúng giỗ thường có mâm cỗ cúng cô hồn, nhưng lớn nhất là Rằm tháng Bảy, trùng với lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo nên nhiều người nhầm hai lễ này là một, còn hiểu sai về cách cúng cô hồn.

Theo quan niệm dân gian, tháng “cô hồn” được tính từ 1/7 (Âm lịch) đến hết tháng, nhưng nhiều người chọn vào ngày Rằm tháng Bảy là thời điểm tất cả các vong hồn được về nhân giới, trong đó có rất nhiều quỷ đói. Dịp này người dương gian cúng đồ ăn để không bị ma quỷ quấy nhiễu. Nhưng không phải vong hồn nào cũng thiện chí nhận đồ cúng, có những vong không hài lòng thì phá phách, quấy nhiễu gia chủ.

Theo bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), người dân nên cúng cô hồn tại chùa, điện, phủ hoặc có thầy cúng, bởi việc cúng cô hồn rất phức tạp, không biết mời cô hồn đi là gia chủ tự rước vong vào nhà quấy nhiễu gia đình, chứ không phải được cô hồn phù hộ như nhiều người lầm tưởng. Thực sự chỉ có gia tiên mới phù hộ con cháu. Còn cô hồn được mời ăn uống thì đến, ngon thì lần sau đến tiếp và đến nhiều hơn, không ngon thì họ chê, phá.

Chỉ có chùa, đền, điện, miếu, phủ có sư, có thầy đủ pháp, năng lực dụ ma quỷ ăn uống, nghe tụng kinh để giác ngộ quy Phật. Còn phần lớn người dân thực hiện theo mê tín và hậu quả là khó lường. Việc cúng cô hồn không đúng cách không chỉ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà làm đảo lộn trật tự nơi âm giới (vì chúng sinh chỉ được đến những nơi đúng luật giới để hưởng thức ăn, đồ dùng, nay con người tùy tiện cúng lễ nên họ đến nhà dân nhiều, quấy nhiễu dương gian).

Việc bố thí cô hồn phương pháp đúng là cầu nguyện cho họ sớm siêu thoát. Việc cầu siêu cũng cần phải có năng lượng mạnh của các bậc tu hành đắc đạo mới làm được. Những người tu hành chưa tới thì không đủ năng lực cầu siêu dù họ cũng đọc chú đúng và đủ, cũng thiết tha thương cảm, cầu nguyện…

Nên cúng vào buổi chiều tối

Trong trường hợp nhiều gia đình không đăng ký được các khóa cầu siêu, cúng chúng sinh tại chùa và muốn làm ở nhà, bạn nên làm theo thứ tự sau: Đi chùa buổi sáng làm lễ cầu siêu, báo hiếu gia tiên. Sau đó về nhà thắp hương tưởng nhớ người đã mất. Chiều tối – theo dân gian thời điểm này nắng đã nhạt, các vong hồn mới dễ dàng tụ lại nhận được đồ mà các gia chủ cúng bố thí cho.

Đồ cúng cô hồn có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước, xôi, bỏng nẻ, giờ có thêm bim bim, ít trái cây… nhưng không thể thiếu món cháo loãng, nước mía.

Không nên cúng đồ mặn, không cúng xôi gà vì dân gian cho rằng cúng đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si” khiến cô hồn khó siêu thoát, mà cứ quanh quẩn quấy nhiễu người trên dương thế (nhà chùa, nhà theo đạo Phật thường cúng chay). Kết thúc lễ cúng cô hồn là vãi gạo, muối tứ phương tám hướng. Tránh rắc vào trong nhà vì dân gian cho như vậy là đưa vong vào nhà.

Lưu ý là khi cúng cô hồn tại nhà thì mâm lễ phải đặt ở ngoài sân, ngoài đường, không quy định hướng lễ. Tuyệt đối không đặt ở bậu cửa và chỉ thực hiện sau khi thực hiện các khóa lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh. Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).

Các nhà tâm linh khuyên, khi thực hiện lễ cúng “cô hồn”, mọi người dân cần lưu ý:

– Chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời, khi cúng đóng cửa nhà (nhà có ngõ thì mở cửa ngõ), để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu.

– Nên cúng buổi chiều, tối và không nên cúng sau 21 giờ thì các cô hồn mới dễ nhận được đồ cúng.

– Cúng chúng sinh xong, đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay.

– Cúng chúng sinh xong vẩy muối gạo ra xa 8 hướng bố thí và tán vong.

– Không cho trẻ con, phụ nữ có thai và người già có mặt khi cúng cô hồn, vì dễ bị cô hồn trêu chọc.

Tục cúng cô hồn còn gọi là “Phóng diệm khẩu” (quỷ đói miệng lửa), bắt nguồn từ Trung Quốc, gọi là lễ cúng bố thí và cầu nguyện cho các vong hồn chúng sinh vật vờ, không người cúng giỗ. Theo tích xưa, ông Anan được một ngạ quỷ miệng nhả ra lửa cho biết ba ngày sau sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa. Muốn thọ thì phải cúng thí cho ngạ quỷ. Về sau dân gian nói trại đi thành “cúng cô hồn”, là dịp tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ. Việt Nam là cả tháng Bảy, không ấn định riêng ngày nào. Nhưng phần lớn làm vào Rằm tháng Bảy cho tiện.

Đại đức Thích Nhật Thiện(Ban trụ trì chùa Giác Ngộ, quận 10, TP HCM)

H.Dương – chúng tôi (Gia đình & Xã hội)

Việc Nên Và Không Nên Làm Khi Về Nhà Mới

Về nhà mới là việc cực kỳ quan trọng, mang lại hạnh phúc và hứng khởi mới cho các thành viên trong gia đình, nhưng nó cũng có những việc nên lưu ý mà bạn cần phải nắm rõ. Trước khi chuyển về nhà mới, gia chủ thường làm sạch không gian, loại bỏ nguồn khí tiêu cực. Thậm chí, phải nhờ tới thầy phong thủy và xông tẩy uế ngôi nhà, để đảm bảo các thành viên trong gia đình được sống trong môi trường mới tốt lành. Về nhà mới đồng nghĩa bạn bắt đầu những khởi đầu mới tại môi trường mới vì vậy mọi thứ phải được chuẩn bị, diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhất.

Chọn ngày lành tháng tốt: Đây là điều đầu tiên, quan trọng hơn tất cả. Ngày phải được chọn dựa theo 2 yếu tốt là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột để lấy kết quả về nhà mới. Người trụ cột được lấy ngày tháng năm sinh,.. để chọn ngày tốt về nhà mới nên là người đứng ra động thổ trước đó. Nên tìm đến các chuyên gia phong thủy để được tư vấn kỹ càng.

Về nhà mới phải thực hiện chính xác ngày giờ đã chọn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm đó. Tránh mời khách khứa, bạn bè vì đây không là tiệc tân gia. Cần phải phân biệt rõ ngày về nhà mới và ngày tân gia là khác nhau không được nhầm lẫn. Thường ngày tổ chức tiệc tân gia sau ngày cúng về nhà mới một vài ngày.

Vào ngày về nhà mới mọi người luôn luôn nói những điều tốt đẹp, tạo không khí vui vẻ và tuyệt đối trành nói những điều không hay

Hạn chế tối đa tranh luận, cãi vã lớn tiếng, mắng trẻ nhỏ, thể hiện sự bức tức hay khóc lóc vào ngày về nhà mới, làm đổ vỡ bể đồ đạc. Vì tất cả những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh, bất hòa trong gia đình.

Bật sáng tất cả bóng đèn, mở tất cả các cửa để thu hút sanh khí vào nhà. Vào ngày chuyển nhà mới không ngủ trưa trong nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.

Đặt túi vải đỏ nhỏ- loại chuyên dùng trong phong thủy dưới đáy thùng gạo hoặc đồ dự trữ gạo trong nhà. Đổ gạo vào tui sao cho đầy tràn miệng, niêm phong miêng túi và dán bằng một tờ giấy màu đỏ có ghi chữ “ĐẦY ĐỦ”

Vứt chổi, cây lau nhà cũ đi và mua một cái mới. Khi chuyển về nhà mới, bạn sẽ không muốn mang quét sạch những rắc rối của gia đình với cây chổi mang theo từ nhà cũ sang. Thậm chí không để nó ở trong nhà kho.

Không được bước vào nhà mới với hai bàn tay trắng. Tất các thành viên đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp vào. Đó có thể là những lễ vật cúng về nhà mới như táo biểu tượng của sự an toàn, lựu biểu tượng của cơ hội, đào biểu tượng cho sức khỏe dồi dào… hay mang theo những thứ có giá trị như vàng, sổ tiết kiệm, trang sức,.. và bất cứ vật gì tượng trưng cho sự may mắn.

Ngày đầu tiên vào nhà mới phải nổi lửa nấu thứ gì đó mang tính tượng trưng như nấu nước pha trà để cúng.

Một việc quan trọng mà gia chủ không được quên đó là chuẩn bị lễ vật cúng về nhà mới, thắp hương trình báo thổ thần, thổ địa vì đây chính là các vị thần của mỗi căn nhà. Cầu thổ thần thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ và các thành viên trong gia đình được bình an.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người trong việc chuẩn bị về nhà mới sắp tới. Nếu bạn không biết chuẩn bị mâm cúng về nhà mới thế nào có thể nhờ đến dịch vụ. Hãy liên hệ Đồ Cúng Tâm Linh để được hỗ trợ.

Nên Và Không Nên Làm Gì Khi Chuyển Về Nhà Mới ?

Dịch vụ chuyển nhà – chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng

0422.626262 – 0976.281.111

Nắm được vần đề thực tế, chuyển nhà Kiến Vàng nhằm mục đích có thể giúp các bạn có những kinh nghiệm và an tâm hơn khi chuyển nhà về nơi ở mới trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu những điều nên và không nên làm khi chuyển nhà mới bạn cần biết.

Nên xem ngày tốt chuyển nhà

Xem ngày tốt, giờ tốt xuất hành là việc quan trọng nên bạn không thể bỏ qua, trước các công việc lớn của gia đình như làm nhà, cưới xin, chuyển nhà trọn gói, chuyển văn phòng đều được tính toán một cách kỹ lưỡng. Bạn cần chọn một ngày đẹp trong tháng phù hợp với tuổi gia chủ, chọn giờ để thực hiện việc dọn nhà cũng như nhập trạch. Việc này giúp gia chủ yên tâm đồng thời mang lại nhiều may mắn tốt lành để tránh vận rủi và tai ương có thể xảy ra. Hãy chắc chắn là giờ tốt, ngày tốt và dịch vụ chuyển nhà trọn gói tốt vậy là bạn đã đảm bảo quy tắc đầu tiên của chuyển nhà không mất lộc.

Tránh một số điều sau khi chuyển về nhà mới

Ngày chuyển nhà hay còn gọi là ngày “nhập trạch”- ngày làm lễ cầu may mắn và bình an cho gia chủ nên các bạn không nên làm quá rầm rộ, mời bạn bè đông đến dự. Việc này chỉ cần các thành viên trong gia đình, người thân là đủ. Còn việc mời bạn bè đến liên hoan mừng Tân gia thì chúng ta nên mời vào một ngày khác.

Tạo không khí vui vẻ khi chuyển về nhà mới

Trong ngày tốt chuyển nhà không nên to tiếng, cãi lộn. Mọi người nên tạo một bầu không khí vui vẻ. Luôn nhớ câu: ” Đầu xuôi đuôi lọt ” nếu ngày đầu chuyển đến nhà mới các bạn luôn giữ được như vậy thì cuộc sống sẽ luôn thuận buồm xuôi gió.

Kiến Vàng cung cấp dịch vụ chuyển nhà trọn gói uy tín và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam.

Kiến Vàng chuyên cung cấp dịch vụ chuyển văn phòng giá rẻ uy tín tại Việt Nam.

Kiến Vàng cung cấp dịch vụ chuyển nhà Hà Nội uy tín và chuyên nghiệp nhất tại Hà Nội

Kiến Vàng chuyên cung cấp dịch vụ Taxi Tải giá rẻ uy tín tại Hà Nội

Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ xin quý khách liên hệ :

Công ty CP Đầu tư thương mại vận tải Kiến Vàng

Số 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội.VPGD : Số 6 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.Chi nhánh phia Nam: Số 29, Trương Định, Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.Điện thoại: 0422.626.262 Hotline: 0976. 28. 1111

Email: kienvang2008@gmail.com https://kienvang.vn

Có Cần Làm Lễ Cúng Về Nhà Mới Thuê Hay Không?

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – chính trị và giáo dục của Việt Nam, nơi tập trung dân cư rất đông đúc. Giá nhà đất ở hai thành phố luôn ở mức rất cao, việc mua được một căn nhà ở đây gần như là điều quá sức với phần lớn người dân. Chính vì thế, nhu cầu thuê nhà tại hai thành phố này rất lớn và hiện nay, thuê nhà đang càng ngày càng trở nên phổ biến. Kết hợp với yếu tố tâm linh thì lúc về nhà thuê có cần làm lễ cúng hay không? là điều mà nhiều người vẫn đang băn khoăn. Hãy để đơn vị chuyển nhà chuyên nghiệp MovingHouse trả lời giúp bạn.

Kinh nghiệm dọn về nhà mới

1. Nhập trạch là gì

Như chúng ta đã biết, thủ tục nhập trạch là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Khi chuyển về nơi ở mới, người chủ có thể không làm lễ cúng động thổ, cất nóc (nếu không trực tiếp xây nhà) nhưng nhất định phải làm lễ cúng nhập trạch để báo cáo các vị chư thần thổ địa và ông bà, tổ tiên của gia chủ biết đến sự có mặt của gia đình gia chủ tại nơi ở mới, cầu mong may mắn và bình an đến với gia đình trong thời gian sinh sống tại nhà mới. Có thể nói nhập trạch chính là nghi lễ dọn về nhà mới, bất cứ khi nào chuyển về định cư tại nơi ở mới đều cần phải làm lễ cúng nhập trạch.

2. Có cần làm lễ cúng cho nhà thuê – Ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch

Một số người cho rằng nhà thuê không phải nhà của mình và nghĩ rằng cúng nhập trạch là không cần thiết mà xem nhẹ, bỏ qua. Suy nghĩ này là không đúng so với quan niệm về phong thủy và phong tục truyền thống của người Việt ta. Lễ cúng nhập trạch không chỉ nhằm mục đích cầu mong tài lộc, lợi ích cho riêng gia đình gia chủ mà còn thể hiện sự kính trọng, biết ơn của gia chủ đối với các bậc bề trên, rằng đi bất cứ đâu, tâm của gia chủ cũng vẫn luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên.

Thắp hương, thờ cúng nhập trạch về nhà mới thuê có điểm gì khác không?

Trước hết, cần hiểu nhập trạch là nghi lễ dọn về nhà mới, nơi ở mới chứ không phải làm nhà mới hay tân gia. Không phân biệt việc gia chủ có được căn nhà đó bằng cách nào. Vì thế, không có sự khác biệt nào trong nghi thức cúng nhập trạch giữa về nhà mới thuê, mới xây hay mới mua.

Lễ vật cúng chuyển nhà trọ, thắp hương ở nhà thuê

Lễ cúng không yêu cầu phải cầu kỳ, tốn kém, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm rượu và chút lễ vật, hương hoa, tiền vàng, trái cây và thành tâm, trang trọng cúng điếu, báo cáo chư thần thổ địa, tổ tiên phù hộ cho gia đình. Trước khi dọn về nhà mới cần dọn dẹp sạch sẽ và đốt bồ kết, việc này ngoài mục đích tâm linh còn có tác dụng tiêu trừ hết mầm bệnh, ẩm thấp, khí độc, đảm bảo cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Trước khi nhập trạch, cần chọn được ngày tốt, tránh chuyển về nhà mới trong tháng Ba và tháng Bảy âm lịch. Chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để mang đến nhà mới như: Chiếu đang dùng, bếp lửa, túi gạo, túi muối, tiền bạc. Đặt bếp lửa cháy trước ngưỡng cửa để gia chủ rồi từng người trong nhà bước qua, vào nhà. Mỗi thành viên trong gia đình khi vào nhà không nên đi tay không mà nên mang theo chút tiền bạc. Sau những việc đó, gia chủ sẽ tiến hành lễ cúng nhập trạch về nhà mới theo dự định.

>>> Bạn nên đọc ngay bài viết xem ngày tốt chuyển văn phòng – chuyển nhà ở để đón nhận nhiều may mắn và “thuận buồm xuôi gió” nhé.

Bài cúng về nhà mới

Con nam mô ai di đà phật (3 lần)

Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần; Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này. Hôm nay là ngày….. tháng……. năm…… Con tên là……… Sinh niên……… Hiện nay ngụ tại………….

Con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Bởi vì con có xây cất (hoặc “thuê được”) 1 ngôi văn phòng/ văn phòng ở tại xứ này là….. (ghi địa chỉ nơi đó). Hôm nay, con muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt. Do đó, con chọn được ngày lành tháng tốt và sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, con cúi mong các thần linh soi xét.

Con thành tâm kính mời Quan Đương niên , Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch, và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này. Con cũng cúi xin: Thương xót cho con giáng lâm trước án, chứng giám lòng thánh thụ hưởng lễ vật, độ cho con được buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Con lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây để chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội. Dãi tấm lòng thành, con cúi xin chứng giám. Cẩn cáo !

Khi về nhà mới thuê cũng cần phải kiêng một số việc như:

Người cầm tinh con hổ (tuổi Dần), người đang có mang không nên tham gia vào việc dọn nhà.

Quá trình về nhà mới thuê không được lớn tiếng, không để xảy ra cãi vã hay mắng mỏ trẻ nhỏ.

Nếu nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt mà chưa chính thức ở ngay, nhất thiết phải ngủ qua đêm và không được ngủ trưa tại nhà mới thuê.

Chuyển về nhà mới thuê hay mới xây, mới mua đều cần làm lễ cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Chuyển nhà là công việc trọng đại và rất vất vả, nhất là đối với những gia đình ít người. Do đó, nên sử dụng những dịch vụ chuyển và dọn nhà để được giúp đỡ tận tình.

>> Xem ngay: giá cước taxi tải dịch vụ chuyển nhà trọn gói giá rẻ nhất TPHCM của Xá Lợi để lên kế hoạch chuyển nhà hợp lý nhất nhé.

Người dân tại thành phố Hồ Chí Minh khi có nhu cầu chuyển và dọn nhà nên lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín lâu năm như Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình. Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi

Địa chỉ: Số 122, đường Đinh Bộ Lĩnh, P. 15, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM

Hotline (24/24 giờ): (028) 22 48 48 48 – 09 48 48 48 22

Website: Dịch vụ chuyển nhà trọn gói Xá Lợi