Mâm Cơm Gia Đình Ngày Tết

Bóng xào

Vật liệu

– 200g thịt thăn

– 100g da heo (bóng)

– 10 tai nấm hương

– 1 củ cà rốt

– 1 củ su hào

– 100g bông cải trắng

– 50g đậu hòa lan trái

– 1 củ hành tây nhỏ

– Nước mắm, muối, tiêu, đường, dầu ăn, rượu trắng

Cách làm

– Thịt thăn cắt miếng mỏng, vừa ăn, ướp thịt với một chút dầu ăn, nước mắm, muối, đường.

– Da heo chọn miếng nở dầy đều, mùi thơm, trắng. Ngâm bằng nước vo gạo là sạch nhất, cho đến khi bóng nở mềm, vớt ra, xả nước lạnh nhiều lần, sau cùng xả bằng nước pha rượu cho thơm, bóp ráo nước, cắt miếng hình thoi.

– Nấm hương ngâm nở mềm, cắt bỏ chân nấm (nếu không có nấm hương, thay bằng nấm đông cô, chọn những tai nấm nhỏ).

– Cà rốt, su hào tỉa hoa, cắt miếng mỏng.

– Bông cải trắng cắt miếng vừa ăn.

– Hành tây cắt múi cam

– Chần rau quả củ, vớt ra.

– Xào ½ hành tây, cho thịt vào xào, nêm nước mắm, muối, đường vừa ăn. Xúc ra đĩa.

– Cho một ít dầu vào chảo, cho bóng vào, thêm vào chảo một ít nước dùng (nếu không có dùng nước lạnh cũng được), nước mắm, xào khoảng 3 phút cho thấm gia vị.

– Cho thịt, rau quả củ vào đảo đều, nêm lại gia vị cho vừa ăn.

– Xúc ra đĩa, rắc tiêu. Dùng nóng với cơm trắng.

chuẩn bị cùng với các món mực nấu, nấm thả, thịt đông, măng ninh.

Vật liệu

– 2kg giò heo

– 4 lít nước để nấu

– Nước chín để nguội

– Gia vị

– 500gr dấm chua

– 300 gr đường cát trắng

– 2 muỗng (café) muối

– 1 muỗng nhỏ bột ngọt

– Ớt sừng đỏ

– Mè trắng rang vàng

Cách thực hiện

1- Giò heo chẻ đôi rửa sạch.

2- Đem nấu trong 4 lít nước hơn 1 giờ (từ 7-8 phần chín lấy ra).

3- Vớt giò heo ra, ngâm vào nước chín để nguội.

4- Lấy xương ra hoặc để nguyên, chặt lớn nhỏ tùy ý cho vừa ăn.

5- Nấu dấm trắng + đường + muối + bột ngọt cho sôi, lượt nước dấm cho trong để nguội.

6- Dùng một hũ thủy tinh rửa sạch bằng nước sôi, phơi nắng cho khô.

7- Cho giò heo vào hũ thủy tinh, đổ nước dấm vào cho ngập giò heo (sau một ngày giò heo thấm mới dùng được).

8- Khi dùng lấy ra đĩa, cho ớt thái sợi + mè rang vàng lên mặt.

Kho tàng ẩm thực của chúng ta có các món ăn trân quý thuộc loại sơn hào hải vị. Trên rừng thì có gân nai, thịt công, tai gấu… dưới biển thì có bào ngư, yến sào, vi cá… Nhân dịp Tết đến, Hoàng Anh xin giới thiệu với các bạn một trong những món ăn quý mà trước đây đã từng dùng để phục vụ yến tiệc cung đình ngày xưa ở Huế mà nay thì đã chìm vào quên lãng… đó là món vi cá nấu độn.

Nguyên liệu

Vi cá mập : 100gr

Tôm tươi : 20 con

Măng tươi : 100gr

Đậu trái : 100gr

Hạt sen : 20 hạt

Cà rốt : 100gr

Mướp ngọt : 100gr

Thịt heo : 100gr

Trứng vịt : 1 quả

Nước dùng : 1 chén

Nấm mèo : 3 tai

Chả lụa : 100gr

Củ hành, tỏi, nước mắm, tiêu…

Thực hiện

– Vi cá ngâm nước lạnh vài giờ, vút sạch, đem ngâm lại với rượu gừng, xả lại thật sạch.

– Tôm tươi, lột vỏ, cho vào cối quết nhuyễn, rồi cho gia vị vừa ăn. Viên thành từng viên tròn nhỏ, cho vi cá vào giữa viên lại như viên kẹo pháo, đem hấp chín.

– Hạt sen nấu chín.

– Măng luộc chín, cà rốt, đậu hòa lan, da mướp ngọt, chả lụa, thịt heo, trứng vịt lòng đỏ, lòng trắng tráng riêng đem xắt thành hình chữ nhật.

Bắc chảo nóng cho dầu vào, dầu nóng bỏ hành tỏi xắt lát vào cho thơm, rồi đem thịt heo xắt lát xào cho thấm. Tiếp theo cho vào một chén nước dùng. Rồi cho các đồ độn vào theo thứ tự: cà rốt, đậu hòa lan, măng, chả lụa, da mướp ngọt, tôm bọc vi cá vào. Để sôi một lát cho thấm, nhắc xuống múc ra đĩa sâu. Món ăn này bổ dưỡng mà có nhiều màu sắc rất đẹp mắt.

Hình Ảnh Mâm Cơm Ngày Tết

Trong đó phát tài hay còn gọi lo hei yuseng là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây. Hình ảnh mâm cơm ngày tết đã trở nên thân thuộc và không thể thiếu trong đời sống tinh thần người việt.

Mâm Cơm Ngày Tết Của Người Hà Thành Xưa Vtvvn

Thành phần chính của món ăn này là thịt thăn heo xay nhuyễn.

Hình ảnh mâm cơm ngày tết. Mâm cơm ngày tết của người singapore sẽ có 8 món chính. ảnh hài sự khác nhau giữa tết xưa và nay ảnh chế hậu quả của việc vui chơi tất niên quá. Trong đó phát tài hay còn gọi lo hei yuseng là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây.

Không khí tết ngập tràn trong niềm vui và ánh mắt chính là ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng ngày tết. Những hình ảnh độc đáo chỉ có ở vn. Sự khác nhau một trời một vực giữa phim và thực tế.

Hôm nay tôi lấy làm vinh dự khi quý đài có lời mời chia sẻ với quí vị về văn hóa truyền thống của việt nam qua hình ảnh mâm cơm ngày tết. Tăng thanh hà khoe ảnh mâm cơm tất niên hoành tráng đầy đủ các món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt củ kiệu trứng bách thảo dưa món dưa giá. Những món ăn thảm họa cho mâm cơm ngày tết.

Nhập mã xác nhận. Kết thúc những ngày tết bận rộn ngập tràn trong các mâm cỗ và các món ăn truyền thống nhiều chị em đã có thời gian để cùng chia sẻ những bữa cơm của gia đình mình trong dịp này. Tập thể dục cũng phải có thần thái.

Những hình ảnh độc đáo chỉ có ở vn. Hình ảnh món bánh tét miền trung ảnh st bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời một trong những món ăn truyền thống không thể. Những món ăn thảm họa cho mâm cơm ngày tết.

Trên mâm cơm cúng gia tiên hay mâm cơm sum vầy ngày tết của người miền bắc không thể không nhắc đến món giò lụa. Cách đây vài ngày cô hé lộ hình ảnh căn biệt thự được trang trí nhiều loại hoa tết như đào mai cúc. Hình ảnh những mâm cỗ ngày tết bắt mắt nhất năm nay.

Chúc quí vị năm mới dồi dào sức khỏe vạn sự như ý an khương thường lạc. Hôm qua ngày 22 tức 28 tết âm lịch hình ảnh bữa cơm đầu tiên chiều cuối năm của 1 nam thanh niên đi làm xa trở về được đăng tải lên facebook đã khiến nhiều người xót xa. Trong mâm cơm ngày tết của người việt có rất nhiều món ngon từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị dân dã.

Cùng Tìm Hiểu Mâm Cỗ Ngày Tết Truyền Thống Của Việt Nam Mẹ Không

Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Tết Cổ Truyền Miền Bắc Báo đời Sống

Khám Phá Mâm Cơm Ngày Tết Cổ Truyền Của Người Miền Bắc

Rằm Tháng 7 Qua Mâm Cơm Cúng Của Các Bà Nội Trợ

Gợi ý Mâm Cơm Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Khám Phá Mâm Cỗ Tết đặc Trưng Của Ba Miền Bắc Trung Nam

Choáng Với Mâm Cơm 4 Người ăn Không Khác Gì đại Tiệc ẩm Thực 24h

Cách Bày Mâm Cỗ Truyền Thống Trong 4 Ngày Tết Doisong

Hội Thi “Mâm Cơm Ngày Tết”

       Nhằm để phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống lịch sử, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, góp phần tạo không khí vui tươi phấn khởi phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho các chiến sĩ và nhân dân địa phương thêm ấm áp nghĩa tình quân với dân trong dịp Tết cổ truyền dân tộc mừng Đảng Quang Vinh, mừng Xuân Kỷ Hợi 2023. Đồng thời, tạo điều kiện để chị em phụ nữ trong toàn huyện thể hiện sự khéo léo và giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau; Qua đó nâng cao kỹ năng, nghệ thuật về nữ công gia chánh, nhất là kỹ thuật làm các món ăn tru​yền thống ngày tết như: thịt kho tàu, bánh tét, dưa kẹo,…góp phần duy trì nét đẹp ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.    

  Mâm cơm mang hương vị yêu thương

        Đơn vị trường mầm non Sơn Ca tham gia kết hợp với đơn vị trường mầm non Phong Lan tạo thành một đội thi gồm 3 thành viên dự thi, cô Nguyễn Ngọc Phương là giáo viên trường MN Sơn Ca chịu trách nhiệm là bếp chính nấu các món ăn. Còn cô Thái Thị Anh Thơ và cô Huỳnh Thị Mỹ Lam thuộc đơn vị trường MN Phong Lan chịu trách nhiệm trang trí, bày biện thức ăn trên bàn. Tuy các thành viên đến từ 02 đơn vị trường khác nhau nhưng cả 03 người rất đoàn kết và hợp tác một cách thuần thạo. Các cô đã trổ tài nấu ăn và trang trí mâm cơm trông rất đẹp, rất bắt mắt với các món ăn: Lẩu cua đồng một món ăn rất gần gũi với người dân nam bộ chúng ta, vị ngọt của cua, vị thơm mát của nấm rơm; món gỏi bưởi một món ăn khá lạ và cũng không kém phần hấp dẫn với vị chua chua của bưởi, vị mặn mà của thịt, tép. Đặc biệt, món ăn này đem lại cho người ăn một cảm giác mát nhẹ nhất là đối với các chị em phụ nữ ăn gỏi bưởi sẽ giúp đẹp da mặt, dáng người thon thả, đánh tan mỡ bụng. Món thịt kho tàu với vị ngọt của nước dừa kết hợp sự công phu của người nấu, nấu trên nền lửa than cháy rêu rêu, từng cục thịt được chị Phương buộc lại bằng sợi chỉ nhỏ không để thịt nứt rả ra sẽ không đẹp. Món xào thập cẩm với các loại ớt Đà Lạt không kém phần làm bàn ăn tăng thêm màu sắc sặc sỡ. Tráng miệng bởi trái cây là quả dưa hấu ruột đỏ được cô Thơ khắc tiện quả dưa hấu hình 02 chú công trông rất đẹp. Làm lôi cuốn rất nhiều thực khách nhìn mà không nở ăn vì quá đẹp.

        Qua một thời gian nổ lực và người nấu đã dùng rất nhiều tâm huyết vào các món ăn, nên các món ăn rất ngon và rất đẹp cùng kết hợp với lời thuyết trình đầy thuyết phục cho người nghe nên 02 đơn vị đã đạt giải ba trong hội thi “Mâm cơm ngày tết 2023”. Đó cũng chính là thành quả xứng đáng của 02 đơn vị cùng nhau hợp tác trong hội thi lần này./.

      

Hội Thi “Mâm Cơm Ngày Tết”

Tham gia hội thi có 13 đội đến từ các CĐCS các xã. Theo quy định của Ban Tổ chức, mỗi đội thi gồm 03 thành viên, thực đơn bữa cơm được nấu trong phạm vi 600.000 đồng với thời gian 90 phút. Từ những thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng, bằng đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo, các đội thi đã chế biến ra nhiều món ăn đa dạng, không chỉ đẹp về hình thức mà còn ngon về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mâm cơm tuy phong phú với nhiều món ăn khác nhau nhưng đều đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm chất đạm, chất béo, chất bột, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Sau phần nấu ăn và trình bày mâm cơm, các đội thi còn thuyết trình về các món ăn của đơn vị mình rất thuyết phục. Vẫn là món ăn thường ngày nhưng các đội thi đã sáng tạo đặt những cái tên thật sinh động và thú vị.

Hội thi “Mâm cơn ngày Tết” nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Tân Sửu 2023; chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; phát huy truyền thống Đồng Khởi, truyền thống đoàn kết quân dân, truyền thống cách mạng của địa phương và vai trò vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Quốc phòng toàn dân trong khu vực phòng thủ ngày thêm vững chắc; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, chính sách người có công, an sinh xã hội; xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, tạo không khí vui tươi phấn khởi, thắt chặt đoàn kết giữa đội ngũ cán bộ, đoàn viên CĐCS và quân dân địa phương; tạo mối quan hệ, đoàn kết, giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đơn vị, tạo ra sân chơi lành mạnh, vui tươi, thiết thực.

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho CĐCS xã Hòa Lộc, giải Nhì cho CĐCS xã Tân Thành Bình; đồng giải Ba thuộc về CĐCS xã Khánh Thạnh Tân và CĐCS xã Hưng Khánh Trung A. Tổng kinh phí tổ chức Hội thi trên 10 triệu đồng.

LĐLĐ huyện MCB

Thầy Giáo 8X “Gây Sốt” Bằng Vẽ Thư Pháp Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Thầy giáo 8X lại “gây sốt” bằng thư pháp trên các loại quả cho mâm ngũ qủa ngày Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2023, thầy Hùng lại khiến mọi người thán phục trước tài năng của mình khi thực hiện thư pháp trên các loại quả như: Dừa, bưởi, dưa hấu… phục vụ nhu cầu chưng Tết của người dân.

Thầy Lê Đức Hùng, giáo viên Trường THCS&THPT Thống Nhất, huyện Yên Định với những sản phẩm thư pháp trên các loại quả.

Với mong muốn mang không khí Tết cổ truyền của dân tộc lên những trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết tới các gia đình, những ngày qua, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, thầy Hùng đã vẽ thư pháp lên các trái cây quen thuộc như: Dừa, bưởi, dưa hấu…

Đây là những sản phẩm không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi người dân Việt Nam. Ngoài ra, thầy Hùng còn vẽ chữ thư pháp lên những lon bia, nước ngọt…

Để hoàn thành một sản phẩm phải qua nhiều công đoạn và tốn nhiều công sức, thời gian. Trước tiên là công đoạn lựa chọn sản phẩm quả để vẽ. Quả chọn vẽ phải tròn, to đều, phù hợp để đặt mâm ngũ quả; vỏ bóng, không bị sần sùi.

Tác phẩm của thầy Hùng được thể hiện trên các loại quả quen thuộc trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Tiếp theo là công đoạn phun lót sơn màu, để khô rồi vẽ từng lớp; sau đó vẽ chi tiết hoàn thiện; cuối cùng là sơn bóng giúp cho sản phẩm giữ bền màu.

Loại sơn vẽ này có thể để cả năm mà không bị phai màu. Trong đó, dừa là sản phẩm có thể để lâu nhất trong các loại quả. Mỗi ngày thầy Hùng có thể vẽ từ 50 đến 70 quả thư pháp trang trí.

Gia đình vốn có truyền thống đam mê nghệ thuật nên thầy Hùng vận dụng nghệ thuật vào nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi gia đình Việt.

Mục đích ngoài tranh thủ kiếm thêm chút thu nhập dịp Tết thì thầy Hùng mong muốn gìn giữ, đưa nét đẹp của mỹ thuật đến với đông đảo người dân bằng những nét thư pháp gần gũi trên các sản phẩm quen thuộc.

Mong muốn của thầy Hùng là mang không khí Tết cổ truyền của dân tộc lên những trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết tới các gia đình…

Thông qua những sản phẩm của mình, thầy Hùng còn gửi gắm những lời chúc một năm mới với nhiều may mắn và bình an đến với các gia đình và mong rằng, những sản phẩm sẽ mang đến sự sung túc, phong phú, đẹp và ý nghĩa hơn cho mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi gia đình Việt.

Đông lực chính giúp thầy Hùng thực hiện thư pháp trên các loại quả là muốn lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống từ những sản phấm rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, thầy Hùng đã vẽ thư pháp lên các trái cây quen thuộc.

Đây là năm đầu tiên thầy Hùng vẽ thư pháp trên quả, nhưng các sản phẩm của thầy giáo trẻ đã được nhiều người đón nhận. Từ ngày mùng 10 tháng Chạp, thầy Hùng bắt đầu thực hiện công việc của mình.

Mỗi sản phẩm như quả dừa, bưởi thực hiện hết khoảng 15 – 20 phút. Thầy Hùng còn nhận vẽ theo mẫu đặt hàng của người dân.

Thậm chí, nhiều tiểu thương còn đặt hàng thầy Hùng vẽ. Dự kiến, Tết Nguyên đán năm nay, thầy Hùng sẽ vẽ khoảng 1.500 quả. Do vẫn phải đảm bảo công việc giảng dạy ở trường nên thầy Hùng chỉ tranh thủ giờ buổi trưa, buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần để vẽ.

Mỗi ngày thầy Hùng có thể vẽ từ 50 đến 70 quả thư pháp trang trí.

“Mâm ngũ quả không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với ông, bà, tổ tiên mà còn mong muốn một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn. Từ đó, tôi lựa chọn những hình ảnh như hoa mai, hoa đào, phong cảnh làng quê sinh động kèm chữ thư pháp truyền thống với lời chúc năm mới may mắn, an vui, thịnh vượng…”, thầy Hùng chia sẻ.

Đối với các sản phẩm như dừa và bưởi, có giá dao động từ 120-240 nghìn đồng/cặp tùy vào họa tiết trang trí; dưa hấu có giá từ 260-400 nghìn đồng/cặp.

Ngoài ra, thầy Hùng còn vẽ chữ thư pháp lên những lon bia, nước ngọt… Thầy Hùng mong muốn gìn giữ, đưa nét đẹp của mỹ thuật đến với đông đảo người dân bằng những nét thư pháp gần gũi trên các sản phẩm quen thuộc. Từ ngày mùng 10 tháng Chạp, thầy Hùng bắt đầu thực hiện công việc của mình. Tác phẩm trên lon bia, nước ngọt thực hiện hết khoảng 5 – 10 phút. Mỗi sản phẩm như quả dừa, bưởi thực hiện hết khoảng 15 – 20 phút. Thầy Hùng còn nhận vẽ theo mẫu đặt hàng của người dân. Dự kiến, Tết Nguyên đán năm nay, thầy Hùng sẽ vẽ khoảng 1.500 quả. Những hình ảnh như hoa mai, hoa đào, phong cảnh làng quê sinh động kèm chữ thư pháp truyền thống với lời chúc năm mới may mắn, an vui, thịnh vượng… Những lon bia, lon nước ngọt được thầy Hùng “mặc áo mới”.

Duy Tuyên