Vàng Mã Cúng Về Nhà Mới / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Vàng Mã Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới, Đất Mới

Mô tả

chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch

Theo phong tục của người Việt ta, khi làm bất cứ lễ nghi cúng bái nào đều phải thắp nhang trình bày đến thần linh tổ tiên.

Đó gọi là khấn. Lời khấn thể hiện sự thành tâm, những mong muốn cầu khẩn của người làm lễ.

Có thể đọc ra thành tiếng hoặc đọc thầm trong đầu.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác tên các vị thần, cách thành văn chuẩn mực của bài cúng nhập trạch.

Nhiều người dễ bị lúng túng, quên trước quên sau, thiếu tự tin khiến buổi lễ bị ảnh hưởng.

Chính vì thế mà các chuyên gia phong thủy đã biên soạn sẵn các bài văn cúng khi chuyển dọn nhà thể hiện rành mạch rõ ràng mọi thứ.

Người làm lễ chỉ cần dựa theo đó đọc và tùy chỉnh theo thông tin của mình là được.

Đối với văn cúng nhập trạch nhà mới, sẽ gồm có 2 phần.

Thứ nhất là văn khấn Thần Linh xin nhập trạch, thứ hai là bài khấn về nhà mới cúng Tổ tiên, xin rước ông bà về thờ phụng.

Lưu ý một điều là khi đọc bài cúng chuyển nhà m, gia chủ cần đọc văn cúng Thần Linh trước để xin phép

rồi tiếp đó mới đọc văn cúng Tổ tiên, trình tự này không được thay đổi, nếu không sẽ bị cho là thiếu tôn trọng bậc thần linh.

vàng mã cúng nhập trạch gồm những gì: vàng mã quần áo quan thần linh 5 màu, ngựa 5 màu, vàng mã giấy tiền

Văn khấn vàng mã cúng nhập trạch về nhà mới, đất mới cho thần

Văn khấn thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bài cúng nhập trạch.

Bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ trước tiên phải xin phép những vị thần trấn giữ, thổ công, vong linh tại nhà mới.

Khi được chấp thuận mới được phép dọn nhà về. Cụ thể bài khấn nhập trạch đối với thần linh như sau:

Nam mô a di đà Phật! (nhắc 3 lần)Con xin kính lạy chín phương Trời, cùng Chư Phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần.Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.Con tên là:………………………, tuổi mệnh (ví dụ: Tân Dậu 1981,…)Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng…. năm….(nhằm ngày ….. tháng…. năm…. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương quả trầu cau bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:Các vị Thần linh,Thông minh chính trực,Giữ ngôi tam thaiNắm quyền tạo hoáThể đức hiếu sinhPhù hộ dân lànhBảo vệ sinh linh.Nêu cao chính đạoGia đình của chúng con vừa xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là….Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại….thờ phụng.Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trì cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành,Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám.Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

văn khấn vàng mã cúng nhập trạch về nhà mới, đất mới

Khi đã xin phép thần linh, thì tiếp theo đọc văn cúng nhập trạch cáo yết gia tiên xin phép ông bà tổ tiên cùng về nhà mới để con cháu được tiếp tục thờ cúng.

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNGKính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng….. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…………..Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)lưu ý khi đốt vàng mã cúng nhập trạch về nhà mới, đất mới

Không bắt buộc bạn phải học thuộc hai bài cúng vào nhà mới phía trên.

Có thể in ra hai tờ giấy nhỏ và cầm đọc. Đọc to hay nhỏ tùy ý.

Nhưng yêu cầu hàng đầu là phải thành tâm và trịnh trọng khi đọc văn cúng nhập trạch.

Người đọc văn khấn chuyển nhà và trực tiếp làm lễ nhập trạch nên là người đàn ông trụ cột trong gia đình, như cha, con trai trưởng,…

Nếu nhà vắng nam nhân thì người mẹ/hoặc vợ sẽ là người làm thay.

Nếu bạn chuyển đến chung cư, thì bài cúng nhập trạch nhà chung cư nên bổ sung chính xác số phòng, tầng lầu, khu nào, càng chi tiết càng tốt.

Văn khấn nhập trạch nhà thuê thì không có gì khác biệt.

Tóm lại bạn có thể áp dụng hai bài cúng chuyển nhà nêu trên trong nhiều tình huống (nhà mới xây, nhà mua lại, căn hộ, chung cư, nhà thuê, nhà trọ,…)

Quy trình vàng mã cúng nhập trạch về nhà mới, đất mới:

Sau khi dọn tới nhà mới, gia chủ cầm theo bát hương bước qua lò than đặt trước cửa,

các thành viên theo sau cầm theo các đồ may mắn.

Tiếp theo bày lễ theo hướng hợp với chủ nhà, người này sẽ đốt nhang rồi đọc văn khấn (bài cúng nhà mới phía trên).

Tiếp đó nấu nước pha trà dâng lên mâm thờ.

Lúc nhang tàn thì hóa vàng, nhớ đốt luôn cả mảnh giấy ghi bài văn khấn.

Như vậy là đã có thể dọn vào nhà mới.

Vàng Mã Cúng Nhập Trạch Khi Về Nhà Mới

Vàng mã cúng nhập trạch và Những khái niệm cơ bản về lễ cúng nhập trạch

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ quan trọng khi gia chủ chuyển địa điểm sống. Chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch là một trong những yếu tố đặc biệt cần lưu ý khi gia chủ muốn báo cáo “hộ khẩu” mới tới các vị thần linh, thổ địa. Hôm nay, Tâm Việt sẽ liệt kê những vấn đề thiết yếu khi gia chủ tìm mua vàng mã thực hiện nghi lễ này.

Thế nào là lễ cúng nhập trạch?

Người xưa cho rằng, mỗi vùng đất riêng đều thuộc quyền cai quản của một ngài thổ địa. Ta nói:”Đất có thổ công” do đó đi hay ở đều cần xem trọng việc làm lễ cúng như một lời thông báo tới các vị thần linh thổ địa. Có lẽ lễ cúng nhập trạch đã trở thành một nghi lễ lâu đời Và được truyền dạy lại từ đời này sang đời khác, thay cho những lời thông báo tới các vị thần. Việc thông linh với các vị thần không những khiến cuộc sống của bạn suôn sẻ, mà các vị thần còn phù hộ.

Lễ cúng nhập trạch khi về nhà mới Giúp cho đời sống của các gia chủ trở nên tốt đẹp hơn. Mặc dù là một nghi lễ lâu năm, nhưng lễ cúng nhập trạch lại không quá cầu kỳ thậm chí dễ thực hiện mà lại không tốn kém quá nhiều Như những nghi lễ rườm rà khác. Bởi vậy, gia chủ nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng vàng mã cúng nhập trạch, Chọn ngày đẹp, giờ đẹp, thiết kế một nghỉ lễ long trọng cầu mong các vị thần linh sớm chiếu cố và phù hộ độ trì cho gia đình.

Thời gian cúng nhập trạch gia chủ nên cân nhắc

Gia chủ có thể tra cứu trên sách, vở hoặc lịch vạn niên để chọn cho mình ngày hoàng đạo. Ví dụ như, hôm nào là ngày đẹp, ngày nào phù hợp nhất trong tháng và năm để tiến hành mua vàng mã cúng nhập trạch. Đây là một trong những yếu tố tích cực, vô cùng thuận lợi cho gia chủ sau này. Ngoài ra, gia chủ nên cân nhắc việc lựa chọn tìm đến các thầy, hoặc cô để thỉnh ngày tốt tránh những ngày xấu kẻo gặp hạn. Tuy nhiên, Tâm Việt không quá khuyến khích cách lựa chọn này.

Lưu ý khi làm lễ cúng nhập trạch

Thời gian thích hợp nhất cúng nhập trạch nên là sau tháng 8 âm lịch, Bởi khí hậu mát mẻ, khô ráo là một điểm cộng tuyệt đối cho việc xây và chuyển nhà của các hộ gia đình.Kiêng kỵ cúng nhập trạch vào tháng cô hồn đó là tháng 7 âm lịch vì Đây là tháng dễ gặp đen đủi và tai ương không nên làm việc lớn.

Sáng sớm cúng nhập trạch là khung thời gian hoàn hảo. Việc cúng quá muộn đặc biệt là vào ban trưa hoặc ban tối có thể rước vào nhà những hậu họa bất ngờ và Ảnh hưởng lớn tới tài vận của gia chủ vì vậy cần đặc biệt chú trọng.

Lễ cúng nhập trạch nhà mới bao gồm những gì?

Chuẩn bị cho phần lễ mặn

1 con gà luộc chín kỹ

1 đĩa xôi nếp

1 chai rượu trắng

1 đĩa trầu cau + tiền vàng

1 mâm ngũ quả vừa phải

1 lọ hoa tươi

Gạo + muối

Nến hướng và ý mã phục đỏ

Chuẩn bị cho lễ cúng chúng sinh

Lễ cúng này giúp cho những cô hồn còn lang thang vất vưởng có cái ăn cái để và Cầu cho các vong linh sớm ngày được siêu thoát. Đây là một nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại, cũng là một lời thỉnh cầu chúng sinh không làm phiền đời sống gia chủ tại ngôi nhà mới. Mâm lễ này thể hiện những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp cũng là thể hiện lòng thành tâm của mình.

Quần áo chúng sinh 30 bộ

Vàng hoa cho chúng sinh 500 –  1000 bộ

5 bát cháo trắng nhỏ + 1 nồi cháo trắng lớn

Bánh kẹo, bim bim, bỏng ngô + hoa quả các loại nếu có,…

Sau lễ cúng chúng sinh có thể mang ấm đun nước, bộ ấm chén, bếp đun, chổi, muối, gạo,…Bởi những vật dụng này vô cùng cần thiết trong việc phục vụ các nhu cầu ăn uống của con người và Điều này phần nào giúp cho đời sống gia chủ thêm no đủ, hạnh phúc.

Vàng mã cúng nhập trạch cho nhà mới và những bước chuẩn bị đơn giản

Vàng mã cúng nhập trạch nhà mới bao gồm những gì là câu hỏi được rất nhiều gia chủ đặt ra. Đương nhiên, việc chuẩn bị vàng mã cho nghi lễ đặc biệt này có quy định chung của nó. Nếu gia chủ ra hỏi các hiệu vàng mã cúng nhập trạch thì họ sẽ không chần chừ mà lập tức liệt kê cho mọi người danh sách sau đây:

Ngựa có đủ quần, áo, mũ, cờ kiếm đủ các màu 6 con.

Trong đó, ngựa đỏ 2 con, xanh – trắng- vàng – tím mỗi loại 1 con.

Tào quan, giấy tiền, vàng lá, mỗi loại 5 tập cùng màu với ngựa để dễ dàng hóa ngựa theo màu nến.

Mũ + lễ tiền vàng 5 màu, 5 chiếc.

Nếu các gia chủ còn hoang mang trong khi chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch thì tốt nhất hãy nhờ các thầy chùa bày cách để có thể Biết chọn những loại vàng mã cúng nhập trạch nào là phù hợp và cần thiết. Nếu có lòng thành tâm cúng bái, thì thần linh thổ địa nhất định sẽ phù hộ độ trì cho gia chủ.

Các bước tiến đến hóa vàng mã cúng nhập trạch đơn giản nhất

Nên thực hiện theo các hướng dẫn sau khi thực hiện thủ tục cúng nhập trạch nhà mới. Đây là kinh nghiệm dân gian mà các cụ đã truyền lại, bạn có thể tham khảo :

Người vợ bật sáng điện trong ngôi nhà, đồng thời mở hết các cửa sổ to nhỏ.

Cầm gương tròn tiến thẳng và soi vô nhà.

Người chồng tiến theo sau rồi nhẹ nhàng đặt bát hương lên bàn thờ đã được bố trí từ trước.

Để ý chân phải bước sau, trái tiến trước.

Tiếp theo mang một vật dụng có tính lửa như bếp ga du lịch, bếp than,… vào trong nhà.

Sau đó bắt đầu mang chiếu, đệm, gạo, nước hay muối và các vật dụng tư trang đời thường.

Theo thứ tự như sau mà sắp xếp mâm lễ cúng nhập trạch cho hợp lý.

Bát hương thần linh đặt chính giữa, bên phải đặt bát cho gia tiên.

Nếu có thì đặt bà cô bên trái.

Nếu đủ diện tích thì đặt y mã phục lên ban thờ .

Với lễ cúng chúng sinh thì có thể đặt trước cửa thậm chí là giữa cổng nhà gia chủ.

Bước tiếp theo, gia chủ lấy xô và đựng đầy nước vào đó.

Với ý nghĩa rằng, của cải tới đây sẽ thật dồi dào, buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt.

Cúng theo thứ tự thổ công, an trạch (nếu xây nhà mới), cúng gia tiên và sau cùng là cúng chúng sinh.

Đợi 30 phút đến 1 tiếng chúng ta tiến hành hóa vàng mã cúng nhập trạch với thứ tự.

Hóa trước vàng mã cúng nhập trạch trên ban thờ, vàng mã phía dưới thì hóa sau.

Đồng thời, có thể để một thành viên trong gia đình đi rắc gạo và muối từ sân, ra dần cổng, rồi ra đường gần nhà bạn sinh sống.

Lưu ý khi thực hiện hóa vàng mã cúng nhập trạch

Sau khi tiến hành xong xuôi cúng thần linh thổ địa, gia tiên. Chúng ta mới được đưa đồ đạc về đúng vị trí của chúng. Tiếp theo, bạn có thể thực hiện bái tạ các vị Thánh Thần, các vị Phật và tổ tiên của mình. Đã hóa vàng mã cúng nhập trạch xong thì bắt buộc ở luôn tại căn nhà đó hoặc chí ít phải ở đó khoảng 1 đêm vì là nhà mới.

Khi đang có thai hoặc chuẩn bị sinh nở không dọn về nhà và Tuyệt đối không chọn tháng cô hồn. Người cầm tinh con hổ không xuất hiện trong ngày làm lễ. Chính gia chủ phải tự tay cất giữ các gia sản quý báu, đảm bảo an toàn tránh mất mát đen đủi về sau trong chuyện làm ăn. Vận khí sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nếu chuyển vào ban đêm.

Để giữ sinh khí cho căn nhà nên hạn chế để tình trạng tối om không có đèn đóm. Khi di chuyển đồ đọc, không để rơi vỡ, nhất là vỡ gương càng cấm kỵ. Mới chuyển về tránh việc cãi cọ, mắng mỏ, xô xát nhau ảnh hưởng tới hòa khí cả năm. Chổi lau nhà hoặc chổi quét nhà cũ theo quan niệm là những vật xui xẻo khi nhập trạch Nên có thể suy xét bỏ đi hoặc đem cho.

BÀN THỜ TÂM VIỆT – TÂM CỦA NGƯỜI VIỆT

Cúng Bếp Mới Vàng Mã

Mô tả Tại sao phải thực hiện nghi thức cúng bếp mới Vàng mã

cúng bếp mới Vàng mã Thần Bếp hay còn gọi là Ông Táo, được dân gian nhìn thấy là người giữ lửa,

giám sát mọi hoạt động đạo lý của gia chủ cùng các thành viên trong gia đình,

Ngoài ra, Ông Táo còn là người định đoạt sự hưng thịnh hay cát hung của gia đình đó. Chính vì thế trước khi làm bất cứ điều gì,

các thành viên trong gia đình thường nhớ đến ông Táo để điều chỉnh hành vi đúng mực.

ông Táo rằng gia đình mình đã đến nơi khác ở. mời ông Táo theo cùng và tiếp tục che chở gìn giữ gia đình mình.

Hướng dẫn thủ tục cúng bếp mới Vàng mã

Mâm cúng chuyển bếp bao gồm: ngũ quả, hương hoa, mâm cơm cúng chuyển bếp, vàng mã, trầu cau,gạo, nén hướng,…..,

Bài cúng chuyển bếp về nhà mới cụ thể như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy Chư Vị Tôn Thần

Con kính lạy các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa

Con kính lạy Ngài Táo phủ thần quân.

Chúng con là: …………

Sống tại: …………

Hôm nay là ngày….là ngày lành tháng tốt…

Gia đình chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả,

thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ gia tiên.

Có lời thưa rằng vì chúng con khởi tạo ….xây bếp cho căn nhà

ở địa chỉ….. ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi…. cư ngụ cho gia đình, kinh doanh…..

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần,

cúi mong các vị thần linh soi xét và cho phép được động thổ:sửa nhà, sửa bếp, cất nóc….

Chúng con thành tâm kính mời:

Ni Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật chứng giám lòng thành

và phù hộ độ trì, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần

và tất cả các Thần linh cai quản trong xứ này.

Cúi xin các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị hương linh,

cô hồn y thảo phụ mộc xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật,

phù trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đình được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con tuy lễ bạc nhưng tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

mua tại bình dương

#đt_0971856988

💁‍ #website: dailydogiadung.com

Vàng Mã Cúng Quan Âm Bồ Tát Tại Nhà

Mô tả Lễ Vật Bàn Thờ Cúng quan âm bồ tát tại nhà

Sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật.

Hoa tươi lễ Phật quan âm bồ tát là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc…, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Trước ngày dâng hương làm lễ Phật cần- chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: Ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.

+ Cách cúng quan âm bồ tát tại nhà

Đối với việc thờ Phật, việc chọn lựa những thờ tượng Phật rất quan trọng để có cách cúng phật bà Quan Âm đúng cách. Thì thông thường người ta chọn chất liệu tượng phật là gỗ, gốm, thạch cao và đá. Hoặc các tranh về Phật với các hình ảnh đứng hoặc đang tọa ngồi. Điều này cũng được xem là duyên của mỗi người, bàn thờ Phật bà quan âm phải đủ rộng để bài trí được cả lư hương, chén nước và bình hoa, đĩa hoa quả luôn phải được lau sạch và trang nghiêm.

Với cách cúng phật bà Quan Âm tại gia sau khi được thỉnh phật về tôn trí lại tư gia trong nhà, chỉ cần đủ duyên lành thỉnh một thầy về nhà làm lễ an vị và cũng cầu an cho cả gia đình. Sau đó các phật tử có thể tụng niệm hoặc lễ bái trước ban thờ tùy ý của mình.

Ban thờ đặt tượng bà Quan Âm không nên đặt cùng với các tượng khác như Quan đế, hoặc Thổ địa vì như thế sẽ không gặp được nhiều may mắn. Không nên đặt ban thờ tượng Quan Âm ở chốn đông náo nhiệt như cửa hàng hoặc nơi buôn bán. Vì Phật vốn là thanh tịnh, an yên và tinh khiết. Đặt tượng Phật bà quan âm cũng không nên đặt hướng quay vào tường, hướng nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ mà nên đặt nơi thoáng rộng, quay ra ngoài càng tốt. Đây chính là cách cúng phật bà Quan Âm mà có thể bạn sẽ quan tâm.

+ Bài khấn cúng quan âm bồ tát tại nhà

Thờ tượng phật Quan Âm, chắc chắn bạn sẽ biết đến các bài cúng phật bà Quan Âm cũng như bài văn cúng phật bà quan âm tại nhà mình.

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư phật, con lạy chư phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quái thế Bồ tát.

Con xinh kính lạy đức Viên Thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con tên là :

Có địa chỉ ngụ tại :

Hôm nay là ngày tháng năm :

Con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa Hoa, con kính dâng phẩm vật và hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu hành, con nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Con cúi xin đước Đại sỹ không rời ban nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, để chở che và cứu vớt chúng con và cả gia quyến như là mẹ hiền, phù hộ độ trì con đỏ. Nhờ nước dương phi, lòng trần cầu ân được thành tịnh, thiện nguyện được lên cao. Được ánh từ quang soi tỏ, để nghiệp trần nợ bớt, tâm đạo được khai hoa, độ cho đệ từ con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông và chín tháng hè luôn có sức khỏe dồi dào. Phúc thị được an khang ninh, lộc tài được vương tiến, công việc được hanh thông, vạn sự được tốt lành, sở cầu của chúng con được như ý, sở nguyện được tòng tâm.

Con xin cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Con với lễ bạc tâm thành cúi xin được phù trì.

Vàng Mã Cúng Tổ Nghề

Mô tả Bài văn khấn cúng Tổ nghề

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………………………………………..

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………………………………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Giỗ tổ sân khấu năm 2023 ngày mấy?

Hằng năm vào 3 ngày 11, 12, 13 Tháng Tám Âm Lịch, các ca nghệ sĩ cử hành giỗ Tổ, trong đó ngày 11 là cúng chay, ngày 12 cúng mặn và 13 là cúng mời các vong linh của những nghệ sĩ đã khuất trở về cùng kỷ niệm ngày giỗ tổ.

Văn cúng giỗ Tổ nghề May

Thường vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm, mọi thợ may trên khắp cả nước lại thành tâm kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề may và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ tổ nghề may ngày càng trở thành thông lệ và là một cách hàng xử văn hóa của bộ phận người lao động đối với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc chúng ta.

Văn cúng giỗ tổ nghề Xây dựng

Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành xây dựng (thợ nề, thợ xây) vào ngày 20 tháng Chạp hằng năm, cách cúng Tổ ngành xây dựng, mâm cúng và lễ vật gồm những gì? Bài cúng tổ ngành xây dựng như nào? Mời các bạn tham khảo qua đường link trên.

Với bài văn khấn tổ nghề, tổ nghiệp bên trên, các bạn có thể áp dụng để cúng tổ nghề mình muốn:

Cúng tổ nghề Rèn

Cúng tổ nghề Mộc

Cúng tổ nghề Đúc Đồng

Cúng tổ nghề Trang điểm

Cúng tổ nghề Khảm trai

Cúng tổ nghề Gốm sứ

Cúng tổ nghề làm bún

Cúng tổ nghề vàng bạc…