Vàng Mã Cúng Thần Tài Rằm Tháng 7 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7

Những lý giải đầy đủ về ngày rằm tháng 7

Tín ngưỡng dân gian lâu nay truyền lại rằng, ngày xá tội vong nhân vất vưởng cũng chính là ngày rằm tháng 7.

Ngày đặc biệt ấy, cửa ngục được mở ra, mọi tù nhân ở chốn Địa ngục đều có cơ hội được nhận một đặc ân.

Đó là được ân xá, giải thoát khỏi nơi tăm tối, tù tội.

Chúng ta sẽ làm lễ cúng cô hồn vào ngày này, với mục đích cầu cho những linh hồn còn vất vưởng, không chốn nương thân.

Sẽ sớm được đầu thai, siêu thoát không còn vất vưởng chốn hồng trần.

Khi đó các linh hồn sẽ được tái sinh và trở về nơi cảnh giới an lành.

– Rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan hay còn được hiểu là lễ báo hiếu.

Đây là ngày lễ của Phật giáo bắt nguồn từ sự tích về Bồ Tát Mục Kiền Liên đã quên mình vì người mẹ mang nặng đẻ đau chính bản thân mình.

Sự tích kể rằng, sau khi người chứng quả A La Hán vì quá thương nhớ mẹ mà đã sử dụng huệ nhãn để có thể tìm mẹ dưới chốn địa ngục trần gian.

Thương xót mẹ bị đọa làm quỷ đói.

Không nuốt trôi được bất cứ món ăn nào.

Nên ngài đã sử dụng phật pháp của mình để xuất hiện và dâng cơm trước mặt mẹ.

Thật không may, chén cơm vừa đến miệng mẹ thì liền hóa thành lửa đỏ rực khiến bà ăn không được nuốt không xong.

Bản thân bất lực, ngài tìm cách nhờ đến Đức Phật nhờ người soi đường chỉ lối.

Nghiệp tiền kiếp của người mẹ đã quá nặng cho nên dù Mục Kiều Liên có hiếu thảo lay động đất trời cũng không thể xoay chuyển càn khôn.

Tuy nhiên, nếu tăng chúng thập phương đồng tâm cứu giúp thì có thể qua khỏi kiếp nạn này.

Phật chỉ bảo phải lập trai đàn đúng ngày rằm tháng 7 để cầu nguyện và cứ như thế mẹ ngài thoát được kiếp quỷ đói và về với cảnh giới an lành.

Từ đó, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày chúng sanh tứ phương tưởng nhớ các bậc tiền nhân, đấng sinh thành nuôi dưỡng, cầu bình an tới người thân gia đình.

Tục đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 vì vậy mà trở thành một tục lệ truyền thống.

– Theo ghi chép về văn hóa Trung Hoa, rằm tháng 7 chính là ngày Tết Trung Nguyên.

Ngày này còn nhiều tên gọi khác nhau như ngày Ma hoặc tháng Ma.

Cùng với lễ Thanh Minh vào mùa xuân và lễ Trùng Cửu vào mùa thu con cháu tại dương thế sẽ bày tỏ lòng thành kính của bản thân.

Đối với tổ tiên, những người thân đã khuất hoặc còn có thể cầu nguyện cho những linh hồn vẫn phải vất vưởng sớm có thể đến nơi cực lạc.

Khi đó, thiên đàng, địa ngục và trần gian là nơi giao thoa nhau.

Tất cả các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo có nghĩa vụ thực hiện các nghi lễ siêu thoát cho những vong linh oan ức, khổ cực.

Liệt kê các loại vàng mã cúng rằm tháng 7

Vàng mã cúng rằm tháng 7 cho thần linh và gia tiên

Trước hết, mâm cỗ cúng thần linh theo văn hóa của người Việt chúng ta thường đặt gà trống nguyên con và xôi.

Ngoài ra, có thể thay xôi bằng bánh chưng những phải lột hết vỏ và phải để nguyên vẹn không bóc tách, cắt thành miếng.

Rượu, lọ hoa, và hoa quả lại càng không thể thiếu vì đây là mâm cúng truyền thống.

Mâm cúng dành cho gia tiên thì cần nên đặt một mâm cơm với đầy đủ món chay hoặc là món mặn tùy vào điều kiện của từng hộ gia đình.

Tuy nhiên, các Phật tử thường khuyến cáo sử dụng mâm chay để không thu hút ma đói, ma khát đến càn quấy.

Mâm cỗ mặn có thể sửa soạn những món ăn như sau.

Xôi gấc 1 đĩa, gà luộc nguyên con, rau xào và canh rau củ.

Giấy tiền vàng mã nên đốt có thể sử dụng tiền âm phủ, tiền dollars, vàng, bạc,…

Các vật dụng thiết kế như người còn sống trên vật dụng bằng giấy như nhà cửa, xe cộ, điện thoại, quần áo.

Nếu thí chủ có lòng hảo tâm thì nên đốt dư dả tiền âm phủ một chút để người âm có thể mua được những vật dụng mà họ cảm thấy cần thiết.

Hoặc có thể lựa chọn những món đồ mà khi còn sống họ chưa được sử dụng qua hoặc bản thân vô cùng yêu thích.

Lễ vật, vàng mã cúng rằm tháng 7 cho chúng sanh cô hồn sớm về nơi cực lạc

Với lễ cúng chúng sanh, người ta thường đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 ngoài trời hay ngay trước cửa ngôi nhà của họ.

Mâm cỗ này được chuẩn bị đầy đủ những thứ như 15 lễ tiền vàng trở lên.

20 – 50 bộ quần áo dành cho chúng sinh.

Chuẩn bị ngũ quả ngũ sắc, hoa và tiền trinh ( tiền chúng sinh ).

Ngoài ra, chuẩn bị thêm một bộ tiền thật nhiều mệnh giá khác nhau cộng với bánh kẹo.

Các loại ngô khoai, sắn và bỏng.

Nên có 5 đôi bát đũa thìa.

Những lưu ý nhỏ khi bày mâm chúng sanh đó là không cúng xôi gà vì có máu chúng sanh.

Bố trí tiền vàng theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi hướng có 3-7 cây hương và không được cúng ngay trong nhà.

Cách sử dụng vàng mã cúng rằm tháng 7 đúng cách

Nên đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 như sau.

Khi đốt cần chậm rãi, không đổ ào ạt vào một chỗ đốt theo kiểu có lệ.

Vừa đốt vừa nhẩm tên người đã khuất.

Cần thanh tâm không hấp tấp, nóng vội vừa có thể gây ra thương tích lại vừa mất thiêng.

Đặc biệt, nếu muốn gửi tới một người cụ thể, cần ghi chú thông tin cụ thể của người đó vào một tờ giấy nhỏ.

Và cho tấm giấy đó vào những vật dụng mình muốn gửi đi cho người đã khuất.

Không được để nát hết tiền tro hay để gió cuốn đi vàng mã.

Cso thể thay từ “chết” quá thô bằng một từ ngữ có ý nói giảm nói tránh hơn, tránh làm đau lòng chúng sanh.

Việc dội nước thẳng vào nơi đốt là đại kỵ nên cần để tâm thật kĩ.

Không để trẻ con nô đùa quanh đống lửa khi đang hóa vàng, làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm cần có.

Về ngày giờ đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 sao cho chuẩn phong thủy.

Gỗ Đẹp khuyên các bạn nên hóa vàng vào buổi trưa khoảng từ 11r 15 tháng 7.

Mà chu đáo hơn nữa, gia chủ có thể xem ngày giờ hợp phong thủy và hợp với bản mệnh của mình.

Tuy nhiên, với lịch làm việc dày đặc như thời buổi hiện nay, nhiều gia đình không thể thực hiện đúng giờ đó.

Vì vậy có thể làm trước 11r chứ không nên đợi đến chiều muộn hay tối khuya mới thực hiện cúng vái.

Việc đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 nên đúng ngày, chứ không nên rời lịch lung tung.

Địa điểm hóa vàng ở ngoài trời nhưng vẫn cần đảm bảo sự thoáng đãng, sạch sẽ để thể hiện sự tôn trọng nhất định.

Tiếp theo, người ta bắt đầu nghi thức hóa tiền vàng khi đã bắt đầu xong 1 tuần hương.

Hóa vàng theo thứ tự từ mệnh giá cao xuống mệnh giá thấp.

Gia chủ nên khấn:” Gia chủ xin hóa kim ngân, tiền vàng,… thỉnh vong gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành” và phải vái ba vái liên tục để thể hiện sự thành tâm.

Cần để tâm những chi tiết sau đây khi hóa vàng mã cúng rằm tháng 7

Nên cúng vào ban ngày, bởi dân gian cho rằng, không nên làm lễ này vào xẩm tối.

Vì khi mặt trời lặn, nghĩa là cửa âm phủ đã hoàn toàn khép kín.

Đối với những gia đình có điều kiện dư dả hoàn toàn có thể bày hai mâm cúng.

Cúng tổ tiên tại bàn thờ trong nhà và mâm cỗ cúng chúng sinh chay, mặn tùy ý ngoài trời trước sân hay trên vỉa hè đều được.

Hạn chế cúng quá nhiều món mặn cho cô hồn.

Nếu chẳng may khơi dậy lòng tham sân si của quỷ ác, ma đói,… Sẽ dễ bị chúng đi theo và quần quấy, đòi hỏi không ngừng.

Theo nhiều nghiên cứu, chỉ ra rằng mâm chay cho cô hồn đầy đủ nhất thì bao gồm.

Quần áo nên chuẩn bị các đồ nhiều màu sắc khác biệt.

Các loại bánh kẹo, ngô, khoai, sắn, bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, tiền, cháo, nước và rượu đầy đủ.

Cũng không được thiếu gạo và muối khi đã chuẩn bị cháo.

Lễ cô hồn kết thúc xong xuôi, có thể vãi gạo, cháo, muối ra sân sau đó hóa vàng.

Ở nhiều địa phương có thể được phép cướp cỗ là bánh kẹo cho trẻ con, tuy nhiên hiện nay ít ai làm theo cách xử lý đó vì họ sợ sẽ gặp phải điều không may.

Không nên để các đồ vừa cúng cô hồn vất vưởng vô lại nhà bạn.

Đốt vật cúng gia tiên, thần linh, cô hồn riêng biệt và theo thứ tự trên dưới.

Đốt xong vàng mã cúng rằm tháng 7 cho quan thần linh và gia tiên của gia chủ rồi mới tới cúng khấn cho chúng sanh tới nơi an lành.

Đọc đúng địa chỉ dành cho người nhận kẻo đồ được gửi xuống người âm có thể bị lạc hoặc bị cướp mất.

Văn Khấn Đốt Vàng Mã Rằm Tháng 7

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7, Bài cúng đốt vàng mã rằm tháng 7… là những từ cụm từ khóa được các gia đình tìm kiếm nhiều nhất trong ngày lễ Vu Lan hằng năm. Vậy đâu là bài văn cúng rằm chuẩn nhất tienamphu.com sẽ giới thiệu với quý vị ngay trong bài viết này

Trước khi tìm hiểu về Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 chúng ta hãy cùng phân tích rõ hơn về nguồn gốc của ngày lễ này. Theo dân gian tương truyền vào ngày rằm tháng 7. Tất cả các gia đình lại tấp nập mua sắm các loại vàng mã, tiền cho người chết để cúng lễ cho tròn chữ Hiếu. Đây cũng là ngày mà con cháu tưởng nhớ tới “những người trồng cây” là cha mẹ, ông bà và tổ tiên của mình

Tất cả mọi người đều tới chùa để thắp hương cầu nguyện cho những linh hồn không nơi nương tựa có thể được siêu thoát cũng như những người thân trong gia đình được hạnh phúc.

Việc lựa chọn ngày cúng rằm đối với nhiều người là điều vô cùng băn khoăn. Thông thường, theo quan niệm từ thời xưa thì nên cúng rằm từ khoảng ngày mùng 10 cho đến chiều ngày 14. Vậy, lý do tại sao không cúng rằm vào ngày 15? Hàng năm, cứ đúng đến ngày 15/7 âm lịch là ngày Phật tổ xá tội vong linh. Tất cả các linh hồn có tội hay quỷ dữ đều được thả tự do. Nếu các gia chủ cúng trong ngày này sẽ bị các linh hồn quỷ dữ quấy phá, không những không đuổi được cô hồn mà còn rước thêm vào nhà. Vì ngày này là ngày các cô hồn được thả ra, cho nên khi các gia chủ đốt vàng mã, lễ vật cho người thân rất dễ bị cướp.

Cho nên, dù có xem ngày cúng rằm tốt thì cũng chỉ nên thực hiện từ ngày 10/7 đến ngày 14/7 âm lịch. Vào ngày 15/7 âm lịch chỉ để cúng các cô hồn không nơi nương tựa, vất vưởng bị bỏ đói.

Đối với việc cúng đức Phật, thần linh và gia tiên thì nên cúng vào buổi sáng. Lúc này, ánh sáng mặt trời lên cao, lúc này gia chủ đốt vàng mã, lễ vật cho gia tiên sẽ dễ nhận hơn.

Cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cho những vong linh không nơi nương tựa thì nên thực hiện vào buổi chiều hoặc tối (nhưng phải thực hiện trước đêm ngày 15/7). Những vong hồn này đều mới được thả ra còn rất yếu, nếu cúng buổi sáng ánh sáng mặt trời mạnh, họ sẽ khó nhận được lễ vật do mình hóa. Cho nên cúng chúng sinh cúng vào tầm chiều tắt nắng là tốt nhất.

Trong lễ cúng Vu Lan báo hiếu tại mỗi gia đình thường có 5 lễ cúng: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng cô hồn và cuối cùng là cúng chúng sanh

Các gia đình nên làm sẵn một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả để cúng Phật tại gia. Trước khi đọc Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 gia chủ nên xem qua về Kinh Vu Lan để hiểu một cách tường tận về ngày lễ này cũng như hồi hướng công đức giúp người thân được siêu sanh

Theo quan niệm dân gian vào ngày rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm “Ông thần tha ma, chủ nhà tha cấy, mở cổng địa ngục xá tội vong nhân” . Nên các gia đình thường làm một mâm cúng thật trang trọng để cảm ơn thần phật cũng như một mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên.

Cầu nguyện cho các linh hồn không may mắn, những vong vất vưởng, chết đường chết chợ được siêu thoát. Vậy nên các gia đình thường có xu hướng cúng các món mặn, nhưng theo lời các chuyên gia tâm linh chúng ta chỉ nên cúng các món chay

Việc chọn ngày, chọn giờ sao cho đúng thì bài cúng rằm cũng phải được đọc sao cho đúng tránh nhầm lẫn. Để có được bài cúng hay, hợp lý gia chủ nên tham khảo các quyển sách về bài cúng các ngày lễ trong năm.

Có điểm lưu ý đối với văn khấn cúng rằm tháng 7:

Đối với cúng lên đức Phật đây được gọi kinh cúng (kinh Vu Lan). Bài kinh cúng này, các gia chủ nên xin dưới chùa về, bởi bài kinh cúng này rất dài phải viết vào sớ cúng, đến lúc cúng chỉ cần đọc lên.

Bài cúng thần linh (bài cúng này không chỉ được sử dụng tại gia đình mà còn được sử dụng tại các công ty, cửa hàng và cơ quan). Mở đầu bài văn khấn nên kính lạy tên các vị thần linh cai quản nơi mình sinh sống, làm việc. Sau đó nêu ngày tháng cúng, tên gia chủ, địa chỉ nơi sinh sống hoặc làm việc (đối với công ty, cửa hàng và cơ quan). Nêu nguyên nhân của ngày cúng rồi nêu ra lễ vật cúng và phải đọc đúng tên lễ vật cho những thần linh nào.

Văn cúng gia tiên trong lời khấn tại nhà phải có Nam Mô A Di Đà Phật, nêu ngày tháng cúng, tên người cúng và tên gia đình… Sau đó kính lạy gia tiền (đọc rõ tên của những người trong gia tiên để họ về và nhận lễ vật).

Bài cúng ngoài trời (bài cúng dành cho cúng chúng sinh – cúng cô hồn) bài văn khấn cúng cô hồn mọi người thường sử dụng ở trong Kinh Nhật tụng.

b. Bài văn cúng khấn Tổ tiên ngày rằm tháng bảy

Lễ cúng trong ngày rằm tháng 7 thường có các mẫm lễ vật cùng với vàng mã. Vậy cúng vàng mã như thế nào mới đúng?

Vàng mã cúng lễ Phật Thì không cần có có vàng mã chỉ cần có mâm cỗ cúng đầy đủ.

Vàng mã cúng gia tiên thì nhất định không thể thiếu vàng mã. Ngày cúng rằm tháng 7 là ngày cúng thể hiện lòng thành kính, báo hiếu của con cháu đối với tổ tiên. Chính vì vậy, số lượng vàng mã cũng như các vật phẩm kính lên cho gia tiên không nên quá nhiều, tùy vào điều kiện mà sắm lễ. Thông thường, trong phần vàng mã mâm cúng gia tiên sẽ có: thếp tiền vàng, thếp tiền âm phủ, quần áo, giầy dép và các vật dụng sinh hoạt. Tất cả những thứ này, gia chủ phải viết tên người thân của mình trên trời để nhận. Nếu không ghi rất khó nhận và rất dễ bị thất lạc. Đối với những gia đình có điều kiện và mong muốn gia tiên mình có đầy đủ trang thiết bị hơn thì có thể cúng xe máy, ô tô, ngựa, điện thoại, đồ trang sức…. Tuy nhiên, cũng nên cúng ở mức vừa phải để tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Vàng mã cúng chúng sinh – cúng cô hồn

lễ vật vàng mã cần chuẩn bị đó là thếp tiền vàng, tiền âm phủ các loại mệnh giá cùng với quần áo, giầy dép (quần áo, giầy dép phải chuẩn bị đầy đủ màu sắc, kích cỡ). Đây là cúng vong hồn nên không cần viết tên lên quần áo, giầy dép khi cúng.

Bên cạnh việc cúng Phật, thần linh và gia tiên các gia đình còn tổ chức cúng để bố thí cho những linh hồn không gia đình, không nơi nương tựa.Tùy theo điều kiện và tình hình tài chính của gia đình mà thời gian và những món lễ có thể khác nhau.

* Thời gian tiến hành cúng lễ: Có thể cúng từ ngày mồng 1 tới ngày15 tháng 7 (âm lịch). * Chuẩn bị đồ lễ:

Tiền vàng âm phủ từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sanh khoảng 30 tới 50. Tùy theo điều kiện gia đình có thể mua các loại tiền âm phủ mỗi loại 1 ít để cúng

Tiền chúng sanh (hay còn gọi là tiền trinh)

Mâm ngũ quả (mỗi quả một màu)

Ngô, khoai, sắn đã luộc sẵn (nên cắt nhỏ)

Có thể mua thêm một số loại bánh, kẹo, các loại

Tiền thật các loại mệnh giá

Trong trường hợp các gia đình cúng cháo trắng thì chuẩn bị mâm gạo và muối, trong đó nên có 5 đôi bát, đũa hoặc 5 chiếc thìa. Nên tiến hành cúng ở ngoài trời

Đặc biệt lưu ý: Tuyệt đối không cúng gà, xôi. Trong quá trình sắp lễ nên rải tiền âm phủ đều ra mâm. Hướng về 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Ở mỗi hướng cắm 3 -5 hoặc 7 que hương.

Bài văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cúng chúng sanh

Nam mô A di đà Phật (3lần) Con lạy Đức Phật Thich Ca Mâu NI giáng trần Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ Đại Thánh Khảo giáo A nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng , che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn Dù rằng: Chết uổng ,chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn – chết ốm đau Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn , chết đao binh Chết vì chó dại , chết đuối , chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để giành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hài hòa gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hóa kim ngân Cùng với áo quần đã được phân chia Kính cáo tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Vợ: ……………………………………. Chồng:……………………………….. Con trai:……………………………… Con gái:……………………………… Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện.. xã… tỉnh… Nam mô A di đà Phật Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng.

Để sắp được lễ cúng rằm hoàn chỉnh, ngoài bài cúng, vàng mã ra thì mâm đồ lễ cúng cũng được rất nhiều người quan tâm. Việc nấu món gì, mua những vật phẩm gì, sắm lễ như thế nào để cúng là điều vô cùng quan trọng.

Những gia đình theo đạo Phật, trong ngày cúng rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cúng lễ Phật. Đối với mâm cúng lễ Phật không cần quá cầu kì chỉ cần đủ và đúng để thể hiện lòng thành kính dâng lên đức phật ở mỗi người. Trong mâm cỗ dâng lên Phật chỉ cần sắp một mâm cơm đơn giản (phải là cơm chay không được cúng cơm mặn) hoặc cũng có thể là một mâm ngũ quả không cần những vật phẩm cao sang.

Đối với mâm cúng thần linh và gia tiên:

Thông thường, người dân Việt Nam ta thường cúng rằm tháng 7 đối với gia tiên và thần linh là những mâm cỗ mặn cùng với tiền vàng. Xong đối với tùy từng gia đình, đối với mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cúng thần linh gia tiên cũng có thể cúng bằng cỗ chay.

Một mâm cỗ cúng bao gồm: xôi (hoặc bánh chưng), cơm trắng, gà luộc nguyên con (hoặc chặt thành từng miếng để đĩa), chả nem, miến, sườn xào chua ngọt, giò chả và một món rau xào. Còn một món không thể quên đó chính là rượu trắng và nước chè.

Một mâm cúng chúng sinh đầy đủ: chuẩn bị đầy đủ cả muối, gạo, cháo trắng nấu loãng, nấu xôi chè đậu xanh, hoa quả phải từ 5 loại và trên 5 loại màu sắc khác nhau, đường, quần áo chúng sinh, tiền vàng, nước, nhang, nên nhỏ, bánh kẻo, oản và các loại bỏng ngô… Khi sắp xếp mâm cúng thì phải trải đều các loại vật phẩm theo tất cả các hướng. Cúng xong, vàng mã đem đi đốt, muối gạo đem đi trải, hoa quả bánh kẹo thì để trẻ con trong nhà hoặc hàng xóm vò.

Tóm lại, cúng rằm tháng 7 các gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ văn khấn, lễ vật để cúng đức Phật, thần linh, gia tiên, chúng sinh. Mọi lễ cúng rằm tháng 7 phải được thực hiện trước đêm ngày 15/7 âm lịch. Nếu gia chủ cúng đức Phật và gia tiên trước ngày 15/7 âm lịch, sau khi cúng xong nên đi hóa vàng luôn tránh để đến đúng ngày 15 mới hóa vàng. Đối với cúng cô hồn sinh phải cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, tuyệt đối không được cúng ở trong nhà. Nếu cúng ở trong nhà, các cô hồn sẽ vào trong nhà và quấy nhiễu.

Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì?

Vàng mã cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì? Yếu tố không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn rằm tháng 7. Tìm hiểu xem những loại vàng mã nào đặt trên mâm

Tháng cô hồn tháng của những âm hồn được cho về trần gian. Tháng này các gia chủ cần chú ý đến việc đi lại, việc làm ăn của mình. Thường thì người ta cúng cô hồn vào trước ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Các vật lễ cần chuẩn bị chu đáo, đủ, đúng theo phong tục, nghi thức.

Cúng cô hồn rằm tháng 7

1. Vàng mã cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì?

Trên mâm cúng cô hồn tháng 7 thì cần có các loại vàng mã:

-20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh

-15 lễ tiền vàng trở lên

-Mâm ngũ quả và tiền chúng sinh

-Ngô hoặc khoai sắn luộc, bắp rang

-Bánh kẹo

-Các mệnh giá tiền mặt

-Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

Thường thì sau khi thắp hương đọc văn khấn xong thì cần phải đốt vàng mã. Đây là bước không thể không làm. Gia chủ cần lưu ý bước này.

2. Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho chuẩn?

Tùy theo từng lễ cúng mà việc thực hiện lễ nghi cũng sẽ khác nhau. Gia chủ cần phải lưu ý để thực hiện sao cho đúng và chính xác.

Cúng Phật

Vị trí đặt lễ: lễ cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất để tránh tội bất kính, dẫn đến những điều không may.

Khi cúng rằm tháng 7, gia chủ có thể chọn mua hoa huệ, hoa sen, hoa ngâu hoặc hoa mẫu đơn để đặt lên bàn thờ Phật. Tuyệt đối không được dùng những loại hoa dại, hoa tạp để cúng vào ngày cô hồn.

Để cúng Phật, bạn có thể chuẩn bị sẵn một mâm cơm cúng rằm tháng 7 - dùng đồ chay.

Cúng thần linh và gia tiên

Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh phải được đặt ở dưới lễ Phật và trên lễ cúng tổ tiên.

Theo phong tục của ông bà ta từ xưa đến nay, mâm cỗ cúng thần linh thường có xôi và một con gà nguyên con. Gia chủ cũng nên chuẩn bị thêm bình hoa, trái cây và rượu cho mâm lễ thêm đầy đủ, chu đáo.

Lễ cúng tổ tiên nên có một mâm cơm, có thể là mặn hay chay tùy ý của gia chủ. Với mâm mặn thì nên chuẩn bị đầy đủ các món như: xôi gấc, gà luộc, canh, những món xào,… Đồng thời, gia chủ nên đặt lên trên mâm tiền vàng mã, những vật dụng làm bằng giấy giống như đồ thật cho người cõi âm, chẳng hạn như: quần áo, giày dép, ngựa, xe, các vật trang sức,…

Cúng cô hồn, vong linh

Vị trí đặt lễ: Nghi lễ cúng cô hồn nên được thực hiện ở ngoài trời, hoặc trước cửa chính của nhà.

Mâm lễ cúng cô hồn sẽ bao gồm những vật dụng như: tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo làm từ giấy với số lượng nhiều (từ 20 đến 40 bộ), hoa, mâm ngũ quả,… Như đã nói ở trên, gia chủ tuyệt đối không được cúng đồ mặn cho những vong linh. Thay vào đó thì nên chuẩn bị khoai lang luộc, ngô luộc, bỏng ngô, sắn luộc, kẹo bánh,… Nếu cúng cháo trắng thì nên đặt thêm mâm gạo muối và 5 cái bát, 5 đôi đũa,…

Cúng rằm tháng 7

3. Hướng dẫn đốt vàng mã khi cúng rằm tháng 7

Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, gia chủ nên lưu ý phải đốt thật từ tốn, chậm rãi, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất. Tuyệt đối không được gom tất cả vào lửa để đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.

Trên vật dụng đốt nên được ghi rõ họ tên của người đã khuất. Lưu ý không được dùng từ “chết” mà thay vào đó là từ “đại nạn” vào năm nào. Lúc đốt, bạn cũng không nên dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, điều này sẽ làm cho phần tro bị nát hết. Đặc biệt, gia chủ cũng tránh việc dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang đến những điềm không may, thần linh, ông bà tổ tiên không thể chứng giám, phù hộ.

4. Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo quan niệm tâm linh, từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch là những ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho những vong linh. Vào những ngày này, các cô hồn sẽ được tự do trở về dương thế, vất vưởng khắp mọi nơi trên dương gian. Do đó, để những vong linh không nhà không cửa được bình an, ma quỷ không quấy phá thì gia chủ nên sắm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng thành tâm và chu đáo nhất.

Ngày rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Do đó, nếu thực hiện lễ cúng Phật, thần linh, ông bà tổ tiên vào đúng ngày này sẽ không tốt. Những linh hồn lang thang, vất vưởng sẽ có thể đến quậy phá, khiến cho tổ tiên, ông bà tổ tiên không nhận được những lễ vật cúng tế. Vì vậy, tốt nhất, gia chủ nên tiến hành lễ cúng trước ngày rằm tháng 7 một vài ngày, từ ngày Mười Một (11) đến ngày Mười Tư (14) tháng 7 Âm lịch là tốt nhất.

5. Giờ cúng và hóa vàng rằm tháng 7

Gia chủ nên thực hiện việc đốt vàng mã trước giờ Ngọ (11 giờ 30 phút trưa). Tốt nhất nên lựa chọn giờ cúng phù hợp với tuổi của gia chủ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có thể các gia đình rất bận rộn và không thể nào thực hiện được đúng giờ linh. Vì vậy, bạn có thể cúng giờ nào cũng được, nhưng tuyệt đối không được để qua 11 giờ 30 phút đêm 15 tháng 7 âm lịch. Không được cúng rằm tháng 7 vào ngày khác nghĩa là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau.

Việc đốt vàng mã nên được thực hiện ở một góc sân hoặc nơi nào đó thật sạch sẽ. Khi gần hết 1 tuần hương, gia chủ mới nên thực hiện hóa tiền vàng. Thủ tục đốt vàng mã cũng nên được thực hiện theo thứ tự, cụ thể là thần linh trước và ông bà tổ tiên sau. Trước khi hạ lễ đều phải khấn và vái ba vái: “Con xin hóa tiền vàng, kim ngân,… cầu mong vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh về lại nơi âm giới.

Đốt Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng?

Vào dịp cúng rằm tháng 7, không ít gia chủ mua vàng mã để cúng xá tội vong nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đốt vàng mã như thế nào cho đúng trong tháng cô hồn.

Trong tháng 7 âm lịch, người Việt thường có tục lệ cúng cô hồn (xá tội vong nhân) với ý nghĩa tưởng nhớ, cầu siêu cho các vong hồn đói khổ, lang thang, không nơi nương tựa. Ngoài ra, đây cũng là dịp báo hiếu hay còn gọi là lễ Vu Lan của những người theo đạo Phật.

Với quan niệm “trần sao, âm vậy” nên trong dịp này, người dân đều chuẩn bị đồ cúng rất tươm tất, đặc biệt là vàng mã với mong muốn để người đã khuất được hưởng cuộc sống sung túc, đầy đủ vật chất, báo hiếu tổ tiên.

Theo tục lễ cũ, những vàng mã ấy là do các gia đình tự cắt theo kiểu tượng trưng, không tốn kém và thể hiện lòng thành, tâm nguyện của người sống. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tập tục đốt vàng mã trong ngày xá tội vong nhân đã bị biến tướng. Hàng mã nay có cả dầu gội đầu, đồ gia dụng, người giúp việc cho đến xe máy, ô tô và biệt thự… Giá các loại đồ mã cũng tùy theo từng mặt hàng “thời thượng” mà có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng…

Chia sẻ trên báo Dân Trí, Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, việc cúng cho người đã mất dù đồ vật thật hay là đồ tượng trưng thì người đã khuất cũng không thể nhận được mà chủ yếu là thể hiện đươc tấm lòng thành của những người còn sống. Đương nhiên, việc cúng đồ mã nhiều không những gây lãng phí tiền của mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường.

“Nếu cứ đổ xô đốt vàng mã, tốn kém cho người cõi âm với mong muốn được nhiều tài lộc, được trợ duyên thăng quan tiến chức thì cũng chẳng khác nào hối lộ người đã mất. Điều này đi ngược lại với truyền thống, văn hóa hướng về tổ tiên, trân trọng chính những người đang sống quanh mình. Vì vậy, các gia đình chỉ đốt tiền vàng một cách văn minh, vừa phải phù hợp với phong tục, tập quán của dân gian ta”, tiến sỹ Vũ Thế Khanh khẳng định.

Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, bà Nguyễn Võ Uyên Mi (giảng viên phong thủy TP. Hồ Chí Minh) cho biết trên báo Dân Việt: “Nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc gom tất cả cho vào lửa và bỏ đấy. Hành động này là hấp tấp, không thành tâm.

Vật dụng đốt cho ai nên ghi rõ họ tên, không dùng từ “chết” mà nên dùng từ “đại nạn” vào năm nào. Khi đốt, gia chủ cũng không được dùng “cây khấn” vào tiền đang đốt sẽ làm nát hết phần tro. Đặc biệt, gia chủ càng không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết.

Bên cạnh đó, theo quan niệm từ xưa, khi hóa vàng xong người ta thường vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.

Cúng hóa vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.