Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì?

Cách chọn vàng mã cúng rằm tháng Bảy

Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì là câu hỏi được nhiều quý Phật tử băn khoăn nhiều nhất mỗi dịp Vu Lan về. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách chọn vàng mã cúng rằm tháng Bảy để các bạn chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Bảy thành kính và trang trọng hơn.

Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì

1. Tìm hiểu về lễ Vu Lan

Hãy khoan nói về đồ cúng trong ngày đặc biệt này mà chúng ta hãy tìm hiểu một chút về nguồn gốc tích Vu Lan. Ngày lễ Vu Lan hay Vu Lan Báo Hiếu đã là một trong những sự tích nổi tiếng bậc nhất của dân tộc ta nói về sự hiếu thảo. Xuất phát từ sự tích Ngài Mục Kiền Liên xả thân mình để cứu mẹ đẻ. Chuyện kể rằng Ngài Mục Kiền Liên sau khi chứng quả A la hán vì quá nhớ mẹ nên đã dùng huệ nhãn để nhìn mẹ dưới địa phủ để nhìn mẹ. Ngài thấy mẹ mình bị đọa làm ngạ quỷ (quỷ đói) ở địa ngục A Tì. Vì thương mẹ không ăn được cũng không uống được nên ngài đã dùng phép thuật đến gặp và dâng cơm cho mẹ. Trớ trêu thay bát cơm vừa đến miệng bà đã hóa thành lửa đỏ khiến bà không tài nào ăn được.

Không biết làm cách nào giúp mẹ Mục Kiền Liên đến gặp Đức Phật thuật lại chuyện và nhờ Đức Phật chỉ cách cứu mẹ thoát khỏi bể khổ. Vì nghiệp báo của tiền kiếp mà mẹ ông mới đọa làm ngạ quỷ.

Một mình Mục Kiền Liên muốn cứu thì thực sự là không đủ cho dù lòng hiếu thảo của ông lay động đất trời. Chỉ có cách nhờ công đức của tăng chúng thập phương đồng tâm cầu xin mới cứu được. Phật lại dạy đúng vào ngày rằm tháng 7 lập trai đàn để cầu nguyện. Mục Kiền Liên làm theo và nhờ lòng hiếu thảo của mình mẹ Ngài đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sanh về cảnh giới an lành.

Tích Vu Lan bởi vậy không chỉ là ngày tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, các đấng sinh thành, cúng cho các vong hồn vất vưởng, cô độc. Mà còn nhắc con người hãy biết trân trọng quan tâm những người bên cạnh mình: gia đình, bạn bè, người thân.

2. Các loại vàng mã cúng rằm tháng bảy

Lễ vật, vàng mã cúng thần linh và gia tiên rằm tháng 7

Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo văn hóa dân ta, khi cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, hoa quả và lọ hoa.

Mâm cúng gia tiên nên là một mâm cơm, các món ăn có thể là chay hoặc mặn tùy vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của gia chủ.

Trong mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn gồm có: Gà luộc, xôi gấc, món xào và canh, giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ và một số vật dụng làm bằng giấy giống với thực tế để đốt cho người âm: như quần áo, nhà cửa, xe, cộ…Đặc biệt nên đốt nhiều tiền âm phủ một chút để người Âm có thể mua những món đồ mã họ thấy cần và cũng để họ có một cuộc sống đầy đủ thoải mái như người trần.

3. Lễ vật, vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7

Lễ cúng chúng sinh nên trước cửa chính ngôi nhà hoặc cúng ngoài trời.

Mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm:

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ

Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)

Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang luộc

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Lưu ý: Nên cúng các đồ chay không có máu của chúng sanh, không cúng xôi, gà. Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

4. Cách đốt vàng mã khi cũng rằm tháng 7

Về cách đốt vàng mã rằm tháng 7, “khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc gom tất cả cho vào lửa và bỏ đấy. Hành động này là hấp tấp, không thành tâm.

Vật dụng đốt cho ai nên ghi rõ họ tên, không dùng từ “chết” mà nên dùng từ “đại nạn” vào năm nào. Khi đốt, gia chủ cũng không được dùng “cây khấn” vào tiền đang đốt sẽ làm nát hết phần tro. Đặc biệt, gia chủ càng không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết”.

5. Giờ cúng và hóa vàng rằm tháng 7

Về giờ cúng và thực hiện đốt vàng mã, “các gia đình nên cúng trước 11h30 trưa 15 tháng Bảy. Tốt nhất nên chọn giờ cúng hợp với tuổi gia chủ bằng việc dụng thẻ để cúng vào các giờ Hỏa phong đỉnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, các gia đình đều bận rộn công việc nên có tâm lý tiện giờ nào cúng giờ đó miễn là đừng để qua 11h30 tối 15 Âm lịch. Không nên cúng rằm tháng 7 qua ngày khác nghĩa là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau”.

Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

6. Một số lưu ý khi làm lễ cúng Rằm tháng 7

– Nên cúng vào ban ngày

Vào ngày Rằm tháng 7, những gia đình có điều kiện thường chuẩn bị hai mâm cỗ cúng:

Một mâm cỗ mặn để cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh – gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.

Quan niệm dân gian cho rằng, lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng.

Không nên cúng cô hồn bằng món mặn

Lễ Xá tội vong nhân (cúng cô hồn) thường là các món chay. Dân gian quan niệm không cúng cô hồn món mặn vì sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si… Đặc biệt, khi cúng phải đặt lễ cúng trước cửa nhà.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam), mâm cúng cô hồn gồm có các lễ vật: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, đĩa gạo trộn lẫn với muối (đĩa này sẽ được rắc ra vỉa hè phía xa nhà), ngô, khoai lang luộc để cúng cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai.

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì?

Đồ vàng mã cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì? là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, theo quan niệm thì cúng ngày Rằm tháng Giêng chính là ngày Tết Nguyên Tiêu, Tết lại giúp cho con cháu thể hiện được lòng biết ơn, thành kính với thần linh và gia tiên, cầu mong một năm gia đình sẽ bình an, may mắn.

Theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người dân Việt Nam thì vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi gia đình lại chuẩn bị lễ cúng để cúng tổ tiên, thần linh giúp thể hiện lòng thành và biết ơn. Trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng thì chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng cũng rất quan trọng, bạn cần chú ý.

Rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ Trung Hoa, được dịch theo tiếng Hán thì đêm là tiêu. Trăng vào tối ngày Rằm tháng Giêng rất tròn và là ngày đầu của năm mới nên có tên gọi khác là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Xuân Đăng.

Theo quan niệm, cúng Rằm tháng Giêng là một trong lễ cúng rất quan trọng nên cứ vào ngày này thì mọi gia đình Việt chuẩn bị lễ vật, văn khấn, vàng mã cúng Rằm tháng Giêng chu đáo và tươm tất.

Tuy tùy thuộc vào điều kiện tài chính, phong tục các vùng miền mà cách chuẩn bị lễ vật dâng lên cúng ngày Rằm tháng Giêng là khác nhau nhưng trong lễ vật vẫn cần có một số thứ bắt buộc có.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường gồm có lễ cúng Phật là mâm lễ chay và lễ cúng Gia tiên là lễ cúng mặn.

Lễ cúng Phật thường đặt ở trong bát vừa hoặc nhỏ gồm có:

– Bánh trôi

– Hoa quả

– Xôi trè

– Các món xào

Còn đối với mâm cúng Gia tiên thì có phần phức tạp hơn trong cách bày biện và các món ăn như:

– 4 bát gồm có bát canh miếng, canh bóng, canh mọc hay là canh ninh mặng.

– 6 đĩa gồm có đĩa bánh chưng, đĩa thịt gà, đĩa gia vị, đĩa giò dưa hành (xôi có thể thay thế cho đĩa bánh chưng, thịt lợn có thể thay thế cho đĩa gà)

Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng

Đối với lễ cúng thì không thể thiếu được vàng mã, loại tiền âm phủ. Tùy vào mỗi gia đình mà số lượng vàng mã và tiền âm phủ khác nhau.

Khi cúng ngày Rằm tháng Giêng, bạn cần làm lễ đúng vào 12h trưa (giờ chính Ngọ) sau khi thắp hương thì bạn đọc văn khấn Rằm tháng Giêng để cầu khấn gia tiên, thần linh phù hộ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/vang-ma-cung-ram-thang-gieng-gom-nhung-gi-44295n.aspx Ngày Rằm tháng Giêng là một ngày lễ cúng lớn trong năm nên khi mọi gia đình đều quan tâm và chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng và văn khấn để có cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn, phù hợp nhất.

Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì

Thứ Hai, 21/08/2017 08:26 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Cứ đến dịp rằm tháng 7, câu hỏi: “Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?” được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu nhưng rất ít người có thể nhớ đầy đủ tất cả các mâm cúng trong dịp này.

Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì? là câu hỏi không ít người phân vân khi có quá nhiều mâm cúng cần chuẩn bị trong ngày này: mâm cúng Phật, cúng thần linh, cúng tổ tiên, cúng cô hồn, cúng phóng sinh. Đó còn chưa kể việc chọn thời điểm cúng và nên thực hiện khấn vái như thế nào.

Theo quan niệm dân gian, việc chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch nếu không được tươm tất thì dễ gặp nghiệp chướng, tai họa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mâm cúng phải cầu kỳ, có gì chuẩn bị nấy, tránh rườm rà, phô trương.

Đây cũng là điều mà quan điểm nhà Phật muốn hướng đến. Chuẩn bị đồ cúng ngày rằm, cúng cô hồn phải xuất phát từ lòng từ bi, trắc ẩn, độ lượng dành cho những vong hồn không nơi nương tự; sự cảm tạ chân thành tới Phật, thần linh, tổ tiên, cha mẹ và mở rộng tình thương tới muôn loài.

Để trả lời cho câu hỏi: Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì, chúng ta cần hớ có các lễ cần chuẩn bị như sau:

1. Chuẩn bị lễ cúng Phật rằm tháng 7

Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả.

2. Chuẩn bị mâm cúng thần linh và tổ tiên vào ngày rằm tháng 7

Tương tự như mâm cúng Phật, mâm cúng thần linh và gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày.

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

Tuy nhiên, thói quen đốt vàng mã ngày nay đã giảm đi nhiều vì mọi người cho rằng người chết rồi không thể nhận được những thứ ấy.

Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

3. Chuẩn bị mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch). Lưu ý đầu tiên khi chuẩn bị đồ cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 đó là mâm cúng này cần được thực hiện ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

Đồ lễ cần đảm bảo có đủ các thành phần sau:

20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh.

Tiền trinh, hoa quả ngũ sắc.

Bỏng khô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, đủ mệnh giá).

Nếu có cháo loãng thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Ngoài ra, nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối vì ban ngày ánh nắng Mặt Trời rất mạnh trong khi các cô hồn vừa được thả ra rất yếu.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

4. Chuẩn bị đồ cúng phóng sinh rằm tháng 7

Trong ngày rằm tháng 7, các gia đình có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua… nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Phóng sinh là cách nuôi dưỡng lòng nhân hậu, từ bi và có thể làm quanh năm chứ không nhất thiết thực hiện vào dịp rằm tháng 7.

Phóng sinh phải xuất phát từ tâm chứ không chạy theo phong trào, không cố phóng sinh thật nhiều tôm, cua hay chọn mua những con vật quý hiếm, đắt tiền để thực hiện.

Gặp con gì thì mua con đó, không đặt trước, không phân biệt nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, gầy hay bé mà tùy tâm, thành tâm.

Không cứ phải đến vùng ao, hồ gần chùa mới phóng sinh mà hãy thực hiện phóng sinh đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm miễn là chúng sống được.

Không nên cầm cả xô hay túi vứt xuống ao, hồ, sông, suối.

Văn Khấn Đốt Vàng Mã Rằm Tháng 7

Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7, Bài cúng đốt vàng mã rằm tháng 7… là những từ cụm từ khóa được các gia đình tìm kiếm nhiều nhất trong ngày lễ Vu Lan hằng năm. Vậy đâu là bài văn cúng rằm chuẩn nhất tienamphu.com sẽ giới thiệu với quý vị ngay trong bài viết này

Trước khi tìm hiểu về Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 chúng ta hãy cùng phân tích rõ hơn về nguồn gốc của ngày lễ này. Theo dân gian tương truyền vào ngày rằm tháng 7. Tất cả các gia đình lại tấp nập mua sắm các loại vàng mã, tiền cho người chết để cúng lễ cho tròn chữ Hiếu. Đây cũng là ngày mà con cháu tưởng nhớ tới “những người trồng cây” là cha mẹ, ông bà và tổ tiên của mình

Tất cả mọi người đều tới chùa để thắp hương cầu nguyện cho những linh hồn không nơi nương tựa có thể được siêu thoát cũng như những người thân trong gia đình được hạnh phúc.

Việc lựa chọn ngày cúng rằm đối với nhiều người là điều vô cùng băn khoăn. Thông thường, theo quan niệm từ thời xưa thì nên cúng rằm từ khoảng ngày mùng 10 cho đến chiều ngày 14. Vậy, lý do tại sao không cúng rằm vào ngày 15? Hàng năm, cứ đúng đến ngày 15/7 âm lịch là ngày Phật tổ xá tội vong linh. Tất cả các linh hồn có tội hay quỷ dữ đều được thả tự do. Nếu các gia chủ cúng trong ngày này sẽ bị các linh hồn quỷ dữ quấy phá, không những không đuổi được cô hồn mà còn rước thêm vào nhà. Vì ngày này là ngày các cô hồn được thả ra, cho nên khi các gia chủ đốt vàng mã, lễ vật cho người thân rất dễ bị cướp.

Cho nên, dù có xem ngày cúng rằm tốt thì cũng chỉ nên thực hiện từ ngày 10/7 đến ngày 14/7 âm lịch. Vào ngày 15/7 âm lịch chỉ để cúng các cô hồn không nơi nương tựa, vất vưởng bị bỏ đói.

Đối với việc cúng đức Phật, thần linh và gia tiên thì nên cúng vào buổi sáng. Lúc này, ánh sáng mặt trời lên cao, lúc này gia chủ đốt vàng mã, lễ vật cho gia tiên sẽ dễ nhận hơn.

Cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cho những vong linh không nơi nương tựa thì nên thực hiện vào buổi chiều hoặc tối (nhưng phải thực hiện trước đêm ngày 15/7). Những vong hồn này đều mới được thả ra còn rất yếu, nếu cúng buổi sáng ánh sáng mặt trời mạnh, họ sẽ khó nhận được lễ vật do mình hóa. Cho nên cúng chúng sinh cúng vào tầm chiều tắt nắng là tốt nhất.

Trong lễ cúng Vu Lan báo hiếu tại mỗi gia đình thường có 5 lễ cúng: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng cô hồn và cuối cùng là cúng chúng sanh

Các gia đình nên làm sẵn một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả để cúng Phật tại gia. Trước khi đọc Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 gia chủ nên xem qua về Kinh Vu Lan để hiểu một cách tường tận về ngày lễ này cũng như hồi hướng công đức giúp người thân được siêu sanh

Theo quan niệm dân gian vào ngày rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm “Ông thần tha ma, chủ nhà tha cấy, mở cổng địa ngục xá tội vong nhân” . Nên các gia đình thường làm một mâm cúng thật trang trọng để cảm ơn thần phật cũng như một mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên.

Cầu nguyện cho các linh hồn không may mắn, những vong vất vưởng, chết đường chết chợ được siêu thoát. Vậy nên các gia đình thường có xu hướng cúng các món mặn, nhưng theo lời các chuyên gia tâm linh chúng ta chỉ nên cúng các món chay

Việc chọn ngày, chọn giờ sao cho đúng thì bài cúng rằm cũng phải được đọc sao cho đúng tránh nhầm lẫn. Để có được bài cúng hay, hợp lý gia chủ nên tham khảo các quyển sách về bài cúng các ngày lễ trong năm.

Có điểm lưu ý đối với văn khấn cúng rằm tháng 7:

Đối với cúng lên đức Phật đây được gọi kinh cúng (kinh Vu Lan). Bài kinh cúng này, các gia chủ nên xin dưới chùa về, bởi bài kinh cúng này rất dài phải viết vào sớ cúng, đến lúc cúng chỉ cần đọc lên.

Bài cúng thần linh (bài cúng này không chỉ được sử dụng tại gia đình mà còn được sử dụng tại các công ty, cửa hàng và cơ quan). Mở đầu bài văn khấn nên kính lạy tên các vị thần linh cai quản nơi mình sinh sống, làm việc. Sau đó nêu ngày tháng cúng, tên gia chủ, địa chỉ nơi sinh sống hoặc làm việc (đối với công ty, cửa hàng và cơ quan). Nêu nguyên nhân của ngày cúng rồi nêu ra lễ vật cúng và phải đọc đúng tên lễ vật cho những thần linh nào.

Văn cúng gia tiên trong lời khấn tại nhà phải có Nam Mô A Di Đà Phật, nêu ngày tháng cúng, tên người cúng và tên gia đình… Sau đó kính lạy gia tiền (đọc rõ tên của những người trong gia tiên để họ về và nhận lễ vật).

Bài cúng ngoài trời (bài cúng dành cho cúng chúng sinh – cúng cô hồn) bài văn khấn cúng cô hồn mọi người thường sử dụng ở trong Kinh Nhật tụng.

b. Bài văn cúng khấn Tổ tiên ngày rằm tháng bảy

Lễ cúng trong ngày rằm tháng 7 thường có các mẫm lễ vật cùng với vàng mã. Vậy cúng vàng mã như thế nào mới đúng?

Vàng mã cúng lễ Phật Thì không cần có có vàng mã chỉ cần có mâm cỗ cúng đầy đủ.

Vàng mã cúng gia tiên thì nhất định không thể thiếu vàng mã. Ngày cúng rằm tháng 7 là ngày cúng thể hiện lòng thành kính, báo hiếu của con cháu đối với tổ tiên. Chính vì vậy, số lượng vàng mã cũng như các vật phẩm kính lên cho gia tiên không nên quá nhiều, tùy vào điều kiện mà sắm lễ. Thông thường, trong phần vàng mã mâm cúng gia tiên sẽ có: thếp tiền vàng, thếp tiền âm phủ, quần áo, giầy dép và các vật dụng sinh hoạt. Tất cả những thứ này, gia chủ phải viết tên người thân của mình trên trời để nhận. Nếu không ghi rất khó nhận và rất dễ bị thất lạc. Đối với những gia đình có điều kiện và mong muốn gia tiên mình có đầy đủ trang thiết bị hơn thì có thể cúng xe máy, ô tô, ngựa, điện thoại, đồ trang sức…. Tuy nhiên, cũng nên cúng ở mức vừa phải để tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Vàng mã cúng chúng sinh – cúng cô hồn

lễ vật vàng mã cần chuẩn bị đó là thếp tiền vàng, tiền âm phủ các loại mệnh giá cùng với quần áo, giầy dép (quần áo, giầy dép phải chuẩn bị đầy đủ màu sắc, kích cỡ). Đây là cúng vong hồn nên không cần viết tên lên quần áo, giầy dép khi cúng.

Bên cạnh việc cúng Phật, thần linh và gia tiên các gia đình còn tổ chức cúng để bố thí cho những linh hồn không gia đình, không nơi nương tựa.Tùy theo điều kiện và tình hình tài chính của gia đình mà thời gian và những món lễ có thể khác nhau.

* Thời gian tiến hành cúng lễ: Có thể cúng từ ngày mồng 1 tới ngày15 tháng 7 (âm lịch). * Chuẩn bị đồ lễ:

Tiền vàng âm phủ từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sanh khoảng 30 tới 50. Tùy theo điều kiện gia đình có thể mua các loại tiền âm phủ mỗi loại 1 ít để cúng

Tiền chúng sanh (hay còn gọi là tiền trinh)

Mâm ngũ quả (mỗi quả một màu)

Ngô, khoai, sắn đã luộc sẵn (nên cắt nhỏ)

Có thể mua thêm một số loại bánh, kẹo, các loại

Tiền thật các loại mệnh giá

Trong trường hợp các gia đình cúng cháo trắng thì chuẩn bị mâm gạo và muối, trong đó nên có 5 đôi bát, đũa hoặc 5 chiếc thìa. Nên tiến hành cúng ở ngoài trời

Đặc biệt lưu ý: Tuyệt đối không cúng gà, xôi. Trong quá trình sắp lễ nên rải tiền âm phủ đều ra mâm. Hướng về 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Ở mỗi hướng cắm 3 -5 hoặc 7 que hương.

Bài văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 cúng chúng sanh

Nam mô A di đà Phật (3lần) Con lạy Đức Phật Thich Ca Mâu NI giáng trần Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ Đại Thánh Khảo giáo A nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng , che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn Dù rằng: Chết uổng ,chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn – chết ốm đau Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn , chết đao binh Chết vì chó dại , chết đuối , chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để giành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hài hòa gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hóa kim ngân Cùng với áo quần đã được phân chia Kính cáo tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Vợ: ……………………………………. Chồng:……………………………….. Con trai:……………………………… Con gái:……………………………… Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện.. xã… tỉnh… Nam mô A di đà Phật Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng.

Để sắp được lễ cúng rằm hoàn chỉnh, ngoài bài cúng, vàng mã ra thì mâm đồ lễ cúng cũng được rất nhiều người quan tâm. Việc nấu món gì, mua những vật phẩm gì, sắm lễ như thế nào để cúng là điều vô cùng quan trọng.

Những gia đình theo đạo Phật, trong ngày cúng rằm tháng 7 không thể thiếu mâm cúng lễ Phật. Đối với mâm cúng lễ Phật không cần quá cầu kì chỉ cần đủ và đúng để thể hiện lòng thành kính dâng lên đức phật ở mỗi người. Trong mâm cỗ dâng lên Phật chỉ cần sắp một mâm cơm đơn giản (phải là cơm chay không được cúng cơm mặn) hoặc cũng có thể là một mâm ngũ quả không cần những vật phẩm cao sang.

Đối với mâm cúng thần linh và gia tiên:

Thông thường, người dân Việt Nam ta thường cúng rằm tháng 7 đối với gia tiên và thần linh là những mâm cỗ mặn cùng với tiền vàng. Xong đối với tùy từng gia đình, đối với mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cúng thần linh gia tiên cũng có thể cúng bằng cỗ chay.

Một mâm cỗ cúng bao gồm: xôi (hoặc bánh chưng), cơm trắng, gà luộc nguyên con (hoặc chặt thành từng miếng để đĩa), chả nem, miến, sườn xào chua ngọt, giò chả và một món rau xào. Còn một món không thể quên đó chính là rượu trắng và nước chè.

Một mâm cúng chúng sinh đầy đủ: chuẩn bị đầy đủ cả muối, gạo, cháo trắng nấu loãng, nấu xôi chè đậu xanh, hoa quả phải từ 5 loại và trên 5 loại màu sắc khác nhau, đường, quần áo chúng sinh, tiền vàng, nước, nhang, nên nhỏ, bánh kẻo, oản và các loại bỏng ngô… Khi sắp xếp mâm cúng thì phải trải đều các loại vật phẩm theo tất cả các hướng. Cúng xong, vàng mã đem đi đốt, muối gạo đem đi trải, hoa quả bánh kẹo thì để trẻ con trong nhà hoặc hàng xóm vò.

Tóm lại, cúng rằm tháng 7 các gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ văn khấn, lễ vật để cúng đức Phật, thần linh, gia tiên, chúng sinh. Mọi lễ cúng rằm tháng 7 phải được thực hiện trước đêm ngày 15/7 âm lịch. Nếu gia chủ cúng đức Phật và gia tiên trước ngày 15/7 âm lịch, sau khi cúng xong nên đi hóa vàng luôn tránh để đến đúng ngày 15 mới hóa vàng. Đối với cúng cô hồn sinh phải cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, tuyệt đối không được cúng ở trong nhà. Nếu cúng ở trong nhà, các cô hồn sẽ vào trong nhà và quấy nhiễu.