Theo quan niệm dân gian, lễ cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ quan trọng khi gia chủ chuyển địa điểm sống. Chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch là một trong những yếu tố đặc biệt cần lưu ý khi gia chủ muốn báo cáo “hộ khẩu” mới tới các vị thần linh, thổ địa. Hôm nay, Tâm Việt sẽ liệt kê những vấn đề thiết yếu khi gia chủ tìm mua vàng mã thực hiện nghi lễ này.
Những khái niệm cơ bản về lễ cúng nhập trạch
Thế nào là lễ cúng nhập trạch?
Người xưa cho rằng, mỗi vùng đất riêng đều thuộc quyền cai quản của một ngài thổ địa.
Ta nói:”Đất có thổ công” do đó đi hay ở đều cần xem trọng việc làm lễ cúng như một lời thông báo tới các vị thần linh thổ địa.
Có lẽ lễ cúng nhập trạch đã trở thành một nghi lễ lâu đời.
Và được truyền dạy lại từ đời này sang đời khác, thay cho những lời thông báo tới các vị thần.
Việc thông linh với các vị thần không những khiến cuộc sống của bạn suôn sẻ, mà các vị thần còn phù hộ.
Giúp cho đời sống của các gia chủ trở nên tốt đẹp hơn.
Mặc dù là một nghi lễ lâu năm, nhưng lễ cúng nhập trạch lại không quá cầu kỳ thậm chí dễ thực hiện mà lại không tốn kém quá nhiều.
Như những nghi lễ rườm rà khác.
Bởi vậy, gia chủ nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng vàng mã cúng nhập trạch.
Chọn ngày đẹp, giờ đẹp, thiết kế một nghỉ lễ long trọng cầu mong các vị thần linh sớm chiếu cố và phù hộ độ trì cho gia đình.
Thời gian cúng nhập trạch gia chủ nên cân nhắc
Gia chủ có thể tra cứu trên sách, vở hoặc lịch vạn niên để chọn cho mình ngày hoàng đạo.
Ví dụ như, hôm nào là ngày đẹp, ngày nào phù hợp nhất trong tháng và năm để tiến hành mua vàng mã cúng nhập trạch.
Đây là một trong những yếu tố tích cực, vô cùng thuận lợi cho gia chủ sau này.
Ngoài ra, gia chủ nên cân nhắc việc lựa chọn tìm đến các thầy, hoặc cô để thỉnh ngày tốt tránh những ngày xấu kẻo gặp hạn.
Tuy nhiên, Tâm Việt không quá khuyến khích cách lựa chọn này.
Bởi rất nhiều gia chủ có thể lựa chọn những địa điểm không uy tín để tư vấn.
Dễ dẫn đến những hậu quả tiêu cực khôn lường
Ảnh hưởng tới chính bản thân gia chủ và các thành viên trong hộ gia đình.
Qua chính những đúc kết của mình.
Tâm Việt cho rằng trước khi chuyển vào nhà mới, gia chủ nên cúng nhập trạch nên không được có thể cúng vào ngày đầu mới tới.
Đặc biệt khi có bàn thờ trong nhà thì gia chủ có thể cúng ngay vào lúc đó, các đồ đạc khác bố trí sau vì không quá ảnh hưởng tới cả quá trình.
Thời gian thích hợp nhất cúng nhập trạch nên là sau tháng 8 âm lịch.
Bởi khí hậu mát mẻ, khô ráo là một điểm cộng tuyệt đối cho việc xây và chuyển nhà của các hộ gia đình.
Kiêng kỵ cúng nhập trạch vào tháng cô hồn đó là tháng 7 âm lịch.
Đây là tháng dễ gặp đen đủi và tai ương không nên làm việc lớn.
Sáng sớm cúng nhập trạch là khung thời gian hoàn hảo.
Việc cúng quá muộn đặc biệt là vào ban trưa hoặc ban tối có thể rước vào nhà những hậu họa bất ngờ.
Ảnh hưởng lớn tới tài vận của gia chủ vì vậy cần đặc biệt chú trọng.
Lễ cúng nhập trạch nhà mới bao gồm những gì?
Đồ lễ cúng nhập trạch nhà mới tuy không quá cầu kỳ như chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch
Nhưng những vật phẩm cơ bản thì nên đầy đủ và chỉn chu.
Tùy theo điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà có thể sắm theo nhu cầu riêng.
1 con gà luộc chín kỹ
1 đĩa xôi nếp
1 chai rượu trắng
1 đĩa trầu cau + tiền vàng
1 mâm ngũ quả vừa phải
1 lọ hoa tươi
Gạo + muối
Nến hướng và ý mã phục đỏ
Chú ý, phần lễ mặn chỉ cần một mâm trọn vẹn như trên là đủ.
Tuy nhiên, nếu gia chủ muốn bổ sung thêm thì lưu ý là không sử dụng các lễ vật đã qua sử dụng.
Những đồ đã ăn hoặc để ôi thiu lâu ngày.
Chuẩn bị cho lễ cúng chúng sinh
Lễ cúng này giúp cho những cô hồn còn lang thang vất vưởng có cái ăn cái để.
Cầu cho các vong linh sớm ngày được siêu thoát.
Đây là một nét đẹp truyền thống mà ông cha ta để lại, cũng là một lời thỉnh cầu chúng sinh không làm phiền đời sống gia chủ tại ngôi nhà mới.
Mâm lễ này thể hiện những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp cũng là thể hiện lòng thành tâm của mình.
Quần áo chúng sinh 30 bộ
Vàng hoa cho chúng sinh 500 – 1000 bộ
5 bát cháo trắng nhỏ + 1 nồi cháo trắng lớn
Bánh kẹo, bim bim, bỏng ngô + hoa quả các loại nếu có,…
Sau lễ cúng chúng sinh có thể mang ấm đun nước, bộ ấm chén, bếp đun, chổi, muối, gạo,…
Bởi những vật dụng này vô cùng cần thiết trong việc phục vụ các nhu cầu ăn uống của con người.
Điều này phần nào giúp cho đời sống gia chủ thêm no đủ, hạnh phúc.
Vàng mã cúng nhập trạch cho nhà mới và những bước chuẩn bị đơn giản
Vàng mã cúng nhập trạch nhà mới bao gồm những gì là câu hỏi được rất nhiều gia chủ đặt ra.
Đương nhiên, việc chuẩn bị vàng mã cho nghi lễ đặc biệt này có quy định chung của nó.
Nếu gia chủ ra hỏi các hiệu vàng mã cúng nhập trạch thì họ sẽ không chần chừ mà lập tức liệt kê cho mọi người danh sách sau đây:
Ngựa có đủ quần, áo, mũ, cờ kiếm đủ các màu 6 con.
Trong đó, ngựa đỏ 2 con, xanh – trắng- vàng – tím mỗi loại 1 con.
Tào quan, giấy tiền, vàng lá, mỗi loại 5 tập cùng màu với ngựa để dễ dàng hóa ngựa theo màu nến.
Mũ + lễ tiền vàng 5 màu, 5 chiếc.
Nếu các gia chủ còn hoang mang trong khi chuẩn bị vàng mã cúng nhập trạch thì tốt nhất hãy nhờ các thầy chùa bày cách.
Biết chọn những loại vàng mã cúng nhập trạch nào là phù hợp và cần thiết.
Nếu có lòng thành tâm cúng bái, thì thần linh thổ địa nhất định sẽ phù hộ độ trì cho gia chủ.
Các bước tiến đến hóa vàng mã cúng nhập trạch đơn giản nhất
Nên thực hiện theo các hướng dẫn sau khi thực hiện thủ tục cúng nhập trạch nhà mới.
Người vợ bật sáng điện trong ngôi nhà, đồng thời mở hết các cửa sổ to nhỏ.
Cầm gương tròn tiến thẳng và soi vô nhà.
Người chồng tiến theo sau rồi nhẹ nhàng đặt bát hương lên bàn thờ đã được bố trí từ trước.
Để ý chân phải bước sau, trái tiến trước.
Tiếp theo mang một vật dụng có tính lửa như bếp ga du lịch, bếp than,… vào trong nhà.
Sau đó bắt đầu mang chiếu, đệm, gạo, nước hay muối và các vật dụng tư trang đời thường.
Theo thứ tự như sau mà sắp xếp mâm lễ cúng nhập trạch cho hợp lý.
Bát hương thần linh đặt chính giữa, bên phải đặt bát cho gia tiên.
Nếu có thì đặt bà cô bên trái.
Nếu đủ diện tích thì đặt y mã phục lên ban thờ .
Với lễ cúng chúng sinh thì có thể đặt trước cửa thậm chí là giữa cổng nhà gia chủ.
Bước tiếp theo, gia chủ lấy xô và đựng đầy nước vào đó.
Với ý nghĩa rằng, của cải tới đây sẽ thật dồi dào, buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt.
Cúng theo thứ tự thổ công, an trạch (nếu xây nhà mới), cúng gia tiên và sau cùng là cúng chúng sinh.
Đợi 30 phút đến 1 tiếng chúng ta tiến hành hóa vàng mã cúng nhập trạch với thứ tự.
Hóa trước vàng mã cúng nhập trạch trên ban thờ, vàng mã phía dưới thì hóa sau.
Đồng thời, có thể để một thành viên trong gia đình đi rắc gạo và muối từ sân, ra dần cổng, rồi ra đường gần nhà bạn sinh sống.
Lưu ý khi thực hiện hóa vàng mã cúng nhập trạch
Sau khi tiến hành xong xuôi cúng thần linh thổ địa, gia tiên.
Chúng ta mới được đưa đồ đạc về đúng vị trí của chúng.
Tiếp theo, bạn có thể thực hiện bái tạ các vị Thánh Thần, các vị Phật và tổ tiên của mình.
Đã hóa vàng mã cúng nhập trạch xong thì bắt buộc ở luôn tại căn nhà đó hoặc chí ít phải ở đó khoảng 1 đêm vì là nhà mới.
Khi đang có thai hoặc chuẩn bị sinh nở không dọn về nhà.
Tuyệt đối không chọn tháng cô hồn.
Người cầm tinh con hổ không xuất hiện trong ngày làm lễ.
Chính gia chủ phải tự tay cất giữ các gia sản quý báu, đảm bảo an toàn tránh mất mát đen đủi về sau trong chuyện làm ăn.
Vận khí sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nếu chuyển vào ban đêm.
Để giữ sinh khí cho căn nhà nên hạn chế để tình trạng tối om không có đèn đóm.
Khi di chuyển đồ đọc, không để rơi vỡ, nhất là vỡ gương càng cấm kỵ.
Mới chuyển về tránh việc cãi cọ, mắng mỏ, xô xát nhau ảnh hưởng tới hòa khí cả năm.
Chổi lau nhà hoặc chổi quét nhà cũ theo quan niệm là những vật xui xẻo khi nhập trạch.
Nên có thể suy xét bỏ đi hoặc đem cho.
BÀN THỜ TÂM VIỆT – TÂM CỦA NGƯỜI VIỆT