Vàng Mã Cúng Ban Thần Tài / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Vàng Mã Cúng An Vị Thần Tài Thổ Địa

Mô tả Vì sao phải cúng an vị bát hương Thổ Công- Thần linh- Thần Tài- Thổ Địa

Theo phong tục của người Việt Nam thì trước khi vào nhà hay chuyển nhà cần di chuyển bát hương nên để vào nhà mới cần có bài cúng an vị bát hương ở nhà mới để nhập trạch, hay nếu kinh doanh thì cúng an vị bát hương thần tài để có một năm buôn bán thuận lơi.

Lễ vật cúng an vị bát hương gồm những gì

Một con gà trống luộc, tạo dáng thờ cho đẹp

Một đĩa xôi trắng nhỏ

Một chai rượu trắng

Một đĩa hoa quả tròn ( 5 loại quả ) .

Một lọ hoa cúc vàng thường dùng để thắp hương ngày lễ tết

3 lá trầu và 3 quả cau

3 đĩa tiền vàng và 1 Đinh tiền vàng.

Một cầu vàng màu vàng ( 1000 vàng ) và một cầu vàng màu đỏ ( 1000 vàng ) .

Một con ngựa đỏ và vàng cùng kiếm , mũ , áo ,…đầy đủ.

Một mâm cơm theo gia chủ chuẩn bị tự do.

Một bát nước lã sạch

Cùng các đồ để cúng như bát , đũa , ly,…đầy đủ cho một mâm cơm cúng lịch sự và chu đáo

Trước đó cần thiết phải chuẩn bị những đồ không thể thiếu như sau:bát hương và cốt bát hương(Đặt Cốt bát hương gồm: 1 lá giấy ghi hiệu thổ công + vàng (nhẫn giả, giấy tiền vàng, tiền đài, hay thất bảo … tùy điều kiện), hương vàng đầy đủ

Cách chuẩn bị bát hương trước khi cúng an vị

Nước rượu gừng hoặc nước gừng (nước ngũ vị hương, nước vỏ bưởi . . .)

Bộ thất bảo và tờ dị hiệu.

Tro hoặc cát trắng

Bát hương mua về lau bằng nước rượu gừng hoặc nước ngũ vị, … rồi lau lại bằng khăn khô sạch, vừa lau vừa niệm: ÁN LAM XOA HA (7 lần)

Sau khi sái tịnh, đặt cốt bát hương vào và cho tro hoặc cát trắng đầy bát hương.

Những món đồ cần chuẩn bị để cúng an vị bát hương chúng ta có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa chuyên bán đồ cúng, trong sạp ở chợ. Ngoài ra thì chuẩn bị thêm một mâm lễ vật cho bài cúng an vị bát hương tuỳ vào khả năng của chúng ta, quan trọng nhất vẫn là thành tâm. Tuy nhiên cũng đừng chuẩn bị mâm lễ quá sơ sài.

Các bước bốc bát hương an vị thần tài thổ địa:

Bước 1: Người bốc bát hương cần tắm rửa sạch sẽ, dùng rượu trắng để rửa tay trước khi bốc bát hương.

Bước 2: Dùng rượu Ngũ Vị Hương ( 1 gói ngủ vị hương pha với 2 lít rượu, để lắng và lấy phần rượu trong) và khăn mặt mới để lau, hay còn gọi là bao sái bát hương.

Bước 3: Sàng tro để loại bỏ các tạp chất trong tro, trải ra một tơ giấy hoặc khay sạch, cho phần tro này +1 gói ngũ vị hương + một chút gạo vàng Thần Tài rồi trộn đều với nhau.

Bước 4: Viết tờ hiệu (nếu có) – Thông thường người Thầy hoặc Gia Chủ sẽ trực tiếp làm.

Bát hương thần linh : THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA TÔN THẦN

Bát hương gia tiên : HỘI ĐỒNG GIA TIÊN HỌ..

Bát hương Bà Cô Ông Mãnh : HỘI ĐỒNG BÀ CÔ ÔNG MÃNH HỌ..

Gói toàn bộ cốt thất bảo vào trong tờ hiệu.

Bước 5: Trong quá trình bốc, đọc nhẩm Ngũ bộ Thần Chú :

Văn Khấn Hóa Vàng Ban Thần Tài

Bài cúng hóa vàng ngày vía thần tài

Lễ vật cúng vía thần Tài

Tại ban thờ thần tài của cửa hàng bạn (hoặc ban thờ nhà bạn) chuẩn bị các thứ sau:

Nến (màu đỏ)

Hương

Hoa (cúc vàng, hồng vàng, tuỳ hỉ)

Quả (ba loại quả trong đó có trái dừa, 1 số người không cúng chuối sợ chuối tiêu nó tiêu đi chứ không sinh ra. Thực tế không sao cả. Có trái dừa là được.)

Thực (bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, chè)

1 bộ tam sên (tượng trưng cho sự sinh sôi bao gồm 1 miếng thịt luộc. Tôm hoặc cua nhỏ luộc 5 con, Trứng vịt luộc 1 quả)

Thịt heo quay + bánh bao chay (không bắt buộc)

Rượu bia nước ngọt nước lọc.

Nếu kinh doanh cafe, giải khát thì có thêm cốc trà hay cafe càng tốt

Gạo + muối hột cho vào cốc giấy.

1 bát nước sạch ngâm cánh hoa hồng vàng

 Bài cúng hóa vàng ban thần Tài

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Canh Tý

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Bộ Cúng Thần Tài Xong Có Đốt Vàng Mã Ngày Vía Thần Tài Sai Cách

Rate this post

Đang xem: Cúng thần tài xong có đốt vàng mã

Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được coi là ngày vía Thần Tài. Năm 2023, ngày vía Thần Tài là ngày 25/2 dương lịch.

Một số chuyên gia phong thủy cho rằng nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất. Trước khi cúng Thần Tài nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận.

Lễ vật cúng vía Thần Tài bao gồm: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… vì dân gian truyền rằng, Thần Tài rất thích món cua biển và heo quay, chuối chín vàng.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Những lưu ý khi cúng Thần Tài

– Thường ngày nên thắp hương mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h, mỗi lần đốt 5 cây hương. Thay nước uống khi đốt hương, thay nước trong lọ hoa và chưng thờ nải chuối chín vàng.

– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rải ra ngoài.

– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.

– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.

– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

– Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

– Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần” và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Địa.

– Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.

– Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

3 điều cấm kỵ không nên phạm phải:

Để bàn thờ Thần tài bụi, bẩn

Theo quan niệm của cha ông, tượng Thần tài phải luôn được giữ sạch sẽ, khô thoáng để thể hiện tấm lòng thành kính. Mỗi gia đình cần có một chiếc khăn sạch chỉ dùng để lau riêng cho tượng Thần Tài.

Khi làm lễ cũng Thần Tài nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đúng mực, không mặc đồ rách, hở hang, thể hiện tấm lòng thành kính. Đồng thời, tuyệt đối kiêng kỵ việc nói tục chửi bậy trước, trong và sau khi hành lễ.

Đặt bàn thờ Thần Tài gần nơi ô uế

Bàn thờ Thần Tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc làm ô uế, vấy bẩn lên vị thần. Nơi đặt bàn thờ Ông Địa và Thần Tài phải luôn sạch sẽ.

Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại vì sự ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

Không được bỏ qua nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần Tài

Nghi lễ mà nhiều người hay quên sau khi tiếp nhận Thần Tài cho năm mới đó là đi bộ về phía sau nhà 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện từng nhà.

Lễ Cúng Thần Tài Ngày 10 Tháng Giêng Gồm Những Gì? Vàng Mã, Gạo, Đèn D

Khác với cúng tổ tiên và cúng Thổ công, cúng Thần Tài được thực hiện cả những ngày thông thường, tuy nhiên, không phải ai cũng biết Lễ cúng Thần Tài gồm những gì? Và cách cúng ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ điều đó. Chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ với các lễ vật theo yêu cầu sẽ giúp gia chủ đạt được những mong muốn về tài lộc trong năm mới. Khi đã sắm sửa đầy đủ các lễ vật, các gia chủ sẽ thực hiện các nghi lễ thỉnh rước Thần Tài và Ông Địa về, giúp cho công việc buôn bán, kinh doanh của chủ nhân sẽ phát tài, phát lộc

Bài viết liên quan

13 Ghi chú thờ cúng Thần Tài – Ông Địa giúp làm ăn phát đạt 2 bài văn khấn Thần Tài – Ông Địa phổ biến nhất

Ngoài việc chuẩn bị bàn thờ, văn khấn thần tài … , bạn đọc có thể tham khảo lễ cúng thần tài dưới đây.

– Các loại trái cây (Tối thiểu 5 loại – Đặt bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào)– Cây nhang/hương (5 nén hương)– Chum/chén/cốc rượu nhỏ (5 chum)– 1 chén/cốc nước– Đèn cầy (2 đèn)– Thuốc lá: Thông thường người dân thường để cả bao thuốc và có 2 điếu thuốc thò đầu ra– Gạo 1 đĩa– Muối hột 1 đĩa– 1 bộ giấy tiền vàng mã, các bạn ra tiệm bán đồ vàng mã hỏi mua vàng tiền cúng thần tài– Hoa (Có thể là hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền – Đặt bên phải bàn thờ, nhìn từ ngoài vào)– Bộ tam sên đều đã luộc gồm: Một miếng thịt ba rọi, một hột vịt, một con tôm hoặc cua, miền Nam thì thường có thêm 1 con cá lóc nướng.

Để chuẩn bị Lễ cúng THẦN TÀI, ÔNG ĐỊA tốt nhất cần lưu ý sau:

Chú ý khi cúng vía thần tài – Với người buôn bán, kinh doanh: Bàn thờ thần tài được đặt ở nơi kinh doanh.– Với người không buôn bán, kinh doanh thì đặt ở đình hoặc chùa cũng được.– Về thời gian: Nên cúng thần tài vào cuổi chiều.– Chọn quả: Nên chọn quả tươi, ngon, không bị dập nát, các loại quả thường dùng như: Lê, táo, chuối, cam, quýt…– Chọn Hoa: Hoa tươi, có nụ, có mùi thơm cắm vào bình sứ, thủy tinh đều được.– Chén nước cần sạch sẽ.– Hàng ngày nên đốt thắp hương mỗi sáng từ 6h đến 7h và chiều tối từ 18h – 19h, mỗi lần đốt thắp 5 cây hương.– Khi đốt thắp hương nên thay nước trong lọ hoa và bày nải chuối chín vàng có hương thơm.

Đối với những ai đã thường xuyên cúng Thần Tài chắc không còn xa lạ gì với nghi lễ cúng Thần Tài, tuy nhiên, đối với những người mới ra ở riêng hoặc mới mở cửa hàng để kinh doanh, buôn bán thì một việc chuẩn bị cách cúng vía thần tài mồng 10 tháng giêng như nào thế nào thì còn khá mới mẻ, đơn giản như Lễ cúng Thần Tài gồm những gì không phải ai cũng biết. Chuẩn bị được các nghi lễ cúng Thần Tài đúng cách mới thể hiện được sự thành kính, thành tâm của gia chủ để thần linh có thể che chở và phù hợp cho gia đình đó một năm mới làm ăn phát đạt.

Trước khi chuẩn bị các đồ cúng lễ thần tài, bạn cần chọn hướng ngày thần tài thật tốt, hướng bàn thờ thần tài có tốt mới mang lại may mắn cho gia đình, công việc, buôn bán của bạn.

Lễ cúng Thần Tài gồm những gì?

1. Chuẩn bị bàn thờ Thần TàiKhâu chuẩn bị bàn thờ Thần Tài là một trong những khâu quan trọng, cụ thể, bạn sẽ phải chuẩn bị một số vật dụng và đồ cúng như sau:– Tượng ông Thần Tài: Bạn có thể mua tượng Thần Tài ở ngoài cửa hàng, bao bọc cẩn thận và đưa về nhà của mình, nên đặt tượng ông Thần Tài ở bên trái, Ông Địa ở bên phải.– Chuẩn bị một bát hương đặt ở giữa bàn thờ.– Chuẩn bị một lọ hoa tươi, lọ hoa sẽ được đặt ở phía tay phải, bạn có thể sử dụng các loại hoa có bông và nhiều búp nhỏ.– Chuẩn bị một đĩa quả tươi (nên chọn số lẻ), chọn quả không bầm dập, tươi ngon, nguyên trái đặt ở phía bên tai phải. Tốt nhất bạn nên chọn 5 loại quả khác nhau.– Trên bàn thờ cần có chén nước. Bạn nên rửa chén sạch sẽ trước khi đổ nước vào, không nên đổ đầy chén.– Chuẩn bị đèn dầu hoặc nến.– Vàng mã, hương.

2. Văn khấn cúng Thần Tài

Tham khảo

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Con kính lạy Thần tài vị tiền.Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Tín chủ con là………………………………………………………….Ngụ tại…………………………………………………………………..Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi.Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!

Các gia chủ khi khấn Thần Tài sẽ thể hiện được mong muốn một năm nhiều tài lộc sẽ vào nhà, giúp gia đình làm ăn phát đạt và có được tiền bạc, giữ được của. Trong bài văn khấn thần tài cần nói rõ họ tên, tuổi, địa chỉ của người khấn để thần linh có thể nghe được và phù hộ cho người đó.

3. Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần Tài – Ông Địa

– Nên chuẩn bị đồ lễ đơn giản, gọn gàng, hoa quả cần tươi, nước phải sạch.– Nên rót 5 chén nước.– Gạo muối sau khi cúng xong, bạn sẽ bỏ vào trong lọ và để ở trong nhà, không nên đổ đi.– Không nên để các con vật trong nhà quấy phá bàn thờ Thần Tài.– Nên lau chùi bàn thờ Thần Tài thường xuyên bằng nước hoa bưởi.– Nên thay luôn hoa quả khi héo.

4. Một số mâm cúng Thần Tài đẹp

Các bạn có thể tham khảo một số mâm cúng Thần Tài khá đẹp mắt dưới đây

Mâm cúng Thần Tài với cá lóc, thịt luộc, trứng hay Xôi và Gà luộc

Bàn thờ vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng với thịt, cá lóc, trứng và tôm hay gà luộc, thịt, cua, bánh bao

Mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng với cá lóc

Bày biện mâm cúng Thần Tài với trứng luộc và thịt luộc

Cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng với trứng luộc, tôm và thịt

Bày bàn thờ Thần tài đẹp mắt

Mâm cúng Thần Tài

Cúng Thần Tài 2023

Cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Hoa quả cúng Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài đẹp Kỷ Hợi

Ngoài ra, trong ngày vía thần tài, mọi người thường mua vàng để lấy may trong cả năm, đây là tục lệ có từ lâu, người dân tin rằng trong đầu năm mới, việc mua vàng sẽ mang lại may mắn, tài lộc rủng rỉnh cho cả năm, chính vì thế vào ngày này giá vàng thường tăng so với ngày thường.

Như vậy, Taimienphi.vn đã giải đáp giúp bạn Lễ cúng Thần Tài gồm những gì để các bạn có thể nắm bắt và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đặt một bàn thờ Thần Tài ngay trong gia đình mình. Lễ cúng Thần Tài phải được chăm chút thì mới có hiệu quả tốt, vì vậy, bạn đừng bỏ qua những gợi ý trên để giúp bạn có thể đạt được những mong ước tài lộc của mình trong năm mới.

https://thuthuat.taimienphi.vn/le-cung-than-tai-gom-nhung-gi-21822n.aspx

Bài viết liên quan

Chuyên Gia: Nhiều Người Đang Hóa Vàng Mã Ngày Vía Thần Tài Sai Cách

Đốt (hóa) vàng mã được xem là một trong những nghi lễ rất được người Việt xem trọng, đặc biệt vào ngày vía Thần Tài.

Theo quan niệm dân gian, con người tin rằng cũng giống như việc đốt hương sẽ giúp hương khói bay lên và đưa theo những lời cầu nguyện của mình đến với thần linh, các bậc gia tiên thì đồ vàng mã cũng vậy.

Với những người kinh doanh, buôn bán, ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được xem là ngày vô cùng quan trọng.

Cỗ cúng Thần Tài chuẩn và đơn giản nhất thường bao gồm các món như thịt luộc (dân gian thường gọi là thịt mồi), 1 đĩa tôm, trứng đã luộc chín.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.

Tiếp đó, các gia chủ thường ngày đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7h. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa và trưng thờ nải chuối chín vàng.

Sau khi lễ, việc hóa vàng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước.

Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Cúng hóa vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân,… thỉnh tôn thần nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Theo các nhà sư, nhà văn hóa khuyến cáo rằng, người dân không nên hoặc không đốt quá nhiều vàng mã khi cúng lễ. Đồ vàng mã chỉ nên có một ít tiền, vàng thể hiện lòng thành.

Nếu quá mê tín dị đoan, đốt đủ thứ với suy nghĩ “trần sao âm vậy” là lạm dụng, phô trương, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ gây cháy nổ làm mất đi ý nghĩa của tập tục này.