Văn Tế Cúng Xóm Đầu Năm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Hoá Cúng Xóm Đầu Năm

Xuất bản: Thứ sáu, 07 Tháng 2 2014 09:21

Lượt xem: 9656

Hằng năm cứ sau Tết Nguyên đán, từ mùng 06 đến 12 tháng giêng Âm lịch là nhiều nơi tổ chức cúng xóm. Không biết tục lệ này có từ bao giờ nhưng đây là một nét văn hoá đặc trưng tốt đẹp không chỉ ở làng quê mà còn ở một số nơi thành thị. Có mặt tại buổi lễ cúng xóm của tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh vào sáng ngày 6/02/2014 nhằm mùng 7 tết âm lịch, chúng tôi đã cảm nhận 01 phần thú vị từ nét văn hoá này.

Tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh có hơn 60 hộ dân, chủ yếu là nông. Cứ thành thông lệ, vào ngày mùng 7 tháng Giêng hằng năm, nơi đây tiến hành cúng xóm đầu năm. Địa điểm để tập trung cúng xóm là tiền sảnh nhà văn hoá thôn, đây cũng là đầu cổng đi vào trong xóm. Từ sáng sớm, người dân địa phương đã che rạp, lập đàn để cúng.

Nghi thức lễ và bàn thờ cúng xóm

Đúng 10h, buổi lễ cúng xóm chính thức bắt đầu. Những người tham gia lễ tế mặc áo mão, khăn đóng, áo dài. Có tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên, sau đó là bài khấn văn tế thần, văn tế âm linh. Trên bàn thờ tại buổi lễ cúng xóm ở tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh bày biện đầy đủ hoa quả, con gà và một đầu heo v.v…

Ngoài ý nghĩa tâm linh, tục cúng xóm còn mang ý nghĩa thắt chặt tình đoàn kết giữa các gia đình sinh sống trong xóm. Đây là dịp tốt nhất để mọi người trong xóm gặp gỡ, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất khi khởi đầu một năm mới mà những ngày thường đôi khi ít được gặp nhau bởi bận bịu công việc. Họ cùng chúc cho nhau năm mới với những lời tốt đẹp nhất. Và đây cũng có thể gọi là Tết chung của người dân trong xóm.

Kim Thạch – Hải Châu

Thêm ý kiến

Thấy Gì Từ Cúng Xóm Cuối Năm Và Đầu Năm?

Dễ thấy nhất là cúng xóm cuối năm thắt chặt thêm quan hệ cộng đồng, làm tăng thêm tình làng nghĩa xóm. Hễ bàn đến việc cúng xóm cuối năm là ai cũng đồng tình hưởng ứng. Dù ở cùng xóm nhưng nhiều người quanh năm tất bật công việc mưu sinh, không có điều kiện ngồi với nhau trao đổi tâm sự, đến dịp cúng xóm cuối năm mới gặp nhau, chuyện trò để hiểu nhau và thân nhau hơn.

Bà Đinh Thị Hồng ở tổ 141 phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) cho biết: Cứ vào cuộc họp tổ đầu tháng Chạp là mọi người rôm rả bàn việc cúng xóm cuối năm, nội dung được nhiều người quan tâm là số tiền đóng góp, ngày cúng xóm cuối năm và vị trí đặt bàn cúng. Vị trí đặt bàn cúng thường ở ngã ba hoặc ở đầu xóm”.

Đến ngày cúng xóm cuối năm, chị em trong tổ xúm xít lo việc mua sắm, nấu nướng, còn nam giới lo dựng rạp, khiêng vác, sửa soạn bàn ghế. Những cụ già chỉnh tề khăn đóng áo dài, sắp xếp bàn cúng. Một ông cụ cao niên, am tường nghi lễ, đảm nhiệm làm chánh tế. Các nam trung niên, thanh niên cẩn trọng sắp đặt cỗ bàn và nhận làm những vai phụ tế. Có những tổ còn chuẩn bị dàn âm thanh để cho chánh tế điều khiển lễ cúng. Nhiều vị chánh tế đọc bài cúng rất dài, khấn hết các vong hồn trong “thế giới bên kia”, cầu mong Trời, Phật, thần linh phù hộ cho bà con trong tổ những điều tốt lành…

Sau phần lễ, đến phần hội, hầu như mọi người dân trong tổ đều hào hứng tham gia, vừa ăn, vừa trò chuyện, vừa văn nghệ hết sức vui vẻ. Nhiều tổ trưởng chu đáo còn kiểm tra xem có thiếu ai, nhất là người già yếu, ốm đau, tàn tật và dành khẩu phần mang đến nhà từng người vắng mặt.

Bên cạnh đó, cúng xóm cuối năm cũng có những hạn chế cần chấn chỉnh. Cụ thể như mở âm thanh quá lớn, ảnh hưởng việc học tập của học sinh, sức khỏe của người già; sa đà chén chú chén anh, rượu/bia vào lời ra, khích bác nhau, kéo dài quá lâu, quá khuya, rải đồ cúng và đốt vàng mã nhiều gây ô nhiễm môi trường là những vấn đề cần khắc phục trong việc cúng xóm cuối năm…

Nhưng…

Những năm gần đây, nhiều tổ dân phố còn tổ chức cúng xóm đầu năm, thường tiến hành từ mồng 5 đến mồng 10 tháng Giêng. Cỗ bàn cúng xóm đầu năm ít hơn cúng xóm cuối năm, nhưng lễ nghi cũng không thua kém. Cũng chánh tế, phụ tế. Cũng hương đèn, vàng mã, những lời cầu khấn. Cũng kéo dài nhiều giờ, trước cúng sau ăn…

Song, nhiều người không đồng tình việc cúng xóm đầu năm, bởi vừa trải qua những ngày vui đón xuân mới, đã gặp nhau, chúc Tết, mừng xuân đủ cả rồi và trong lễ cúng xóm cuối năm cũng đã đủ mọi nghi lễ rồi, hà tất phải bày thêm cúng xóm đầu năm! Hơn nữa, qua Tết rồi, ai nấy đều phải lo trở lại công việc của mình, tâm trạng đâu mà ngồi nhâm nhi, trò chuyện.

Cùng với đó, bày thêm lễ cúng xóm đầu năm tất nhiên phải huy động người dân trong tổ đóng góp. Có những hộ khó khăn, lo góp tiền cúng xóm cuối năm và lo cái tết cho gia đình đã “bở hơi tai”; vừa qua Tết, chưa làm gì ra tiền, lại phải lo góp tiền cúng xóm đầu năm là điều quá sức đối với họ. (Vận động nhân dân trong tổ đóng góp tiền từ trước Tết thì cũng đồng nghĩa như vậy). Chính vì thế, cúng xóm đầu năm gây bất đồng, làm cho nhiều người kêu ca, oán trách.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu cúng xóm cuối năm thu hút đông đảo nhân dân trong tổ, thì cúng xóm đầu năm chỉ có một số người nhàn công rỗi việc tham gia. Trong ngày cúng xóm cuối năm, sau phần lễ là đến phần hội rất sôi nổi, hào hứng; còn cúng xóm đầu năm, sau khi ăn uống xong là rủ nhau chơi bài ăn tiền, hằm hè sát phạt, đã sai quy định của Nhà nước lại còn ảnh hưởng an ninh trật tự và cuộc sống cộng đồng…

Như vậy, cúng xóm cuối năm đem lại nhiều tốt đẹp, là việc nên duy trì, phát triển, chỉ cần chú ý chỉnh âm thanh vừa phải, hạn chế đốt vàng mã, không sa đà nhậu nhẹt. Trong khi đó, cúng xóm đầu năm gây nhiều hệ lụy, nhiều người không tán thành và không nên tổ chức. n

SONG VĂN MINH

Văn Tế Cúng Xây Nhà Động Thổ Năm 2022 (Năm Kỷ Hợi)

Trong văn hóa người Việt, việc thờ cúng luôn đóng 1 vai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Xây nhà là một trong những công việc quan trọng nhất của trong đời mỗi người. Quá trình chuẩn bị cho bài văn tế cúng xây nhà được gia chủ đặc biệt quan tâm và xem xét một cách cẩn thận. Vậy thế nào là làm lễ động thổ xây nhà, văn tế khi làm lễ ra sao? Cùng Architec Việt tìm hiểu ngay sau đây!

Vào năm Kim Lâu, Hoàng Ốc thì không nên làm lễ cúng động thổ xây dựng nhà cửa, xưởng hay bất kỳ một công trình nào. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cấp thiết bạn có thể mượn tuổi của người khác để làm lễ cúng động thổ (mượn tuổi xây nhà). Gia chủ nên tránh mặt cho tới khi lễ cũng động thổ được hoàn tất.

Theo những kinh nghiệm được truyền lại từ ông cha, việc xây nhà ảnh hưởng rất nhiều đến sinh khí, vận mệnh của gia chủ. Vì thế cần thiết phải xem tuổi trước khi quyết định xây nhà. Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa là 3 yếu tố chính để tạo nên sự thành công của bất kỳ điều gì. Do đó, ông cha ta vẫn có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Từ ý thức về tâm linh, việc cúng động thổ là điều không thể thiếu khi gia chủ quyết định xây nhà.

Hướng nhà được lựa chọn nhiều nhất khi xây nhà là hướng nam, những hướng khác co phong thủy không tốt nhưng vẫn luôn có cách để khắc phục. Trong phong thủy có 4 hướng tốt là Sinh Khí, Phúc Đức, Thiên Y, Phục Vị và 4 hướng xấu là Ngũ Quỷ, Tuyệt Mệnh, Họa Hại, Lục Sát.

Khi chọn hướng nhà tuyệt đối cần tránh 4 hướng xấu đem đến tai ương không chỉ cho gia chủ mà còn mang đến điềm họa hại cho cả gia đình. Khi lên phương án thiết kế các KTS sẽ hỏi tuổi của gia chủ để lựa chọn hướng hợp phong thủy tuổi gia chủ.

– Chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần,…).

– Tránh ngày xấu (ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…).

– Chọn giờ Hoàng Đạo làm lễ động thổ.

– Đọc văn khấn động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất.

Đầu tiên sắm đồ lễ vật cúng động thổ để chuẩn bị làm lễ động thổ bao gồm:

Bộ tam sinh 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng vịt đã luộc bộ tam sinh.

1 con gà, 1 đĩa xôi (có thể thay thế bằng bánh chưng).

1 đĩa muối; 1 bát gạo; 1 bát nước; nửa lít rượu trắng; 1 bao thuốc; 1 lạng chè.

1 bộ quần áo quan thần linh (có mũ, hài, tất đều màu đỏ, kiếm trắng).

1 đinh vàng hoa. 5 lễ tiền bàng ; 5 oản đỏ; 5 lá trầu, 5 quả cau; 1 đĩa ngũ quả (5 loại quả).

1 đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ (đựng muối, gạo, nước) và 9 bông hồng đỏ.

Mỗi nơi lại có cách cúng động thổ không giống nhau, có nơi cúng tam sinh nhưng cũng có nơi cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên đều bắt buộc phải có: con gà, đĩa xôi, hoa quả, vàng lễ, hương,…

Cách tiến hành động thổ và văn khấn động thổ xây nhà

Cách thức tiến hành động thổ, nghi thức cúng động thổ xây nhà, như sau:

Trong lễ động thổ thì ngày giờ tháng tốt để khởi công mang yếu tố quyết định. Theo tử vi thì ngày tháng và năm nào hợp với tuổi của người làm nhà thì nên chọn thời gian đó để khởi công. Nếu người làm nhà không hợp tuổi thì cũng có thể đứng ra làm đại diện thi công xây nhà và mượn tuổi của người hợp tuổi.

Sau khi chọn được ngày, giờ, tháng năm đẹp thì gia chủ chuẩn bị sắm lễ động thổ. Nên nhớ chuẩn bị đồ lễ cúng trên một chiếc mâm nhỏ làm một mâm lễ cúng đông thổ xây nhà.

Nếu động thổ để đào móng nhà hay xưởng. Đặt mâm lễ lên một cái bàn con hoặc ghế cao giữa khu đất (vị trí tương đối bằng phẳng) mà sẽ được đào móng. Gia chủ vái tám hướng rồi quay về mâm lễ khấn.

Cúng động thổ có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương, từng gia đình hoặc Pháp sư xem xét. Gia chủ cúng văn khấn động thổ xây nhà. Mọi thủ tục hoàn tất khi hương gần tàn.

Lúc này chủ nhà hóa tiền vàng, đồ hàng mã, rải muối gạo rồi tự tay cuốc những phát cuốc đầu tiền vào chỗ đào móng, trình với thần Thổ Địa và xin được động thổ. Sau đó thợ đào mới bắt đầu thực hiện các công việc xây cất nhà cửa.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:……………. Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc).

Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này. Xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Bạn đang thắc mắc và cần tư vấn về mẫu nhà cấp 4 giá 400 triệu có được đẹp và hiện đại ? Bạn vui lòng liên hệ theo Hotline để chúng tôi tư vấn ngay

Gợi Ý 2 Bài Cúng Tất Niên Xóm Cuối Năm Đúng Chuẩn

Lễ cúng tất niên xóm thường được giao cho những người già trong xóm. Người cúng sẽ đọc bài văn cúng, lạy cầu chúc cho cả xóm được bình yên, con cháu trong xóm học giỏi giang, thành đạt trong cuộc sống. Sau khi thực hiện xong bài cúng, bữa tiệc tất niên được bày dọn ở nơi thuận tiện nhất trong xóm.

Thành viên trong xóm sẽ đọc bài phát biểu tất niên xóm và cùng cụng ly đón chào năm mới, chúc sức khỏe nhau. Điều quan trọng, trong bữa tiệc này, xen lẫn với những câu chuyện vui, mọi người sẽ nói đề xuất những góp ý cho từng gia đình trong xóm về việc sinh hoạt hàng ngày để xóm giềng càng văn minh, cư xử với nhau đúng tình làng, nghĩa xóm.

2. Bài cúng tất niên xóm cuối năm đúng chuẩn

Khấn lễ tất niên cuối năm có ý nghĩa to lớn. Đây là bữa cơm đầm ấm dâng lên Thần Phật 4 phương, cầu mong 1 năm an lành, hạnh phúc. Do đó, chuẩn bị để có bài văn khấn tất niên đúng và chuẩn nhất là điều rất cần được chú trọng để trong năm mới mọi chuyện đều suôn sẻ.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần. Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần . Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương . Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này. Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ………. Tín chủ chúng con là: ………………………………………………………………… Ngụ tại: …………………………………………………………………………………. Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh. Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám … Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Bài văn khấn cúng xóm cuối năm trong nhà, ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế �m Bồ Tát! Nam mô Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma! Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương! Các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp! Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh: – Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. – Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần. – Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần. – Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần – Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên Bổn Xứ. Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại, và các Oan Gia Trai Chủ, các nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp của các thành viên đang hiện diện và/cũng như các thành viên tham gia dâng – góp Lễ cúng cho buổi Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm của Xóm ………………………………………………………….. chúng con! Hôm nay, ngày… tháng Chạp (12), năm… ; (tức ngày… , tháng… năm… ) (nhằm ngày… tháng… năm…); Tại: Khối phố (đường phố) ………………………………………… xứ …………. (TP,HCM, Việt Nam). Chúng con, gồm: Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………………………………….; Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………; Và: …………………………………………………………………. Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………………………………….; Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………; Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………………………………….; Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………; …………………………… Hợp cùng toàn thể gia đình các thành viên đang hiện diện ở Pháp Cúng, các hộ gia đình đang cư trú tại địa phương và bà con tiểu thương khu vực chợ Hòa Hương, tham gia góp – dâng Lễ Cúng cho buổi Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm của Xóm ………………………………………………………… chúng con. Chúng con lòng thành, dâng lên lễ vật hiến cúng nhằm kính cáo: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa xuân ngày tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón xuân, mừng Tết Bính Thân, bà con trong thôn xóm của chúng con sửa sang, quét dọn, thiết lập ban thờ, đàn tràng; thức cúng tợ dâng, bày biện hương hoa trà quả, và chúng con lại sửa biện mâm cơm, nhằm kính cáo cùng Chư Phật – Thánh, Thần Linh và các Hương Linh: Trong suốt một năm qua, nhờ ơn gia hộ của các Ngài, bà con trong thôn xóm của chúng con được hạnh phúc, bình an, thuận hòa và tài lộc. Nay năm cũ sắp qua, trước thềm năm mới, chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái! Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật! Đây là việc chung của cộng đồng nhưng vì không chọn được tuổi cát tường để xin đứng tên Pháp Lễ ; vì lẽ đó, chúng con mạo muội xin được kêu thay lạy đỡ cho nhau, đứng tên xin phép Lễ Tạ. Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, cho gia đình các thành viên trong thôn xóm, trong cộng đồng của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú khu vực, trong bổn xứ này!; Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con được: tổ chức Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm thành công. Và xin cho gia đình các thành viên trong thôn xóm chúng con được: mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, may mắn, cát tường, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng, được giảm/giải mọi nghiệp chướng, chướng duyên và bệnh tật; được gieo nhân lành, duyên lành nhằm hướng đến có một cuộc sống có chất lượng cao hơn. Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và ban phước gia trì, gia hộ, độ trì cho chúng con. Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần). Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần). Con xin Hồi hướng và chú nguyện cho sự giác ngộ giải thoát và vãng sanh cực lạc, sự tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Ngài Thổ Công, Thổ Địa và các Chư Vị, Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con; cho các oan gia trái chủ, các Chúng Sanh trong khuôn viên làng xóm chúng con! Xin Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho những món Pháp Thực được dâng cúng này để những ai thọ nhận những món Pháp Thực này đều nhận được Chủng Tử Như Lai, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi. Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con. Kính cẩn cáo! Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần) Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần). Om A Hum! (x lần)

3. Cúng Tất Niên ngày nào tốt?

Lễ Tất niên thường sẽ được tiến hành trong chiều 30 tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa, lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả và trang hoàng nhà cửa. Sau khi chuẩn bị một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ tươm tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.

Trong lễ cúng, các gia đình tại Việt Nam sẽ tổ chức một bữa cơm cuối năm kèm theo một mâm lễ cúng tổ tiên. Theo tục lệ, sau khi bày mâm cỗ cúng này sẽ đọc bài văn cúng tất niên.

4. Lễ vật cúng Tất niên

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không cần đặt nặng về vật chất và chuẩn bị dựa trên điều kiện, tâm ý của gia chủ. Vậy, mâm cúng tất niên gồm những gì?

Mâm lễ cúng tất niên thường gồm:

Mâm ngũ quả

Hương hoa

Giấy tiền vàng mã

Đèn nến

Trầu cau

Rượu, trà

Bánh chưng (miền Bắc) hoặc bánh tét (miền Nam)…

Có gia đình chuẩn bị bằng cỗ cỗ mặn, cũng có gia đình nấu món chay cùng các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, đầy đủ và trang nghiêm, thịnh soạn.

Người xưa có câu: “Bán bà con xa mua láng giềng gần”. Mỗi người, mỗi gia đình sẽ có một hoàn cảnh, công việc khác nhau và phải bận rộn với công cuộc mưu sinh nên sẽ khó có thời gian gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau. Do đó, tổ chức bữa tiệc tất niên xóm cuối năm là điềurất cần thiết. Trên đây là những thông tin cần thiết và cơ bản nhất về lễ Tất Niên và gợi ý bài cúng tất niên xóm. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc chuẩn bị chu đáo, thành tâm và hoàn tất cho thủ tục cúng Tất niên cuối năm.

Chúc bạn đọc sẽ có một lễ cúng tất niên đầm ấm, vui vẻ và hoàn tất!