Văn Sớ Cúng Mụ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Sớ Văn Cúng Tổ Hùng Vương

Sớ văn cúng Tổ Hùng Vương

Sớ văn cúng Tổ Hùng Vương do thầy Viện chủ Tu viện Khánh An phụng soạn để Quí Hội Phật tử Việt Nam tại CH. Séc, CH. Ba Lan cũng như một số Hội Phật tử và Hội Đồng hương Ngươi Việt sống ơ Châu Âu tổ chức lễ tưởng niệm Thánh Tổ Hùng Vương hàng năm. Ban Biên tập xin giới thiệu văn cúng Tổ Hùng Vương đến quí độc giả:

SỚ VĂN CÚNG THÁNH TỔ HÙNG VƯƠNG Kính nghe: Trời Nam lồng lộng, áng mây lành Rồng cha hiển hiện Đất Việt mênh mông, dải phù sa Tiên mẹ in chân; Hồn thiêng thuở ấy sáng ngời nhật nguyệt. Tổ quốc từ đây rạng rỡ núi sông. Hôm nay, ngày mùng 10 tháng 03 năm ……….., nhân tiết xuân sang, nhằm ngày giổ Tổ, chúng con, Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hoà Séc và Hội Đồng hương Phú Thọ tại CH Séc chí thành thiết lễ tưởng niệm Quốc tổ Hùng vương cùng các bậc tiên đế bao đời và chư tiền tổ công cao đức lớn. Chúng con trộm nghĩ: Cây cao tỏa bóng nhờ cội, Nước trôi muôn lối từ nguồn, Chim liệng khắp nơi, vẫn nhớ đường về tổ ấm Người đi vạn nẻo, vẫn lòng hoài niệm cố hương. Chúng con là những người con Việt, Vì lập kế sinh nhai nên bôn ba hải ngoại, Vì mưu cầu hạnh phúc phải ly hương vạn trùng. Dù sống nơi tuyết trắng quanh năm, thông xanh rợp mát, Vẫn không quên trúc biếc bốn mùa, trăng vàng cổ độ. Chạnh lòng thay góc nhỏ quê nhà, mênh mông tình dân Việt, Đau đáu nỗi khung trời viễn xứ, khao khát nghĩa đồng hương. Hôm nay là ngày cúng tổ, Hồn thiêng sông núi hiện về. Chúng con từ khắp nơi trên đất Séc cùng tựu tề, sắm sanh lễ phẩm, bày biện trai diên. Nước bát đức tỏ lòng tôn ngưỡng, hương ngũ phần một dạ kính dâng. Kính mong tiên tổ giáng lâm, thỉnh chư tiền hiền chứng giám. Kính lễ Phật, Pháp và Tăng thường trụ khắp mười phương quang giáng đạo tràng chứng minh công đức. Kính lễ Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật ngự ở đài cao quang giáng đạo tràng chứng minh công đức. Kính lễ Việt Nam Quốc phụ thánh tổ Hùng Vương cùng các bậc tiên đế bao đời và chư vị tiền tổ quang giáng đạo tràng chứng minh công đức. Muôn trông, Trời cao vòi vọi chiếu soi Đất rộng ôm tròn sự sống. Dù đi đâu về đâu, chúng con vẫn không bao giờ quên gia đình tâm linh đã cho con ánh sáng giác ngộ chiếu soi lẽ sống. Dù ở phương trời nào, chúng con cũng nguyện sẽ vun bồi, gìn giữ gia đình huyết thống, đã cho con hình hài, sự sống và tình thương. Nguyện thánh tổ vạn thế linh thiêng, ngự tọa đài cao, nhìn xuống đàn cháu con với đôi mắt siêu trần, bằng tình thương vô hạn, xin hãy phù hộ cho quê hương Việt Nam dân an nước thịnh, gió thuận mưa hòa, Đất nước đổi mới tư duy, phát huy tư tưởng tiến bộ, Nhân dân vượt mọi khó khăn, xã hội tiêu trừ tệ nạn Năm Châu kết thêm bè bạn Bốn bể khẳng định uy phong. Yêu thương nhau trên dưới một lòng Đoàn kết nhau trong ngoài bền vững. Hiện tiền chúng con đây, đang mưu sinh tại CH Séc thân khỏe tâm an, gia đình hạnh phúc, cộng đồng sung túc, xã hội bình an, yên ổn xóm làng, nhân tâm hòa hợp. Giờ này, Hùng khí linh thiêng cảm cách Hồn thiêng sông núi vọng về Ngưỡng mong Thánh tổ chứng minh Cúi xin tiền hiền mẫn nạp. Kính lễ Việt Nam Quốc phụ thánh tổ Hùng Vương giáng phó đạo tràng chứng minh công đức. Tỳ kheo THÍCH TRÍ CHƠN phụng soạn

Phân Biệt Văn Khấn Và Sớ

PHÂN BIỆT VĂN KHẤN VÀ SỚ – ĐIỆP

Đời sống tâm linh và đặc biệt là đạo thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên của Dân Tộc ta thật là phong phú, đa dạng; trong đó điều căn bản được đề cập đến trước nhất là phần cách thức dâng cúng. “Của cho không bằng cách cho”, cách thức cúng luôn được đề cao, và trong phần lễ nghi ấy, văn cúng luôn thể hiện sự đóng góp quan trọng.

Tuy nhiên có khá nhiều hình thức hành văn trong các loại nghi lễ cúng, để tiện cho việc sử dụng của đồng bào, chúng tôi xin giới thiệu một số nét căn bản:

Văn cúng: là sự trình bày rành mạch nội dung người dâng cúng cần giới thiệu, tấu trình về nguyên nhân, các thức dâng cúng và bày tỏ nguyện vọng của mình trong và sau lễ cúng. Có khá nhiều cách thể hiện, cách viết văn nhưng về căn bản là chỉ khác nhau ở cách hành văn (lối viết cổ (Hán – Việt), hay lối viết hiện đại (chữ Quốc Ngữ)), còn về nội dung thì như tôi đã vừa nêu.

Vậy văn cúng là nói chung, tên gọi chung, là hình thức, là văn bản, là ý chí, nguyện vọng, làm phương tiện chuyển tải thông điệp giữa hai thế giới khác biệt, cách biệt trong nghi lễ, trong đời sống văn hóa tâm linh, khi cúng ai cũng dùng được, từ cúng bình thường đến cúng Thần, Thánh, cúng Phật.

Sớ, Điệp, Trạng, Hịch, Triệu, công văn, cung văn… cũng là phương tiện, chứa đựng nội dung của hình thức cúng, nghi lễ cúng nhưng thiên về chuyên môn hơn, trang trọng hơn, dùng cho các nghi cúng tấu trình Bề Trên (Thần, Thánh, Tiên, Phật…), phương thức lập ra những loại này là có luật lệ, phép tắc, nguyên tắc rõ ràng.

Sớ: gồm có sớ dành cho cầu an, cầu siêu, và một vài loại sớ khác như: Sớ cúng ngoại cảnh ngoại càng, sớ cúng sao, sớ cúng Quan Thánh, …..

Điệp: được chia làm 2 loại, điệp dùng cho cầu siêu và điệp đặc biệt dùng cho trong lúc hành Tang Lễ, (chúng ta thường hay gọi là Điệp Cúng Đám).

Trong các bản Trạng Văn thì gồm các thể loại như: Dẫn Thuỷ Sám Tiên Hạt, Văn Hịch Thuỷ, Văn Cúng Hậu Thổ …..( Ta Bà Giáo Chủ )( Vạn Đức Từ Tôn )

2 – Sớ 1 – SỚ CẦU AN :3 – Sớ Cầu Siêu Chẩn Tế ( Tịnh Bình )4 – Sớ cúng ngọ khai kinh ( Phong Túc Diêu Đàn )5 – Sớ Chẩn Tế ( Thắng Hội Hoằng Khai )6 – Sớ tụng Kinh Thuỷ Sám ( Sám Viên Minh )7 – Sớ cúng Tiêu Diện ( Biến Thể Diện Nhiên )8 – Sớ Giải Oan Bạt Độ ( Chuẩn Đề Thuỳ Phạm )9 – Sớ Vu Lan 1 ( Thu Lai Nguyệt Đáo )10 – Sớ Vu Lan 2 ( Phật Từ Mẫn Thế )…..

3 – CÁC LOẠI SỚ KHÁC :

1 – Sớ cúng Ngoại Cảnh Ngoại Càng ( Càng Khôn Hiển Thị )2 – Sớ cúng Cầu Ngư ( Thiên Địa Thuỷ Phủ )3 – Sớ cúng Vớt Đất ( Hoàng Thiên Giáng Phước )4 – Sớ cúng Giao Thừa ( Diêu Hành Tam Giới )5 – Sớ cúng Lễ Thành ( Quyền Tri Bắc Hải )6 – Sớ cúng Hội Đồng Thánh Mẫu ( Thánh Cảnh Cao Diêu )7 – Sớ Cúng Sao 1 (Đảng Đảng Châu Thiên )8 – Sớ Cúng Sao 2 ( Tai Tinh Thối Độ )9 – Sớ cúng bà Bổn Mạng ( Phương Phi Tiên Nữ )10 – Sớ cúng Quan Thánh ( Trung Huyền Nhật Nguyệt )…..

4 – ĐIỆP CẦU SIÊU :

1 – Điệp Cầu Siêu ( Tư Độ Vãng Sanh )2 – Điệp cúng Cô Hồn ( Khải Kiến Pháp Diên )3 – Điệp Cấp ( Tư Độ Linh Diên )4 – Điệp cấp Phóng Sanh ( Khải Kiến Pháp Diên )5 – Điệp cấp Thuỷ Sám ( Tư Độ Đạo Tràng )6 – Điệp Thăng Kiều ( Tư Độ Đạo Tràng Trai Diên )7 – Điệp Thượng Phan ( Tư Độ Đạo Tràng )8 – Điệp Tam Thế Tiền Khiên ( Tư Độ Đạo Tràng )9 – Điệp Vu Lan ( Tư Độ Vãng Sanh )10 – Điệp cúng Tuần ( Tư Độ Vãng Sanh )11 – Điệp cúng Vớt Chết Nước ( Tư Độ Đạo Tràng )12 – Điệp cúng Chết Cạn ( Tư Độ Đạo tràng Tế đàn )13 – Điệp cúng Bà Cô Thân Ruột ( Tư Độ Linh Diên ) …..

5 – ĐIỆP CÚNG ĐÁM :

1 – Điệp Thành Phục ( Tư Minh Siêu Độ )2 – Điệp Triêu Điện ( Tư Độ Linh Diên )3 – Điệp Tịch Điện 1 ( Tư Độ Linh Diên )4 – Điệp Tịch Điện 2 ( Tư Minh Siêu Độ )5 – Điệp Khiển Điện ( Tư Độ Linh Diên )6 – Điệp Tế Đồ Trung ( Tư Độ Linh Diên )7 – Điệp Cầu Siêu Cáo Yết Từ đường ( Mộ Tùng Căn Trưởng )8 – Điệp An Linh Phản Khốc ( Tư Độ Linh Diên )…..

6 – TRẠNG :

1 – Trạng Đảo Bệnh ( Thiết Cúng Đảo Bệnh Kỳ An )2 – Trạng cúng Phù Sứ ( Linh Bảo Đại Pháp Ty )3 – Trạng Lục Cung ( Cúng Khẩm Tháng )4 – Trạng cúng Quan Sát ( Khởi Kiến Pháp Diên )5 – Trạng Tống Mộc ( Khởi Kiến Pháp Diên )6 – Trạng cúng Đất ( Thiết Cúng Tạ Thổ Kỳ An )7 – Trạng cúng Khai trương ( Thiết Cúng Khai Trương Kỳ An ) 8 – Trạng cúng Hoàn Nguyện ( Thiết Cúng Hoàn Nguyện )9 – Trạng cúng Tiên Sư ( Khởi Kiến Pháp Diên )10 – Trạng Tạ Mộ ( Khởi Kiến Pháp Diên )…..

7 – CÁC LOẠI VĂN :

1 – Dẫn Thuỷ Sám Tiên Hạt ( Tư Độ Đạo Tràng )2 – Văn cúng Hưng tác ( … )3 – Văn Hịch Thuỷ ( Khai Giải Bạt Độ Trầm Luân Tế Đàn )4 – Văn cáo Đạo Lộ ( … )5 – Văn cúng Hậu Thổ (… )6 – Văn Thượng Lương ( … )…..

1 – Sớ Cầu An ( Phật Nãi )2 – Sớ Cầu An ( Nhất Niệm Tâm Thành )3 – Sớ Cầu An ( Thoại Nhiễu Liên Đài )…..

2 – SỚ CẦU SIÊU :

1 – Sớ Cầu Siêu Cầu Siêu

Văn Khấn Cúng Đầy Tháng, Cúng Mụ

Lễ khấn cúng 12 Bà Mụ, Lễ cúng đầy tháng cho bé con trai, con gái tròn 30 ngày tuổi là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian tâm linh của người Việt nói chung luôn hướng chúng ta không chỉ biết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc tốt đẹp của gia đình – xã hội. Đồng thời Lễ khấn cúng đầy tháng còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa.

1. Ý nghĩa việc cúng đầy tháng, cúng mụ

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho.

Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

2. Sắm lễ cúng đầy tháng, cúng mụ

Lễ cúng đầy tháng, cúng thôi nôi, lễ cúng Mụ phải được làm cẩn thận chu đáo, với các lễ vật bao gồm:

– 12 đôi hài xanh giống hệt nhau và một đôi hài cũng màu xanh nhưng to hơn

– 12 nén vàng xanh giống nhau và một nén vàng xanh to hơn.

– 12 bộ váy áo đẹp màu xanh giống hệt nhau và một bộ váy áo xanh cắt giống 12 bộ kia nhưng to hơn.

– 12 miếng trầu cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.

– 12 bộ đồ chơi: Bát,đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ… giống hệt nhau và một bộ giống như vậy nhưng to hơn (những đồ lễ này có thể bằng nhựa, bằng sành sứ).

– 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm to nhỏ bằng nhau để sống (có thể đồ chín) là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ.Và mỗi loại một con to hơn hoặc nhiều con (ít nhất ba con) cũng để sống là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. (Các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả ra ao, hồ; tôm có thể thụ lộc).

– Phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và một phần có đủ phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả nhưng lớn hơn (hoặc nhiều hơn).

– Lễ mặn: Xôi, gà, cơm, canh, các món lễ mặn, rượu. . .

– Bát hương, lọ hoa tươi nhiều màu, tiền vàng, cốc nước thanh tịnh (bày ở mâm trên cùng lễ mặn).

3. Bày lễ cúng đầy tháng, cúng mụ

Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hoá và nghệ thuật, thường bàn lễ cúng Mụ được bày (trình bày) một cách hài hoà, cân đối.

+ Tất cả lễ vật dâng bà Mụ chúa để ở chính giữa phía trên của hương án

+ Lễ vật dâng 12 bà Mụ chia thành 12 phần giống nhau

+ Mâm lễ mặn cùng hương, hoa nước để trên cùng

+ Mâm tôm, cua, ốc để phía dưới

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án khấn

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Vợ chồng con là ………. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……..

Chúng con ngụ tại:……………………………

Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ,) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

Nghi thức khai hoa.

Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

” Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến… “​

8. Văn Sớ Cúng Phật Lễ Cải Táng (3 Bản)

TẬP III

VĂN SỚ VÀ THIẾP, ĐIỆP, CÚNG TIÊN LINH, LỄ CẦU AN

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con cung kính nghe rằng:

Đạo mầu ba Tạng

Lời thề sông biển xin vâng,

Ý nguyện nguồn cơn bày tỏ.

Nay có trai gia Phật tử (tên họ – pháp danh) cùng cả gia quyến ở xã … huyện … tỉnh …

cúng dường hương phẩm hoa đăng.

Chúng con thường nhớ lời người xưa nói rằng:

Ba tấc đất chưa về,

Khó giữ thân một kiếp,

Đã về ba tấc đất,

Khó giữ mã trăm năm.

Thương thay vong linh (tên họ, pháp danh) một vị (các vị) hương linh.

Xa rời dương thế,

Những tưởng mồ mả cất xây

Nào ngờ nắng mưa tàn phá

sao trời nỡ vô tình.

Nghìn thu giấc ngủ hương linh,

Và một nấm tro tàn vong giả.

một phen tàn tạ, đôi lúc dở dang!

Cúng dường chư Phật đã hay

Mạo muội một lòng bày tỏ.

Sớ văn lời ngỏ, bái bạch xin nghe.

Nam mô Tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụTam Bảo, tác đại chứng minh.

Một nấm đất vàng xin gởi mạng,

Chín tầng sen báu nguyện ghi danh,

Người đi nhẹ gánh nhơn lành,

Kẻ ở nặng vai quả phước.

Ba đường nhẹ bước, tám khổ vượt qua,

Hạnh phúc trẻ già, an vui còn mất.

Nguyện tất cả phát tâm học Phật,

Nay ngày … tháng … năm … PL. 254 …

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con cung kính nghe rằng:

Đạo mầu ba Tạng

Lời thề sông biển xin vâng,

Ý nguyện nguồn cơn bày tỏ.

Nay có trai gia Phật tử (tên họ – pháp danh) cùng cả gia quyến ở xã … huyện … tỉnh …

cúng dường hương phẩm hoa đăng.

Chúng con trai gia hiếu quyến thường nhớ lời người xưa than rằng:

Ba tấc đất chưa về,

Khó giữ thân trăm tuổi,

Đã về ba tấc đất,

Khôn giữ mã trăm năm.

Nay nhân ngày cải táng mộ phần, tái an di cốt của ông bà … các vị vong linh.

Than ôi vong linh!

Từ xa dương thế, chưa biết về đâu,

Nắng mưa dãi dầu, bóng vang man mác.

Ba đường lưu lạc, sáu cõi phiêu du?

Chúng con chỉ biết:

giấc ngủ chưa yên,

Kẻ ở chưa hết não phiền,

Huyễn thể khôn an,

Ngày nào chưa chứng Niết Bàn,

Mả mồ khó giữ,

Hương lửa dễ tàn,

Đầu cúi trước đài, chân quỳ xuống chiếu.

Kính dâng sớ biểu, bái bạch xin nghe.

Nam mô Tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụTam Bảo, tác đại chứng minh.

Một nấm đất vàng xin gởi mạng,

Chín tầng sen báu nguyện ghi danh,

Người đi nhẹ gánh nhơn lành,

Kẻ ở nặng vai quả phước.

Nay ngày … tháng … năm … PL. 25 …

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con cung kính nghe rằng:

Đạo mầu ba Tạng

hiến cúng hoa đăng.

Ngửa mong chư Phật Bồ Tát,

Từ xa dương thế, vào cõi âm cung,

Lửa hương đôi khi tàn tạ.

Mưa nắng lắm lúc phũ phàng!

Do đó, vừa rồi chúng con đã xin phép ông bà cha mẹ đã qua đời để làm lễ:

Tìm lại mấy di cốt đã tàn,

Đem về xây lại mả mồ mới mẻ.

Ngõ đáp nghĩa sanh thành.

Bổn phận làm con, như thế đã đành,

Báo hiếu vì đạo, coi như chưa trọn.

Cúi đầu dâng sớ văn này,

Xin được hoan hỷ xin nghe.

Nam mô Tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụTam Bảo, tác đại chứng minh.

Tiêu tội khiên, nhiều đời nhiều kiếp,

Hưởng phước lộc, cả họ cả nhà.

Còn mất an vui, trẻ già hạnh phúc.

Nay ngày … tháng … năm … PL. 25 …