Văn Khấn Xin Rút Tỉa Chân Nhang / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Xin Rút Chân Nhang

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời,10 phương chư Phật,chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế,Hoàng thiên hậu thổ,ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ ,bà tổ cô và các bà cô các đời,ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới,mong chư vị Phật Thánh,các cụ gia tiên tiền tổ,bà tổ cô,ông mãnh,cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bài Văn Khấn Xin Rút Chân Nhang (Hương)

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!Con xin tấu lạy 9 phương Trời,10 phương chư Phật,chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế,Hoàng thiên hậu thổ,ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ ,bà tổ cô và các bà cô các đời,ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới,mong chư vị Phật Thánh,các cụ gia tiên tiền tổ,bà tổ cô,ông mãnh,cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ nhé!

Cách Rút Tỉa Chân Nhang, Văn Khấn Lau Dọn Ban Thờ

Dọn dẹp bàn thờ (bao gồm bao sái, rút tỉa chân hương) dịp cuối năm, đặc biệt là trước Tết ông Công ông Táo, để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam, là việc cần làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dọn dẹp cho đúng. Thực tế nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết ông Công ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi – đó là quan niệm sai lầm. Thậm chí có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác. Đó là sự mê tín và có ý khoe khoang để chứng tỏ rằng “ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng… Đứng về mặt Tâm linh thì sự “khoe khoang” đó chỉ chứng minh rằng tín chỉ là người rất hay vụ lợi, thích kể lể công lao…

Một số lưu ý khi rút tỉa chân hương dọn dẹp ban thờ 1. Người bao sái :

Ai cũng có thể bao sái ban thờ. Nhưng nếu trong nhà chọn được người chỉnh chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính. Tuy nhiên người bao sái là đàn ông thì tốt hơn còn nếu nhà neo người thì người bao sái cũng có thể là phụ nữ. Trước khi bao sái, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ rồi hãy bắt đầu công việc.

2. Chuẩn bị đồ dùng để bao sái :

Đồ dùng để bao sái bao gồm chậu, khăn, nước ấm, rượu và gừng. Nếu bao sái Phật thì dùng nước ấm không được dùng rượu gừng. Lưu ý những đồ dùng để bao sái nên là đồ riêng không được sử dụng vào việc khác. Các bạn nên chuẩn bị chậu, khăn riêng cho việc lau dọn ban thờ không nên dùng chung vào việc sinh hoạt của gia đình.

3. Xin phép trước khi bao sái:

Trước khi bao sái các bạn nên chuẩn bị mâm ngũ quả, bánh kẹo… sắp xếp trên ban thờ đầy đủ, thắp hương xin phép gia tiên. Các bạn tham khảo :

Văn khấn rút tỉa chân nhang lau dọn ban thờ

4. Cách bao sái ban thờ :

Thường thì bát hương và tượng Phật khi đã an vị rồi thì chúng ta không nên xê dịch, hay chuyển đi, trừ trường hợp có các thầy làm giúp vì sau khi bao sái các thầy sẽ làm lễ an vị Bát Hương và an vị Phật lại. Nếu tự mình làm thì các bạn chỉ nên lau dọn bát hương và tượng Phật mà không làm xê dịch hay xoay hướng. Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng, dùng một tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ.

Sau khi lau dọn, lấy 2 tay rút tỉa từng chân hương cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).

Chỗ chân hương rút ra để vào xô riêng, sau khi làm xong việc bao sái ta mang hóa thành tro, không nên thả ra sông làm ô nhiễm môi trường.

Lấy một khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống, rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại một lần xung quanh bát hương là hoàn thành.

Lấy khăn khô lau và thu dọn toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy một chiếc khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại một lần nữa.

Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo tín chủ con đã xong việc.

Văn Khấn Xin Rút Chân Nhang Lau Dọn Bàn Thờ Cuối Năm

Người Việt chúng ta xưa nay, có phong tục cuối năm sẽ dọn dẹp và lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới. Thông thường, thì vào ngày 23 tháng chạp mọi người sẽ rút chân nhang, dọn dẹp sửa sang lại bàn thờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết văn khấn để xin rút chân nhang trước khi bắt đầu vào dọn dẹp. Vì thế hôm nay, chúng tôi sẽ nói qua cho các bạn biết cách rút chân nhang và nói về bài văn khấn xin rút chân nhang. Cho mọi người sử dụng khi tiến hành lau dọn bàn thờ cuối năm. Để đem lại may mắn cho gia đình. Mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây.

Cách rút chân nhang

Người có nhiệm vụ rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ nên làm với tấm lòng thành tâm nhất. Trước khi dọn dẹp, phải tắm giặt thật sạch sẽ nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận khí của toàn gia đình.

Trước khi tiến hành dọn dẹp, gia chủ nên sắm chút lễ vật. Để xin phép mời ông bà tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên trong thời gian con cháu dọn dẹp bàn thờ. Làm như vậy, để không động đến ông bà và thần linh, đồng thời không bị quở trách.

Gia chủ, sau khi thắp nén nhang xin phép thì hãy rút chân nhang từng cái một chỉ giữ lại một số chân nhang đẹp nhất mà thôi. Thông thường thì là giữ lại số chân nhang lẽ như 3, 5, 7, 9 chứ không giữ lại số chẵn. Sau khi rút xong thì gia chủ mang số chân nhang đã được rút ra đi hóa thành tro. Tiếp tục, gia chủ lấy tro đó vùi xuống gốc cây hay pha nước để tưới cây, cũng có thể đổ xuống sông. Gia chủ tuyệt đối nên nhớ không vứt các đồ vật thờ cúng và chân nhang ở rác thải hay các nơi ô uế khác. Có thể dùng một miếng xốp rồi đặt lên đó thả trôi sông.

Cuối cùng, sau khi gia chủ dọn dẹp xong thì nên thắp nhang để báo và mời ông bà tổ tiên và thần linh trở về.

Văn khấn cúng xin rút chân nhang

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên nhớ dùng khăn mềm, nước ấm hay nước gừng hoặc rượu để lau chùi đồ thờ cúng. Trước khi dọn nên thắp nén nhang và văn khấn xin rút chân nhang tổ tiên như sau.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là: Tên gia chủ Ngụ tại: Địa chỉ của gia chủ Con xin tấu lạy vong linh các cụ tổ tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ (họ gia chủ) tại (địa chỉ nhà gia chủ ở hay quê quán). Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … , con xin phép được dọn dẹp lại bàn thờ tổ tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ (họ gia chủ) chấp thuận. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì gia chủ có thể bắt đầu tiến hành dọn dẹp và lau bàn thờ tổ tiên.