Văn Khấn Xin Lộc Cô Bơ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Căn Cô Bơ Có Lộc Gì?

Bậc thần nữ phong cô nhan sắc Vẻ khuynh thành nhất mực đảm đang

Lộc cô Bơ

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung.

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô có danh hiệu là Cô Bơ Bông hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà cô là đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn). Đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá.

Khi nói về những người được ăn lộc cô Bơ, người ta thường dựa vào thần tích về cô và những bài văn khấn, hát văn cổ xưa. Dựa theo thần tích về cô thì những người được ăn lộc cô sẽ có tài soi âm & chữa bệnh. Một số người cũng được hanh thông về buôn bán và đặc biệt ai thực sự có căn Cô thì lộc về nhan sắc cũng đều rất tốt. Dù trai hay gái thì sắc diện cũng rất đẹp & sang.

Tuy nhiên, mỗi người mỗi nghiệp nên mỗi người cũng mỗi lộc khác nhau. Không thể khẳng định hoàn toàn những lộc cô cho là đúng tất cả với mọi người. Bạn nào có căn cô, hãy tìm hiểu thêm về cô và nhớ tu nhân tích đức thì không chỉ được hưởng lộc của cô mà lộc gia tiên thôi cũng đủ để các bạn suôn sẻ trong mọi việc.

Nghe văn cô Bơ theo lối cổ:

Đền cô Bơ

Hình ảnh những ông Hoàng, bà Chúa được tái hiện lại trong dân gian qua hoạt động hầu đồng luôn mang đến sự hiếu kỳ, tò mò cho không chỉ “con nhang” mà còn rất nhiều người chiêm ngưỡng. Những nhân vật này được xem là hóa thân của những người có công giúp nước, giúp dân, trừ tà, sát quỷ mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tưởng nhớ công lao to lớn của họ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nên nhân dân lập đền thờ để lưu danh muôn thuở, cho con cháu ngàn đời sau biết đến mà nhang khói, phụng thờ. Cô Bơ cũng vậy.

Đền cô Bơ trải qua khá nhiều sóng gió: vào khoảng năm 1939 – 1940, Đền Bơ Bông đã bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Lúc đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Sau đó ít ngày, cụ đã xin giặc Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo (thực chất là dựng lại đền Cô) ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ chừng 200 mét. Nơi dựng đền cô lúc đó chỉ toàn lau lách.

Dưới sự quyết tâm của Cụ và bà con làng xóm, một ngôi đền 3 gian bằng tre nứa lá đơn giản đã được xây dựng. Sau đời cụ Nguyễn Trọng Khanh là cụ Nụ thủ nhang. Cụ Nụ có công rất lớn trong việc tôn tạo lại đền. Để có kinh phí xây dựng, cụ đã bán hết nhà cửa ruộng đất mới dựng được ngôi đền gạch, lợp ngói 5 gian.

Năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Hiện nay, khu đất cũ của đền Cô mà đã bị giặc Nhật phá đã có người dân xây dựng 3 gian nhà ngói để ở. Nhưng nghe đâu, miếng đất nơi đền cũ linh thiêng không ở được. Người ở đó đã bỏ lại ngôi nhà chỉ để dành thắp hương cho cô và đi kiếm ăn nơi xa.

Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi. Lại thêm những câu chuyện cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.

Theo cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” được lưu giữ tại Thái Miếu họ Lê có ghi chép về thần tích cô Bơ Bông như sau:

“Vào khoảng năm 1432, vua Lê Lợi có một đêm mộng thấy một nữ thủy thần báo mộng: “T a là con gái vua Thủy tề đây. Nhà vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp đế vương đã thành sao chưa thấy trả”.

Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy mới nhớ lại chuyện cũ. Ngày xưa, vào những năm đầu khởi nghĩa, Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô được cô cứu thoát.

Đẹp hơn nụ nở hoa cười Đẹp hơn Chức Nữ ngồi nơi cung Quảng Hàn

Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua có nói với cô rằng: “T a có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô”.

Người mà Lê Lợi nhắc đến chính là tướng quân Lê Khôi, cháu trai của Lê Lợi (Tướng Lê Khôi chính là một trong các hiện thân của Quan Hoàng Mười được thờ tại đền Củi ngày nay). Cô gái ấy chính là hiện thân của Cô Bơ. Tương truyền, sau thắng lợi, vua Lê Lợi có quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Như vậy lời hứa gả cô cho tướng Lê Khôi đã không được thực hiện.

Sau giấc mơ, biết cô gái tỉa ngô nơi xưa chính là con gái vua Thủy tề, hiện thân lên cõi trần để giúp vua xây dựng nghiệp lớn, Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đằng Thần” và cho xây dựng đền để tưởng nhớ công lao của Cô.”

Ngoài ra, còn có các dị bản khác như:

“Vào thời mới khởi nghĩa, có một lần Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba Thác Hàn thì gặp một cô gái đang tỉa ngô. Cô đã lấy quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc giả làm anh trai cùng tỉa ngô. Vì thế, Lê Lợi đã thoát cuộc truy đuổi. Lê Lợi rất biết ơn cô gái và có hẹn sau này chiến thắng sẽ đón cô về cung phong công và phong phi tử. Tuy nhiên, sau này khi kháng chiến thành công, Lê Lợi cho người về đón thì được biết cô gái vẫn một lòng kiên trinh chờ đợi cho đến khi thác hóa. Cô gái còn có công lớn trong việc vận chuyển quân lương, quân lính của Lê Lợi trong suốt cuộc khởi nghĩa.”

Bên cạnh đó, để ghi tạc công đức của Cô, dân gian còn lưu truyền một số huyền tích khác nói về công trạng của Cô Bơ Hàn Sơn sau khi người thác hóa:

“Vào đầu triều đại Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thái úy Lê Thọ Vực, được giao trấn giữ biên ải Ba Bông. Trong một trận chiến kéo dài, tình thế nguy cấp. Đêm đó. Lê Thọ Vực đã mơ thấy một tiên nữ mặc xiêm y trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”.

Theo lời, Lê Thọ Vực đã dẫn quân xuôi về Thác Hàn Sơn dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm, khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào chìm đắm rất nhiều, quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc chết nhiều vô kể và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa. Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.”

Thân thể là do vật chất nuôi dưỡng, tâm hồn cần được che chở bởi những đấng tối linh, những thần tích về cô Bơ cũng như sự linh ứng trong ngôi đền của cô sẽ là điểm tựa vững chãi cho con cháu muôn đời lui tới phụng thờ.

Hiển danh là bóng cô Bơ Vào tâu ra giọng cô xuống toàn thoải cung

Hát dọc:

Chèo đò:

Cờn bắc:

Bài thứ 2, hát văn cô Bơ:

Bài thứ 3, hát văn cô Bơ:

Bài Hát văn cô Bơ Hà Thành

chúng tôi

Bản Văn: Cô Bơ Thoải Cung

“Hiển danh là bóng Cô Bơ

Lên tâu xuống rộng trong tòa Thoải Cung”

Rồi để ca ngợi tài sắc của Cô Bơ cũng có nhiều đoạn rất hay như:

 “Đẹp bằng Nghiêu Thuấn nữ trung

So nên tài sắc tiên cung nào tày

Cô Bơ đàn hát cũng hay

Ngũ âm khéo này năm dây tang tình

Ngự chơi đâu một mình một phủ

Áo khăn hầu sắm sửa dâng ngay

Dâng cô quả nón đôi hài

Dâng gương dâng lược vòng tay quạt ngà

Chấm đồng đâu kể trẻ già

Hay cũng có cả đoạn sau:

”Dao vàng cô diếc móng tay

Bút thần cô kẻ lông mày cong cong

Rập rờn nét liễu nằm ngang

Phấn son tô điểm má hồng thiên trung

Thật là tiên nữ thủy cung…”

Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung , được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, tương truyền sự tích như sau: Đức Thái Bà nằm mộng thấy có người con gái xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, tóc mượt mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh lên phàm trần đầu thai vào nhà đó, sau này để giúp vua giúp nước, thì Thái Bà thụ thai.

Đến ngày 2/8 thì bỗng trên trời mây xanh uốn lượn, nơi Thủy Cung nhã nhạc vang lên, đúng lúc đó, Thái Bà hạ sinh ra được một người con gái, xem ra thì nhan sắc mười phần đúng như trước kia đã thấy chiêm bao. Thấy sự lạ kì vậy nên bà chắc hẳn con mình là bậc thần nữ giáng hạ, sau này sẽ ra tay phù đời nên hết lòng nuôi nấng dạy dỗ bảo ban. Cô lớn lên trở thành người thiếu nữ xinh đẹp, tưởng như ví với các bậc tài nữ từ ngàn xưa, lại giỏi văn thơ đàn hát. Đến khi cô vừa độ trăng tròn thì cũng là lúc nước nhà phải chịu ách đô hộ của giặc Minh, cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa, nơi ngã ba bến Đò Lèn, Phong Mục. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến (và có nơi còn nói rằng cô cũng hiển ứng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc” sau này).

Trong dân gian vẫn còn lưu truyền lại câu chuyện sau: Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đo không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi. Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình phong công và phong cô làm phi tử. Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương. Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh.

 Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà). Ai hữu sự đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi Cô Bơ luôn giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây. Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh. Vì theo quan niệm nguyên xưa Cô Bơ Bông hầu cận Mẫu Thoải, lại theo sự tích nơi quê nhà cô là ở đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn nên đền cô được lập ở đó, gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, trước đây đường đi vào rất khó khăn, nhưng hiện giờ đã được tu sửa nên giao thông đã dễ dàng hơn.

 Đền cô là nơi thắng cảnh “trên bến dưới thuyền”, nơi giao của Ngũ huyện kê: “Một tiếng gà gáy năm huyện đều nghe” cũng với danh tiếng anh linh của tiên cô nên khách thập phương đến chiêm bái, cầu xin nhân duyên, khoa cử, làm ăn rất đông đúc. Thuyền bè dưới bến sông qua lại đều phải đốt vàng mã kêu cô, rồi những người đến kêu cầu đều dâng cô nón trắng hài cườm, võng lụa thuyền rồng

Văn Khấn Xin Lộc Lô Đề Chuẩn Tâm Linh

Văn khấn xin lộc lô đề là một trong những yếu tố nhận được nhiều sự quan tâm của anh em chơi lô đề. Bởi vì theo quan niệm của người xưa thì có thờ có thiêng có kiêng có lành nên tâm thành thì chắc chắn linh. Cụ thể để biết thêm chi tiết về bài văn khấn này thì mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của nhandinhbong.net

Bài văn khấn xin lộc lô đề cầu gia tiên phù hộ trúng số

Bài văn khấn xin lộc lô đề cầu gia tiên phù hộ độ trì cho được trúng số có nội dung như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …tháng …năm…

Tín chủ con là…

Ngụ tại…cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Trúng số, trúng đề, chơi đâu thắng đó

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Sau khi khấn thì vái lạy 3 lần.

Đây là bài văn khấn gia tiên phù hộ trúng số được sử dụng rất nhiều hiện nay. Nó được áp dụng cho những anh em không có ban thờ thần tài.

Văn khấn thần tài cầu được trúng số tại nhà

Văn khấn dưới đây là bài trì chú cầu trúng số đặc biệt để cầu tài và cầu lộc. Cụ thể nội dung của nó như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:…

Ngụ tại: số nhà…đường…. quận….huyện…tỉnh….,Việt Nam.

Hôm nay là ngày…tháng…năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm, cầu xin hôm nay được trúng lô/ trúng đề (Đọc tên con số định xin thần linh phù hộ và đài chơi ngày hôm đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Khấn xong, vái lạy ba cái thành tâm.

Xem thêm: Bài văn khấn cô hồn chuẩn tâm linh

Trên đâ là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu bài văn khấn xin lộc lô đề. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn đọc.

Văn Khấn Xin Lộc Làm Ăn Cho Dân Kinh Doanh

Văn khấn xin lộc làm ăn giúp cho những người làm nghề kinh doanh và buôn bán nhận được nhiều tài lộc và may mắn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bài văn khấn này. Vì vậy trong bài chia sẻ sau đây nhandinhbong.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Những điều cần lưu ý khi đi chùa xin lộc làm ăn

Chùa là nơi thờ các vị thần linh vô cùng linh thiêng đồng thời cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của toàn thể người dân. Vì vậy khi xin lộc đầu năm hay vào những ngày rằm mùng một thì cũng cần lưu ý những điều cơ bản sau đây:

Khi đến chùa ăn mặc chỉnh tề, không mặc váy ngắn, không ăn mặc hở hang. Chùa, Đình là nơi thanh tịnh nên bạn hãy chuẩn bị trang phục nghiêm trang, lịch sự.

Văn khấn xin lộc làm ăn chỉ dành cho những ai kinh doanh buôn bán chân chính, những người làm cho vay nặng lãi, làm ăn phi pháp khấn xin tài lộc sẽ không được chấp thuận.

Chỉ được dâng lên Phật lễ chay như: hoa quả, hoa tươi, nhang thơm, cau trầu, phẩm oản… không được dâng lễ mặn lên ban thờ chính điện của Chùa.

Văn khấn có thể đọc ra thành lời hoặc nhẩm trong miệng

Khi khấn cần trình bày rõ: gia chủ muốn xin tài lộc cụ thể là bao nhiêu. Muốn xin bao nhiêu thì xin bấy nhiêu trong khả năng có thể đạt được. Không được khấn chung chung như: làm ăn phát đạt, …

Tiền công đức cho nhà chùa không đặt trên bàn thờ. Sau khi làm lễ xong bạn ra hòm công đức để đặt vào đó.

Bài văn khấn xin lộc làm ăn chuẩn tâm linh

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Con vái lạy các bậc bề trên (Chùa Đền đều được, dành cho ai không biết tên các ban) Tên con là: Cư trú tại: Địa chỉ cửa hàng tại: (rất quan trọng) Hoặc địa chỉ nơi bán hàng online tại: (rất quan trọng) Nay con là người làm ăn buôn bán, xin ngửa mong ơn trên cho con thêm lộc rơi lộc rụng, tiếp ngân tiếp xuyến, tiếp may tiếp thuận. Cho năm ………. doanh số phát triển, yên ổn bền lâu. Doanh số 1 tháng: xxx Doanh số 1 quý: xxx Doanh số 1 năm: xxx

Ơn trên cho duyên bán hàng con thêm vượng, cho hữu xạ tự nhiên hương, tiếng lành đồn xa mà tiếng dữ thì lẩn tránh. Con không dám buôn gian bán lận, cũng không treo đầu dê bán thịt cầy. Chỉ dám lấy công làm lãi, lấy trí mà làm việc. Mong ơn trên cho sự chăm chỉ của con ra được thành quả.

Gặp thời gặp vận, bình hoà mà thăng hoa Dĩ hòa thì vi quý. Hoà khí thì sinh tài. Vậy nên mong ơn trên cho khách hàng con yêu mến. Quan trần được hanh thông Hàng xóm không khó dễ Bạn hàng không tị nạnh. Ơn trên cho con được thêm minh mẫn, được thêm trí tuệ. Gặp được đối tác tốt, gặp được bạn hàng hay. Đủ sáng suốt mà đưa ra quyết định, đủ do dự mà không liều lĩnh tham lam. Kinh doanh một đường, gian nan thì qua, khó khăn thì vượt, thành quả được kết trái đơm hoa. Âm phần con xin tấu, lễ trần con xin dâng. Chút ít lòng thành, chắp tay kính bái. Cẩn cáo!

Xem thêm: Tìm hiểu văn khấn thổ công ngày Tết chuẩn tâm linh

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu bài văn khấn xin lộc làm ăn cho dân kinh doanh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.