Văn Khấn Xin Gia Tiên Phù Hộ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Khấn Vái, Lạy, Cúng Gia Tiên Đúng Quy Tắc Để Ông Bà Phù Hộ

Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta, con dân nước Việt đều phải biết cách thiết lập một bàn thờ gia tiên cũng như cách khấn vái khi cúng Gia Tiên. Hiểu được điều đó, sau đây, Phong thủy Tam Nguyên sẽ hướng dẫn bạn cách khấn vái, lạy cũng như ý nghĩa của từng động tác để việc cúng Gia Tiên hiệu quả để ông bà phù hộ.

1. Cách khấn khi thắp hương

Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to, Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)

Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2, 3, 4 hay 5 vái.

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý nghĩa khác nhau.

3.1 Thế lạy của đàn ông

Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.

Thế lạy phủ phục của Sư Thầy rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập luyện hằng ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy thì rất có thể mất thăng bằng

Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.

Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho Dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho Âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.

Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền thống rất có ý nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải có lòng tự nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập dượt lâu mới nhuần nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.

4. Nghi thức cúng Gia Tiên đúng

Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, thìa lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phước lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy và vái.

Số lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là phong tục đặc biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.

5.1 Ý nghĩa của 2 Lạy và 2 Vái

Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.

Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác. Nhưng trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quàn, các người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

5.2 Ý nghĩa của 3 Lạy và 3 Vái

Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chính, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh. Đây là nói về nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.

Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

5.3 Ý nghĩa của 4 Lạy và 4 Vái

Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ.

Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.

5.4 Ý nghĩa của 5 Lạy và 5 Vái

Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, quí vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt Nam.

Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì. Do đó, bạn cần phải nắm rõ được các cách khấn vái, lạy, cúng đúng. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã biết cách cúng Gia Tiên đúng cũng như ý nghĩa của việc khấn vái, lạy

Văn Khấn, Văn Cúng Rằm Tháng Chạp Chuẩn Nhất: Nắm Lấy Để Thần Linh Tổ Tiên Phù Hộ Độ Trì

Rằm tháng Chạp năm nay đúng vào ngày thứ Năm (9/1/2020). Theo ông bà ta từ xưa truyền lại, lễ cúng rằm tháng Chạp nên cúng vào đúng ngày. Không có quy định cụ thể nào về ngày giờ thế nhưng cũng không vì thế mà cúng quá sớm hay quá muộn.

Nếu công việc bận rộn, gia đình có thể tiến hành làm lễ cúng rằm tháng Chạp trước vào tối ngày 14 âm lịch. Lưu ý, ngoài 2 ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng các ngày khác đều không thiêng.

Văn khấn Rằm tháng Chạp tại gia chuẩn nhất để tống Hợi nghênh Tý

VĂN KHẤN THỔ CÔNG VÀ CÁC VỊ THẦN

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Thần Quân Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Khấn Rằm tháng Chạp thế nào cho chuẩn tống Hợi nghênh Tý

VĂN KHẤN GIA TIÊN NGÀY RẰM THÁNG CHẠP

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại: ………………………………..

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Rằm tháng Chạp cúng gì?

Theo quan niệm dân gian, người xưa tin rằng, vào ngày rằm, mùng Một, nếu thành tâm cầu khấn thì lời cầu ấy sẽ đến được với thần thánh, tổ tiên và rất dễ được đáp lại.

Hơn thế, rằm tháng Chạp còn là lễ cúng tổng kết 1 năm, là bước đệm cho lễ cúng Giao thừa đón năm mới. Do đó, người ta sẽ chuẩn bị lễ cúng thật tươm tất, đầy đủ lễ nghi.

Tùy thuộc vào từng địa phương mà nghi thức cúng sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên vẫn giữ những nét chung.

Cách sắm lễ cúng ngày rằm tháng Chạp:

Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp thường có: Hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn nến, vàng mã, rượu, thuốc lá.

Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng rằm là lễ mặn tùy vào phong tục cũng như điều kiện kinh tế.

Thông thường, mâm lễ mặn sẽ bao gồm: Gà luộc, xôi, bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến…

Lưu ý, tùy vào từng vùng miền, địa phương mà lễ vật, nghi thức cúng có thể sẽ khác nhau. *Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Văn Khấn Xin Di Chuyển Bàn Thờ Gia Tiên Sang Vị Trí Mới Nhà Mới【Chuẩn】

Văn khấn xin di chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí mới và nhà mới

10 tháng 12, 2017

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên là tài liệu hay mà các bạn nên tham khảo. Khi có nhu cầu chuyển nhà hoặc chuyển bàn thờ ra một vị trí khác phù hợp hơn thì gia chủ cũng cần phải có những kiến thức cần thiết để không phạm phải những điều cấm kỵ trong tâm linh. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin được gửi tới các bạn nội dung này, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết có liên quan khác có tại website Phúc An.

Văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên chỉ linh nghiệm và đáp ứng được những thủ tục tâm linh khi gia chủ thành tâm và chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết. Nếu như gia đình có thể tự làm lễ cũng được hoặc không nắm rõ những thủ tục, bài bản thì bạn có thể mời thầy, sư trên chùa về làm lễ cho gia đình.

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên là vô cùng cần thiết vì bàn thờ là nơi thể hiện được sự tôn nghiêm, linh thiêng, thể hiện được sự quan tâm, biết ơn, tưởng nhớ của các thành viên trong gia đình với ông bà, tổ tiên, cội nguồn của mình. Phàm đã là tâm linh thì “có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Nếu như có bất cứ sự động chạm, xê dịch nào dù là nhiều hay ít bạn cũng cần phải làm lễ hoặc ít nhất là thắp một nén hương cầu khẩn, xin phép và thông báo cho gia tiên để thể hiện lòng thành kính.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày __________ tháng __________năm __________(Lịch Âm)

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần,- con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài” -Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí __________ sang phòng __________Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ : __________ con xin rập đầu kính bái.

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:

Hôm nay là ngày __________ tháng __________năm __________(Lịch Âm)

Tín chủ con là: __________, xin tâm thành tiến lễ bái tổ tiên, cha mẹ, ông bà lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị ông bà gia tiên chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: __________cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ !

Sau đó, hóa vàng mã và kết thúc buổi lễ. (Rắc vài giọt rượu vào hóa tiền vàng).

Tín chủ con:__________ đã chuyển ban thờ tới nơi __________

Từ ngày ngày __________ tháng __________năm __________(Lịch Âm)

Kính cáo chư vị Thổ địa – Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.

Chú ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Lễ chuyển bàn thờ gia tiên nên tiến hành như sau:

Chọn làm vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng, gia chủ vái 3 lạy trước ban thần tài đồng thời khấn các ngài xin cho phép giải bát hương.

Chuẩn bị lễ đầy đủ ở cả ban Các Quan thần linh và gia tiên, kính mời cả quan thần tài lên thụ hưởng lễ vật, mời các ngài đi nơi khác nhận nhiệm vụ mới.

Sau đó bạn có thể giải đồ thờ ra sông hồ cho mát và để đảm bảo vệ sinh, những món đồ gỗ bạn có thể hóa thành tro rồi mới rải xuống sông hồ.

Gia chủ nên sắp mâm lễ cúng tạ đất từ ngày hôm trước, đến ngày chuyển nhà

Gia chủ đứng trước ban thờ vái 3 vái và khấn báo thần linh, gia tiên xin chuyển nơi thờ tự sang nơi cư ngụ mới, đồng thời mời gia tiên đến ngự ở nhà mới (nêu rõ địa chỉ, số nhà…)

Sau đó dùng tiền âm lót xuống thùng cát tông hoặc hộp giấy, đồ chứa sạch sạch rồi đặt bát hương vào, đậy kín, dán băng dính chặt chẽ. Đối với thủ tục này, bạn ênn chú ý tuyệt đối không được để bát hương lộ thiên khi đi ở ngoài đường, nguyên nhân là bởi có thể khiến “vong” vãng lai nhập vào.

Sau khi chuyển đến nhà mới, sắp đặt gọn ghẽ ở vị trí mới xong thì lấy khăn mặt mới nhúng với rượu gừng tịnh hóa lại một lần nữa rồi thắp nhang, hành lễ bình thường.

Văn Khấn Gia Tiên Ngày Tiên Thường

Theo tập tục cổ truyền Việt Nam thi lễ việc cúng lễ giỗ là không thể thiếu. Đây là tập tục đã được lưu truyền ngàn đời nay tại Việt Nam. Có thể nói tập tục cúng giỗ người đã khuất như là 1 nét đẹp, vừa thể hiện đạo hiếu làm người, vừa nói lên tấm lòng chung thủy dù người thân đã đi xa thế giới hiện tại này, nhưng chúng ta vẫn nhớ thương, thương tiếc họ. Chính vì thế việc làm lễ đọc văn khấn Gia Tiên ngày Tiên thường là không thể thiếu được. Hồi xưa nhà nghèo thì làm đơn giản chỉ cần mâm cơm gia đình xum họp lại là được, còn bây giờ thì khá giả hơn và việc làm 5 đến 10 mâm cơm mời người thân, họ hàng đến dự và cúng ngày giỗ thường. Bài viết này sẽ giúp quý bạn cách chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn Gia Tiên ngày Tiên thường 1 cách chuẩn nhất theo đúng phong tục tập quán Việt Nam.

1. Ý nghĩa văn khấn Gia Tiên ngày Tiên thường

– Thông thường thì sau khi mất kể từ năm thứ 3 trở đi tính theo lịch âm lịch thì người nhà thường hay làm lễ Giỗ Thường. Lễ giỗ Thường còn được gọi là “Cát Kỵ” và ngày lễ giỗ Tiên Thường chính là ngày trước Giỗ. Bởi vì trong ngày tiên thường, gia chủ phải làm lễ để xin Thổ Thần cho người nhà đã mất có thể vào được trong nhà để ngày chính Giỗ Thường ngày Cát Kỵ làm lễ được tốt hơn. Và lễ Giỗ Thường sẽ được duy trì trong 5 Đời, vì người ta tin rằng trong 5 đời người thân sẽ được siêu thoát, nên họ sẽ cúng Giỗ Thường 5 đời kể từ khi người đó mất. Vào ngày này gia đình thường tụ họp rồi thực hiện nghi thức cúng giỗ cho người thân của mình. Tuy nhiên cũng có điều bất cập là hầu hết các gia đình chỉ chăm làm lễ giỗ cho người thân mà quên mất đến các thần linh. Chính vì thế phong thủy học mạn phép xin được bổ xung đầy đủ văn khấn ngày giỗ thường là gồm 2 bước:

2. Cách sắm lễ ngày giỗ trước khi đọc văn khấn khi cúng giỗ Gia Tiên ngày Tiên thường

– Chuẩn bị lễ vật gồm: hương hoa, phẩm oản, mâm lễ mặn (gà, xôi, cơm canh…), vàng mã, giấy mã: quần áo, nhà cửa, xe cộ.

3. Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời…………………………………………………………………

Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..

Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Trên đây là bài văn khấn Gia Tiên ngày Tiên thường. Phong thủy học xin chia buồn với gia nhân trong gia đình quý bạn về sự gia đi của người thân. Tuy nhiên để buổi lễ cúng Giỗ Thường được chuẩn nhất thì chọn ngày tốt Giỗ Thường là không thể thiếu được. Mời quý bạn xem công cụ xem ngày hoàng đạo để chọn được ngày đẹp tổ chức làm lễ giỗ cho người thân của mình. Chúc quý bạn làm xong đầy đủ thủ tục lễ giỗ thường cho người thân trong gia đình mình 1 cách chuẩn nhất hợp với phong tục cổ truyền Việt Nam.