Van Khan Xe Oto Moi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Lễ Tạ Mừng Năm Mới Van Khan Cung Le Ta Mung Nam Moi Doc

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng.

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.

Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” .

Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.

* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.

Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…

Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!

TS NGUYỄN NHÃ

Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .

Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai . Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .

LỄ TRỪ TỊCH

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn.Các ông thủ từ lo ở đình miếu,còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương,mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.

Van Khan Xin Chuyen Ban Tho Ong Than Tai

Văn khấn xin chuyển bàn thờ ông thần tài

Văn khấn tại ban thờ Thần Tài cũ Văn khấn chuyển Thần Tài đến vị trí mới Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ)Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ)Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách .Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ)Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ)Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ)Kim thần tín chủ: ………………………. tuổi………… .Ngũ thập tứ tuế.

Chủ Lễ : Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thầnĐầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm.Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ)Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện.Thiên vận: ……. niên ; Ngũ nguyệt ; Sơ lục nhật

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ !

Lưu ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Tín chủ con:………….. đã chuyển ban thờ tới nơi đây từ ngày…. tháng ….. năm ……….. 20….. . Kính cáo chư vị Thổ địa Tài thần, thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.Chúng con xin vô cùng cảm tạ !

Các Bài Cúng Tết Nguyên Đán Van Khan Tet Nguyen Dan Doc

Văn khấn lễ giao thừa Thời điểm giao thừa người ta thường hay cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Tại sao lại có tục dâng hương cúng lễ ngoài trời vào thời điểm giao thừa ? Tục xưa tin rằng “Mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần này bàn giao công việc cho vị thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa Thần cũ, đón rước Thần mới”. Thời điểm bàn giao công việc giữa hai vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho quan Hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương, hơn nữa các vị này là các vị thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc dưới trần gian, nên làm việc lễ “Tống cựu nghênh tân” các vị hành khiển và Phán quan giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà ở ngoài trời (sân, cửa).

Có 12 vị Hành khiển – hay còn gọi là các vị thần Thời gian. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. Năm Tý: Chu Vương Hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành khiển, Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hỏa Tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ : Tần Vương Hành khiển, Thiên Hao chi thần, Nhân Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiển , Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngụ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu : Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan Hành khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh vị của vị ấy.

Văn khấn lễ giao thừa trong nhà

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. – Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần – Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh.

Nay là phút giao thừa năm ……..

Chúng con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Phút thiêng giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giời Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ khảo, cao Tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng thế về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này.

Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Văn khấn ngày Tết nguyên đán

a. Khấn thần linh trong nhà

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Phật Trời, Hoàng Thiên, Hậu Thổ – Chư vị Tôn thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh, lễ vật bầy ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần. Thiết nghĩ Tôn thần hào khí sáng lòa, án đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hi3vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

b. Văn khấn tổ tiên ngày mồng 1 Tết

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật – Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần nguyên đán, mồng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tất cỏ báo ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thu1ac huynh đệ, Cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xám, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời: các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

c. Văn khấn lễ tạ năm mới.

(Tức là kết thúc Tết – tập quán thường gọi là lễ hóa vàng vào ngày mồng 3 hoặc ngày khai hạ mồng 7 âm lịch)

Na mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy: – Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần – Ngài Đương niên, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần. – Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm …………… Tín chủ con là: ………………………………………….. ………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………….. ………………………………………….. …..

Thành tâm sửa biện hương hoa, phẩm vật, phù tửu lễ ghi, cung trần trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới. Kính xin: Lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét xoi, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Cách Cúng Xe Máy Xe Oto Mới Mua Như Thế Nào Cho Đúng Cách Điều Trị Bệnh

Đa số mọi người thường mua xe mới về là phải làm lệ cúng xe. Theo quan niệm thì cúng xe như là hình trình lên với tổ tiên ông bà với mong muốn mang đến bình an, may mắn cho cuộc sống. Trong phong thủy đây là một lễ nghi không thể nào bỏ qua, bởi khi cúng xe mới mang đến sự an toàn, tính mạng cho chủ nhân. Nên thông thường khi mua mới một chiếc xe hơi, xe ô tô, hoặc xe khách (ngay cả với xe máy), với mong muốn luôn được bình an và may mắn thì chủ xe thường chọn ngày lành rồi sắm lễ vật để cúng xe. Để hiểu rõ hơn về cách cúng xe mới mua mời các bạn xem bài viết dưới nhé.

Cách cúng xe lúc mới mua xe và cúng xe hàng tháng thông thường không khác nhau, là tâm thành của chủ xe với chốn đất đai, các chư vị bề trên (mang ý nghĩa tâm linh).

Phải chọn ngày giờ tốt hợp với tuổi, mạng với chủ xe, sau đó ta bày trí lễ vật thành một mâm trước đầu xe. Chủ xe ăn mặc gọn gàng rồi khấn vái với tâm thành kính, thật lòng.

Cách cúng xe máy, xe oto mới mua đúng cách

Chiếc xe nói chung là vật dụng gắn liền với người chủ, tại Việt Nam nó còn là tài sản và có khi là cả một cơ nghiệp. Nên thông thường khi mua mới một chiếc xe (ngay cả với xe máy), với mong muốn luôn được bình an và may mắn thì chủ xe thường chọn xem ngày tốt trong tháng rồi sắm lễ vật để cúng xe. Ngoài ra người kinh doanh dịch vụ thông qua phương tiện xe thường tổ chức cúng xe định kỳ : Người miền Nam, miền Trung vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng, còn người Bắc cúng xe vào mùng 1 và 15 âm lịch.

Cách cúng xe lúc mới mua xe và cúng xe hàng tháng thông thường không khác nhau, là tâm thành của chủ xe với chốn đất đai, các chư vị bề trên (mang ý nghĩa tâm linh). Ông bà ta thường có câu “có thờ có thiêng, có kiên có lành”, đúng vậy mặc dù chúng ta không nên mê tín dị đoan nhưng việc cúng thờ là một điều không nên bỏ qua. Kiêng cử, thờ cúng sẽ giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, tránh đụng phải những tai họa khó lường. Vậy việc cúng xe mới cũng vậy, giúp cho chủ nhân chiếc xe được an toàn, mang lại điều may mắn khi chạy xe. là điều chủ xe nên làm

Sắm lễ vật cúng xe máy xe oto mới mua

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc…) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài…).

1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang).

1 đĩa trái cây.

3 hoặc 5 chung rượu.

3 hoặc 5 chung trà.

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt).

1 đĩa gạo muối (muối hột).

3 hoặc cây nhang ( nhang thơm).

1 ly nước trắng.

2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Bài văn khấn lễ cúng xe máy xe oto mới mua

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập Vị Du Hành Hộ Pháp!

Con xin kính lạy Chư Vị Bản cảnh Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành – Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan!

Ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan!

Ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân!

Con kính lạy các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ của chúng con!

Hôm nay, ngày ……….. tháng ……….. năm ……….. (nhằm ngày ……….. tháng ……….. năm ………..

Tại địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………; Chúng con, gồm: Con, tên là: ………………………………………………….. ; sanh ngày: ……/…../……..; Tại: ……………………………………………………………………………………………………..; Hiện ở tại: ……………………………………………………………………………………………; Hợp cùng toàn thể các thành viên trong gia đình chúng con.

Hôm nay nhân ngày giờ lành, chúng con lòng thành sắm sửa phẩm vật lễ vật dâng cúng, thực hiện Nghi Pháp Lễ Kính Cáo và Lễ Cúng Tạ – Mừng Gia Đình Mua Xe Mới.

Gia đình của chúng con hội đủ phước duyên quý báu, có nhu cầu và khả năng mua chiếc xe mang biển số: ………………………………………………… ; Do: ……………………………………………………. đứng tên chủ sở hữu, với mục đích là sử dụng để: ……………………………………………………………………………………………………

Đây là việc chung của Gia Đình, chúng con mạo muội xin được kêu thay lạy đỡ cho nhau, đứng tên xin phép thực hiện Pháp Lễ.

Kính mong các Ngài chứng minh cho chúng con, Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Xin các Ngài Gia hộ cho con, gia đình con, cho sự bình an của mọi người khi vận hành xe, chiếc xe mang biển số: …………………… ; cho người lái xe, người đi xe và cho cả người đi đường.

Kính Xin các Oan Gia Trái Chủ, Oan Trái Báo Đới Chướng Nhiều Đời Nhiều Kiếp của con và những người có nhu cầu sử dụng hóa giải những mối oan sai từ nhiều đời, không làm phương hại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn khi vận hành xe.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe).

Đây không phải là mê tín dị đoan, mà nó thuộc về tâm linh (như một số người vẫn thờ Thần Tài – Thổ Địa). Cúng xe mới mua ở đây là chỉ muốn đem đến sự may mắn cho tài sản, công việc, thậm chí là nồi cơm của họ, cúng cho thượng lộ bình an … Hy vọng bài viết Cách cúng xe máy mới mua như thế nào cho đúng cách giúp bạn tổ chức được buổi cúng xe hoàn hảo