Van Khan Xe Oto Hang Thang / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

#1 Bai Van Khan Cung Co Hon Thang 7 Chuan Nhat Theo Phong Tuc

Cúng cô hồn tháng 7 là một phong rất phổ biến của người Viêt Nam. Về vấn đề tâm linh, các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, những linh hồn không siêu thoát, không nơi nương tựa.

Mâm lễ cúng cô hồn này thường được tổ chứ vào tháng Bảy âm lịch hàng năm. Ở bài viết này gửi đến các bạn những thông tin cơ bản về lễ cúng cô hồn, bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 và những lưu ý cần tránh để không phạm phải những điều cấm kỵ.

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?

Mâm cúng cô hồn tháng 7 sao cho cho đúng thì không phải ai cũng có thể nắm và hiểu rõ. Vào ngày rằm không phải cứ chuẩn bị mâm cao cỗ đầy mà còn ở thái độ, lương tâm cũng như sự thành tâm của mỗi người.

Trong ngày này các gia đình nên đi chùa để làm lễ, cầu siêu cũng như tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Sau đó về nhà làm mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ của người thân đã mất.

Ngoài cúng cô hồn tháng 7, người Việt còn cúng vào ngày 16 âm lịch hàng tháng

Sự tích rằm tháng 7

Ở Trung Quốc thì từ mùng 2/7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để cho các quỷ đói trở lại được trần gian đến ngày 15/7 âm lịch nên tháng cô hồn cũng bắt đầu từ đó mà đi.

Do đó, theo tục lệ dân gian thì mọi người phải cúng gạo, muối, cháo để quỷ đói không còn quấy nhiễu cuộc sống sinh hoạt thường ngày và ngày 14/7 âm lịch hàng năm chính là ngày mà người dân trung Quốc cúng cô hồn.

Còn ở Việt Nam, tín ngưỡng tâm linh lễ cúng cô hồn tháng 7 đã được truyền từ đời này đến đời khác và phong tục ấy vẫn còn lưu giữ tới bây giờ. Người xưa cho rằng, con người gồm phần xác và phần hồn.

Khi con người mất đi chỉ mất phần xác còn phần hồn vẫn luôn tồn tại và có người được đầu thai, có người lại bị giữ lại và được đẩy xuống địa ngục để làm quỷ đói, ma đói quấy nhiễu trần gian.

Xem Thêm: Giấc mơ thấy em bé nên đánh lô đề con số nào may mắn?

Do đó, cứ vào tháng 7 âm lịch hàng năm thì người Việt lại cúng cô hồn và việc cúng này kéo dài từ ngày mùng 1 đến 30/7 âm lịch tùy vào từng vùng và từng gia đình mà không ấn định riêng 1 ngày nào.

Bên cạnh đó, theo quan niệm, tháng 7 là tháng của ma quỷ, tháng xui xẻo nên các bạn cần lưu ý những việc trọng đại trong gia đình đều tránh tổ chức, diễn ra vào tháng 7 âm lịch.

Thông thường mọi người sẽ có một mâm đồ cúng cô hồn tháng 7 trong nhà và một mâm cúng ngoài đường hoặc ngoài sân nhà cho các vong hồn.

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 như thế nào?

Mâm cúng cô hồn tháng 7 không cần quá cầu kỳ. Nhưng một số lễ vật cần phải có, phổ biến trong mâm cúng, thường được mọi người Hay dùng:

Hoa

Quả

Gà luộc

Tiền mặt

Nước lọc

Xôi chè

Đường thẻ

Nến, nhang

Muối và gạo

Giấy cúng cô hồn

Heo quay, bánh hỏi

Nước lọc, trà, rượu

Khoai, sắn, ngô luộc

Bánh kẹo, bỏng, oản

Cháo loãng (cháo trắng không cho thêm gì cả)

Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 chuẩn nhất theo phong tục người Việt

Đọc bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 là thủ tục để kết lại nghi thức cúng cô hồn. Văn cúng cũng khác nhau theo từng địa điểm, văn hóa của mỗi miền. Tuy nhiên, có 2 bài văn cúng cô hồn tháng 7 phổ biến được nhiều người sử dụng nhất.

Văn khấn cúng cô hồn tháng 7 thường do người lớn trong nhà thực hiện.

Văn khấn cúng cô hồn số 1:

Kính lễ mười phương tam bảo chứng minh

Hôm nay ngày……. Chúng con tên………

Ở tại số nhà………………………………

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh:

Cô hồn xuất tại côn lôn

Ở tam kỳ nghiệp, cô hồn vô số

Những là mãn giả hằng hà

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ

Ôi! m linh ơi, cô hồn hỡi

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa

Thương thay cũng phận người ta

Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu

Đàn cúng thí vâng lời phật dạy

Của có chi, bát nước nén nhang

Cũng là manh áo thoi vàng

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên

Ai đến đây dưới trên ngồi lại

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh

Phật hữu tình từ bi tế độ

Chớ ngại rằng có có không không

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần)

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

Văn khấn cúng cô hồn số 2:

Kính lễ mười phương tam bảo chứng minh

Hôm nay ngày……tháng……năm………………( Âm lịch).

Con tên là:……………Tuổi……..

Ngụ tại số nhà…, đường…, phường(xã)…, quận(huyện)……,tỉnh (Tp):…………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra, tam bạt ra hồng ( 3 lần)

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần)

Những lưu ý khi làm lễ cúng cô hồn tháng 7

Những điều cấm kỵ trong lễ cúng cô hồn rằm tháng 7

Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.

Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.

Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.

Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.

Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.

Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.

Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.

Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.

Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.

Những điều nên làm khi cúng vào tháng 7 âm lịch hoặc hàng tháng

Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào cúng cô hồn mùng 2 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.

Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.

Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

Nên hạn chế sát sinh các con vật.

Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.

Nên ăn chay để tránh điềm dữ.

Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.

Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).

Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.

Nên tránh xa các cuộc xung đột.

Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu…

Khi các bạn cúng cô hồn tháng 7 xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại. Đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.

Nơi cung cấp mâm cúng cô hồn tháng 7 chất lượng

Để hoá giải những khó khăn trong việc thực hiện các nghi thức nghi lễ cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ của các gia đình hiện nay có không ít công ty cung cấp các dịch vụ chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn trọn gói.

Đặt mâm cúng cô hồn tháng 7 trọn gói, quý khách sẽ nhận được những ưu đãi cùng lợi ích sau:

Đảm bảo về giá

Hoá đơn chứng từ đầy đủ

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiết kiệm chi phí và thời gian

lễ cúng cô hồn tháng 7 đầy đủ

Lựa chọn lễ vật mâm cúng theo yêu cầu

Cúng cô hồn tháng 7 là việc làm rất quan trọng diễn ra mỗi năm, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cúng cô hồn không chỉ giúp công việc, sức khoẻ của gia đình được thuận lợi, may mắn mà còn cứu vớt các chúng sinh vất vưởng, lang thang không có ai cúng giỗ.

Văn Khấn Thổ Địa Van Khan Than Tai Tho Dia Doc

Ngày vía của là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Ngày vía của Thần Tài mọi người thương mua : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Trong tháng thường cúng Thần Tài

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.

Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.

Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.

Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Khi thỉnh tượng Thần T ài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Đại.

Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường. Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên, Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa

Văn Khấn Lễ Phật Ở Chùa,Van Khan Le Phat O Chua

(hanhthien.net). Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa đến nay. Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật. Và hiện nay xu hướng các bạn trẻ đi lễ chùa ngày càng đông, nhưng trên thực tế đa số các bạn không biết khấn vái ra sao. chúng tôi gửi quý độc giả một bài Văn Khấn lễ Phật, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn xa gần

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Hôm nay là ngày……….. tháng ……….. năm ……….. (lịch âm, năm âm lịch) Tín chủ (chúng) con là ………………………. Ngụ tại: ………………………………………..

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa……….. thắp nèn tâm hương, thành tâm kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương Chư Phật, Vô thượng Phật Pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc Nay đến trước Phật đài Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ Nguyện làm việc lành Ngửa trông ơn Phật Quán Âm Đại Sỹ Chư Thánh hiền Tăng Thiên Long bát bộ Hộ pháp Thiên thần Từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thần không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp. Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lẽ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật

Tin Bài khác

Văn Khấn Lễ Tạ Mừng Năm Mới Van Khan Cung Le Ta Mung Nam Moi Doc

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng.

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.

Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” .

Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.

* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.

Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…

Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!

TS NGUYỄN NHÃ

Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .

Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai . Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .

LỄ TRỪ TỊCH

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn.Các ông thủ từ lo ở đình miếu,còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương,mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.