Văn Khấn Xê Dịch Bàn Thờ / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Xử Lý Khi Bát Hương Trên Bàn Thờ Gia Tiên Bị Xê Dịch

Bát hương trên bàn thờ gia tiên là một vật linh thiêng nhất và cũng là một vật phải bất động trong quan niệm thờ cúng của người Việt Nam, không được xê dịch bát hương một cách tự động khỏi vị trí ban đầu.

Bát hương là một vật linh thiêng trên bàn thờ gia tiên

Tuy nhiên trên thực tế vẫn không tránh khỏi những việc bất khả kháng hay vô tình làm xê dịch vị trí của bát hương, vậy trong những trường hợp này phải xử lý như thế nào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đâ y.

Bát hương bị xê dịch do ngoại cảnh

Đây là trường hợp xảy ra rất hy hữu xảy ra nhưng không phải là không có khả năng, chính vì vậy nhiều người không để ý và không biết cách xử lý sao cho đúng, chính vì vậy mà dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho người trong gia đình.

Bát hương bị tác động của ngoại cảnh mà xê dịch hay bị đổ vì có đồ vật tác động vào hay động vật tác động vào làm cho tro hương ở trong bát bị đổ ra.

Với những trường hợp này, chúng tôi đưa ra một giải pháp mà bạn có thể tham khảo đó là: Sử dụng tro nếp (tro của rơm nếp) trong bộ Bốc bát hương cho thêm vào bát hương bị đổ, nguyên nhân là do bị thiếu mất hành Thổ do bị đổ, rơi… Ý nghĩa của nó là tượng trưng cho nền móng vững chắc, tránh bị họa cho những người trong gia đình và gia chủ.

Sau khi cho thêm tro nếp vào thì phải dùng rượu nếp hoặc nước thơm, nước ngũ vị hương lau xung quanh bát hương. Ý nghĩa của việc này là tránh việc Thần Linh và các vị Gia Tiên phật lòng mà bị phạm vào đại kỵ, dẫn đến tai họa.

Bát hương bị xê dịch lúc thờ cúng

Theo phong tục của người Việt thì vào ngày 23 tháng Chạp thì gia chủ sẽ lau dọn bàn thờ thờ cúng tổ tiên. Trong lúc lau dọn, có thủ tục lau bát hương nên khó tránh khỏi việc đụng chạm mạnh dẫn đến bị xê dịch.

Bát hương bị xê dịch lúc thờ cúng

Bát hương mà bị xê dịch có nghĩa là bị “động” đến phần âm, phạm phải vào đại kỵ đến tổ tiên, những người đã khuất. Đây là quan niệm xa xưa được truyền lại mà nhiều người cũng biết, nhưng điều này chưa hoàn toàn trọn vẹn.

Trước khi tiến hành dọn bàn thờ, lau chùi bát hương thì gia chủ có làm cúng, khấn xin bề trên cho phép tỉa chân nhang, lau chùi; điều này đồng nghĩa với việc xin các vị Thần Linh, Tổ Tiên tạm lui trong lúc lau dọn. Chính vì vậy mà trong lúc dọn dẹp mà bát hương có bị xê dịch thì cũng không phải là chuyện quá to tát, hoàn toàn sẽ tránh bị đại kỵ.

Những lưu ý đặt bát hương để tránh bị xê dịch

Theo nghiên cứu của hiệp hội phong thủy ở Việt Nam và cả thế giới cho rằng việc bát hương mà bị xê dịch chính là một điều đại kỵ, điều này phải cần có sự xin phép trước từ gia chủ đến các vị bề trên thì mới có thể lau dọn, di chuyển bát hương hoặc chuyển bàn thờ, chuyển nhà, mang đi xa.

Ý nghĩa của bát hương chính là một phương tiện giúp người trần mắt thịt kết nối với ông bà tổ tiên, điều này chứng tỏ nếu có muốn di chuyển bát hương thì cần phải xin trước, nếu không thì sẽ là bất kính, phạm vào điều đại kỵ.

Việc xê dịch bát hượng tuy là đại kỵ nhưng nếu có xin phép các bị bề trên trước khi thực hiện thì không sao cả, không bị phạm vào đại kỵ, chính vì vậy mà gia chủ nên biết để tránh khỏi tâm lý lo sợ và cho rằng cứ bát hương bị xê dịch thì ắt sẽ gặp phải chuyện không may.

Để giúp cho việc bát hương khó bị xê dịch do tác động của ngoại cảnh thì bạn cần chú ý để bát hương trên kệ ngay chính giữa bàn thờ, không bị kênh hay lệch.

Bát hương cần để trên kệ vững, không bị kênh

Lưu ý khi lau chùi bát hương thì cần phải nhẹ nhàng, tránh việc động chạm quá mạnh cũng không tốt.

Cập nhật lần cuối: 14/04/2020 10:23:22 SA

Văn Khấn Bỏ Bàn Thờ

Đối với nhiều gia đình, vì một lý do nào đó mà phải bỏ bàn thờ cũ hoặc thay thế bàn thờ mới tốt hơn. Khi đó, các gia đình cần phải sắm lễ và làm lễ dỡ bỏ bàn thờ cũ, báo cáo, xin phép các vị Thần linh, ông bà tổ tiên để có thể bỏ bàn thờ cũ, chuyển sang thờ tại địa điểm khác hoặc bàn thờ khác… Dưới đây là bài văn khấn bỏ bàn thờ và cách xử lý bàn thờ cũ không dùng nữa, mời các bạn tham khảo!

>>Xem ngay: Cách bố trí bàn thờ truyền thống để mang tài lộc về nhà

1. Lễ vật cần chuẩn bị để làm lễ bỏ bàn thờ

Gia chủ có thể sắm lễ vật tùy tâm nhưng thông thường sẽ có những thứ cơ bản như trầu cau, hương, vàng mã, hoa quả và mâm lễ mặn.

2. Bài văn khấn bỏ bàn thờ, dỡ bỏ bát hương Thổ Công và các vị thần linh

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………………….. Ngụ tại: ……………..

Hôm nay là ngày … Tháng … Năm … (âm lịch), chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương đăng, kim ngân, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Trong suốt thời gian qua chúng con công tác, làm việc tại………. đã được sự che trở, phù trì của chư vị Tôn thần. Bây giờ, do chuyển làm việc tại cơ quan mới, ban thờ mới đã được tập trung tại ………………………. nên chúng con xin được dỡ bỏ ban thờ tại …………..

Hôm nay, chúng con thành tâm sắm sửa chút lễ mọn, bày tỏ lòng thành kính, xin được tạ ơn chư vị Tôn thần. Chúng con người trần mắt thịt, thành tâm sửa lễ, có gì thiếu sót, chưa phải thì kính mong các chư vị Tôn thần xá lỗi cho chúng con.

Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Khi khấn lễ xong cũng đồng nghĩa với việc Thần linh, Gia tiên không còn ngự trên bàn thờ hoặc trên bát hương cũ đó nữa, khi đó bàn thờ và bát hương không còn linh nghiệm nữa, các bạn có thể cho hoặc dùng vào việc khác. Đối với bát hương, nếu không dùng làm việc khác như đựng đồ khô, trồng cây… thì có thể đập nhỏ ra rồi chôn dưới đất. Đối với bàn thờ cũ thì có thể cho người khác nếu còn dùng được, không thì có thể chẻ nhỏ ra làm củi đun hoặc đốt thành tro, sau đó chôn dưới đất hoặc thả xuống vườn hoặc ao.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách bố trí ban thờ phật và ban thờ gia tiên trên cùng 1 bàn thờ

4. Dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp, lắp đặt ban thờ của Vietnamarch

– MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN: Vận chuyển, lắp đặt Miễn phí vận chuyển trong nội thành Hà Nội.

– BẢO HÀNH DÀI HẠN : 10 năm cho tất cả sản phẩm.

Liên hệ bán buôn: 0918.248.297 (Mr.Trường)

————

Đến Vietnamarch, Bạn không chỉ mua được những chất lượng nhất mà còn được tư vấn toàn diện về không gian, giải quyết tất cả thắc mắc về bàn thờ như: hướng bàn thờ, vị trí đặt ban thờ, kích thước hợp phong thủy và hợp tâm nguyện…

Hoặc Liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH VIETNAMARCH – CHUYÊN GIA PHÒNG THỜ.

Văn phòng thiết kế và showroom: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội. Hotline: 0903.205.159 – 0915.191.212 (24/7) Email: Vietnamarch.Ltd@gmail.com Website: vietnamarch.com.vn

Văn Khấn Bàn Thờ Thông Thiên

Tục thờ Thông Thiên là một tín ngưỡng thờ Trời phổ biến ở miền Nam nước ta. Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước Phật trong các đối tượng được thờ, theo thứ tự “Trời – Phật – Thánh – Thần”, nên việc thờ Trời là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà.

Bàn Thông Thiên là danh từ để chỉ cho chỗ thờ phượng ở ngoài trời, thông thường nó gồm có một cây trụ cao hơn mặt đất chừng 2 thước, đặt ở trong sân nhìn thẳng vào chính giữa nhà, trên cây trụ người ta đặt một miếng ván vuông, hoặc một tấm xi măng cốt sắt cũng vuông, cạnh chừng 3 tấc, đơn giản nhất là người ta dùng miếng gạch tàu đặt lên đó.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này. – Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là …………………………….Tuổi…………………. Ngụ tại………………………………………………………………… Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………………(Âm lịch) Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Cách Lập Bàn Thờ Thần Tài, Văn Khấn Lập Bàn Thờ Thần Tài

1Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Bàn thờ thần tài cần có những đồ vật cần thiết như: khám thờ bằng Gỗ, tượng 2 ông Thần Tài và Thổ Địa, Bài vị, 1 bát hương, 3 nậm đựng gạo – muối – nước, khay gồm 5 chén, mâm hồng và lọ hoa.

Ngoài ra để bàn thờ thêm linh thiêng, bạn cũng có thể tham khảo một số vật phẩm sau: tượng Long Quy – Rùa đầu rồng, Cóc Thiềm Thừ, Tỳ hưu, Dây Ngũ Phúc Hoa Mai, 5 đồng hoa mai, Cốt thất bảo

2Cách lập bàn thờ Thần Tài đúng phong thủy

Chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ

Mục đích của việc thờ Thần Tài và ông Địa là luôn mong nhận được sự phù hộ và nhận được nhiều may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của mình. Do đó, nếu muốn gia tăng sự may mắn và linh thiêng thì bạn nên xem ngày tốt để mua bàn thờ về.

Việc chọn đúng ngày mua bộ bàn thờ còn giúp mang lại sự may mắn cho bản thân và gia đình, mọi chuyện sẽ diễn ra như mình mong muốn. Nhưng việc xem ngày mua bàn thờ cũng phụ thuộc vào tuổi và mệnh của gia chủ. Bạn nên kiểm tra kỹ để có thể chọn mua phù hợp.

Lưu ý bạn không nên sử dụng bàn thờ Thần Tài của người khác đem về nhà mình hoặc nơi mình kinh doanh.

Chọn đúng vị trí – hướng đặt bàn thờ Thần Tài

Một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bàn thờ Thần Tài của bạn phát huy hết tác dụng đó chính là đặt đúng hướng Thần Tài. Với việc đặt sai hướng, bạn có thể gặp những khó khăn, bất lợi trong việc làm ăn, kinh doanh và cả về sức khỏe gia đình, nếu không may có thể bạn sẽ phải dính vào những vụ kiện tụng không đáng có.

Vị trí đắc địa khi đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chính là đặt đối diện với cửa chính. Bàn thờ đặt theo hướng 2 cung là Tài Lộc và Quý Nhân.

Một số lưu ý thêm khi đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa:

Tránh đặt bàn thờ Thần Tài bị hướng vào những nơi coi là không sạch, không nghiêm như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm,…

Bàn thờ Thần Tài phải được đặt theo nguyên lý “Tọa Sơn Hướng Thủy” – tức là phải được tựa vào những nơi chắc chắn và hướng vào nơi sạch sẽ, nghiêm trang.

Không được đặt bàn thờ ở những vị trí động, hay chỗ phải lên xuống như có cầu thang.

Không nên đặt bàn thờ ở những chỗ có cạnh góc nhọn, sắc bén vì chỗ đó sẽ rất nhiều sát khí, làm ảnh hưởng tới bàn thờ của bạn.

3Bày trí bàn thờ

Lập bàn thờ bạn cũng phải chú ý đến cách bố trí bàn thờ, tức là bạn phải sắp xếp các vật phẩm lên bàn thờ đúng cách, đúng chỗ theo quy luật của phong thuỷ.

Bạn sẽ bố trí bàn thờ theo lối trong cao ngoài thấp và ông Thần Tài Thổ Địa chính là vị trí cao nhất, rồi từ từ thấp dần với các vật phẩm ở bên ngoài. Cụ thể là:

Trong cùng thông thường là được dán trên vách một tấm bài vị. Xong bạn sẽ xếp thêm tượng ông Thần Tài bên trái và Thổ Địa hướng từ ngoài vào.

Phía dưới 2 ông là bạn đặt 3 chóe thờ để rượu nước và gạo, cúng cho tới cuối năm mới được thay.

Đặt bát hương ở giữa bàn thờ và nên thắp hương hàng ngày để bàn thờ luôn được ấm cúng. Bạn không nên làm xê dịch bát hương khi lau chùi vệ sinh.

Bạn đặt lọ hoa và mâm quả theo nguyên lý Đông Bình Tây Quả. Bạn nên chọn cúng những loại ngũ quả và hoa thì ưu tiên hoa hồng, hoa cúc và hoa đồng tiền,…

Bạn xếp 5 chén nước để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.

Nếu có Cóc Thiềm Thừ thì bạn nên đặt ở phía bên trái. Ngày thì quay ra để kiếm tiền và tối quay vào để giữ tiền lại cho gia chủ.

Cuối cùng là bạn nên đặt một bát nước lòng không sâu và rải thêm các cánh hoá hồng trên mặt đặt ở phía ngoài cùng trên mặt đất.

4Đồ lễ cúng lập bàn thờ Thần tài

Bạn có thể chọn đồ cúng dựa theo phong tục của gia đình hoặc theo gợi ý sau: 10 bông hồng vàng, đĩa xôi, con gà trống luộc, cá lóc nướng, 1 đĩa ngũ quả và 5 quả cau 5 lá trầu, 5 củ tỏi, 1 chum rượu nhỏ, 1 bao thuốc lá mở nắp và rút ra một điếu, 1 bộ quần áo mũ thần linh 1 ông ngựa đỏ to, 5 ông ngựa nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch, 5 bộ quần áo với 5 màu được xếp theo thứ tự từ trái qua phải là trắng tím vàng đỏ xanh, 5 bó hương và 10 lễ tiền vàng lá, tiền thần tài, 1000 vàng đại thiếc.

5Văn khấn lập bàn thờ Thần tài

Văn khấn này bạn phải điền rõ thông tin họ tên gia chủ, vợ chồng hoặc gia quyến. Sau đó đọc chú đại bi 3 lần để tăng thêm sự thành tâm và linh thiêng.

“Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái).

– Con Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con tên là: ………………Tuổi:…………………..

Ngụ tại địa chỉ: ………………………………………………..

Hôm nay, là ngày … … tháng ……. Năm ……………… (theo âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài, Thổ Địa thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con: an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật (lặp lại 3 lần, vái lạy 3 cái)”

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH