Văn Khấn Xá Tội Vong Nhân / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Xá Tội Vong Nhân

Hãy in ra, rồi đọc cho dễ hiểu. Nếu không sẽ bị rối loạn. . Theo truyền thuyết xưa: Hàng năm cứ đến rằm tháng 7, địa ngục được mở rộng cửa, tạm tha cho các vong linh đang bị từ tội, giam cầm dưới địa ngục, được về nhà nhận đồ lễ, quần, áo, tiền bạc… con cháu dâng cúng. Qua rằm lại phải quay lại địa ngục.

Các vong linh không người thờ cúng, lang thang đầu đường xó chợ, cũng nhận đồ bố thí, của các gia đình hảo tâm.

Điều đầu tiên là được ăn uống thoải mái, sau nhiều ngày đói khát, khổ sở, sau là nhận được tiền bạc, thanh toán, trả bớt nợ nần. Nhờ đó mà được giảm án, hoặc được tha bổng, thoát khỏi địa ngục, hoặc được siêu thoát. Được linh thiêng mà về gia hộ, độ trì cho con cháu….

Theo Kinh Vu lan báo hiếu cũng vậy. Khi Ngài Mục Kiền Liên đến cầu xin Đức Phật làm cách nào cứu mẹ mình đang bị giam cầm, tra tấn trong địa ngục. Đức Phật hướng dẫn cho Ngài: Hãy tổ chức đàn lễ thật lớn, thật đẹp, thật cao sang “thức ăn trăm món, trái cây trăm mầu). Mời các sư nam, sư nữ vừa học xong 3 tháng, trong trường tu, cùng đồng thanh cầu cúng cho gia tiên, tiền tổ, ông bà, cha, mẹ, của đệ tử. Là những người đóng góp tiền, lập nên đàn lễ đó. Khi Ngài cùng các đệ tử (tăng, ny) cầu cho mọi người, thì mẹ Ngài cũng tự nhiên được giải thoát. Cũng là để báo hiếu cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên vì con cháu mà phạm tội.

Ngày rằm tháng 7 là ngày kiết hạ, sau 3 tháng “trường hạ”, các thầy tu bắt buộc phải ăn chay trong thời gian học giáo lý. (Ngày thường, đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, thịt cá, rau củ, quả đầy đủ cả)

Ngài nói cầu xin Trời, Đất (không phải cầu xin chính Đức Thế Tôn, thích ca Cồ Đàm. Các sư sau này nói: Chỉ cần cầu xin đức Phật, là không đúng với kinh “Vu lan báo hiếu”).

Đàn lễ này, theo Kinh Vu lan báo hiếu, đàn lễ phải rất lớn, thức ăn “trăm món”, “trái cây trăm mầu”… nên chỉ có các nhà thật giầu có, mới có thể có tiền, lập đàn, mời (thuê) sư đến cầu cúng cho nhà mình được. Đến nay mọi việc đã có vài sự thay đổi:

– Do địa ngục quá đông, người dương lại quá bận rộn, nên trời đất đã mở cửa ngục từ ngày mùng 3 đến hết ngày 15 (rằm) tháng 7 âm lịch.Vì vậy có thể cúng trong các ngày đó mà không cần đợi đến rằm như trước. (Lập đàn trước, hoặc sau một vài ngày, phải là con nhà Trời giáng thế, có rất nhiều đức độ (làm việc thiện), mới có thể cầu xin mở cửa ngục được.

– Sau này Đức Thế Tôn và nhiều đệ tử của ngài đã tu thành Phật, cùng cầu xin Trời, Đất, cho các gia chủ, có thể tự cầu cúng, mà không bắt buộc, phải là các thầy tu (vì thầy tu thật sự tốt, không còn nhiều) Đàn lễ được giản tiện hơn, không còn quá cầu kỳ như trước “Thức ăn trăm món, trái cây trăm mầu” Tuy vậy vẫn phải tốn kha khá tiền.

Đàn lễ gia đình tự làm bầy trong nhà: – 2 lọ hoa (hoặc bình hoa) có đủ 5 mầu, trái cây đủ 7 hoặc loại quả khác nhau (cũng cần có 5 mầu trong 7 hay 9 loại quả đó). Bánh, kẹo, trà, thuốc lá, trầu cau, 1 đĩa to gạo muối, một bát nước lã,. 1 mâm cỗ chay, 1 mâm cỗ mặn… 3 chén nước lã, 1 ấm 5 chén chà, 5 chén rượu (3 ly rượu trắng và 2 ly rượu mầu càng tốt)…

(không có điều kiện thì tùy tâm. Khi khấn, nói rõ: gia đình con chưa có điều kiện, xin các cụ tổ tiên phù hộ, độ trì, để năm sau có tài. có lộc, đàn lễ được cao sang đầy đủ hơn). Bày lễ trong nhà, thắp hương, đọc bài khấn trước. Sau đó ra sân thắp hương cúng vong ngoài sân, hoặc ngoài cửa (nếu nhà không có sân).

Hóa vàng mâm cúng vong bên ngoài trước, rồi mới hóa vàng trong nhà sau.

Trong thời gian này, hương trong nhà phải luôn luôn cháy. Nếu gần hết phải thắp tiếp, không để tắt cho đến khi hóa vàng.

Nêm làm lễ sớm để hóa vàng trước 10h30. Nếu không kịp thì có thể thắp hương liên tục, để đến chiều làm từ 13h30 đọc lại bài khấn và hóa vàng.

BÀI KHẤN THÁNG 7 ÂM LỊCH Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Con xin cung thỉnh các Quan nam tào, bắc đẩu, tứ đại thiên vương, Thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật A Di Đà, dược sư, lưu ly quang như lai Phật – Con xin cung thỉnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – Con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề, quan thế Âm Bồ Tát. Con xin cung thỉnh Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, các chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, Long thiên Thánh chúng Vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị Tiên thiên, Tiên thánh, Tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng

Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh các cung các cõi linh thiêng đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình) (hoặc đọc đơn giản là: “Nơi này”).

Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ (Nhà chồng hoặc nhà bố đẻ) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ. Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …… Nhân ngày lễ Xá tội vong nhân tháng 7 hàng năm. Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….)

Có nén hương, với chút lễ mọn, lòng thành. Có tiền âm, tiền dương, hoa, quả, bánh, kẹo, cơm chay, lễ mặn… xin được thành kính dâng lên Trời, Phật, các cung các cõi linh thiêng, dâng lên các cụ tổ tiên, hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, của dòng họ … nhà con. Các oan gia trái chủ, các cô bé đẻ, cậu bé đỏ, có nhiều thù hận, giận hờn, từ nhiều đời, nhiều kiếp trước của 2 bên nội ngoại, dòng họ… chúng con.

Cầu xin các Ngài, các cung, các cõi linh thiêng, phù hộ độ trì cho các cụ tổ tiên hai bên nội, ngoại các vong linh, hương hồn dòng họ chúng con, thoát được tội lỗi, địa ngục giam cầm. Được nhận quần áo, tiền, bạc và các thức con cháu dâng cúng, chuộc lại lầm lỗi năm xưa.

Xin các ngài gia hộ độ trì cho các vong linh, các hương hồn, hai bên nội ngoại của dòng họ nhà con, cùng oan gia trái chủ, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ. các vong linh, các hương hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng đang lẩn quất quanh đây. Được vào các chùa, các đền, nương tựa nơi cửa Phật, của Mẫu. Được hưởng lộc rơi, lộc vãi của nhà chùa, nhà đền. Được nghe kinh, giảng pháp, hiểu được con đường Phật pháp. Cởi bỏ được thù hận, giận hờn, ai oán, tham lam. Để tâm được nhẹ nhàng, để sớm được siêu thoát, sớm quay trở lại làm kiếp người. Có thân có xác để tu lên thành tiên, thành Phật.

Cầu xin các Ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên Kính ! dưới Nhường ! Được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, học hành giỏi giang, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên, cho non sông nước Việt Lễ mọn lòng thành xin các Ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp bái, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.

Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật .

CÚNG VONG NGOÀI SÂN Là mâm cúng “Bố thí” cho các cô hồn không nơi nương tựa (mồ mả), không người thờ cúng, vật vờ ngoài đường, ngoài chợ không biết bao giờ có thể siêu thoát được.

Mâm cúng vong ngoài sân gồm quần, áo, tiền, vàng chúng sinh… (người bán đã sắp sẵn đủ các lọai), 7 tờ tiền dương, bỏng ngô, khoai lang, sắn dây cắt nhỏ, hoa, quả, thuốc lá đã châm, kẹo, bánh đã bóc vỏ… bầy vào 1 hoặc 3 mâm, tùy theo nhiều ít. Có 1 lọ hoa 5 mầu khác nhau, cốc gạo cắm 36 nén hương. 1 đĩa gạo muối, 1 bát to nước lã, 3 hoặc 5 chén trà… 5 hoặc 7 bát cháo loãng thật loãng…

Sau khi bầy biện xong, thắp hương và đọc bài khấn: . Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Con xin cung thỉnh các Quan nam tào, bắc đẩu, tứ đại thiên vương, Thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật A Di Đà, dược sư, lưu ly quang như lai Phật – Con xin cung thỉnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – Con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề, quan thế Âm Bồ Tát. Con xin cung thỉnh Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, các chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan,

Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, Long thiên Thánh chúng Vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị Tiên thiên, Tiên thánh, Tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh các cung các cõi linh thiêng đang cai quản khu nơi này.

Cầu xin các ngài các cung các cõi linh thiêng. Gia hộ độ trì cho các vong linh, các hương hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng, đang luẩn quất quanh đây, được vào các đền, các chùa, nương tựa nơi cửa Phật, cửa Mẫu. Cầu xin họ được các ngài che chở, được hưởng lộc rơi, lộc vãi tại các chùa, các đền các ngày một, ngày rằm và các ngày lễ khác. Cầu xin cho họ hiểu được con đường Phật Pháp, cởi bỏ được sự thù hận, giận hờn, ai oán. Để tâm được nhẹ nhàng, sớm được siêu thoát, sớm được quay lại làm kiếp người, có thân có xác, để tu tiếp lên thành Tiên, thành Phật.

(phần chữ IN HOA đọc 7 lần)

1/ Tịnh pháp giới chân ngôn : ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM ( 7 lần) 2/ Chân ngôn mở cửa địa ngục : ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA .(7lần ) 3/ Chân ngôn biến thực đồ ăn, đồ cúng ra nhiều gấp trăm, ngàn lần : NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ, ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG .( 7 lần ) 4/ Chân ngôn Cam lồ thủy. cho bát nước biến ra tràn trề, lai láng. NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DÀ,, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .( 7 lần )

Cầu xin các vong linh, các hương hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng; nhận được lễ mọn, lòng thành của gia đình chúng tôi. Được sự che trở của Trời, của Phật, của các cung các cõi linh thiêng, sớm được siêu thoát, sớm được quay lại làm kiếp người.

Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật

Sau khi cúng xong đợi hết 2/3 hương thì hóa toàn bộ tiền vàng, quần áo chúng sinh, bánh, kẹo, gạo muối, kể cả gạo trong cốc thắp hương, chân hương cháy dở… Nói chung là toàn bộ đồ cúng có trên mâm trừ nước. Nước, trà, cháo loãng hắt hết ra phía trước.

Nguyên tắc lễ trong nhà trước, thỉnh các ngài, các cụ tổ tiên về trước thụ lộc, họp mặt… Ra sân lễ chúng sinh xong, hóa tiền vàng cho họ trước, để họ đi đã. Vào nhà có thể thêm hương lần nữa, đọc lại bài khấn, rồi hóa vàng trong nhà sau. Lúc này không sợ ma đói, ma khát cướp của các cụ nhà ta vì chúng đã nhận đủ rồi.

In các bài khấn này ra thêm dòng họ vào các … và thêm gì nữa tùy ý các bạn. Khấn xong để lên mâm tiền vàng. Trước khi đi hóa, đọc lại lần nữa, rồi hóa cùng tiền vàng, mã… thay cho tờ sớ.

Sớ này rất linh nghiệm vì xuất phát từ tâm của gia đình, của chính người lễ. Thực tâm mong muốn những điều tốt đẹp cho gia tiên, cho những oan hồn đang lẩn quất quanh nhà mình.

NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN, CÓ THỜI GIAN ĐƯA VONG LÊN CHÙA Sau khi lễ tại nhà, buổi chiều hoặc tối, đưa vong lên chùa luôn thì rất tốt và không gì hay hơn. Săm một lễ dâng chùa Hoa 5 mầu, quả 7 loại, bánh kẹo tiền vàng, trầu cau…1 lễ đặt ở ban Phật và 1 lễ ban Mẫu (nếu là chùa ngoài Bắc có ban Mẫu, chùa trong Nam chi cần 1 lễ ban Phật)

BÀI KHẤN TẠI NHÀ Trước khi đi đến chùa. . Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên, thánh chúng vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh, các cung các cõi linh thiêng đang cai quản tại nơi này.

Hôm nay ngày… tháng … năm …. Chúng con:

Cầu xin các ngài cho phép các cụ tổ tiên 2 bên nội ngoại, các oan gia trái chủ của dòng họ… chúng con. Các vong linh, hương hồn, không nơi nương tựa, không người thờ cúng, đang lẩn quất quanh đây. Được theo cùng chúng con lên chùa: ………………. (Đọc tên, địa chỉ chùa mà mình sẽ đến)

Được nương tựa nơi cửa Phật, cửa mẫu tại nơi này, được hưởng lộc rơi lộc vãi của nhà chùa, nhà đền, các ngày một, ngày rằm và các ngày lễ lớn. Được nghe kinh, giảng pháp, sớm hiểu được con đường Phật Pháp, trút bỏ được dận hờn, ai oán, thù hận, tiếc nuối. Để tâm được nhẹ nhàng sớm được siêu thoát, sớm được quay trở lại, làm kiếp người. Có thân, có xác để tu tiếp lên thành Tiên, thành Phật

Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật Nam mô a di đà Phật

BÀI KHẤN KHI ĐẾN CHÙA có giá trị như tờ sớ khi đến chùa . Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Đức ông, Bồ tát, Ma Ha Tát chùa đây (Ngài Cấp cô độc là người thay mặt Phật quản lý ngôi chùa).

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên, thánh chúng vị tiền. Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công, muôn vàn chư vị thần linh, các cung các cõi linh thiêng đang cai quản tại nơi này.

Hôm nay ngày… tháng … năm …. Chúng con:

Xin các ngài cho phép Các cụ tổ tiên hai bên nội, ngoại, Các vong linh hương hồ dòng họ……… nhà con. Cùng các oan gia trái chủ, các cô bé đỏ, cậu bé đỏ, các vong linh, hương hồn, không nơi nương tựa, không người thờ cúng, đang đi cùng chúng con, được vào chùa: ……………….. Được nương tựa nơi cửa Phật, cửa mẫu tại nơi này. Được hưởng lộc rơi lộc vãi của nhà chùa, nhà đền, các ngày một, ngày rằm và các ngày lễ lớn. Được nghe kinh, giảng pháp, sớm hiểu được con đường Phật Pháp, trút bỏ được giận hờn, ai oán, thù hận, tiếc nuối. Để tâm được nhẹ nhàng, sớm được siêu thoát, sớm được quay trở lại, làm kiếp người. Có thân, có xác để tu tiếp lên thành Tiên, thành Phật

Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật

Sau khi lễ, hóa cùng với tiền vàng.

Bác Hùng Y – Vi Diệu Nam Dược

Tục Cúng Xá Tội Vong Nhân

1. Trong kho tàng huyền sử Việt có một câu chuyện vô cùng kỳ dị nói tới Diêm Vương và các hồn ma bóng quỷ. Đó là Truyện Giếng Việt, bắt đầu như sau:

“Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ thì sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tướng sĩ nhà Ân đều bỏ chạy. Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua Địa phủ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần đền miếu bỏ hoang”.

Truyện Giếng Việt kể tiếp, đến đời Tần, có quan Ngự sử là Thôi Vĩ đã cho trùng tu lại miếu Ân Vương. Con trai của Thôi Vĩ là Thôi Lượng, sau đó đã đi lạc đường trên núi Trâu Sơn, đến được Ân Vương Thành và gặp mặt Ân Hậu. Ân Hậu tiếp đãi Thôi Vĩ một cách ân cần rồi cho Dương Quan dẫn Thôi Vĩ về. Sau đó Dương Quan nhân biến thành một con dê đá, đứng sau đền Việt Vương trên núi Trâu.

Núi Trâu Sơn nay thuộc địa phận huyện Quế Võ (Bắc Ninh), trên núi từng có đền thờ Ân Vương rất cổ xưa. Con “dê đá” ở đền Ân Vương là một bức tượng hình nửa thân của một con linh thú kỳ dị nằm trên núi ở thôn Cựu Tự, xã Ngọc Xá. Bức tượng thú bằng đá sa thạch, rất lớn, cao khoảng hơn 1,5m, khắc hình con thú có cổ dài, thân có vảy như rồng, có 2 sừng cong như sừng dê, nhưng lại có mỏ như mỏ phượng và trên thân có 2 cánh và có chân.

Đây là tượng con thần thú Phi Liêm, loại thú kết hợp giữa Rồng và Phượng. Dạng tượng Phi Liêm bằng đá lớn như thế này thường được thấy từ thời Tần Hán, đặt cạnh các lăng mộ hay miếu thờ các vương tôn quý tộc. Phi Liêm cũng là tên một vị trọng thần của vua Ân trong Phong thần diễn nghĩa. Thần thú Phi Liêm là tiền thân cho hình tượng Thiên Lộc, Tỳ Hưu, những linh vật cát tường phổ biến về sau này.

Truyện Giếng Việt còn kể, Ân Vương đã sai vị Ma Cô Tiên đến trao cho Thôi Lượng thuốc ngải chuyên chữa bệnh u bướu và ban cho một người con gái để kết làm vợ, lại ban cho một viên ngọc Long Tụy, trong cặp ngọc báu thư hùng mà vua Ân mang theo người khi chết ở Trâu Sơn. Ma Cô Tiên được biết là một vị thọ thần và phúc thần trong văn hóa phương Đông, là từ câu chuyện Giếng Việt này.

Vùng núi Trâu Sơn nay còn có một ngôi chùa cổ khá lớn mang tên chùa Ma Cô Tiên, nằm ở thôn Châu Cầu, xã Châu Phong. Chùa còn lưu được nhiều bia ký từ thời Lê, nhưng đặc biệt các chữ Ma có trên bia đều bị đục bỏ. Rải rác ở các thôn quanh núi Trâu như ở Phùng Dị, Hữu Bằng có những ngôi miếu nhỏ thờ Ma Cô Tiên.

Ở núi Thất Diệu, nay thuộc khu vực xã Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Ninh, có ngôi miếu Bạch Kê, trong đó thờ một vị “Mẫu Nghi Thiên Hạ” gọi là Mẫu Bạch Kê. Cùng trên núi đó, có đình làng Yên Phụ và ngôi đền Núi cùng thờ đức Vua Bà Ma Vương. Ở đây, còn có một cái ao được gọi là Giếng Cô Tiên, gắn với truyền thuyết Bạch Kê và việc xây thành Cổ Loa.

Từ những di tích tín ngưỡng ở núi Yên Phụ có thể thấy, Bạch Kê Tinh ở Cổ Loa chính là Ma Cô Tiên, một phi nhân của Ân Vương hay của “Vương tử đời trước” đã báo oán Thục Vương khi xây thành. Làng Ma Lôi có quỷ tinh gà trắng hiện hình vào người con gái chủ quán cũng chính là nói đến vị Ma Cô Tiên.

Truyền thuyết kể, An Dương Vương sau khi diệt được Bạch Kê Tinh liền sai đào núi Thất Diệu, lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, đốt tan thành tro đem đổ xuống dòng sông. Xương người chết xưa kia chất đầy trong núi, tạo nên oan khí vô cùng, nên mới hình tượng thành Ma Cô Tiên – Bạch Kê Tinh gây hại. Những địa danh như ngã ba Sọ, chợ Chờ, đò Lo ở vùng Yên Phong cũng gắn nỗi ám ảnh của người dân xưa kia khi phải đi qua vùng núi này.

Lịch sử Trung Hoa kể, khi bị quân đội của Vũ Vương nhà Chu, cầm đầu bởi đại tướng là Khương Tử Nha tấn công vào kinh đô Triều Ca, Ân Trụ Vương đã đốt cháy Lộc Đài và nhảy vào biển lửa tự vẫn, chấm dứt thời kỳ nhà Ân Thương kéo dài khoảng 600 năm và đồng thời chấm dứt cuộc chiến giành giật thiên hạ hàng chục năm giữa 2 nhà Ân và Chu với bao nhiêu đổ máu cho cả 2 bên.

Kết thúc cuộc chiến này, các tướng lĩnh đã hy sinh của cả 2 bên đã được vào đưa vào bảng phong thần, trở thành các vị thần có thờ tự. Còn bao nhiêu sinh linh đã thiệt mạng trong cuộc chiến, mà bi thảm nhất chính là cái chết của Trụ Vương, thì được cúng tế trong tục cúng cô hồn. Ngày cúng cô hồn là ngày kinh thành của Ân Vương thất thủ, nước mất, nhà vong.

Tháng 7 là tháng đầu mùa thu theo âm lịch. Thục Vương hay Chu Vương là thủ lĩnh khu vực phía Tây thiên hạ, lấy mùa thu làm tháng biểu tượng cho triều đại. Khởi đầu mùa thu cũng nghĩa là khởi đầu triều đại phía Tây của nhà Thục hay nhà Chu trong lịch sử.

3. Cúng cô hồn tháng Bảy hàng năm thực chất là ngày cầu siêu cho nhân dân đói khổ vì chiến tranh loạn lạc, binh sĩ nơi sa trường, đã chết trong cuộc chiến khốc liệt giữa nhà Chu và nhà Ân hay Thục Vương và Hùng Vương của 3.000 năm trước. Cũng vì lẽ đó, nó được gọi là ngày xá tội vong nhân. Sau chiến tranh, những tử sĩ dù là của bên nào cũng đều được xá tội, được hương khói cho siêu thoát các vong hồn. Việc xá tội cho cả kẻ thù bên kia chiến tuyến để có được lòng người, có được sự đại đoàn kết của toàn dân là cái đức của người làm vua, là thiên mệnh giúp quốc gia bền vững. Thiên hạ đại xá để bắt đầu một triều đại mới.

Xã hội phương Đông phát triển từ chế độ chiếm hữu nô lệ (thời Ân Thương hay Hùng Vương) sang chế độ phong kiến (nhà Chu hay nhà Thục nước Âu Lạc) đã phải trải qua một cuộc “cách cổ đỉnh tân”, thay cũ đổi mới, thật đắt giá với hàng vạn người đã đầu rơi máu chảy. Tục cúng xá tội vong nhân tháng Bảy thể hiện đạo lý nhân bản, vị tha, cầu sinh, chán ghét chiến tranh. Nó nhắc nhở mọi người không quên những người nghèo khổ đã khuất, những binh sĩ bỏ mình vì nước, bởi không có sự hy sinh của họ thì xã hội đã không thể tiến lên phía trước, chúng ta cũng không thể có cuộc sống an lành ngày hôm nay.

Đạo lý này cũng thể hiện qua bài thơ mà Ngự sử đại phu Thôi Vĩ đã đề ở miếu Ân Vương trên núi Trâu:

Thắng thua một cuộc không Ân đức Vạn thế linh thiêng trấn Việt Thường Trăm họ một lòng cùng thờ phụng Xin phù Tổ quốc mãi yên phương.

Ngày Xá Tội Vong Nhân Là Gì, Vào Ngày Nào

16-08-2018 21:00

Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân là gì, có ý nghĩa gì, vào ngày bao nhiêu trong tháng 7, bài cúng, văn khấn, cách cúng xá tội vong nhân cần sắm lễ gì, đồ cúng ra sao?

1. Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân

Rằm tháng 7 xá tội vong nhân là một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam, tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết ý nghĩa của ngày xá tội vong nhân hay truyền thuyết về ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ đâu và từ khi nào. Sự tích ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà và một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hay còn gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).

Theo đó, một tối ông A Nan (tức A Nan Đà) đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân khô gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con quỷ nói với A Nan rằng ba ngày sau ông sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ, miệng lửa cháy mặt như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”. A Nan đem câu chuyện này nói với Đức Phật, Phật bèn đặt cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni” để tụng trong lễ cúng cho thêm phần phước.

Từ đó, người Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, nghĩa là cúng bố thí và cầu nguyện cho quỷ đói miệng lửa. Nhưng dân gian hiểu rộng ra là cúng cô hồn, cúng thí cho những vong hồn lang thang không nơi nương tựa, không có người thờ cúng. Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, hiện nay người ta vẫn gọi cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu – nghĩa là “thả quỷ miệng lửa”, sau này được hiểu rộng thêm thành “tha tội cho tất cả những người chết”.

Ngày rằm tháng 7 xá tội vong nhân cũng bắt nguồn từ đây. Theo tín ngưỡng dân gian, vào ngày này các tội nhân ở cõi âm được tha tội một ngày, trở về nhà thăm con cháu nên các gia đình ở dương gian sẽ làm cỗ bàn, đốt vàng mã và cầu cúng tụng kinh độ trì cho họ.

Bên cạnh việc cúng gia tiên thì nhiều gia đình còn bày lễ cúng chúng sinh ở trước thềm nhà, ngoài sân, ngoài ngõ để cúng cô hồn, ma đói với các lễ vật sơ sài như bỏng ngô, bánh đa, khoai lang, trứng luộc, cháo trắng… Gia đình nào hậu hĩnh, có điều kiện thì cúng xôi chè, tiền vàng, quần áo vàng mã…

Cúng cô hồn có thể thực hiện tại gia tự hoặc bày tại các cầu, quán, đình, chùa và gọi chung là cúng cháo. Lễ vật để cúng cháo bao gồm cháo trắng nấu bằng gạo, cơm nắm, hoa quả, bỏng, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, vàng mã… Lễ vật được bày lên mẹt hoặc nong, cháo múc vào lá mít, lá đa cuộn lại. Khi cúng cô hồn xong thì lễ vật này thường được trẻ em hay những người nghèo chia nhau, vàng mã thì được hóa đi.

Hiện nay có nhiều người nhầm tưởng rằng ngày xá tội vong nhân với lễ Vu Lan, tuy nhiên đây hai ngày khác nhau, hai tập tục khác hẳn nhau về ý nghĩa theo văn hóa của người Việt. Theo đó, lễ Vu Lan là một là dịp để con cháu báo hiếu, tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ, còn ngày xá tội vong nhân là ngày các vong hồn người chết được tha tội một ngày, trở về nhà thăm con cháu.

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân”, diêm vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn không nơi nương tựa, chịu nhiều oan trái, không có người thờ cúng, lang thang vật vạ tìm được đường về với tổ tiên… Người trần thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để họ không quấy nhiễu dương gian.

Cúng ngày xá tội vong nhân thường được tổ chức vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 tháng 7, người ta cho rằng đây là thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục nên cũng là thời điểm cúng xá tội vong nhân chuẩn nhất.

Theo kiến thức phong thủy cơ bản, sắm lễ cúng ngày xá tội vong nhân dành cho chúng sinh bao gồm các lễ vật như:

– Muối gạo 1 đĩa (sau khi cúng xong sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng)

– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ). Người ta tin rằng những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường, nên phải cúng bằng cháo loãng.

– Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)

– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

– Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã), rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

– Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..

Lưu ý, đồ cúng xá tội vong nhân không cúng xôi, gà, heo, chỉ nên cúng bằng các món ăn chay, vì cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Cúng xá tội vong nhân phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.

Cách cúng ngày xá tội vong nhân rằm tháng 7 Tết Trung Nguyên là gì? Ý nghĩa tết Trung Nguyên ở Việt Nam

Phân Biệt Ngày Xá Tội Vong Nhân Và Ngày Lễ Vu Lan.

Tháng 7 âm lịch nói chung và rằm tháng 7 (Tết Trung Nguyên) là một trong những tháng lễ quan trọng nhất của người Việt. Nó đã đi sâu vào truyền thống văn hóa và chính trong tâm khảm của biết bao thế hệ con người. Bởi thế dân gian ta mới có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Tháng 7 chính là tháng để con người tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ – những người còn sống hay đã khuất và tích cực làm việc thiện, cầu phúc phổ độ chúng sinh. Ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan có phải là một?

Có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân đều là một, ý chỉ tên gọi khác của Rằm tháng 7. Song trên thực tế, đó lại là hai lễ khác biệt nhau.

Ngày Xá tội vong nhân và Lễ Vu lan giống nhau là đều có chung nguồn gốc ra đời từ Phật giáo. Hai ngày lễ đều được tổ chức vào Rằm tháng 7 với mục đích thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với những tổ tiên và các bậc sinh thành.

Dân gian quan niệm trong tháng cô hồn thì ngày rằm tháng bảy là ngày “Xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối, tiền vàng và quần áo cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.

Lễ Vu Lan là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo thường được gọi là “Lễ Vu Bồn” hay là Lễ báo hiếu.

Ân Cha Mẹ là ân đầu tiên trong tứ ân, Cha Mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà có thể hiểu là chúng sinh. Bởi khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp Đức Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, Người đã quỳ xuống bái và Người đã giải thích cho các đệ từ rằng biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.

Ở Việt Nam không rõ tài liệu nào ghi chép Lễ Vu lan xuất phát từ năm nào, chỉ biết rằng trong một số văn bản của Lê Quý Đôn đã xuất hiện ngày lễ này.

Nghi thức thực hiện của hai ngày lễ ngày cũng có sự khác biệt rõ rệt, ngày xá tội vong nhân, người dân sẽ làm lễ cúng chúng sinh ở trước cửa nhà hoặc vỉa hè. Nhưng Lễ Vu Lan người Việt lại lên chùa lễ Phật phù hộ cho các bậc sinh thành và mọi thành viên trong gia đình được phước lộc, bình an.

Trong ngày Vu Lan tại một số ngôi chùa có lễ “Bông hồng cài áo”. Nghi thức này nhằm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn sống tại trần thế với con cháu. Trong lễ này, những ai còn mẹ sẽ được cài một bông hồng đỏ, ai mất mẹ sẽ được cài một bông hồng trắng. Nghi thức này nhằm nhắc những ai còn mẹ hãy biết trân trọng những ngày tháng quý giá mẹ còn ở cạnh bên, phải biết hiếu kính với mẹ.

Cả hai lễ đều được tổ chức vào rằm tháng 7 nhưng Ngày xá tội vong nhân thì được người Bắc coi trọng hơn, còn Lễ vu Lan Báo hiếu thì lại phổ biến ở miền Nam và miền Trung. Lễ Vu Lan ngày nay cũng được tổ chức rộng rãi với quy mô lớn hơn. Bắt đầu từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch nhiều ngôi chùa lớn tổ chức Đại lễ kéo dài đến hết tháng.

Ngày xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan giống hay khác nhau có còn quan trọng hay không khi đó đều là những lễ quan trọng nhất của người Việt Nam? Cả hai lễ đều mang ý nghĩa thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với các bậc sinh thành, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Hơn nữa, ngày Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan mang tính nhân văn cao cả, mang đậm nét văn hóa của con người Việt Nam.