Văn Khấn Xả Tang / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Thời Gian Xả Tang, Xả Tang, Xa Tang,

Thời gian xả tang

✅Hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người .Quan trọng là việc hành xử của con người có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không? Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Do vậy xả tang có thể làm bất cứ lúc nào cũng được.

Lễ để tang là đang thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định. Thời gian để tang và xả tang cũng tùy thuộc vào từng gia đình và phong tục mỗi nơi.  

Lễ xả tang

Lễ xa tang là thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất. Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang

– Đại Tang: Là 3 năm (thực ra có 27 tháng ): Để Tang Tứ Thân Phụ Mẫu Và để Tang Vợ, Chồng – Tiểu Tang: Thì tính từng tháng cho đến tối đa là một năm như: Tang Anh Chị Em Ruột và Tang Họ Hàng Nội Ngoại

Đi vào chi tiết hơn về việc Để Tang, phải chăng khi đang Để Tang là đang tỏ lòng thương sót, đang đền bù, đang biết ơn, trả ơn, đang trả hiếu một cách vô cùng chân thành, nồng nhiệt.

- Của các con cháu hiếu hạnh đối với ông bà, cha mẹ, họ hang - Của những người vợ, người chồng có tình, có nghĩa - Của họ hàng, bạn bè tốt đối với người thân thương

Đồng thời cũng là:

- Của những người con, người cháu đã lỡ bất hiếu, bất mục, nay vì biến cố chết chóc này mà họ đang bắt đầu biết thương sót, biết ăn năn, hối hận đối với ông bà, cha mẹ, họ hàng… - Của những người vợ, người chồng đã lỡ bội bạc, xấu xa nay vì biến cố chết chóc này mà họ đã bắt đầu biết ăn năn, hối hận, sót thương nhau. – Và của tất cả những ai là người không tốt trong họ hàng, trong bạn bè v..v.. Nay vì biến cố chết chóc này họ cũng đã biết bắt đầu ân hận về cách cư xử không đẹp đối với người xấu số!   

Thời gian xả tang 

Xưa kia, con cháu phải để tang cho ông bà cha mẹ thời gian ít nhất là phải hai năm. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường, thì con cháu mới được xả tang. Và trong thời gian cư tang nầy, con cháu không được cưới hỏi, vì người ta cho rằng đó là điều không tốt. Cho nên, đối với người đang cư tang, họ kiêng cử đủ thứ.

Ngày nay, vì công việc làm ăn, học hành thi cử, hoặc cưới hỏi, hơn nữa phần lớn ảnh hưởng theo nếp sống của người Tây phương, nên vấn đề cư tang không trở nên gò bó theo tục lệ xưa. Phần nhiều là sau 49 ngày, tức xong cái lễ chung thất, thì người ta xin xả tang. Không có ai chịu cư tang cho qua cái lễ giỗ đầu. Có người còn xin xả tang liền, sau khi mai táng hoặc hỏa táng. Lý do là vì họ coi việc để tang là một việc không mấy may mắn trong những việc như: cưới hỏi, thi cử, khai trương cửa tiệm, hoặc đi xa v.v…  

Do đó, tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái. Vấn đề thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau không thành vấn đề nữa. Thật ra hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người mà thôi. Điều quan trọng là việc hành xử của con người có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không? Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Có nhiều khi, ông bà cha mẹ mới chết, mà con cháu lại tranh chấp đấu đá tranh giành hơn thua với nhau, hoặc giả sát sanh hại vật cúng tế linh đình. Việc làm đó chỉ làm khổ cho người mới chết mà thôi, chứ không có ích lợi chi cả.  

Nếu là người Phật tử thì chúng ta nên cẩn thận việc làm nầy. Chúng ta phải hết lòng giúp cho hương linh của người mất chóng được siêu thoát. Việc cúng kiến ta nên hạn chế tối đa, chỉ làm theo lễ nghi đơn giản theo lời Phật dạy mà thôi. Nhất là không được sát sanh hại vật để cúng tế cho người mất. Vì như thế, người mất sẽ mang trọng tội khó mà siêu thoát. Tóm lại, chúng ta cứ làm theo ý muốn của họ, muốn xả tang lúc nào cũng được. Việc làm nầy không có gì chống trái hay có lỗi với người mất cả.

Nguồn : Sưu tầm  

Phát Tang, Để Tang, Xả Tang

Nguồn:Trích Việt Báo Online số 4137 ngày 31.07.06

– Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v…v… ít được tỏ rõ và ít mãnh liệt; Nhưng khi có biến cố như Sự Chết Chóc, thì những thứ tình cảm này được bộc lộ một cách mạnh mẽ, chân thành rõ rệt nhất qua những truyền thống và hình thức của các lễ Phát Tang, Để Tang, Xả Tang và những buổi lễ lạy để cầu xin sự độ trì cho người quá cố. Sở dĩ có những truyền thống này là để chúng ta có cơ hội tỏ lòng : Hiếu hạnh, yêu thương, biết ơn, luyến tiếc cũng như những sự hối hận, ăn năn đối với người đã chết.

Với truyền thống, hình thức của những Lễ Lạy ấy mặc dầu chưa rốt ráo cho lắm, nhưng cũng là điều rất tốt để chúng ta có dịp nhóm họp đông đảo, để giúp đỡ, để hộ niệm, để tỏ lòng kính thương, tiếc nuối nhau đồng thời cũng là có dịp nói lên những điều suy tư hợp lý, hợp tình và hữu hiệu hơn cho việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang này. Vậy trong lúc thi hành với những Truyền Thống Lễ Lạy của Tang lễ, hỏi chúng ta có một chút suy tư gì không? Hay chỉ tự động làm theo những tục lệ đã vạch sẵn, là khi sự việc xẩy ra như thế thì phải làm như thế là đã trọn vẹn mọi ân tình, mọi sự hiếu đễ, sót thương đối với người thân yêu của chúng ta rồi! Trong thực tế liệu có đúng như vậy không? Hãy thử luận bàn, vì trước khi làm một việc gì quan trọng, chúng ta không thể không tìm hiểu cho rõ ràng về việc đó.

Trước hết chúng ta hãy định nghĩa cho rõ ràng, khúc triết hơn về việc Phát Tang, Để Tang và Xả Tang này, rồi sau đó sẽ bàn sâu rộng hơn, trọn vẹn hơn về những việc báo hiếu, việc ân đền, nghĩa trả cùng lòng kính trọng, tiếc thương đối với người quá cố.

Định nghĩa tổng quát:

– Phát Tang: là sự bắt đầu thi hành cho việc buồn thương, tiếc nuối người đã chết.

– Để Tang: Đang thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định.

– Xả Tang: Thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất.

Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang Bài Thơ: Chăng Là Đã Trễ? Một chút suy tư về Phát Tang, Để Tang và Xả Tang: Bài thơ: Tôi Hết Để Tang Tôi

Lễ Phát Tang, Để Tang, Xả Tang

Theo quan niệm xưa: Người chết là bắt đầu cuộc sống ở một thế giới khác “Sống gửi – Thác về”. Bởi vậy, theo tục xưa trong tang chế có rất nhiều nghi lễ để tiễn đưa vong hồn người đã khuất sang thế giới bên kia được trọn vẹn, chu đáo, thể hiện lòng thành, làm trọn đạo hiếu.

Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v…v… ít được tỏ rõ và ít mãnh liệt;

Nhưng khi có biến cố như Sự Chết Chóc, thì những thứ tình cảm này được bộc lộ một cách mạnh mẽ, chân thành rõ rệt nhất qua những truyền thống và hình thức của các lễ Phát Tang, lễ Để Tang, lễ Xả Tang và những buổi lễ lạy để cầu xin sự độ trì cho người quá cố. Sở dĩ có những truyền thống này là để chúng ta có cơ hội tỏ lòng : Hiếu hạnh, yêu thương, biết ơn, luyến tiếc cũng như những sự hối hận, ăn năn đối với người đã chết.

Với truyền thống, hình thức của những Lễ Lạy ấy mặc dầu chưa rốt ráo cho lắm, nhưng cũng là điều rất tốt để chúng ta có dịp nhóm họp đông đảo, để giúp đỡ, để hộ niệm, để tỏ lòng kính thương, tiếc nuối nhau đồng thời cũng là có dịp nói lên những điều suy tư hợp lý, hợp tình và hữu hiệu hơn cho việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang này. Vậy trong lúc thi hành với những Truyền Thống Lễ Lạy của Tang lễ, hỏi chúng ta có một chút suy tư gì không? Hay chỉ tự động làm theo những tục lệ đã vạch sẵn, là khi sự việc xẩy ra như thế thì phải làm như thế là đã trọn vẹn mọi ân tình, mọi sự hiếu đễ, sót thương đối với người thân yêu của chúng ta rồi! Trong thực tế liệu có đúng như vậy không? Hãy thử luận bàn, vì trước khi làm một việc gì quan trọng, chúng ta không thể không tìm hiểu cho rõ ràng về việc đó.

Trước hết chúng ta hãy định nghĩa cho rõ ràng, khúc triết hơn về việc Phát Tang, Để Tang và Xả Tang này, rồi sau đó sẽ bàn sâu rộng hơn, trọn vẹn hơn về những việc báo hiếu, việc ân đền, nghĩa trả cùng lòng kính trọng, tiếc thương đối với người quá cố.

Định nghĩa tổng quát

Lễ phát tang là sự bắt đầu thi hành cho việc buồn thương, tiếc nuối người đã chết.

Lễ để tang là đang thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định.

Lễ xả tang là thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất. Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang

Như Đại Tang: Là 3 năm (thực ra có 27 tháng )

Để Tang Tứ Thân Phụ Mẫu

Và để Tang Vợ, Chồng

Còn Tiểu Tang: Thì tính từng tháng cho đến tối đa là một năm như: Tang Anh Chị Em Ruột và Tang Họ Hàng Nội Ngoại

Đi vào chi tiết hơn về việc Để Tang, phải chăng khi đang Để Tang là đang tỏ lòng thương sót, đang đền bù, đang biết ơn, trả ơn, đang trả hiếu một cách vô cùng chân thành, nồng nhiệt.

_ Của các con cháu hiếu hạnh đối với ông bà, cha mẹ, họ hang

_ Của những người vợ, người chồng có tình, có nghĩa

_ Của họ hàng, bạn bè tốt đối với người thân thương

Đồng thời cũng là:

– Của những người con, người cháu đã lỡ bất hiếu, bất mục, nay vì biến cố chết chóc này mà họ đang bắt đầu biết thương sót, biết ăn năn, hối hận đối với ông bà, cha mẹ, họ hàng…

– Của những người vợ, người chồng đã lỡ bội bạc, xấu xa nay vì biến cố chết chóc này mà họ đã bắt đầu biết ăn năn, hối hận, sót thương nhau.

– Và của tất cả những ai là người không tốt trong họ hàng, trong bạn bè v..v.. Nay vì biến cố chết chóc này họ cũng đã biết bắt đầu ân hận về cách cư xử không đẹp đối với người xấu số!

Bài Thơ: Chăng Là Đã Trễ?

Đừng chờ khi chết mới trả hiếu cho nhau Đừng chờ khi chết mới ân hận u sầu Hỏi dâng được chi khi mẹ cha đã chết Để Tang được gì, thêm tủi nhục thương đau! Đừng chờ khi chết mới trả nghĩa cho nhau Đừng chờ khi chết mới hối hận bắt đầu Chà đạp nặng lời suốt cuộc đời chung sống Để Tang làm gì thêm mai mỉa cho nhau! Đừng chờ khi chết mới ân đền cho nhau Đừng chờ khi chết mới thức tỉnh quay đầu Cho được cái chi khi thầy tôi đã chết Để Tang được gì hay đau lại thêm đau! Đừng chờ khi chết mới sử đẹp thương nhau Sao trong khi sống lại tàn tệ thương đau Cư xử hài hòa là để Tang khi sống Chết còn Tang gì, thêm tủi hổ cho nhau!

(Chú ý: Câu số 11 bài trên chúng ta có thể để anh, chị, em hay bất cứ tên ai.)

Một chút suy tư về Phát Tang, Để Tang và Xả Tang Về mặt hình tướng

Có bao giờ chúng ta thắc mắc về những việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang có hình thức, có cố định thời gian mà lại tỏ cho đủ hết được lòng sót thương, hiếu hạnh, sự hối hận, ăn năn và sự đền ơn đáp nghĩa? Liệu những hình thức ấy có thật là đã vẹn toàn cho những ý nghĩa linh thiêng này không? Hay là đã quá trễ, không thiết thực và cũng không ảnh hưởng gì cho người đã chết!

Tới đây tưởng cũng không cần có câu trả lời cho sự thắc mắc ở trên, vì mỗi người mỗi ý đều được tôn trọng nhưng có lẽ đa số đều bất đồng với quan điểm không được rốt ráo này.

Về mặt vô hình tướng

Việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang Vô Tướng đương nhiên là bao la, trọn vẹn và hợp lý hơn vì không có sự giới hạn, cố định thời gian nào cả.

Thực sự mà nói thì có cái gì có thể trả được hiếu, trả được ơn với những công lao trời biển của cha mẹ? Cũng như những ân tình giữa vợ chồng, gia đình, họ hàng v..v.. Thật khó mà đền đáp cân xứng cho nhau, thế cho nên chúng ta đều bị lâm vào tình trạng là chẳng gì trả được và cũng không bao giờ trả xong!

Tại sao chẳng gì trả được? Quý vị nào có con cái thì đã đều biết từ lúc người mẹ mang thai đến khi sinh nở, nuôi nấng con cực khổ trăm bề, hy sinh vô cùng tận cho đến khi con đã trưởng thành, đã thành đạt rồi mà cha mẹ cũng vẫn còn lo, thậm chí nhiều bậc cha mẹ đã lo xong cho con, lại tiếp tục lo cho cháu; Đấy là trường hợp những đứa con lành lặn, thông minh, ngoan ngoãn; Còn những đứa con tật nguyền hoặc những đứa con hư hỏng, thì ôi thôi cha mẹ còn cực khổ tới đâu? Bút nào mà tả cho xiết được!

Vậy thử hỏi chúng ta lấy gì mà trả hiếu cho đồng với công lao xương máu của cha mẹ?

_ Tại sao không bao giờ trả xong? Theo thuyết nhà Phật thì gia đình vợ chồng, con cháu, cha mẹ, anh chị em đều vì nhân duyên mà hợp lại với nhau và đều có nguyên do là nợ nần, ân oán, duyên nợ trả vay, vay trả ấy không bao giờ có thể đồng đều, nên mới có sự luẩn quẩn loanh quanh, luân hồi, sinh tử không bao giờ dứt, và sự vay trả, trả vay cũng không bao giờ xong!

Để trở lại vấn đề báo hiếu, trả ân, trả nghĩa, phát tang, xả tang: Nhiều người sẽ nói rằng tổ tiên, cha mẹ đã sinh ra ta thì bổn phận các ngài phải lo cho ta chứ đâu lại cần sự đền bù, trả đi, trả lại kỹ lưỡng đến thế! Xin thưa rằng:

– Về Phương Diện Hình Thức, Lý Lẽ của Thế Gian thì sự trả ơn, trả nghĩa cho nhau như thế là tạm đủ, hay đã đủ.

– Nhưng về Phương Diện Đạo Lý có hơi khác vì nó sâu sắc hơn; Qua Giáo Lý nhà Phật thì

Cái Nghiệp không hình, không tướng của chính chúng ta nó cứ âm thầm diễn tiến, âm thầm hành động chỉ vì sự vay trả, oán ân không đồng đều nên sự luân hồi, trôi lăn phải bị triền -miên! Do duyên này chưa kịp dứt thì chính chúng ta lại tạo thêm những nhân duyên mới để liên tiếp có nhân, có quả, có nghiệp riêng, nghiệp chung liên hệ với nhau về những ân oán, nợ nần, danh, tài, ái, dục, thân mạng v..v.. Tùy theo ít hay nhiều, sâu hay nông mà tương ứng thành duyên vợ chồng, cha mẹ, anh chị em, họ hàng hay bạn bè trong một thời gian dài, ngắn cũng tương ứng với sự hội tụ và chia lìa ấy. Chúng ta cứ luẩn quẩn, loanh quanh chằng chịt với nhau như thế vì nợ này chưa dứt lại vay nợ kia, do lẽ đó mà sự vay trả, trả vay không bao giờ có thể cân bằng, nên cũng không bao giờ có thể trả xong để chấm dứt.

Sự việc vô cùng phức tạp, phiền não này cũng có thể giải quyết tuy là khó khăn nhưng cũng còn tùy từng quan niệm của từng cá nhân như:

– Người chấp nhận sự việc ấy thì lý luận rằng việc Luân Hồi, vay trả là trò chơi rất vui …

– Người không chấp nhận thì lại khắc khoải, suy tư và nói rằng: “Đó là một trò chơi vô minh đầy nước mắt! ” cần chấm dứt.

Để giải quyết vấn đề rắc rối, phức tạp này là làm sao có thể trả hiếu, trả nghĩa, trả ơn cho nhau được trọn vẹn, dứt được ân oán, nợ nần, ngoài vòng Sinh Tử Luân Hồi và cũng là đã Xả Tang. Thì ngay Đức Phật còn ngao ngán, suy tư và cuối cùng cũng phải có biện pháp là Đi Tu rồi Giác Ngộ mới thoát ra được cái vòng Luân Hồi rắc rối ấy.

Khi nói đến chữ Tu là ai cũng sợ hãi vô cùng vì tưởng Tu là phải ở chùa, phải xuống tóc, phải mặc áo Cà Sa, phải ăn chay và sống một cuộc đời thật kham khổ v..v… Thực ra thì không ắt hẳn là phải như thế; Dù Tu tại gia mà Tu cho thật nghiêm chỉnh, thì cũng đạt được mục đích y như những người xuất gia ở chùa không hơn không kém một mảy may nào hết, vì Đạo Phật là Đạo Trí Huệ và Bình Đẳng, ai ăn nấy no, ai làm nấy được, miễn Tu cho đúng đường lối Chính Pháp, Tu sao cho Trực Chỉ để nhận ra được Bản Thể Sẵn Có Của Mình là tự động giải thoát chính mình, giải thoát người và cũng là trọn vẹn việc ân đền, nghĩa trả, việc Để Tang và Xả Tang.

Bởi thế cho nên khi chúng ta bắt đầu Tu là bắt đầu trả ơn, đang Tu là đang trả ơn và khi Tu xong là đã trọn vẹn việc trả ơn cho mọi khía cạnh, dù phức tạp đến đâu về ân , oán, hiếu đễ, tình, tiền, danh -vọng ngay cả về thân mạng … Vấn đề Tu Hành dễ hay khó là do thật Tâm chúng ta có muốn hay không muốn mà thôi, nếu muốn thì dễ vô cùng mà không muốn thì lại cũng khó vô cùng!

Để cho những ai muốn Phát Tang, Để Tang và Xả Tang một cách hợp lý rốt ráo cũng chính là sự tu trì chân chính và thiết thực nhất, thì tại sao chúng ta không Tu ngay bằng cách là thực hành cả lý lẫn Sự (cả Hình Tướng lẫn Vô Hình Tướng) ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta? Nếu làm được thế thì đây là đường lối Tu Hành nhanh nhất đồng thời cũng là việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang rất thực tế và tuyệt đối!

Thưa vâng, chỉ cần giản dị như thế này trong suốt quãng đời hiện sống:

Là hãy tự hỏi: Tại sao chúng ta không sót thương nhau, không kính trọng nhau, không nhường nhịn, giúp đỡ nhau, không tiếc thương nhau ngay từ bây giờ, tức là chúng ta đang Phát Tang, đang Để Tang nhau khi còn đang sống để sẽ không có những ân hận, hối tiếc cũng như những gì muốn chứng tỏ, muốn cho nhau không quá trễ! Lý do chúng ta nên thương tiếc nhau ngay, vì mọi Vô Thường, mọi mất mát, mọi tang tóc không ai tránh được! Nó sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào, cho nên khi thấy Sự Vô Thường hàng ngày ngay trước mắt , thì chúng ta cũng biết rằng tất cả mọi người thân thương quanh ta đều sẽ phải bỏ ta mà đi bất cứ lúc nào, ngay cả thân ta cũng vậy! Khi đã hiểu như thế thì chúng ta không nỡ nói hay làm những hành động gì không tốt đẹp đối với nhau, mà trái lại chúng ta biết trân quí, biết sót thương, biết ơn nhau trong từng giây phút; Vì hiểu Vô Thường nên chúng ta sẽ tự động biết làm những cái hay, cái đẹp nhất cho nhau như:

– Chúng ta sẽ cư xử với nhau trong tình thương yêu chân thật.

– Chúng ta sẽ thật nhã nhặn, khiêm cung, luôn chấp nhận mọi hoàn cảnh tốt, xấu, mọi thiệt thòi và mọi lỗi lầm trong sự hiểu biết Sáng Suốt, Từ Bi.

– Hiểu lẽ Vô Thường dĩ nhiên chúng ta sẽ luôn bao dung, độ lượng, hỷ xả cho nhau ngay cả với những người có tội, và chúng ta cũng sẽ biết hối hận, ăn năn ngay khi gây tội lỗi.

– Hiểu Vô Thường chúng ta sẽ hiếu hạnh từng sát na khi chúng ta còn được cận kề bên cha mẹ.

– Hiểu Vô Thường chúng ta cũng sẽ biết sống trọn tình, trọn nghĩa, biết ơn đối với vợ chồng, con cháu, gia đình, họ hàng, bạn bè v…v…

– Và hiểu Vô Thường chúng ta còn biết ơn, biết trung thành với Quốc Gia, Xã Hội, cùng là yêu thương muôn loài, muôn vật v…v…

Nếu can đảm, kiên trì thực hành được như thế thì quả đúng là chúng ta đang Tu, đang Phát Tang, đang Để Tang tất cả mọi người, đồng thời chúng ta đang Phát Tang, đang Để Tang chính chúng ta trong suốt cuộc đời, không có hạn định, cố định thời gian, và cũng là chúng ta đang Sáng Suốt, Hài Hòa, Từ Bi vui sống trong thực hành tu trì như những gì đã kể ở trên, rồi lại còn tiếp tục trau dồi để thăng hoa bằng cách là tham khảo, học hỏi, đi sâu vào Kinh -Điển; Dùng Kinh Điển làm Kim Chỉ Nam và dùng một trong 84 ngàn Pháp Môn của Đức Phật làm Công Phu thì lo gì Đạo Đời chẳng vẹn toàn và những việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang cũng đã tự động được giải quyết xong xuôi.

Bài thơ: Tôi Hết Để Tang Tôi

Tôi Để Tang tôi ngay từ lúc mới ra đời Tôi sót thương tôi khó tránh khỏi tả tơi Tôi biết thân tôi như làn sóng chơi vơi Tôi sợ cho tôi ngụp lặn mãi luân hồi Tôi để tang tôi ôi suốt cả cuộc đời! Tôi lo tôi sẽ thành kẻ mồ côi Tôi lo mất trọn, rồi mất cả thân tôi Tôi cố sao cho khỏi hối tiếc kịp thời Tôi Để Tang tôi từ khi mới ra đời Tôi muốn Vô Thường không khuất phục được tôi Tôi không muốn mất, và mất hết khơi khơi Nên tôi là muôn loài, muôn vật tuyệt vời Tôi để tang tôi ôi đã suốt cả cuộc đời! Minh chứng liên hồi, toàn sinh tử ly bôi Giả, chân, còn, mất toàn vọng niệm mà thôi Động tịnh, tịnh đồng Tôi Hết Để Tang Tôi Chỉ vì bản ngã, tôi phân tích lôi thôi Vì vô minh dầy, tôi nhị biên tương đối Ngã, Pháp, vỡ nhẽ, tôi vượt, tôi thay đổi Dung thông tịnh đồng, Tôi Đã Xả Tang Tôi

Xả Tang Là Gì? Những Kiêng Kỵ Khi Chưa Xả Tang

Xả tang là gì?

Sau khi người thân trong gia đình vừa qua đời, người còn sống tổ chức tang lễ bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc người đã mất. Thời điểm tổ chức tang lễ cho người vừa mất được gọi là phát tang.

Sau khi hoàn tất nghi lễ phát tang, người còn sống thực thi nhiệm vụ và bổn phận với người đã mất như thắp hương, thờ cúng,… Trong khoảng thời gian này được gọi là để tang. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, bổn phận trong quá trình để tang thì tiến hành nghi lễ xả tang.

Lễ xả tang hay còn được gọi là lễ mãn tang, mục đích của nghi lễ này là thông báo với mọi người đã hết thời gian để tang người mất. Mong linh hồn của người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

Thời gian bao lâu có thể xả tang

Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, số đông sẽ xả tang ngay sau khi hỏa tảng, chôn cất người mất. Hoặc xả tang sau khi cúng 49 ngày của người mất. Dù thời gian xả tang sớm hay trễ không phạm phải điều sai trái hay lỗi đạo. Bởi sự thành kính, lòng thành của người còn sống dành cho người mất là ở cái t âm. Theo một số quan niệm cho rằng, nghi thức để tang người mất ảnh hưởng rất nhiều đến công việc làm ăn kinh doanh.

Tùy theo mối quan hệ giữa người mất và người còn sống như thế nào mà thời gian để tang ấn định khác nhau. Thông thường theo tục lệ dân gian thì nghi lễ này được chia theo 2 hình thức cơ bản: đại tang và tiểu tang.

Đại tang là nghi lễ để tang lâu nhất, thường thời gian để tang người mất kéo dài đến 3 năm kể từ người thân qua đời. Dù tháng đủ hay tháng thiếu thì thời gian tính tròn ngày 3 năm kể từ ngày mất.

Tuy nhiên có một số gia đình lại chỉ để đại tang 27 tháng. Bởi họ cho rằng 1 năm ứng với 9 tháng (ứng với thời gian mang thai), 3 năm ứng với 27 tháng. Những người để tang thường có mối quan hệ gần gũi, huyết thống với người mất. Người thuộc diện để tang như con cái để tang cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, hoặc vợ để tang chồng,..

Tiểu tang có thời gian để tang ngắn hơn so với đại tang, tối đa là 1 năm. Với tiểu tang được chia thành 4 bậc, tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà chọn thời gian để và xả tang thích hợp.

– Cơ niên: Đây là nghi lễ để tang tròn 1 năm kể từ người thân qua đời. Xả tang sau 1 năm ngày mất của người thân nhằm tưởng nhớ người mất. Mong muốn linh hồn của người mất ra đi thanh thản và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đại công: thời gian để tang ngắn hơn so với cơ niên, tầm 9 tháng kể từ người thân qua đời. Những người thuộc diện chịu tang 9 tháng như cha mẹ để tang cho con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng. anh chị em họ hàng để tang cho nhau.

– Tiểu công: Nghi lễ này được tổ chức sau khi người thân qua đời được 5 tháng. Người thuộc diện chịu tang 5 tháng là con cái để tang mẹ ghẻ, cha dượng, chị em họ hàng đã lấy chồng để tang cho nhau.

– Ti ma: hình thức chịu tang ngắn nhất, chỉ có 3 tháng sau khi hoàn tất nghi thức phát tang cho người mất. Người chịu tang 3 tháng này thường là cha mẹ để tang cho con rể, con cô, cậu, dì, … để tang cho nhau.

Những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang

– Không nên tiến hành cưới hỏi, hôn nhân đại sự. Vốn cưới hỏi là chuyện vui, đáng mừng. Tuy nhiên gia đình trong cảnh chịu tang thì tuyệt đối không tiến hành lễ cưới. Điều này ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của đôi trẻ.

– Tránh khai trương, xây nhà. Khai trương cửa hàng mới vốn là tin mừng, đáng vui nhưng tiệc mừng này tổ chức trong thời gian để tang thì không hay chút nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc làm ăn, kinh doanh. Nhẹ thì gia đạo bất hòa, tiền của vật chất tiêu pha. Nặng thì sức khỏe giảm sút, nguy hiểm đến tính mạng, cái chết.

– Tuyệt đối không mang thai, sinh con khi chưa xả tang. Điều này khiến con cái sinh ra hay quấy khóc, chậm lớn và kém thông minh. Thậm chí còn xảy ra nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc yểu mệnh, chết sớm.

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết xả tang là gì rồi phải không? Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng thành, sự thương nhớ về người thân đã mất. Mong linh hồn người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống gặp nhiều may mắn và bình an trong cuộc sống.

Xả Tang Là Gì? Nghi Lễ Cúng Xả Tang Như Thế Nào?

Để tang được xem là một cách để làm trọn hiếu nghĩa, ân tình với người đã khuất được mọi người hết sức coi trọng. Chính vì thế mà việc xả tang hay mãn tang cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Để biết thông tin chi tiết và tránh những hậu họa do thiếu thông tin mời bạn theo dõi bài viết sau.

1. Tìm hiểu nghi thức xả tang

người đã khuất, những phong tục này còn mang ý nghĩa đến nét văn hóa lâu đời của người Việt.Xả tang là gì?Nghi thức xả tang hay nghi lễ cúng mãn tang là thông báo, làm lễ hết thời gian để tang

Đây là phong tục tập quán truyền thống lâu đời của dân tộc ta, là một trong những cách để trọn đạo, hiếu, nghĩa với người đã khuất, thể hiện sự đau buồn vấn vương trước sự ra đi của một người.

Tùy vào thời gian để tang và nghi lễ xả tang cũng là một cách để thông báo cho mọi người biết mình đang để tang cho ai và xả tang cho ai. Vì người ta sẽ rất ngại hỏi thăm đến vấn đề mất mát đau thương này.

Hơn nữa cách để tang, xả tang giống như một nghi thức tưởng niệm, thương nhớ người đã khuất, mong mỏi họ yên nghỉ, phù trợ cho con cháu, hậu duệ sau này.

2. Thời gian để tang bao lâu

Thời hạn để tang bao lâu cho đến lúc xả tang đều phụ thuộc vào quan hệ thân thích, xa gần đối với người đã khuất, thông thường sẽ có 2 hình thức là đại tang và tiểu tang. Vậy đại tang là gì và tiểu tang là gì?

Đại tang là gì?

Thông thường thời hạn mãn tang của đại tang sẽ là 3 năm và theo quan hệ gần với người đã khuất như để tang tứ thân phụ mẫu. Có nghĩa là con để tang cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng. Nếu cha đã mất thì cháu đích tôn để tang ông bà, hoặc nếu cha và ông đã mất thì chắt đích tôn để tang cụ ông, cụ bà.

Vợ để tang chồng cũng được xếp vào đại tang và sẽ để tang 3 năm.

Tiểu tang là gì?

Mọi người thường thắc mắc tiểu tang sẽ để tang bao lâu, điều này sẽ phụ thuộc vào mức chia nhỏ trong tiểu tang như:

Cơ niên sẽ là để tang 1 năm thông thường sẽ là những mối quan hệ thân thích như cha mẹ với con trai, con dâu trưởng, con gái chưa chồng; con rể với cha mẹ vợ; chồng đẻ tang cho vợ; anh chị em chưa đi lấy chồng để tang cho nhau; Cháu trai, gái để tang cho ông bà; Cháu dâu để tang cho ông bà bên chồng.

Đại công sẽ là giỗ hết tang sau 9 tháng cho những mối quan hệ của những người thân thích đã đi lấy chồng như cha mẹ để tang cho con gái và con dâu thứ, anh chị em ruột đã đi lấy chồng để tang cho nhau. Hay anh chị em con chú con bác.

Tiểu công:

Xả tang của tiểu công là sau 5 tháng kể từ ngày mất, thường là đối với những mối quan hệ sau:

– Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau – Chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau – Con để tang cho dì ghẻ – Cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím – Cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột – Chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.

: Ti ma

Ti ma là xả tang sau khi tròn 3 tháng như cha mẹ với con rể, con cô cậu, con dì để tang cho nhau, cháu để tang ông bác, chú, bà cô hộ; chắt để tang cho ông cụ họ.

Tuy nhiên trong thực tế người ta ít khi để tang đủ mà thường xin và mời thầy về làm xả tang sớm nhất là đối với tiểu tang. Và để được xả tang sớm người ta sẽ làm nghi thức xả tanglễ cúng sau khi hết 49 ngày.

3. Những điều kiêng kị khi chưa đến lễ xả tang

Đặc biệt khi chưa đến lễ xả tang thì người đang chịu tang phải chú ý những điều kiêng kỵ sau đây

Trong thời gian để tang thì tuyệt đối không nên tổ chức cưới hỏi, như thế vừa không may mắn cho đám cưới lại vừa chưa thể hiện sự thành kính, bày tỏ sự tiếc nuối đối với người đã khuất. Nếu bất đắc dĩ phải tổ chức cũng không được tổ chức náo nhiệt.

Những người có tang nên hạn chế đến những chỗ khai trương hoặc tổ chức khai trương, người ta cho rằng sẽ mang vận xui đến cho việc làm ăn. Mặc dù chưa được chứng minh nhưng sau khi khai trương làm ăn không thuận lợi, người ta sẽ nghĩ do người có tang đến dự, hoặc khai trương trong thời gian để tang.

Nếu những việc trên đều cấp bách và cần thiết, thì sau 49 ngày của người đã mất đối với tiểu tang thì có thể mời thầy về cúng xả tang, bởi xã hội hiện nay vấn đề công việc, học tập, làm ăn nhiều lúc sẽ không kiêng kỵ hết được cho đến lúc xả tang.