Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Thắp hương giao thừa mấy giờ?
Giao thừa là thời khắc chuyển giao từ ngày 30 tháng Chạp – tháng 12 Âm lịch sang ngày mùng 1 tháng Giêng – tháng 1 Âm lịch (với năm thiếu thì sẽ là từ ngày 29 tháng Chạp sang ngày mùng 1 tháng Giêng). Đêm ngày 30 hoặc ngày 29 tháng Chạp còn được gọi là đêm trừ tịch. Đêm trừ tịch mang ý nghĩa là để trừ hết những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều may mắn hơn khi bước sang năm mới. Vào đêm 30 (hoặc 29), các gia đình Việt thường chuẩn bị một mâm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng giao thừa.
Nghi lễ thắp hương giao thừa thường được thực hiện vào giờ chính Tý, tức là đúng 12 giờ đêm ngày 30 (hoặc ngày 29) tháng Chạp, thời khắc chuyển sang mùng 1 Tết của năm mới, để tiễn đưa những vị thần của năm cũ và nghênh đón những vị thần mới. Mỗi gia đình thường chuẩn bị một chiếc bàn được trải một tấm vải trải bàn màu vàng hoặc đỏ (tùy từng gia đình có thể dùng khăn trải bàn hoặc không) để đặt mâm cơm cúng giao thừa. Thông thường, các gia đình sẽ tiến hành cúng giao thừa ngoài trời trước, sau đó sẽ cúng và thắp hương giao thừa trong nhà.
Theo phong tục truyền thống của người Việt xưa, giao thừa là thời khắc mà các vị quan hành khiển sẽ bàn giao các công việc đã thực hiện trong năm vừa rồi. Cúng giao thừa thường được chia làm hai lần cúng là cúng ngoài trời trước và cúng trong nhà sau. Mâm cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa là để tiễn đưa các vị quan hành khiển và các vị phán quan của năm cũ và nghênh đón các vị thần mới của năm nay. Mâm cúng giao thừa trong nhà mang ý nghĩa là thể hiện sự hiếu thảo và sự biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình thường gộp cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà thành một mâm cúng cũng được.
Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời thường gồm các lễ vật như hương, các loại hoa quả, hoa tươi, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc (hoặc thủ lợn luộc), xôi, bánh chưng (hoặc bánh tét), rượu (rượu trắng hoặc rượu vang đỏ) và một số món ăn truyền thống ngày Tết khác (tùy chọn).
Đồ cúng giao thừa trong nhà thường bao gồm các món ăn mặn ngày Tết như bánh chưng (bánh tét), giò chả, xôi gấc, thịt gà luộc, hương, hoa, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia (hoặc thêm các loại đồ uống khác), các món ăn mặn ngày Tết khác.
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, điện máy – điện lạnh, thiết bị số – phụ kiện, y tế & sức khỏe, mỹ phẩm & làm đẹp… thì bạn hãy truy cập website chúng tôi để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại: