Văn Khấn Tại Chùa Linh Ứng / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Bài Văn Khấn Cầu Duyên Tại Chùa Hà Linh Nghiệm Nhất

Chùa Hà thường được nhắc tới như là nơi những nam thanh nữ tú thường thành tâm cúng bái xin duyên tại Hà Nội. Trong bài viết bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đồ lễ, bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà cùng những lưu ý nên chú ý khi đi cầu duyên tại chùa Hà.

Cách sắm lễ cầu duyên tại chùa Hà

Khi đi lễ chùa Hà, bạn cần chuẩn bị đủ 3 mâm lễ:

Mâm lễ tại ban Tam Bảo: 1 thẻ hương, hoa tươi, 1 vỉ nến, bánh kẹo, hoa quả tươi bạn chuẩn bị tùy tâm, và sớ ban Tam Bảo. Ban Tam Bảo thờ Phật vậy nên bạn đặc biệt phải nhớ không cúng những món mặn (như thịt, rượu,…) và không cúng tiền vàng Tại ban Tam Bảo.

Mâm lễ tại ban Đức Ông: tiền vàng, rượu, thuốc, chè, đồ mặn tuỳ ý (bạn có thể chuẩn bị đơn giản gồm 1 đĩa xôi trắng, 1 khoanh giò, 1 cút rượu nhỏ, hãy chú ý mở chai rượu khi lễ) và sớ ban Đức Ông. Hoặc bạn cũng có thể soạn lễ tại ban Đức Ông như bộ lễ tại ban Tam Bảo cũng hoàn toàn được, nhưng lễ tại ban Đức Ông nên có một thếp tiền vàng.

Mâm lễ tại ban thờ Mẫu: tiền vàng, hoa tươi (nên là 5 bông hồng đỏ), trầu cau (nhất định phải có), bánh kẹo, tiền lẻ (để sau đó công đức). Bạn làm sớ và đặt vào mâm lễ này. Bạn sẽ cầu duyên tại Điện Mẫu.

Bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà

Dù bạn làm lễ cầu duyên tại chùa Hà hay bất cứ nơi nào khác, hãy nhớ một bài khấn nên có đủ 5 điều: tạ – sám hối – hứa – xin – lễ.

Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà như sau:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy:

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là :…………

Sinh ngày:………… Tháng………… Năm………… (âm lịch)

Cứ trú tại :…………

Hôm này ngày (âm lịch) , Con đến Thánh Đức Tự ( tên đúng của Chùa Hà )thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ)

Chúng con người trần mắt thịt , nếu có điều gì lầm lỡ , kính mong Các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho (sám hối)

Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn , nguyện làm việc thiện , tránh làm việc ác (hứa)

Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện , cho con gặp được người có tâm có đức , có tài có chí, tâm đầu ý hợp , chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng ( nếu xác định yêu để cưới ) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Cẩn cáo (xong vái 3 vái) – (lễ)

Video bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà

Những lưu ý khi đi chùa Hà cầu duyên

Khi làm lễ, khấn xin, hãy thành tâm mong gặp được người trong mệnh của mình, cầu gặp được người tâm đầu ý hợp, chung thủy, tài đức, vị tha, thấu hiểu.

Khi đi lễ cầu tình duyên tại chùa Hà, tốt nhất, bạn nên đi một mình, soạn lễ đơn giản, không cần quá cầu kỳ, nhưng thành tâm. Hãy ăn mặc nghiêm túc áo kín cổ, quần dài khi bước chân vào làm lễ tại chốn linh thiêng. Không nói những lời báng bổ hay những câu nói không tốt khác. Và đừng quên tắt chuông điện thoại, không khấn quá to và không làm ồn tại chùa!

Hãy chọn ngày lành để đi lễ cầu duyên. Nếu bạn làm lễ vào mùng 1 hoặc ngày rằm thì tốt nhất nhưng những ngày này chùa Hà thường rất đông, sẽ hơi khó để bạn làm lễ.

Đi lễ cầu duyên tại chùa Hà sẽ không khác đi lễ cầu duyên tại những ngôi chùa khác. Nhưng điều quan trọng là sự “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn gửi gắm ước nguyện của mình tới Phật Thánh, các ngài chứng giám cho tâm thành của bạn sẽ ban may mắn mà se duyên cho người cầu.

Bài Văn Khấn Nhập Trạch Cơ Quan Đúng Phong Tục, Linh Ứng Nhất

Đọc văn khấn nhập trạch cơ quan chính là phần cốt lõi của cả buổi lễ, cực kỳ quan trọng, linh thiêng. Tuy nhiên thì trước đó, mọi người cũng phải tìm hiểu, chuẩn bị kỹ càng, khâu này cũng cần thiết không kém. Nếu thực hiện không tốt thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến độ linh ứng, chuẩn mực của phong tục. Cụ thể như sau:

Chỉ cần tránh tất cả các ngày xấu trên ra là có thể tiến hành làm lễ nhập trạch, xuất hành “Thuận buồm, xuôi gió”,… Đồng thời, quý gia chủ cũng phải xem xét về giờ thực hiện nghi thức sao cho hợp với tuổi nhất dựa vào con giáp, ngũ hành,… Để chắc ăn thì cứ đi coi “thầy” là được.

Nếu mọi người chưa biết thì ngày làm lễ nhập trạch phải được thực hiện đúng vào giờ hoàng đạo tốt, bình thường cũng được nhưng phải tránh các thời điểm xấu, “dữ” ra. Bởi việc này có thể tác động cực kỳ mạnh mẽ đơn con đường công danh sự nghiệp, làm ăn, sức khỏe của chủ sở hữu công trình. Không thể nào đùa được đâu. Nếu muốn thuận buồm, xuôi gió thì tốt nhất hãy mời “thầy” về lựa ngày hợp với tuổi, mệnh.

Mâm cúng lễ nhập trạch cúng đóng một vai trò không hề nhỏ, có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện lòng thành của người dương thế, đem tới nhiều điềm tốt lành, buổi lễ diễn ra thuận lợi,… Để chuẩn bị cho đúng chuẩn, gia chủ cần phải mua đầy đủ các thứ như sau:

Ảnh 1: lưu ý khi làm lễ nhập trạch cơ quan (nguồn: internet) Thông thường, người ta sẽ lựa giờ theo cung hoàng đạo đẹp, né các thời điểm xấu. Chi tiết hơn là gồm các thời gian trong một tháng như sau:

Không như nhà ở, khi chuyển văn phòng, cơ quan, mọi người cần phải đem tới một số vật dụng đã dùng tại nơi của làm vật tượng trưng. Ví dụ như:

Chuẩn bị lễ vật

Các bước tiến hành làm lễ nhập trạch văn phòng sẽ khá khác so với nhà ở. Tuy nhiên, gia chủ cũng nên thực hiện một cách cẩn thận, thành tâm nhất để bày tỏ lòng thành, sự tôn trọng với thổ địa, bậc tâm linh hiện hữu tại khu vực đó. Nếu làm tốt thì chắc chắn sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì, làm ăn suôn sẻ, thuận lợi, phất lên như diều gặp gió. Chi tiết các bước như sau:

Vật tượng trưng Các bước làm lễ nhập trạch văn phòng mới

Tiếp theo, đọc bài văn khấn nhập trạch văn phòng, báo cáo tình trạng làm ăn tại cơ quan cũ như thế nào, nói ra mong muốn cho mai sau để chư vị thần linh chứng giám, phù hộ như ý.

Văn khấn nhập trạch

Bài Văn Khấn Cầu Tự Tại Chùa Hương Ý Nghĩa Và Linh Nghiệm Nhất

Bài văn khấn cầu tự tại Chùa Hương cổ truyền ý nghĩa nhất được sưu tầm và tổng hợp từ sách văn khấn cổ. Đây là bản văn khấn cầu con tại chùa Hương linh nghiệm nhất được rất nhiều người sử dụng. Bạn có thể tải hoặc in bài văn khấn này để cầm đọc khi làm lễ.

Văn khấn cầu tự linh nghiệm tại chùa Hương

Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương.

Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơi bản địa ở khu vực này.

Đệ tử con là sinh ngày………………………………………………………………………………………………………………

Cùng chồng/vợ sinh ngày…………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay nhân gày lành tháng tốt, khí tiết năm ……… bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng đâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.

Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm – Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợi chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.

Con lạy quan Nàm tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quân âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để ông bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.

Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thânh sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.

Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.

Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.

Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dầy cho chúng con được toại nguyên đường con cái.

Địa điểm lễ cầu tự ở chùa Hương: Lầu cô (nếu muốn cầu con gái); Lầu cậu (nểu muốn cầu con trai) trong động Hương Tích (Thuộc quần thể chùa Hương).

Lễ vật khi làm lễ: 5 loại quả (mỗi loại 1 quả); 7 (hoặc 9 – nếu cầu con gái) thứ bánh, quả, đồ chơi mà trẻ em thường thích (Bìm bìm, kẹo mút, đồ chơi…); 7 (hoặc 9) đồng tiền.

Cách hành lễ: Đặt lễ lên lầu cô, lầu cậu để khấn bái, xin đài âm dương, sau đó mang những đồng tiền đó về để ở nhà 7 (hoặc 9) ngày rồi mang đi sử dụng để mua 1 thứ gì đó trẻ con thích; lễ vật thì mang về nhà phân phát cho trẻ con thụ lộc.

Sau khi làm lễ, trên đường về nhớ trả thêm phí đò, xe, nhà nghỉ để dẫn con về nhà: Cứ đưa cho lái đò, lái xe, chủ nhà trọ 5 hay 10.000 đồng gì đó coi như trả thêm 1 suất. Đồng thòi, trong vòng 7 (hoặc 9) ngày mỗi bữa ân hãy để thêm 1 bát cơm, thìa trong mâm cơm mời con ăn.

Nên Thờ Phật Quan Âm Đứng Hay Ngồi Tại Gia Để “Linh Ứng”

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi Ý nghĩa tượng Phật Quan Âm Bồ Tát

Trước khi biết nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi, gia chủ nên biết ý nghĩa tượng Phật Quan Âm là gì:

Bồ Tát Quan Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán thế Âm Bồ Tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy, Bồ Tát Quan Âm tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chứ không phải Ngài thật là người nữ.

Nghĩ đến, nhìn thấy tượng Phật Bà Quan Âm là một cách để răn dạy nhân thế sống hướng thiện, không làm những việc xấu, có lỗi với tâm can. Sở hữu một bức Bà Quan Âm bằng đồng là một mong ước và nguyện cầu gia đình sẽ có lòng từ bi, đức nhẫn nhục và sống có ích cho xã hội.

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi tại gia

Tượng bàn thờ phật Phật Quan Âm thông thường sẽ có hai dáng:

Tượng bàn thờ Phật Quan Âm ngồi: thường đặt trong đền chùa, miếu mạo hoặc trên bàn thờ trong nhà của mỗi gia đình chúng ta.

Các tư thế, hình dáng khác nhau của Bồ Tát Quan Âm chỉ là cách thị hiện cứu độ chúng sinh

Vậy nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi? phụ thuộc vào không gian phòng thờ và nhu cầu của gia chủ. Có thể nói, cách thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi thật ra không phải là quá quan trọng.

Gia chủ chỉ cần biết cách đặt tượng Quan Âm trong nhà , tại vị trí phù hợp, thuận lợi cho việc thờ cúng là được rồi.

Hoàn toàn không hề có chuyện thờ tượng đứng thì Ngài sẽ đi hoặc thờ tượng ngồi thì Ngài sẽ ở lại như quan niệm của một số người.

Điều quan trọng khi chọn cách thờ Phật Quan Âm tại nhà là bạn cần thành tâm cúng bái, kính lễ, siêng năng học theo công hạnh của Ngài, chăm áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Gia chủ cần có niềm tin, sự tôn kính và chọn vị trí trang trọng để đặt tôn tượng.

Khi học theo những giáo lý mà thiết lập được sự an vui, hạnh phúc trong chính bản thân mình, thì đây mới chính là sự hộ trì đích thực của Chư Phật.

Cách thỉnh Phật Quan Âm về nhà

Như vậy, gia chủ đã biết nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi, gia chủ cần nên biết thế nào cho đúng để tỏ lòng thành kính và không phạm điều bất kính.

Trước khi thỉnh tượng từ cửa hàng về, gia chủ cần chuẩn bị trước bàn thờ (bao gồm như , lọ hoa tươi, nước, ,… ). Đồng thời, dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng và đặt tại nơi trang nghiêm mà tốt nhất, gia chủ nên chọn đặt tại chính giữa nhà mình.

Tượng Phật bà Quan Âm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, tượng Quan Âm bồ tát bằng đồng được ưa chuộng hơn hẳn. Tượng đồng Quan Âm đẹp và sống mãi với thời gian. Tượng Quan Âm Bồ tát bằng đồng được điêu khắc tinh xảo, màu sắc óng ánh. Đặc biệt thần thái toát lên từ pho sẽ tạo không khí thư thái cho ngôi nhà.

Sau khi thờ Phật Quan Âm, gia chủ phải thường xuyên khói nhang, không được để bàn thờ lạnh lẽo.

Nếu quý khách có nhu cầu mua tượng Phật, đặt đúc tượng Phật, thì hãy liên hệ số hotline 0967.23.777 của – Thương hiệu uy tín hàng đầu được nhiều gia chủ an tâm lựa chọn.

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

Bài Văn Mẫu Khấn Tại Chùa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

1. Ý nghĩa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

2. Sắm lễ

Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

– Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.

– Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

– Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

– Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nàh trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Cùng Danh Mục: Liên Quan Khác