Đạo Mẫu Việt Nam: Chùa Hương Tích Hà Tĩnh

      Nói đến chùa Hương Tích, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Hương Tích ở Hà Tây cũ, ít ai biết một ngôi chùa cổ có tên Hương Tích ở Hà Tĩnh. Chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm trên một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, chùa có danh hiệu ” Hoan Châu đệ nhất danh thắng” tức danh thắng đẹp nhất Châu Hoan (Châu Hoan là địa danh miền trung thời cổ).  

Sự tích chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

       Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là nơi thờ Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát với hiện thân là Công chúa Diệu Thiện, con gái của vua Diệu Trang Vương nước Sở (Thế kỷ 6 trước công nguyên). 

   Chùa Hương Tích Hà Tĩnh được gắn với sự tích về  Phật tổ sai Thần Hổ cứu công chúa Diệu Thiện, rồi chạy trốn vua cha tới núi Hồng Lĩnh dựng am, tu hành. 

       Truyền thuyết về công chúa Diệu Thiện: Diệu Thiện là công chúa thứ ba của Diệu Trang Vương nước Sở. Ngay từ nhỏ, nàng đã không màng vinh hoa, chỉ một lòng tín tâm với Phật, phát nguyện tu hành để cứu độ chúng sinh. Nàng rất được vua cha yêu quý, nhà vua đã lựa chọn cho nàng những bậc anh tài tuấn tú, nhưng nàng đều từ chối. Vua giận lắm, đành phán rằng: 

 “Bây giờ đang là tháng Chạp, nếu con có thể trồng hoa tươi nở khắp trên núi, ta sẽ cho phép con tu hành”. C

ông chúa Diệu Thiện phải một mình lên núi nơi tuyết trắng phủ đầy, vừa trồng từng cây non vừa thành tâm niệm Phật. Kỳ lạ thay, tất cả những cây non đã được phủ đầy tuyết vẫn sống xanh tươi rồi nở đầy hoa. 

     Nhờ thế công chúa Diệu Thiện đã được toại nguyện, nàng rời khỏi cung vua, tới tu hành tại chùa Bạch Tước, tại Diệu Châu, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

   Thế nhưng, những người thành kính và quyết tâm tu hành đều phải trải qua ma nạn thử thách, công chúa cũng vậy. Do những đồn đại nàng bôi vua cha. 

Vua Trang Vương vô cùng phẫn nộ, đã hạ lệnh cho người tới đốt chùa Bạch Tước nơi công chúa tu hành.

       Chùa Bạch Tước chìm trong khói lửa ngút trời, nhưng lạ thay công chúa Diệu Thiện vẫn ngồi tụng kinh niệm Phật bình an vô sự. 

    Trong lúc tức giận, ông lại hạ lệnh dùng cực hình với Diệu Thiện. Thế nhưng khi đao phủ vừa vung tay lên thì cây đao bỗng gãy làm đôi. Vua Diệu Trang Vương lại hạ lệnh dùng hình thức treo cổ để xử tội, đúng lúc ấy xuất hiện một con hổ lớn nhảy vào pháp trường giải cứu cho công chúa.

  

Cuối cùng, công chúa Diệu Thiện tới tu hành trong một hang đá trên Đại Hương Sơn. Thời gian qua đi, cuối cùng công chúa cũng đã tu thành chính quả. Sau khi đắc chính quả, Diệu Thiện hiện thân thành Pháp tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thần thánh trang nghiêm, thần thông đại hiển cứu độ thiện nam tín nữ. 

       Chùa Đại Hương Sơn ở Diệu Châu trở thành đạo tràng Quán Thế Âm lâu đời nổi tiếng nhất ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn tồn tại.

  Chùa Hương Tích Hà Tĩnh được gắn với sự tích về  Phật tổ sai Thần Hổ cứu công chúa Diệu Thiện, rồi chạy trốn vua cha tới núi Hồng Lĩnh dựng am, tu hành. 

    Tương truyền vào thế kỷ 13 thì chùa Hương Tích Hà Tĩnh được xây dựng. Năm 1885, chùa bị một trận hỏa hoạn lớn thiêu rụi. Năm 1901, Tổng đốc An – Tĩnh là Đào Tấn tiến hành quyên góp tiền trùng tu và xây dựng lại chùa. Năm 1990, Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam đã công nhận chùa Hương Tích là di tích văn hóa – thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2003, chùa được trùng tu. Năm 2006, chùa được đại trùng tu.

Tại sao chùa Hương Tích Hà Tây cũ là chùa Hương Tích “Phiên bản”

       Vào thời Lê – Trịnh, các vua Lê – chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh  nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh – Nghệ – Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ).

      Mỗi lần những “người đẹp” đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân, do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các “người đẹp” đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ “sáng kiến” của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích.

      Theo cuốn Hương Sơn Thiên Trù thiền phả, chùa Hương Tích ở Hà Nội mới được xây dựng từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1704), tức là sau chùa Hương Tích Hà Tĩnh khoảng 300 năm.. 

Kiến trúc chùa Hương Tích Hà Tĩnh

       Quần thể chùa Hương Hà Tĩnh ở độ cao 650m so với mặt nước biển, được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và Am Thánh Mẫu.

      Theo truyền thuyết, Am Thánh Mẫu là nơi Công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm. 

Xung quanh chùa còn nhiều cảnh quan như: Động Tiên Nữ, Am Phun Mây, Miếu Cô, suối Tiên Tắm, khe Quỷ khóc. 

      Tại chùa Hương Tích có tượng Thần Hổ, người đã được Phật Tổ sai xuống cứu công chúa Diệu Thiện, đặt ở trên đường đi lên chính điện để người dân thờ cúng.

    Miếu Cô là nơi công chúa Diệu Thiện đã từng qua đây, nàng thấy những tảng đá bằng phẳng nên ngồi nghỉ chân để thưởng ngoạn cảnh sắc. Bên cạnh miếu có dòng suối tên là Hương Tuyền, nước trong xanh bốn mùa. Du khách lên chùa thường dừng chân ở đây nghỉ ngơi, rửa tay bên dòng suối để trút bỏ bụi trần trước khi hành lễ. Từ Miếu Cô đến chùa Thượng dài khoảng 1 km, ngày nay đã có cáp treo.

      Dừng cáp treo, qua khu vực Bãi chợ trời, chỉ di chuyển thêm vài bước chân, du khách sẽ đến với khu vực chính của chùa đó là Chùa Thượng. Trong Tam Bảo chùa Thượng có 54 pho tượng bằng gỗ quý, được tác tạo từ thời Trần – Lê – Nguyễn. Đây là m

ột trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất trong quần thể kiến trúc chùa Hương Tích

      Từ phía sau Chùa đi lên khoảng 28 bậc đá là đến động Hương Tích còn gọi là Am Quan Âm, Am Phật Bà. Toàn bộ còn nguyên sơ theo kết cấu cũ. Phía trong động đá hang sâu có tượng phật bà Quan Thế Âm tọa trên đài sen. Nhân dân xem Am Phật Bà là nơi thiêng liêng và chính tại nơi này công chúa Diệu Thiện đã tu hành hóa phật.

Động Hương Tích – Quần Thể Di Tích Chùa Hương

Từ cửa động đi xuống động Hương Tích – Quần thể di tích chùa Hương, hiện nay là 120 bậc đá kê không trát mặt, đôi bên là cây rừng cao vút như đón ta với cả tấm lòng ngay thẳng. Theo truyền thuyết phong thủy, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng, cổ xưa từ trên cửa động xuống đến sân động phải qua hai cây càu bắc song song bằng gỗ lim (gọi là Bạch Liên Kiều) qua hang sâu, dưới có nước (gọi là Liên Trì – ao sen) rồi mới đi vào động…

Động Hương Tích – Quần thể di tích chùa Hương

1

của 11

“Hựu hà tất bồng châu doanh hải, Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan… ” (Thám hoa Vũ Phạm Hàm) Sách Dư địa chí của Phan Huy Chú chép: “… Núi Hương Tích ở phía Tây núi Núi Hương Tích nằm ở độ cao hơn 900 mét, đường đi vào động được người dân sở tại Yến Vỹ từ buổi ban đầu mở lối kê quèn, kê bậc. Tuy đường núi quanh co, dốc cao nhưng việc đi lại cũng dễ dàng cho thập phương hành hương trẩy hội. Vẻ đẹp của cảnh núi rừng Hương Tích cũng có cả con đường “Gập ghềnh mây nối uốn thang mây…”. Với hơn 2000 m đường núi từ bến Trò (bến Suối) lên động Hương Tích không xa và cũng không cao là mấy, nhưng cũng đủ để thử người chưa biết. Vào được cửa Phật cũng không dễ dàng khi không có chân tâm vượt khó. Lên tới cửa động Hương Tích, núi non quanh ta, dưới thung lũng khá sâu ngỡ như: “Mình ta đã chon von trên đỉnh núi… . Cửa động bằng đá xanh được ghép dựng năm Đinh Mão (1927) tuy không bề thế nhưng cũng gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa của động. Lối vào động Hương Tích, trên vách đá cao bên trái có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” là của chúa Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm đặt bút đề tháng ba năm Canh Dần (1770) khi nhà Chúa tuần du Sơn Nam. Trong động những khối thạch nhũ to nhỏ được người xưa thổi hồn đặt tên theo hình dáng tự nhiên. Trên trần động Hương Tích, rủ xuống chín nhũ đá hình chín con rồng chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, gọi là “Cửu Long Tranh Châu”, Núi Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, con trâu, con lợn, ao bèo, buồng tằm, né kén, Núi Cô, Núi Cậu và cả Bầu Sữa Mẹ thánh thót nhỏ như đếm thời gian mà du khách đến đây ai cũng mong mình may mắn cỏ được một giọt lấy khước. Xúc động trước cảnh ấy, có một nhà thơ đã viết:

“Hựu hà tất bồng châu doanh hải,Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan… ”(Thám hoa Vũ Phạm Hàm)Sách Dư địa chí của Phan Huy Chú chép: “… Núi Hương Tích ở phía Tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên, leo nhiều tầng núi mới vào động. Cảnh thiên nhiên như quỷ thần tạc rất lạ và khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải… Tương truyền, Phật Quan Ầm Bồ Tát cầm tích trượng sang phương Nam trụ trì ở đây… mỗi năm ngày xuân về thiện nam, tín nữ ở các phương đến động dâng hương…Núi Hương Tích nằm ở độ cao hơn 900 mét, đường đi vào động được người dân sở tại Yến Vỹ từ buổi ban đầu mở lối kê quèn, kê bậc. Tuy đường núi quanh co, dốc cao nhưng việc đi lại cũng dễ dàng cho thập phương hành hương trẩy hội.Vẻ đẹp của cảnh núi rừng Hương Tích cũng có cả con đường “Gập ghềnh mây nối uốn thang mây…”. Với hơn 2000 m đường núi từ bến Trò (bến Suối) lên động Hương Tích không xa và cũng không cao là mấy, nhưng cũng đủ để thử người chưa biết. Vào được cửa Phật cũng không dễ dàng khi không có chân tâm vượt khó.Lên tới cửa động Hương Tích, núi non quanh ta, dưới thung lũng khá sâu ngỡ như: “Mình ta đã chon von trên đỉnh núi… .Cửa động bằng đá xanh được ghép dựng năm Đinh Mão (1927) tuy không bề thế nhưng cũng gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa của động.Lối vào động Hương Tích, trên vách đá cao bên trái có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” là của chúa Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm đặt bút đề tháng ba năm Canh Dần (1770) khi nhà Chúa tuần du Sơn Nam. Trong động những khối thạch nhũ to nhỏ được người xưathổi hồn đặt tên theo hình dáng tự nhiên. Trên trần động Hương Tích, rủ xuống chín nhũ đá hình chín con rồng chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, gọi là “Cửu Long Tranh Châu”, Núi Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, con trâu, con lợn, ao bèo, buồng tằm, né kén, Núi Cô, Núi Cậu và cả Bầu Sữa Mẹ thánh thót nhỏ như đếm thời gian mà du khách đến đây ai cũng mong mình may mắn cỏ được một giọt lấy khước.Xúc động trước cảnh ấy, có một nhà thơ đã viết:

“Dòng sữa mẹ thước nào đo được Nuôi bao năm mơ ước con khôn Nắng mưa dầu dãi sớm hôm Bốn mùa ấp ủ cho con bốn mùa” Những khối thạch nhũ có hồn sinh động mang biết bao tâm linh mơ ước và kỳ vọng của con người. Thật là sự kỳ diệu của một đại kỳ quan. Ngoài cảnh thiên nhiên tạo ra còn có cả dấu tích của bàn tay con người tô điểm từ xa xưa: chiếc bệ đá hoa sen, bốn góc bệ là hình người đóng khố, hai tay giơ lên đỡ cả khối đá tỏ sức mạnh với thời gian, năm tháng. Bệ đá này do hai bà phi tần của vương triều Lê – Trịnh công đức, không ghi rồ niên đại chỉ ghi lại quý danh: 1. Nội thi cung tần Trần Thị Khoan hiệu Diệu Đong Viên Khánh Chân nhân.

2. Vương phủ thị nội cung tần Vương Thị Đãng hiệu Diệu Chung Đức Viên Chân nhân. Văn chuông ghi: Quả chuông đồng lớn treo ở động Hương Tích hiện nay có niên đại Ất Mùi (1655) đời Vua Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức năm thứ 3. Những pho tượng đồng thờ trên tam bảo động Hương Tích là do gia đình bà Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viên Kim Chân nhân công đức. Tượng đúc năm Ất Dậu (1705) niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ nhất đời vua Lê Dụ Tông. Năm Đinh Hợi (1767) niên hiệu Vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 28, gia đình quan Tả Đô Đốc thái phủ Liêu Quận công Vũ Đình Trác cùng phu nhân Nguyễn Thị Tân công đức đúc pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm (nhiều tay) thờ hàng giữa ở tam bảo động Hương Tích. Riêng pho tượng Chúa Bà Quan Âm tọa sơn tạc đá xanh, do gia đình ông Nguyễn Huy Nhật tước Nhật Quang Hầu và phu nhân là Nguyễn Thị Huề hiệu Thiện Cơ công đức năm Quý Sửu (1793) là một pho tượng đá quý, có những đường nét tạc khắc tuyệt đẹp dưới triều nhà Nguyễn Tây Sơn, hiện thờ giữa tam bảo. “Thần thông bỗng nhập vào tay khắc Tạc vẻ từ bi đẹp lạ thường… Ở Động Hương Tích, tín ngưỡng đạo Phật cùng tâm thức nhân dân đã tạo nên lễ hội dân gian có bề dày lịch sử, mang đậm đà bản sắc nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam.

Loading…

Bài Văn Khấn Đền Ông Hoàng Mười Tại Nghệ An Hà Tĩnh Chính Xác Nhất

Bài văn khấn ông Hoàng Mười tại Nghệ An Hà Tĩnh chính xác nhất do Đồ thờ Huyền Đức tổng hợp lại từ sách văn khấn. Văn khấn Đền Ông Hoàng Mười cầu sức khỏe, tài lộc chính xác nhất là điều mà nhiều bạn quan tâm. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười luôn tấp nập du khách vào mỗi dịp đầu xuân và dịp tháng 10 âm lịch hàng năm.

Ông Hoàng Mười là ai?

Lai lịch của ông ở dưới trần gian có rất nhiều dị bản. Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất về ông Hoàng Mười là câu chuyện: Ông Hoàng Mười đầu thai thành Nguyễn Xí, một vị tướng giỏi dưới thời vua Lê Thái Tổ, có công lao lớn giúp vua diệt giặc Minh, về sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An ( Hà Tĩnh) – quê nhà.

Ở tại quê nhà, ông luôn chăm lo cho đời sống của nhân dân. Có một lần xảy ra trận cuồng phong khiến nhà cửa bị đổ nát, ông liền sai lính vào rừng đốn củi về dựng lại nhà cho dân. Một hôm đi thuyền trên sông, ngay dưới chân núi Hồng Lĩnh, thuyền của ông bị nhấn chìm và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Người dân vô cùng thương tiếc và lập đền thờ để tưởng nhớ công lao, tài năng song toàn của ông.

Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười chính xác nhất Bài khấn dành cho khách thập phương

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh Con lạy Tứ phủ Khâm sai Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu Con lạy cộng đồng các Giá, các quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể. Con lạy quan Chầu gia Hương tử con là… Tuổi… Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm … (âm lịch)

Tín chủ con về Đền…. thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn xin lộc công danh ông Hoàng Mười

Bạn có thể áp dụng văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười về công danh như sau:

Con lạy quan Hoàng Mười trấn thủ đất Nghệ An

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp, ngày đại cát giờ đại an, con đầu làm ngai hai vai vai làm trượng, Bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự. Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngàu tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ.

Hoàng cho con thời ăn, học nói, học gói, học soi. Sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra, cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần.

Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, còn giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn. Một nén cũng có mà một bó cũng thơm. Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ. Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép.

Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm. Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chữ phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành, gặp ông có nhân, gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá. Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai.

A di đà phật con kêu thấu nổi lạy Hoàng, để rồi phúc đó lại gần hơn!

Cầu gì khi đi đền ông Hoàng Mười?

Trong quan niệm dân gian thì quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban phát lộc về đường công danh sự nghiệp. Chính vì thế, những ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm về sự nghiệp thì đây là nơi không thể bỏ qua. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười trên đất nước luôn tấp nập du khác. Bên cạnh đó Ông Hoàng Mười thường độ cho các con nhang đệ tử về khoẻ mạnh, học hành, công việc, công danh, bình an. Đặc biệt là cầu công danh sự nghiệp thăng tiến, thuận lợi, phát tài phát lộc, mọi việc suôn sẻ.

Tháng 3 đến tháng 10 âm lịch nên đi đền ông Hoàng Mười

Thời gian nên đi lễ ông Hoàng mười thích hợp nhất là sau giao thừa. Sau giao thừa bạn có thể đến lễ bất cứ lúc nào. Và mùa cáo điểm của du khách khi đến đền ông Hoàng Mười là hết tháng 3 âm lịch và lại tiếp tục cao điểm vào tháng 10 âm lịch.

Mẫu Văn Khấn Chùa Hà

Chùa Hà cầu duyên thế nào?

1. Bài văn khấn chùa Hà

Giống như các mẫu văn khấn chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ …, văn khấn đi chùa Hà cũng cần có 5 điều là tạ – sám hối – hứa – xin – lễ. Cụ thể bài văn khấn như sau:

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa.

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh.

Đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn.

Đức Đệ Tam Mẫu Thoải.

Sinh ngày. …, Thánh. …., Năm. …. ( âm lịch )

Hôm này ngày. …., Tháng. …., Năm. …., ( âm lịch ) . Con đến Thánh Đức Tự ( tên đúng của Chùa Hà ). thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ)

Chúng con người trần mắt thịt , nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong Các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện , tránh làm việc ác. Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện , cho con gặp được người có tâm có đức , có tài có chí, tâm đầu ý hợp , chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng ( nếu xác định yêu để cưới ) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật!(3 lần)

Cẩn cáo ( xong vái 3 vái ).

2. Cách sắm lễ cầu duyên tại chùa Hà

Trong chùa Hà có rất nhiều nơi thờ cúng thần linh, cúng phật nên tùy vào từng nơi cúng lễ mà bạn sẽ chuẩn bị khác nhau.

– Với ban Tam Bảo: Đây là nơi thờ Phật nên bạn nhớ là cúng chay, không được cúng món mặn và cúng tiền vàng. Tốt nhất, bạn chỉ cần sắm lễ là hương hoa, bánh kẹo, vỉ nến.

– Với ban Đức Ông: Bạn chuẩn bị rượu, thuốc, chè, các món mặn tùy ý và sớ ban Đức Ông hay bạn có thể sắm lễ tương tự như ở ban Tam Bảo.

– Với ban thờ Mẫu: Bạn nên sắm lễ cúng gồm tiền lẻ, bánh kẹo, hoa tươi, tiền vàng. Bạn làm sớ rồi đặt vào trong mâm lễ. Điện Mẫu này là nơi để bạn cầu duyên.

Bài Văn Khấn Đền Ông Hoàng Mười Tại Nghệ An Hà Tĩnh Đầy Đủ Nhất Hiện Nay

Hàng năm không chỉ người dân Xứ Nghệ mà cả du khách thập phương cũng đến viếng đền ông Hoàng Mười rất đông. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bài văn khấn ông Hoàng Mười như thế nào?

Địa điểm đền thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An

Theo như truyền thuyết kể lại Thánh ông Hoàng Mười là con của Đức vua cha Bát Hải Động Đình đầu thai thành vị tướng tên Lê Khôi dưới triều Lê, giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh. Khi đất nước thái bình, theo lệnh vua cha, ông hóa thân về trời. Từ đó, người dân vùng Nghệ An gọi ông là “Đức thánh minh”, lập nên đền thờ để hậu thế đời đời tưởng nhớ.

Về địa điểm đền ông Hoàng Mười, thì hiện nay có hai nơi thờ cúng ông Hoàng mười, hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam. Cụ thể đó là:

+ Đền Củi: Đền Củi có địa điểm tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Đền Ông Hoàng Mười: Đền Ông Hoàng Mười là nơi có ngôi mộ của Ông Hoàng Mười tại Huyện Hưng Nguyên – Nghệ An.

Chuẩn bị mâm lễ cúng ông Hoàng Mười

Khi đi lễ tại đền thờ Ông Hoàng Mười vào đầu năm mới nói chung và đi lễ đầu năm Kỷ Hợi nói riêng thì không thể thiếu được các mâm lễ vật.

Lễ vật khi đến đền ông Hoàng Mười cần có đủ mặn ngọt:

+ 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang.

+ 1 mâm sớ điệp, cau, trầu, tiền quan, tiền dương.

+ 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây.

+ 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, tiền vàng, nén nhang, tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt (đã rửa sạch), 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ).

+ 1 mâm hoa, quả, cau, trầu, tiền dương, chai nước…

Văn khấn đền ông Hoàng Mười tại Nghệ An

Khi đến đền ông Hoàng Mười để cầu tài cầu lộc, cầu phúc cho gia đình thì đều cần phải chuẩn bị lễ vật cúng, vừa để thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và tưởng nhớ ông Hoàng Mười, cũng như cần phải có một bài văn khấn đầy đủ và chi tiết, quan trọng là văn khấn đền ông Hoàng Mười phải thật chuẩn. Dưới đây là bài văn khấn đền ông Hoàng Mười tại Nghệ An phổ biến nhất:

1. “Gươm thiêng chống đất chỉ trời Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung Hai vai nặng gánh cương thường Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”

2. “Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa Cung gươm lên ngựa đề cờ Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”

3. “Chí anh hùng ra tay cứu nước Đi tới đâu giặc bước lui ngay Việt Nam ghi chép sử dày Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”

4. “Năm cửa ô tới Đô Thành Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười” Rồi có cả đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:

5. “Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi Ước cũ duyên xưa có thế thôi”

6. Hay khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát: “Đất lề quê thói Nghệ An Miếng trầu cau đậu dâng Quan Hoàng Mười”

7. Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng: “Muối đã mặn ba năm còn mặn Gừng đã cay chín tháng vẫn cay Ghế ông tình nặng nghĩa dày Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”

8. “Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”

Văn khấn các ban trong đền Củi thờ ông Hoàng Mười

Từ cầu Bến Thuỷ theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam 4km, rẽ phải, đi tiếp 200m nữa du khách sẽ thấy dưới chân núi Ngũ Mã, ẩn hiện trong vườn cây cổ thụ có một ngôi đền cổ kính uy nghi. Đó là đền Chợ Củi, còn gọi là đền Củi. Đền Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến với đền Củi có thể đi bằng đường bộ, đường sông đều thuận lợi. Trong đền Củi có thờ thánh mẫu Liễu Hạnh, Hưng Đạo đại Vương nhân dân tôn kính gọi là Đức Thánh Trần, thánh Hoàng Mười. Ngoài ra còn có Miếu cô Chín, miếu Cô, miếu Cậu. Dưới đây là các bài văn khấn dùng khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười các bạn nên tham khảo:

Văn khấn ban Công Đồng

+ Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

+ Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

+ Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

+ Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

+ Con lạy Tứ phủ Khâm sai

+ Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

+ Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

+ Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

+ Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

+ Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

+ Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là: …………………………………….

Tuổi: ………………….

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn Ngụ tại: …………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch).

Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

+ Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

+ Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

+ Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

+ Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

+ Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: …………………..Ngụ tại: ……………….

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ….. Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Cầu gì khi đi đền ông Hoàng Mười?

Xem tử vi chính xác nhất cho thấy rằng khi đọc văn khấn lễ ông Hoàng Mười cần sự thỉnh cầu thành tâm mới có hiểu quả. Ngoài ra bạn cần phải chú ý tới những điểm sau đấy:

+ Cầu gì khi đi đền ông Hoàng Mười: Trong quan niệm dân gian thì quan Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban phát lộc về đường công danh sự nghiệp. Chính vì thế, những ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm về sự nghiệp thì đây là nơi không thể bỏ qua. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười trên đất nước luôn tấp nập du khác. Bên cạnh đó Ông Hoàng Mười thường độ cho các con nhang đệ tử về khoẻ mạnh, học hành, công việc, công danh, bình an. Đặc biệt là cầu công danh sự nghiệp thăng tiến, thuận lợi, phát tài phát lộc, mọi việc suôn sẻ.

+ Thời gian nên đi đền ông Hoàng Mười: Thời gian nên đi lễ ông Hoàng mười thích hợp nhất là sau giao thừa. Sau giao thừa bạn có thể đến lễ bất cứ lúc nào. Và mùa cáo điểm của du khách khi đến đền ông Hoàng Mười là hết tháng 3 âm lịch và lại tiếp tục cao điểm vào tháng 10 âm lịch.