Văn Khấn Khi Hầu Đồng / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

7 Nguyên Tắc Chung Khi Hầu Đồng

1. Ba giá Mẫu

Tuyệt đối không được mở khăn. Không có khăn phủ diện màu vàng. Không mặc áo Mẫu, nếu mặc thì phải có áo bản mệnh ở trong. Giá Mẫu đệ nhất, đệ nhị lễ hương sống; giá Mẫu đệ tam lễ hương chín.

2. Phật, vua cha Ngọc Hoàng, Mẫu Địa, Mẫu Cửu, công đồng thánh Mẫu

Trong hầu đồng không có hầu Phật, vua cha Ngọc Hoàng và công đồng thánh Mẫu.

3. Áo bản mệnh và khăn phủ diện

Là cái gốc, cơ bản cao nhất trong hầu đồng, vì vậy bắt buộc phải có. Hiện nay có một số đối tượng mặc áo Mẫu để hầu Mẫu còn áo bản mệnh được cúng lễ khai chứng đàng hoàng thì vứt đi đâu, áo Mẫu ai “chứng” mà hầu. Một số kẻ còn ngông cuồng hơn, khác người hơn là dùng khăn phủ diện màu vàng. Tôi không hiểu, khăn vàng này chắc là bóng Phật về chứng để hầu Mẫu vì Mẫu là bồ tát, trong khi đó Phật lại không ngự đồng thì về “chứng” ở đâu. Đối với đạo Mẫu phải được đạo trưởng pháp sư dẫn thỉnh, thay quyền Phật thánh loan giá chứng lễ.

4. Hầu nhà Trần

Hầu Đức ông đệ tam mới lên đai thượng. Cô Đại Hoàng ngự áo vàng. Nhà Trần không ngồi ghế, trừ khi bắt tà để tra xét tà ma. Hành động ngồi ghế là bất kính với 3 giá Mẫu.

5. Các quan

Khi các quan về phải đi mạng chéo, thắt khăn chữ “phúc” hoặc lên nét. Không được đi hia đội mũ, đó là đóng kịch diễn tuồng.

Quan đệ nhất thuộc dòng di tu nên khi ngự đồng, khai quang làm lễ, không ngự vui hiến tửu. Quan đệ tứ dòng khâm sai cũng vậy.

Khi có quan thày hầu chứng 2 giá quan trên rồi thì đệ tử không được hầu nữa. Khi khai quang bắt buộc phải dùng khăn tấu hương. Giá các quan Ông hoàng, Cậu phải lễ 4 lần, mỗi lễ lễ 3 vái ở giữa, 2 vái 2 bên, 1 vái tất cả.

Các giá trên lễ phải dùng khăn tấu hương và hương. Mỗi lần lễ là biểu hiện dâng hương về mỗi phủ một lần. Khi tiến lùi để lễ thì lùi 2 tiến 3. Mặt ngửng lên nhìn công đồng nhưng khi quỳ lễ phải cúi mặt nhắm mắt.

Bốn lần lễ không được bỏ hương; nếu chỉ lễ một lần phủ đệ nhất, ba phủ còn lại dùng khăn tầu hương thì khác nào có bát mà không có gạo, có cốc mà không có nước, đó là hành động bất kính. Trừ những vị đồng cựu không đứng lên được thì phải tiến hương lên công đồng, sau đó dùng tay chống gối đứng lên – “ốm tha già thải”, đó là được miễn giảm chứ không phải lệ như thế.

Cúng tế trong hầu bóng khác hành tế trong lễ hội.

Cúng tế trong hầu bóng, lùi 2 bước tiến 3 bước dứt khoát, rõ ràng nhưng hơi nhanh biểu hiện sự làm việc tâu đồi tiến cúng, là bóng quan về làm việc. Hành tế trong lễ hội biểu hiện sự đồng tiến và là quan viên chứ không phải bóng quan, vì vậy đi theo nhịp trống, có chủ tế, tiến hương tiến hoa riêng biệt. Đó là người trần cúng tiến lễ nghi.

Giá các quan gấp khăn tấu hương và châm hương để khai quang chứ không dùng khăn tay hay khăn mặt (khăn tay, khăn mặt chỉ để lau chùi mà không thể để thay thế khăn tấu hương). Quan tuần tiễn đàn phải rải gạo muối

Múa kiếm múa đao không được chỉ vào công đồng, không được cứa cổ mình.

6. Tất cả các hành động lễ ngự, làm việc, khăn áo đều phải xin phép và chứng hương

Chứng người, chứng ngựa, chứng voi, chứng tam đầu đều phải phủ khăn tấu hương lên đầu sau đó khai quang lễ 5 lễ, vỗ vào hông voi, ngựa 3 lần.

Các quan, Ông hoàng, Cậu ngồi xếp vòng tròn hoặc vắt chân chữ ngũ, đeo 2 mạng chéo, nét buộc chữ phúc hoặc khăn mỏ rìu.

Các giá Chầu bà và Cô đều phải quỳ hành lễ, khai quang bằng quạt và hương chín.

Một số giá như giá cô Cả, cô Bơ về hiến hương không múa cờ thần cờ hội (cờ thần thì để treo, cờ hội chỉ có diễn viên hề trên sân khấu mới múa chứ trong hầu bóng chỉ đi ngọn cờ hồng bằng khăn phủ diện).

Đầu xuân thì không đi cờ kiếm, đi ngọn cờ hồng, chỉ dùng cờ lệnh kiếm lệnh khi khai đền lập phủ. Đầu xuân cũng kiêng mặc đồ trắng kể cả giá bản đền là thoải đều phải mặc áo đỏ khăn đỏ thể hiện ngày vui đầu năm phù hợp với phong tục truyền thống Việt Nam.

Hiện nay do sự không hiểu biết và bảo thủ, các vị đồng bóng cứ khăng khăng cho mình là đúng nên đã đảo lộn hết trật tự khuôn phép. Chỉ có 5 vị quan trên công đồng nên không có thêm vị quan nào khác ??? vị quan bản đền bản cảnh.

Không có cái gọi là Lục phủ tôn ông trong đồng bóng.

Không có cái gọi là Mẫu lâm cung trong đồng bóng.

7. Các giá Chầu và các giá Cô

Các điệu múa giá Chầu giá Cô phải nhẹ nhàng.

Các Chầu phải lên khăn củ ấu, chữ nhân, nón buồm.

Các Cô lên khăn hoa, khăn vành dây, nét. Cô Bơ có thể lên nét 3 màu.

Giá các Chầu các Cô về khai quang đứng quát hiến quạt hiến hương chứ không nghiêng ngả không múa.

Giá chầu bà Đệ nhị và chầu Lục về chỉ rải lộc cho bản đền chứ không đi chợ. Đầu xuân giá chầu Đệ nhị về rải lộc rải hoa.

Giá chầu Năm chầu Bé rải lộc, đi chợ.

Giá chầu Mười cưỡi ngựa đeo cờ kiếm, không đi giày.

Vào hè giá tiên cô về giải dịch (tiền và hoa quả). Các thứ đó không ăn được phải thả sông hoặc ngã ba đường. Thường thường về giải dịch là giá cô Đôi hoặc cô Sáu.

Bất kể khi hiến tửu, thuốc hay nước đều phải dùng khăn hoặc quạt che miệng.

Không rải tiền xuống đất để chèo đò. Đó là rải tiền cho người chết chứ thánh không cần.

Giá cô Bơ cài tiền đò bên hông và cài 1 nén hương sống bên tai.

Hầu các giá đều không được quay đáy vào công đồng, không được xỉa xói vào công đồng.

Hầu đồng giá thứ nhất phải tung khăn, tẩy khẩu, phải đội bát nhang trước mới được mở phủ, nếu ốm phải cúng tam phủ thục mệnh trước mới mở phủ.

Nơi đội bát nhang là chốn tổ, nơi thờ đó là quan trọng nhất.

Nơi mở phủ là mượn cảnh để mở, là thứ hai.

Các cụ gọi là “một chốn đôi nơi”. Muốn mở phủ phải có thày khai đàn mở phủ. Mở phủ phải dùng kiếm để mở. Nếu không có căn kim chi thì quan Đệ nhị và Đệ tam về mở phủ, gọi là mở chéo. Còn căn kim chi đôi nước thì cả bốn quan đều dùng kiếm. quan Đệ nhất và Đệ tứ không múa kiếm mà chỉ làm lễ kiếm lệnh để khai phủ thôi.

Phủ tượng trưng cho giếng nước của từng phủ ” trồng cây, đắp nấm, đào giếng, gieo mầm”. Vì vậy phải dùng kiếm để khai phủ chứ không dùng gáo, làm sao đào giếng bằng gáo được. Người ta gọi là khai phủ chứ không phải gọi theo ngôn từ bịa đặt là động phủ, chọc phủ (không hiểu họ động cái gì, chọc cái gì??).

Hầu đồng phải có sớ hầu, nếu “một chốn đôi nơi” thì phải có sớ bay về các nơi mở phủ, đội bát nhang, nhưng trước đó phải có lễ đến trình báo, sau khi hầu xong 3 ngày mới được lễ tạ. Nếu ở xa thì lễ tạ ngay nhưng khi về chốn tổ vẫn phải lễ tạ bái vọng.

Trước khi hầu đồng phải xin phép thánh, chủ nhang, đạo trưởng, cung văn, pháp sư và bách gia trăm họ. Hầu xong phải vái tạ Phật thánh và có lời cảm ơn bách gia. Khi định hầu Thánh phải đến xin phép thày, mua lễ lễ thánh xin ngày.

Khi mời quan thày, chủ nhang, đồng đền, pháp sư đều phải có lễ đến lễ thánh sau đó mới mời thày, mời đồng. Lộc đưa các vị đó và những vị đồng cựu (24 năm đổ ra mới được gọi là đồng cựu nếu không có điện thờ) phải được đưa bằng đĩa.

Hầu đồng không nên trùm khăn buồm quá dài. Đó là khăn phủ tượng chứ không phải khăn hầu. Giá các ông Hoàng đi hèo đi thơ. Giá ông Chín không đeo kích cầm batoong trông như thày bói mù dở mà ông là người nho sĩ tu Phật. Không bao giờ người ta đi dép, đi guốc mộc trên sập hầu cả.

Hầu đồng phải nghiêm trang thành kính nhất tâm, vui vẻ hoan hỉ. Không xúi bẩy nhau làm những điều không hiểu biết. không nói xấu, lừa đảo nhau, không dựa vào đồng bóng làm những điều bất nhân bất nghĩa, không nên so bì ghen tị, hồ nghi, đồi hỏi, tranh giành nhau về lộc. Những kẻ lợi dụng đồng bóng là lừa đảo, ác ma. Sự đua đòi, ghen ghét, thù hận chỉ đem lại khổ đau cho bản thân.

Những bạn chưa biết đến con đường tâm linh chân chính nên tìm hiểu thật kỹ…

– Thứ nhất: Không nên nghe những lời hứa hẹn, đừng khởi tâm tham từ những việc tâm linh hoặc sợ hãi vì những lời dọa nạt mà lầm đường, lạc lối… phải biết suy xét từ hoàn cảnh, bản thân và gia đình.

– Thứ 2: Khi có căn quả cần tìm thầy thì phải suy xét xem thầy như vậy có đủ tâm, đủ đức, có đủ quyền tiên phép thánh mà khai đàn mở phủ… liệu có thể nương bóng của thầy mà yên căn yên mệnh, để yên ổn làm ăn…

– Thứ 3: Việc tối kỵ của tâm linh là sinh tâm mong cầu, là lòng tham dẫn đến u mê lạc lối… Tu là sửa, là biết hướng thiện, là biết tịnh tâm… Hãy nhìn sự việc bằng trái tim và trí tuệ thì mọi chân tướng sẽ được nhìn thấy rõ ràng..

chúng tôi (Đăng lại vui lòng dẫn nguồn chúng tôi đầy đủ)

Hầu Đồng Là Gì? Ai Mới Có Thể Hầu Đồng?

Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hoặc lên đồng. Đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” cho nên nhiều người coi đây là trò “mê tín” và “nhố nhăng”. Tuy nhiên, đó chỉ là “cảm giác” của những người chưa tìm hiểu gì về hầu đồng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về nghi thức hầu đồng và nghệ thuật hát chầu văn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,…Về bản chất, lên đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây ngất nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần linh nhập vào thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh.

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là “cậu”, nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”. Những Bà đồng, Ông đồng thường có tâm tính khác người, rất nhạy cảm, dễ thay đổi và không ít người trong họ, nhất là các Ông đồng thường là “ái nữ” (là đàn ông nhưng lại ẻo lả như phụ nữ). Bởi thế dân gian hay nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì lẽ này.

Đa số những người hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi, khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.

Một khi đã bị Thánh “bắt lính”, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức làm lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Bà, Ông đồng.

Chuẩn bị cho một buổi hầu đồng

Ðiện thờ: Điện thờ chính thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Ðịa (Ðất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng).

Chọn ngày lành: Người hầu đồng trước tiên phải chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị hầu với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện.

Dàn nhạc hầu bóng (hầu đồng): gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc hầu bóng.

Nhân sự cho một buổi hầu đồng: Ngoài Ông đồng hay Bà đồng thường có thêm hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…

Trang phục: Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Vì vậy người hầu đồng sẽ phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Thường thì cần những trang phục sau đây:

– Khăn đỏ phủ diện – Ít nhất là 5 chiếc áo dài mầu sắc khác nhau và một quần dài trắng. – Khăn tấu hương và một ít loại khăn khác. – Thắt đai lưng mầu. – Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn. – Tuy nhiên cũng có trường hợp, người hầu đồng chỉ cần một vuông vải đỏ.

Màu sắc của trang phục phải phù hợp với màu sắc của từng phủ:

– Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ) – Miền đất là màu vàng (Địa phủ) – Miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ) – Miền rừng núi là màu xanh (Nhạc phủ).

Lễ vật hầu đồng

Lễ vật trong mỗi vấn hầu trước kia thường đơn giản. Vật phẩm cơ bản gồm xôi, thịt, hoa quả, trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã,… Ngày nay, lễ vật ngày càng phong phú, gồm cả những sản phẩm hàng hóa công nghiệp, thực phẩm đương thời, đắt tiền, dùng trong cả lễ mặn và lễ chay.

Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:

– Chén đũa bạc, đĩa và cốc pha lê. Chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ (bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt. Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) màu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi).

– Lễ mặn sơn trang gồm: có ốc, tôm, cá khô, cua (13 hoặc 15 con), mực, nếp cẩm, dừa tươi…

– Lễ sơn trang về đồ chay thường có: 1 mâm hoa quả gồm khế chua sung chát gừng cay, chanh ớt, dứa…ở dưới bệ. Thường thì tán lộc sơn trang ở giá chầu bé hoặc cô bé hoặc bất kì giá chầu hoặc cô miền thượng.

Trước bàn thờ bầy đủ các loại mã và một chiếc thuyền rồng hình cánh phượng có 12 hình nhân chèo thuyền, một đôi ngựa và một đôi voi có đủ yên cương và hàm thiếc. Những đồ dùng mã người ta sẽ hóa (đốt) sau khi lễ xong.

Ngày nay lễ vật có thay đổi đôi chút tùy nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ căn bản tối thiểu tùy đồng tiền dâng cúng.

Trình tự một buổi hầu đồng

Bắt đầu buổi hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế. Cung văn lên giây đàn, dạo nhạc, hát văn cộng đồng.

Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chấp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên một bước, chân phải chụm lên với chân trái, lặp lại thêm hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.

Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện mầu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất nhập đồng.

Trình tự của một giá đồng:

1. Thay Lễ phục:

Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù hợp với danh hiệu của vị đó và màu sắc cũng khác biệt tùy từng Phủ, từng gốc tích sắc tộc gốc, phẩm hàm cũng như văn hay võ.

2. Dâng hương hành lễ:

Đây là một nghi thức không thể thiếu được cho bất cứ giá nào. Hầu đồng tay trái cầm một bó nhang đã đốt sẵn, bọc trong một chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải rút một nén nhang rồi huơ lên bó nhang trong tay làm động tác phù phép mà ngôn ngữ hầu đồng gọi là khai nông, để xua đuổi tà ma.

3. Lễ thánh giáng:

Khi hầu đồng có thánh nhập vào thì buông các nén hương đang cầm theo tay chắp, nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc hạng thứ bậc nào.

Có hai hình thức thánh giáng:

– Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá Thánh Mẫu. Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay. – Giáng mở khăn – với các hàng quan trở xuống.

Khi thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, tự thôi miên đã giúp cho họ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (chỉ có ở một số người)

4. Múa đồng:

Múa đồng là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Bởi vậy động tác múa khác nhau tùy theo từng vị thánh. Nhưng chung chung thì thấy có ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian.

Mỗi động tác múa trong các giá chầu phản ánh con người thật của vị thánh giáng đồng và thay đổi theo đặc điểm của “giá”. “Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích. Giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không. Giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ. Giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không. Giá các cậu thường múa hèo, múa lân…Trước khi sử dụng lễ cụ, người hầu đồng bắt chéo hai dụng cụ lên trước trán, sau đó cúi đầu làm lễ. Khi múa xong một giá, người hầu đồng lại bắt chéo hai lễ cụ trước trán để tạ lễ.

Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp: Cao nhất là Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), sau đó là hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ông Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập vị Vương cậu), tổng cộng có đến 50-60 vị. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị nên mới có 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị Thánh nhập trong một nghi lễ hầu đồng.

5. Ban Lộc và nghe Văn chầu:

Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc, Thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu thuốc lá, trầu nước..v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch. Lúc này những người ngồi dự chung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe thánh phán truyền. Và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc thánh gồm nhiều thứ như: hoa quả, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy..v.v.

6. Thánh thăng:

Cuối cùng là dấu hiệu thánh thăng. Người hầu đồng ngồi yên, hai tay bắt chéo trước trán quạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình, lúc ấy hai người phụ hầu đồng cấp tốc phủ khăn diện lên đầu người hầu đồng, cung văn nổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung – kết thúc một giá đồng.

KẾT LUẬN

Gốc của đạo Mẫu và hầu đồng của người Việt là ở miền Bắc, sau này theo chân của người di dân vào miền Nam và lên Tây Nguyên. Hầu đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi, khuôn phép. Hầu đồng ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn, dân dã hơn. Ở Huế, ngoài kiểu hầu đồng nghi lễ, còn có hầu đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.

Hầu đồng của người Việt tuy mang nhiều nét đặc thù, nhưng xét về kiểu loại thì cũng không phải là độc nhất. Nếu không kể việc người Việt hiện tại mang nghi lễ hầu đồng ra khắp thế giới: Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thái Lan, Australia…thì hầu đồng cũng là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Shaman, phổ biến khắp các dân tộc trên hành tinh, có từ thời kỳ xã hội bộ lạc. Nhưng nay, trong điều kiện xã hội đô thị hoá, hiện đại hoá thì lại có cơ hội bùng phát trở lại, coi đó như là phương thức giải toả các dồn nén, bức xúc (stress) của con người. Bởi suy cho cùng, hầu đồng chính là phương cách giúp những người có những lệch chuẩn về tâm sinh lý có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng. Tất nhiên, bên cạnh các giá trị xã hội và văn hoá đó, hầu đồng cũng tích hợp vào nó những “bụi bậm”, mà cái đó phần lớn do người ta lợi dụng nghi lễ này vì lợi ích cá nhân. Khi con người quá mong muốn cầu xin “lộc” để thuận lợi cho mình thì lại càng dễ bị lợi dụng, nhất là trong tín ngưỡng càng dễ bị lừa.

Chính vì thế cần hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của sự việc, tránh để mọi việc trở nên cực đoan. Hầu đồng là để yên căn, yên số, yên bản mệnh, xin sự an lành của chính mình chứ không phải là nơi xin “lộc, lá”.

Hiện nay ở một số trường đã đưa hầu đồng trở thành một môn học trong tín ngưỡng dân gian. Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch đã công nhận hầu đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Chúng ta đang cố gắng giữ gìn sự trong sáng của Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Đạo Mẫu vẫn chưa chính thức công khai, có văn bản thể hiện giáo lý, kinh sách. Nên chăng đã đến lúc cần công nhận, tổ chức Đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng để khẳng định và phát triển một tín ngưỡng lành mạnh, một chỗ dựa tâm linh của người Việt.

Nguồn: chúng tôi

10 Bài Hát Chầu Văn, Hầu Đồng Hay Nhất

Cung văn đóng vai trò quan trọng trong hầu đồng. Một vấn hầu đồng phục vụ tín ngưỡng thờ cúng đạo thánh Việt Nam được coi là thành công, có màu “nhang khói, thần thánh” khi và chỉ khi từ người hành lễ cho tới lễ nhạc chầu văn (cung văn) cùng những người phục vụ (đồng phò) có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn. Dưới dây là sưu tầm những bài hát chầu văn, hầu đồng hay nhất.

Bản văn Sự tích Bát Tràng Bản Hương Thánh Mẫu

Vị thánh được dân gian đồng hóa với Mẫu Đệ Tứ – Chầu Đệ Tứ của tín ngưỡng tứ phủ.

Bát Tràng danh hương chốn quê nhà

Mỹ Tín Thiên Tiên vốn Hằng Nga

Giáng sinh vào Đồng Tâm Trần Thị

Gái Bát Tràng uyên nhàn thùy mị

Nét dịu dàng từ ý đoan trang

Mậu Thìn năm đó giáng phàm

Trần Đồng Tâm vốn là Vương Phụ

Trần Đông Cục đích thị Mẫu Vương

Đức Vương Phụ vốn là Thần dược

Được tặng phong chức Phủ Hiệu Sinh

Đức Vương Mẫu cũng dòng vinh hiển

Là con gái Vệ Thần Sách triều Lê

Khi giáng phàm Ngài là quyền quý

Dòng Trâm anh cái thế gần xa

Tiết trung, hiếu nghĩa, thật thà

Công dung ngôn hạnh lại là Phật tâm

Danh thơm nức tiếng xa gần

Nhà nhà đều muốn kết tình thông gia

Ngày Hai Tư Chầu bà hiển hóa

Ất Dậu Tháng Chín Chầu về cõi tiên

Bách Nhật nội ngày đêm biến hiện

Lúc dạo chơi Đồng Phú, Đồng Tài

Có khi lại lễ Chùa Kim Trúc

Lúc quay ra Đồng Mỹ, Đồng Tâm

Rồi Đồng Lộc, cây đa Bà Cận

Khi ngự thuyền Long Nhỡn dạo chơi

Khi dạo mát bến đò Ba Đậu

Trở ra về lễ Phật Bảo Minh

Có khi bái yết cửa Đình

Dâng hương bái đảo Thành Hoàng sáu ngôi

Khắp dân làng lấy làm linh hiển

Bèn rủ nhau cầu đảo dâng hương

Nhiệm màu thay tâm cầu sở đắc

Khắp xa gần kéo dến dâng hương

Truyền tai nhau hiển ứng thần linh

Dấu chân hạc còn lưu hương đỉnh

Đức Đồng Tâm chẳng nỡ xa con

Mang thân ngọc hóa thành tro cốt

Chia trăm phần theo gió tán đi

Giữ một phần táng nơi cổ tự

Chùa Tiêu Giao bên xã Đông Cao

Núi Thiên Thai mây bay gió cuốn

Cốt tới đâu tôn kính lập đền

Bảy hai làng Gia Bình Siêu Loại

Tỉnh Bắc Ninh các xã phụng thờ

Năm Khải Định Tứ Tuần Đại Khánh

Sách tặng phong ân thánh giáng trần

Vua ban sắc chỉ phong thần

Trang huy dực bảo trung hưng Thượng Đẳng

Chuẩn cho dân xã phụng thờ

Hưng công xây sửa linh từ khang trang

Làng Bát Tràng tháng Chín mở hội

Ngày Hai Tư đản hóa Mẫu Bản Hương

Lòng thành kính hương hoa tịnh thủy

Hóa phép màu lục trí thần thông

Tốc lai giáng hạ từ trung

Ngôi đền cổ kính bên sông Nhĩ Hà

Ngôi đền tối tú tối linh

Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường

Cậu Quận Sòng Sơn Văn

Bản văn này nói về Thánh Cậu ( được thờ ở Sòng Sơn ) Trong hệ thống Tứ phủ , được sử dụng khi hầu giá này.

Vầng đông mãn bóng dương vời vợi

Soi vườn hồng choi chói nhân gian

Vốn xưa chầu chực đền vàng

Vào ra cửa Mẫu sửa sang một Hoàng

Trên ngọc bộ chén vàng tay lỡ

Xuống trần gian vào cửa dân ngay

Điều lành ứng mộng khôn thay

Bào thai đủ tháng mười ngày sinh ra

Khác người ta long hành hối bộ

Ấn tam đình lồ lộ nở nang

Dung nghi tính hạnh phi thường

Ngọc lành vàng tốt yêu đương chẳng rời

Phút nghe thấy trên trời chiếu chỉ

Rước Hoàng về thượng đế tiên cung

Xe loan gió lọt bụi hồng

Cành huyên duy phút mộng xuân rầu rầu

Chốn hồng lâu trong lòng phỉ ngộ

Chạnh nghĩ là cậu ở xứ Thanh

Sòng Sơn thượng đẳng anh linh

Trời Nam tú khí địa danh đâu bằng

Duy nghìn thu tặng phong choi chói

Cửa linh từ nhang khói ngàn thu

Chầu rồi cậu lại ngao du

Đồi Ngang phố Cát kinh đô thị thành

Áo cánh xanh phất phơ lòng đỏ

Quần hoa hiên vòng cổ vòng tay

Khăn đào cậu đội xinh thay

Vai mang túi gấm chân giày rong chơi

Cậu Hoàng ba bảy tuổi xanh

Miệng cười hoa nở mọi hình mọi xinh

Chân đá cầu đồng trinh đánh đáo

Tay quạt tầu hảo tố báo tiền

Cậu Hoàng be bé hạt tiêu

Bé xinh bé đẹp vua yêu Mẫu dùng

Các chầu cô khăn hồng áo thắm

Bóng cậu Hoàng càng ngắm càng say

Dăm ba dắt díu dang tay

Nhác trông cậu quận thực thay hữu tình

Hát tiếng kinh líu lô vui vẻ

Cậu Quận Hoàng tươi đẹp thanh tân

Trẻ già nam nữ xa gần

Cậu Hoàng chơi đó mười phần ngồi xem

Hoặc ai phải sương thu nắng hạ

Cậu ban cho nước lã tàn nhang

Ra tay chuyển bệnh trần gian

Trừ tai tống ách bình an tức thời

Tấu văn mời cậu ban tài lộc

Cho trong nhà ngũ phúc lâm môn

Đền thờ chúa vị thánh tôn

Anh linh thiên cổ trường tồn muôn thu

Đệ tử tôi khói hương phụng sự

Dốc một lòng sớm tối dám sai

Thỉnh Cậu giá ngự đền đài

Phù hộ đệ tử đời đời bình an

Văn bài sai Mười hai cô

Bài sai thập nhị tiên nàng

Cô nào việc ấy sửa sang theo hầu

Cô cả pha nước trà tầu

Thế là vừa ý gật đầu ban khen

Cô đôi dâng bộ khay đèn

Xe ngà diện sứ móc tiêm bằng vàng

Cô bơ dâng hộp thuốc nam

Thế là vừa ý ông hoàng sơn lâm

Cô tư đốt đỉnh nhang trầm

Ngọn đèn khêu tỏ tay cầm móc tiêm

Cô năm dâng hộp bánh nguyên

Kẹo xìu thuốc lá cảnh tiên ai bì

Cô sáu tính nết nhu mì

Dâng con ngựa xám ông đi chấm đồng

Cô bảy nẩy khúc đàn thông

Ngày ngày hầu hạ vào ra sớm chiều

Cô tám dâng chiếc lược ngà

Đôi tay chải chuốt thật là khéo thay

Cô chín yểu điệu ai tầy

Tiên cô dâng 1 đôi giầy hầu ông

Cô 10 thắt dải lưng hồng

Canh ba giờ tí đèn lồng bước ra

Cô 11 quạt nước pha trà

ấm tiên bình ngọc tay ngà dâng lên

Cô 12 múa lượn xênh tiền

12 tố nữ hầu giá đôi bên rõ ràng

Cậu thả lưới

Ba quân nghe lệnh cậu truyền

Thuyền bè neo cọc các miền đông tây

Lưới thần la liệt bủa vây

Thuỷ binh cơ đội vào ngay kíp liền

Chân mây mặt nước vô biên

Lưới thần chăng khắp các miền hải đông

Tôm he cá mực tôm rồng

Đều sa vào lưới trùng trùng như muôn

Cậu bé Hoàng Hát dọc:

Cậu Hoàng giục ngựa qua sông

Mồ hôi nhỏ giọt, thương đồng phải theo

Thương đồng mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua

Đường trường ngàn dặm suối khe

Sông sơn, phố cát lại về đền Dâu

Trần gian trẩy tội gần xa

Cậu Hoàng trẩy hội hoa xuân tưng bừng

Tấu cho phật thánh mười phương

Thanh đồng đệ tử tựa nương tuổi già

(Làm lễ xong ngự tọa)

Văn Cô Bé Hòa Bình

(Bản này được sử dụng hát trong giá hầu Chầu Thác Bờ )

Ai lên cảnh đẹp Hoà Bình

Thác Bờ phong cảnh hữu tình biết bao

Dải sông Đà rì rào sóng vỗ

Cảnh núi rừng cây phủ màu xanh

Anh linh cô bé Hoà Bình

Thác Bờ cô ngự một mình trông coi

Sử Lê triều sáng soi nữ kiệt

Giặc bạo tàn phải khiếp uy linh

Chiếc thoi vượt thác một mình

Mênh mông sóng vỗ ấm tình nước non

Trăng khuyết thì trăng lại tròn

Người Mường sống với nước non muôn đời

Cô cứu người bằng thoi Tam Bảo

Dắt dân bằng đuốc sáng thần tiên

Cô đi dáng điệu dịu hiền

Cong cong nét liễu cài trên sóng tuyền

Vẻ thanh tú hiện trên nền ngọc

Nét thu ba mái tóc vờn mây

Đoan trang vẻ mặt hây hây

Khăn xanh áo trắng vẻ đầy thần tiên

Mênh mông sóng nước hò khoan

Chơi vơi tượng đá hiện lên giữa dòng

Đêm thanh vắng thuyền rồng cô ngự

Lá cờ thần thêu chữ vàng tươi

Mênh mang một dải khoan bơi

Chở quân chính nghĩa thoát nơi hiểm nghèo

Nước Đại Việt Lê Triều khai mở

Phong cô là liệt nữ anh hùng

Có công được tặng chữ chung

Có cô bé Thác được phong thể vàng

Từng vượt núi băng ngàn mở lối

Giúp dân lành sớm tối nên công

Bao năm đục núi khơi dòng

Đem dòng nước ngọt mát từng đồi nương

Văn Cậu Quận Phủ Dầy

Bản văn này nói về Thánh Cậu ( được thờ Phủ Dầy ) trong hệ thống Tứ Phủ

Lòng tin tiến một cơi trầu

Dâng bản văn chầu thỉnh Cậu về đây

Cậu xưa vốn ở Phủ Dầy

Chầu chực đêm ngày hầu hạ vào ra

Cậu Hoàng mới độ lên ba

Hình dung sắc thái thật là xinh thay

Đầu đội nón chân đi giày

Áo xanh khăn đỏ vòng tay quạt tàu

Khi chầu thượng đế khấu đầu

Khi trở về chầu thánh mẫu thuỷ cung

Thấy ai thờ phụng có lòng

Cậu về giá ngự điện trung chơi bời

Cậu thời có sắc có tài

Khắp hết điện đài đâu chẳng ngự chơi

Ai thời sạch sẽ tốt tươi

Sửa sang lịch sự đến nơi tức thì

Cậu nay tính hạnh nhu mì

Hình dung nhan sắc mọi bề mọi hay

Lại xem phong cảnh mọi nơi

Đài kia giá nọ rong chơi phố phường

Miệng cười hoa nở phi phương

Khăn hồng cánh cánh rõ ràng thực xinh

Thấy đâu vui thú hữu tình

Cậu về giá ngự như hình thần tiên

Vốn xưa cậu ở giang biên

Con vua thuỷ tế giáng miền nhân gian

Văn Cô Cả

Bản văn này nói về cô Đệ Nhất trong hệ thống tứ phủ , được sử dụng hát hầu giá cô Đệ nhất khi lên đồng

Dưới Động Đình hoa rơi lai láng

Cửa rèm châu thấp thoáng bóng trăng

Đời Lê Thái Tổ trung hưng

Anh linh ra sức Liễu Thăng hàng đầu

Lệnh khoa màu theo quan sứ giả

Chọn ngày lành giáng hạ thần tôn

Ra vào ngọc điện kim môn

Danh thơm ngoài cõi tiếng đồn trong cung

Đức Mẫu Vương có lòng quảng đại

Phong cô làm công chúa thiên cung

Ngọt ngào nổi dấu thiên hương

Phấn son chải chuốt áo vàng trai lơ

Bậc thần nữ phong cô nhan sắc

Vẻ khuynh thành nhất mực trần gian

Hây hây má phấn tựa hương

Mặt hoa đầy đặn trán vuông cgữ điền

Vẻ thiên nhiên hình dung tầm thước

Gót hài hoa càng bước càng xinh

Đã nên quốc sắc khuynh thành

Mày ngang bán nguyệt rành rành tựa hoa

Áo mớ ba chân hài mỏ phượng

Lwợc đồi mồi nhẫn ngọc luồn tay

Gương soi phấn điểm nào tày

Cổ đeo chàng mạng đôi tai hoãn vàng

Nét dịu dang lại càng vinh hiển

Giá ngự đồng phán chuyện các nơi

Thông chi dưới bể trên trời

Lầu son phủ tía cô ngồi thảnh thơi

Lúc nhàn hạ lên chơi tỉnh Bắc

Kén được đồng nhan sắc nết na

Thiên triều bồng báo trải qua

Quỳnh Lôi thẳng tới Thổ Hà Vạn Vân

Trải phủ Thuận qua đền Dâu Khám

Tới đền Ghềnh xuống trạm Hoàng Mai

Có phen đi hán đi hài

Qua đền Cổ Vũ Hàng Gai Hàng Bè

Trở ra về Hàng Buồm Phố Khách

Gặp Minh hồng khúc khích cười reo

Rong chơi Cầu Gỗ Hàng Đào

Trở về Hàng Bạc lại vào Phúc Tân

Tháng hai hội đền Dầm đền Sở

Ninh xá từ Đại Lộ đức Ông

Nhởn nhơ đứng mũi thuyền rồng

Khuyên luyện thanh đồng chầu chực dâng hoa

Lại trở ra cô về đền Sét

Xuống Bạch Mai bái yết chùa Vua

Dạo chơi Trưng Trắc Hai bà

Đức Viên Hoà Mã ,lại ra Tây Hồ

Có phen dạo khắp thành đô

Qua phủ Tây Hồ về tới Chân Tiên

Mời Cô trắc giáng bản đền

Phù hộ đệ tử thiên niên thọ trường

Văn Cô Đôi Cam Đường Bản 1:

Lòng thành thắp một tuần hương

Dâng văn sự tích Cam Đường tiên cô

Quê nhà ở đất xưa Đình Bảng

Dòng nối dòng buôn bán vải tơ

Cô quản gì nắng sớm chiều mưa

Cong cong đòn gánh sớm trưa cho đời

Nào tơ lụa vải sồi lĩnh tía

Đủ mặt hàng chẳng thiếu thức chi

Chiều chiều quảy gánh ra đi

Lung linh got ngọc quảy đi cho đời

Cô tới đâu hoa cười chim hót

Các bản làng nhẹ gót thênh thênh

Suối khe đồi núi gập ghềnh

Vải tơ đem đến ấm tình ngược xuôi

Dân đâu đấy nhớ người tiên nữ

Dáng thanh thanh mắt tựa sao sa

Thơm thơm tóc phượng dà dà

Hây hây má phấn da ngà lưng ong

Núm đồng tiền dáng trông ngọc thuyết

Nở nụ cười vẻ nguyệt in hoa

Khăn vuông đen thẫm đậm đà

Lưng đeo xà tích tai hoa bấm vàng

Áo đổi vai dịu dàng vạt thắt

Mối lưng bao nhiệm nhặt đường cong

Tư trời sánh với trăng trong

Công dung ngôn hạnh đức cùng thanh tao

Sở mãn hạn thiên tào bỗng gọi

Trở về trời để lại nhớ thương

Người tiên gửi đất Cam Đường

Dấu tiên để lại bốn phương phụng thờ

Thuở sinh thời vải tơ đem đến

Lúc về trời vẫn hiện đêm khuya

Canh ba quảy gánh đi về

Tay tiên hái quả trẩy huê cho đời

Sang canh tư dạo chơi các bản

Gọi chim rừng gợi sáng canh năm

Anh linh nức tiếng bốn phương

Có cô tiên nữ Cam Đường thiêng thay

Dân đâu đó đêm ngày nguỡng mộ

Đội ơn cô tế độ sinh nhân

Ban tài tiếp lộc xa gần

Kêu sao được vậy nhân dân ơn nhờ

Đoi đãy nải thủa xưa ghi lại

Cô Cam Đường tiếng mãi mai sau

Hôm nay dâng tiến văn chầu

Cung đàn tiếng hát đôi câu tâm thành

Cô về lai giáng điện đình

Xin cô bốn chữ khang ninh thọ trường

Bản 2

Gương tần tảo đời đời ghi nhớ

Chữ kiệm cần ví tựa vàng son

Trăm năm bia đá vẫn mòn

Cam Đường cổ tích miếu đường ngàn thu

Đường Quan Lộ ,chợ Dầu ,Đình Bảng

Có hai cô buôn bán tha hương

Đòn cong túi đẫy dịu dàng

Ngược xuôi thuận nẻo Cam Đường chợ xa

Hai túi đẫy lượt là nhiễu vải

Lụa tơ vàng sồi đũi hoa trơn

Hai vai nặng gánh càn khôn

Chàm xanh lĩnh tía nâu non vải sồng

Đường xa lắc mà lòng chẳng ngại

Giúp ngưòi đời có vải ấm thân

Niềm tin đồn đại xa gần

Cam Đường biên giới thổ dân nức lòng

Bỗng một buổi trời đông tuyết lạnh

Vai nặng nề quảy gánh non xa

Chiều hôm bóng đã xế tà

Núi non khuất khúc vào ra vắng người

Cô dừng bước bên đồi đỡ gánh

Biết đâu ngờ đã định mưu gian

Cường hung một lũ bạo tàn

Thẳng tay cướp của lại toan hại người

Âu cũng bởi số trời đã định

Nợ trần hoàn nhẹ gánh gian lao

Tinh linh trở lại thiên tào

Cam bề hoặc tử quyết liều hai thân

Ngàn cỏ hoa tần ngần rủ lá

Cảm thương người một dạ kiên trinh

Nỗi oan khuất thấu Thiên Đình

Mối xông cổ mộ rành rành bên non

Phép linh ứng hiện hồn đưa khách

Cứu cho người thoát ách cường hung

Độ người trên bộ dưói sông

Thuận buồm xuôi gió thong dong đi về

Khắp hương bản nhờ uy tế độ

Ai khẩn cầu phúc thọ tài danh

Cam Đường dựng miếu anh linh

Sở cầu như ý thời tình thế gian

Thưòng dạo cảnh Đông Cuông,Trái Hút

Đền Bảo Hà,Ngòi Hóp ,Lao Cai

Sông Thưong bẻ lái chèo bơi

Khi vào Rừng Cấm,khi chơi Làng Giàng

Khi chơi cảnh Hà Giang ,Bắc Mục

Thú lâm tùng rừng trúc rừng mai

Cam Đường quả ngọt hoa tươi

Lẵng hoa cô quảy trên vai nhịp nhàng

Thắt đai ngang xuyến vàng xà tích

Ống vôi trầu đỏ quạch thơm cay

Yếm đào dải lụa tung bay

Mặc áo đổi vạt chân giày quai ngang

Miếu đôi cô Cam Đường cổ tích

Hiếu anh linh hách trịch thế gian

Thỉnh cô trắc giáng đàn tràng

Khuông phù đệ tử an khang thọ trường

Văn Cậu Quận Đồi Ngang

Bản văn này nói về Thánh Cậu được thờ ở Phủ Đồi Ngang – Ninh Bình . Dược dùng khi hát hầu trong Hệ thống Tứ phủ

Trên trời nổi trận mưa sa

Hồng vân ngũ sắc hoá ra cậu Hoàng

Nguyên xưa cậu ngự Đồi Ngang

Có giấy Mẫu truyền cậu kíp ran gay

Tháng ba trảy hội phủ giày

Công Đồng, Phủ Bóng ra ngay Phủ Bà

Về đồng chit chiếc khăn hoa

Kì thi khoá hội cậu ra kinh kỳ

Vua yêu, Mẫu lại yêu vì

Nâng niu như ngọc lưu ly vàng mười

Ngọc lưu ly càng nhìn càng thắm

Bông hoa đào càng ngắm càng xinh

Cậu Hoàng ba bảy tuổi xanh

Anh tài nhất mực thông minh tuyệt vời

Trái đào tóc chấm ngang vai

Tay cầm quyển sổ bút ngọc cài tai đi chấm đồng

Tai nghe nhạc ngựa long nhong

Nhạc ngựa cậu Quận đèn chong cậu về

Con ngựa hồng khoan khoan chân bước

Giương cung thần bắn suốt mình chim

Một đàn chim nhạn bay lên

Tránh sao cho khỏi mũi tên cậu Hoàng

Cái cung bạc, mũi tên vàng

Giương cung cậu bắn rõ ràng mười mươi

Cậu ăn chơi nghiêng nước đổ trời

Có khi thanh lịch tốt tươi anh hào

Đền đây khuya sớm ra vào

Đôi tay nâng bức màn đào quỳ tâu

Ngày ngày đôi buổi theo hầu

Vua cha cũng quý Chúa Chầu cũng thương

Tấu cho phật thánh mười phương

Thanh đồng đệ tử tựa nương trăm tuổi già

Tục truyền tháng tám hội Cha

Tháng ba hội Mẫu gần xa nức lòng

Cậu Đồi giục ngựa qua sông

Hèo hoa cậu vác thương đồng phải theo

Thương đồng tứ núi cũng leo

Thất sông cũng lội cửu đèo cũng qua

Chân tâm niệm chữ Di Đà

Vào chùa Non Nước hái hoa đem về

Băng rừng vạn dặm suối khe

Khi chơi Yên Tử lúc về Quỳnh Lâm

Thương người thành kính nhất tâm

Cứu cho thoát ách trầm luân mọi loài

Cậu nay đích thực người trời

Tỏ lòng trung hiếu thương người trần ai

Gia ân tiếp lộc ban tài

Tạ xong ba lễ cậu ngồi nghe văn

Văn cậu bắn cung

Anh hùng có một không hai

Côn quyền kiếm kích đủ tài kinh luân

Đường đường rạng vẻ đai cân

Cung đeo kiếm giắt tiến quân lên ngàn

Ba quân nghe lệnh truyền ban

Bốn phương tám hướng quanh ngàn bủa vây

Cung vàng cầm chắc trong tay

Tên thần lắp sẵn tên bay nhẹ nhàng

Chim ưng đà điểu đại bàng

Cùng loài hổ bảo sói lang hại người

Thuyết Minh Về Hầu Đồng

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2Khoa: Ngữ VănĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH:Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người ViệtNhóm 3 – K43CThành viên nhómNguyễn Hồng HạnhVũ Thị Thúy HoànNguyễn Thị PhươngNguyễn Thị OanhLương Thị Thu TrangLý do lựa chọn đề tàiThờ Mẫu là tín ngưỡng có từ lâu đời, nhằm mục đích tôn thờ những người phụ nữ có công trong việc sáng tạo, bảo trợ, che chở cho cuộc sống của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã thực sự trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của nhiều người Việt Nam từ xưa đến nay.

“Hầu đồng” là nghi lễ độc đáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nhằm tái hiện lại hình ảnh của các vị Thánh thông qua thân xác của các Ông đồng, Bà đồng để phán truyền, chữa bệnh, ban lộc…cho các tín đồ đạo Mẫu và bách gia trăm họ. Nó đã xuyên suốt dòng thời gian lịch sử để lưu giữ tinh hoa của một tín ngưỡng bản địa, chảy trong lòng nhiều người dân gửi gắm niềm tin nơi cửa Mẫu. Nội dung thuyết trình1. Đạo thờ Mẫu của người Việt2. Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt1. Đạo thờ Mẫu của người Việt1.1. Nguồn gốc của đạo thờ Mẫu1.2. Điện thần thờ Mẫu1.3. Ý nghĩa của việc thờ Mẫu– Đạo Mẫu chính là nét đẹp văn hóa mang đặc trưng của dân tộc cần được bảo tồn và phát triển.

– Tuy nhiên, có những quan niệm cho rằng đạo Mẫu gắn liền với mê tín dị đoan và những động cơ không lành mạnh đã gây nên những vấn nạn xấu ảnh hưởng đến đạo Mẫu.1.1. Nguồn gốc đạo thờ Mẫu

Vượt qua giai đoạn nguyên thủy lúc người Việt còn thờ các lực lượng tự nhiên cho đến giai đoạn thờ thần linh nhân dạng, thì ngay từ đầu đã ra đời một đối tượng thờ đáng quan tâm nhất là bà mẹ quyền năng.

Theo thời gian, khái niệm ”Thánh Mẫu” được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.Tượng thờ các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện

Trong vốn huyền thoại và truyền thuyết của Việt Nam thì các vị nữ thần gắn liền với việc tạo lập bản thể của vũ trụ, như nữ thần mặt trời hay nữ thần mặt trăng và các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp cũng được thần thánh hóa và mang tính nữ. Các vị nữ thần kể trên từ bao đời nay đã được nhân dân ta tôn làm Thần, Thánh và được Triều đình ban sắc phong là Thượng đẳng thần, là Thành hoàng của nhiều làng.

Những câu chuyện truyền thuyết có sự thêu dệt hoang đường, nhưng lại là thực tế hiển nhiên giúp ta hiểu rõ vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.1.2. Điện thần thờ Mẫu-Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào khoảng đời Hậu Lê nhưng nhanh chóng trở thành vị thần chủ và được tôn vinh với tư cách là Mẫu Thượng Thiên, là người sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền năng mây, gió, sấm, chớp, và được thờ ở vị trí trung tâm, trang phục màu đỏ.– Mẫu Thượng Ngàn (bên trái, áo xanh) là hóa thân Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi.– Mẫu Thoải (bên phải, áo trắng) là vị Thánh trị vì vùng sông nước. – Kế đến là năm vị Quan lớn, mười hai vị Thánh bà, mười vị Thủy tế ( các ông Hoàng), các Cô, các Cậu, năm quan Ngũ hổ trấn thủ năm phương…mỗi vị có vị trí, vai trò, chức phận khác nhau.Hình ảnh điện thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt NamHình ảnh ba vị Thánh Mẫu có quyền năng nhấtĐiện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu là một hệ thống lớp lang tương đối nhất quán, bao gồm:– Ngọc hoàngTam tòa thánh MẫuNgũ vị tương quanTứ vị chầu bàNgũ vị hoàng tửThập nhị cô nươngThập nhị vương cậuQuan ngũ hổÔng Lốt (rắn)1.3. Ý nghĩa của việc thờ Mẫu *Mẹ tự nhiên một thế giới quan cổ xưa của người Việt

Đạo Mẫu coi thế giới tự nhiên và con người là một thực thể đồng nhất. Với Đạo Mẫu, người mẹ của con người cũng là người mẹ tự nhiên; và việc tôn thờ Mẫu là hiện thân của bản thể tự nhiên có thể che chở, mang lại những điều tốt lành cho con người.

Cách nhận thức thế giới theo kiểu nhất thể hóa này tuy có mặt hạn chế, nhưng nó cũng có mặt tích cực giúp cho con người hòa đồng, cảm nhận và luôn lắng nghe tự nhiên và ra sức bảo vệ tự nhiên một cách hữu hiệu hơn. *Hướng về đời sống trần thế, đó là cầu mong sức khỏe, tiền tài, phúc lộc

Đạo Mẫu không hướng con người tin vào thế giới hiện tại, thế giới mà con người cần phải có sức khỏe, có tiền tài và quan lộc. Đó là một nhân sinh quan mang tính tích cực và cũng là cách tư duy thể hiện tính thực tế, thực dụng của con người Việt Nam.

Sau khi ra trình đồng, những người có căn số (có tâm sinh lí đặc biệt, bị rối loạn hành vi) đều khỏi bệnh và trở về trạng thái tâm sinh lý bình thường. Thậm chí, việc lên đồng cũng giúp họ giải tỏa được stress. Đó là tác dụng trị liệu trong y học của Đạo Mẫu và Lên đồng.

Những tín đồ của Đạo Mẫu nhất là những người làm nghề kinh doanh buôn bán luôn có một niềm tin mãnh liệt vào Thánh Mẫu.*Đạo Mẫu là một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước

– Trong điện thần của Đạo Mẫu thì hầu hết các vị Thánh đã được lịch sử hóa, tức là đều hóa thân thành những con người có danh tiếng, có công trạng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hoặc, có không ít những vị thánh thần vốn thoát thai từ các nhân vật có thật trong lịch sử sau này được người đời tô vẽ lên thành các vị thần thánh.

Bằng cách đó, Đạo Mẫu gắn bó với cội nguồn và lịch sử dân tộc và đã trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tín ngưỡng hóa, tâm linh hóa mà trong đó người Mẹ là nhân vật trung tâm. *Hướng con người đến thái độ sống hòa hợp

Đạo Mẫu vốn là tín ngưỡng bản địa của dân tộc Việt có từ lâu đời, nhưng nó thể hiện một khả năng tích hợp tôn giáo tín ngưỡng cao (chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo). Mặt khác, nó còn tích hợp văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số như người Dao, Tày, Nùng, Chăm, Khơme.

Trong hệ thống các thần linh, có nhiều vị thần người dân tộc thiểu số như các vị Thánh hàng Chầu hay Thánh Cô. Do vậy, có thể thấy nó cũng tích hợp các sinh hoạt văn hóa của các dân tộc thiểu số đó vào trong nghi lễ. Lên đồng là một nghi lễ quan trọng bậc nhất của Đạo Mẫu– Đạo Mẫu ẩn chứa những giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc rất phong phú : kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, các hình thức diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc…

– Ở hình thức diễn xướng này, chúng ta có thể thấy được lối nghĩ, nếp sống, các quan niệm nhân sinh, thấy được nếp ăn, cách mặc hay nghi lễ của cha ông xưa.Nhiều người coi đó là một văn hóa hay còn là hình thức sân khấu tâm linh.

– Sự hiện thân của các thần linh đã được lịch sử hóa với công trạng, tính cách, điệu bộ rất sinh động trong hình thức diễn xướng của đạo Mẫu.

– Nghi lễ Hầu bóng – Lên đồng của Đạo Mẫu đã sản sinh ra loại hình âm nhạc hát Văn – một loại hình dân ca tiêu biểu của người Việt.Lên đồng 2.1. Tổng quan về nghi lễ hầu đồng ở Việt Nam 2.2. Đối tượng thực hiện nghi lễ hầu đồng 2.3. Trang phục trong nghi lễ hầu đồng 2.4. Đồ lễ trong nghi lễ hầu đồng 2.5. Đồ mã trong nghi lễ hầu đồng 2.6. Cách thức thực hiện nghi lễ hầu đồng2. Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu2.1.Tổng quan về nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ MẫuTheo các nhà nghiên cứu, hầu đồng thực chất là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, một loại hình âm nhạc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu dặt dìu cuốn hút cùng với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm… từ đó đưa con người (thanh đồng) vào trạng thái thăng hoa.

Thông qua nghi lễ này, con người hi vọng sẽ giao tiếp được với các đấng thần linh nhằm gửi gắm, biểuđạt những mong muốn, khát vọng của mình.Một cảnh hầu đồngTrong nghi lễ hầu đồng có tất cả 36 vở diễn xướng, tục gọi là 36 giá đồng. Mỗi giá nói về huyền tích của một vị Thánh, làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền trong tiếng hát Văn và nhạc cung văn. Tuy nhiên, trong một buổi hầu đồng các thanh đồng không bao giờ trình diễn đủ 36 giá, mà thường chỉ chọn một số giá có nội dung phù hợp với buổi hầu đồng đó mà thôi.Nghi lễ hầu đồng thường ở các Đền, Phủ diễn ra vào nhiều dịp trong một năm.

Hai lễ hầu quan trọng nhất là vào tháng 3 và tháng 8 (ngày giỗ cha và giỗ mẹ). Tức là tháng 3 ngày giỗ của Thánh Mẫu và tháng tám là ngày giỗ của vua cha Bát Hải, Đức Thánh Trần… và trong năm tuỳ theo ở mỗi Đền, Phủ hay mỗi ”Ông đồng”, ”Bà đồng” còn làm nhiều nghi thức và lễ hầu riêng như: Lễ trình đồng, lễ lên đồng, lễ hầu bản mệnh, lễ hầu Cô Bơ, lễ hầu quan Tam Phủ…Trong nghi thức Hầu đồng, các vị Thánh nhập hồn bao giờ cũng là các vị Thánh làm những điều tốt lành, phù hộ cho ông Đồng, bà Đồng và các con nhang, đệ tử làm ăn may mắn, chữa khỏi bệnh tật, trừ được rủi ro… Bởi lẽ, các vị Thánh đó lúc sinh thời đều là những người tài giỏi, đạo cao, đức trọng và có vị trí cao trong xã hội đã từng có công với nước, với dân.

Trong nghi lễ hầu đồng bao giờ cũng có nghi thức xin Thánh nhập. Đây là một nghi lễ dân gian được lâu đời truyền lại, cần được phân biệt với các hình thức hầu bóng mang yếu tố mê tín dị đoan khácCô đồng hóa thân vào một vị Thánh Mẫu2.2. Đối tượng thực hiện nghi lễ hầu đồngMỗi loại hình tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, đồng nghĩa với việc có một người đứng ra làm các nghi lễ tương ứng với loại hình tín ngưỡng tôn giáo đó.Đối với tín ngưỡng tôn giáo Phật giáo, người đứng ra chủ trì các nghi lễ là các sư thầyĐối với tín ngưỡng tôn giáo Thiên Chúa giáo (công giáo),người thực hiện các nghi lễ lại là các vị cha xứ (linh mục)Vậy ai là người đứng ra thực hiện nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ?Về bản chất, lên đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ”Ông đồng”, ”Bà đồng”. Người ta tin rằng: Các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ”Ông đồng”, ”Bà đồng” trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây ngất nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần linh nhập vào, các ”Ông đồng”, ”Bà đồng” không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này, người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) nhằm phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh.Những ”Ông đồng”, ”Bà đồng” là ai ?Những người thực hiện nghi lễ hầu đồng được gọi chung là “Thanh đồng”. Nếu là nam giới thì được gọi là “Cậu”, nữ giới được gọi là “Cô” hoặc “Bà đồng”. Những “Bà đồng”, “Ông đồng” thường có tâm tính khác người, rất nhạy cảm, dễ thay đổi và không ít người trong họ, nhất là các “Ông đồng” thường là “ái nữ” (là đàn ông nhưng lại ẻo lả như phụ nữ). Bởi thế, dân gian thường nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” là vì lẽ này.Hình ảnh “Bà đồng”Hình ảnh “Ông đồng”Những ” Ông đồng”, ”Bà đồng” là nhân vật trung tâm của nghi lễ hầu đồng nên bao giờ cũng là người đẹp nhất, nổi bật nhất. Họ luôn được chăm chút, trang điểm xiêm áo lộng lẫy. Đặc biệt, khuôn mặt của thanh đồng luôn được trang điểm mang nét đẹp của một người phụ nữ. Điều đó thể hiện rất rõ đặc trưng tôn sùng nữ thần trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.Ai có thể thực hiện vào nghi lễ hầu đồng?Đa số những người hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng.

Ra ” đồng” rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông. Khi đã bị Thánh “bắt lính”, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức làm lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Ông đồng, Bà đồng.

Phụ giúp ”thanh đồng” trong các buổi hầu đồng còn có 2 hoặc 4 người hầu dâng (tục gọi là tứ trụ), có nhiệm vụ giúp ”thanh đồng” việc dâng hương, dâng lễ vật, thay trang phục khi chuyển từ giá hầu này sang giá hầu khác…2.3. Trang phục khi thực hiện nghi lễ của các ”Ông đồng”, ”Bà đồng”Nếu chầu văn là “linh hồn” của tín ngưỡng thờ đạo Mẫu thì trang phục là vật dụng rất quan trọng không thể thiếu để thực hiện nghi thức lên đồng.

Mỗi bộ trang phục được dùng cho một giá đồng, thể hiện nét đặc trưng của từng vị thánh trong đạo Mẫu và chính là hình tượng văn hóa được đúc kết từ nhiều thế hệ người Việt.Những bộ áo dài cổ lấy cảm hứng từ các buổi diễn xướng hầu đồng lại càng chứa đựng bề dày nhiều câu chuyện lịch sử.

Khi tái hiện lại các mẫu trang phục áo dài cổ, nhất là lại lấy cảm hứng từ các buổi diễn xướng hầu đồng, mọi người có thể hình dung được ngay một nhân vật từ lịch sử xa xưa mà không hề nhầm lẫn với bất cứ ai ở trong thời hiện đại.

Đồ mã thường xuyên là những đồ mã được đặt trên ban thờ để thể hiện sự tôn kính và một mặt nào đó, cũng để nhằm mục đích trang điểm về màu sắc. Loại đồ mã này được làm rất cẩn thận vì chúng được bày, đặt trong một thời gian dài, có thể là một, hai năm hay ba, bốn năm mới thay một lần. Tiêu biểu là:– Nón tứ phủ thường là nón quai thao, đôi khi cũng là loại nón dạng thông thường, có điện còn thờ cả nón chiêng, nón tu lờ của người Thượng. Để biểu hiện cho từng vị thần tối thượng, nón thường được dán ô giấy màu ở tâm, tương ứng với mỗi phủ, quai nón cũng có màu thích hợp, điểm xuyết là những kim tòng (những gù rủ tua rua màu vàng). Những nón này thường được treo ở phía ngoài giữa chính điện hoặc chia đều ở hai bên.– Quả nón công đồng thường được treo ở vị trí trung tâm hoặc lùi sát vào chính điện của điện Mẫu. Đây là một hiện vật có tính tổng hòa với nhiều màu sắc, cầu kỳ, đậm chất dân gian và rất đắt tiền.Nón công đồng thờ Tứ phủNhững đồ mã trên ban thờ cũng rất phong phú. Ngoài hai cành hoa giống như trên điện Phật thì trên ban thờ mẫu hầu như phải có vàng Tứ phủ. Đây là loại vàng viên hình hộp được đóng thành bánh và xếp khối với bốn màu đỏ, xanh lá cây, trắng, vàng. Đương nhiên tỷ lệ này có phần không đều, tùy theo chức năng của vị thần mà số lượng ít nhiều tương ứng và màu sắc khác nhau. Một số đền có thể còn bày cả thuyền hoặc ngựa loại nhỏ hay những đôi hài cườm đặt trong các hộp kính như ở đền Ghềnh (Gia Lâm). Ở các đền quan lớn hay ông hoàng người ta còn làm bàn cờ, bàn đèn… bằng mã để thờ. Có thể nói, tùy theo từng vị thánh, người ta sắp những đồ thờ thích hợp.Hài đính cườmVàng mãNgoài ra, đồ mã còn được thể hiện dưới dạng một loại cây vũ trụ, chủ yếu gắn với Mẫu Thượng và Mẫu Thoải. Bên cạnh bàn thờ Mẫu Thượng người ta thường đặt một cây xanh tượng trưng cho núi rừng với những lá rủ như lá liễu, điểm xuyết trên đó là hoa quả nhiều màu. Bên bàn thờ Mẫu Thoải thì thường có một cành hoa lớn với rất nhiều hoa dạng bông cúc màu trắng.Cây vũ trụ trên điện thờ Thánh Mẫu2.5.2. Đồ mã phục vụ các nghi lễĐồ mã trong lễ phát tấu

– Lễ phát tấu thường được tiến hành ngày hôm trước hoặc trước khi diễn ra bất kỳ lễ chính nào trong hệ đạo Mẫu. Người đứng ra chủ trì lễ này không nhất thiết phải là Ông đồng, Bà đồng mà có thể chỉ cần thầy cúng. Lễ phát tấu có ý nghĩa thỉnh thánh, thỉnh Phật về chứng giám đàn giàng cho gia chủ trở thành tân đồng trong Tứ phủ, hay về chứng giám đàn cúng Tam phủ thục mệnh để giải vận hạn, ốm đau…

– Đồ mã được sử dụng cho lễ này là bộ mũ phát tấu gồm năm mũ quan, năm màu, đại diện cho năm phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và trung tâm. Kết hợp với chúng là năm ngựa nhỏ, mỗi con cao khoảng năm mươi phân, năm bộ quần áo và năm đôi giày Gia Định hoặc hia. Màu sắc của các vật dụng này tương ứng với màu của mũ. Tất cả đồ mã này được tiến dâng lên các quan sứ giả, thỉnh nhờ các ngài hay thanh đồng đi mời chư vị trong tứ phủ.

Năm con ngựa với năm màu khác nhau (“ngựa ngũ phương”)Năm con ngựa với năm màu khác nhau (“ngựa ngũ phương”)Mũ quan với năm màu khác nhau tượng trưng cho năm phươngTrong tất cả lễ của Tứ phủ không thể thiếu một lễ vật quan trọng đó là dàn mã, bao gồm: – Bốn mũ bình thiên với bốn màu đỏ, xanh, trắng, vàng để dâng bốn vị vua cha. – Hai mũ của quan hầu cận là Nam Tào và Bắc Đẩu, đây là loại mũ cánh chuồn gồm một chiếc màu đỏ, một chiếc màu tím. – Mũ chúa đàn, vị quan cai quản giám sát đàn lễ, hầu hết được làm là mũ kiểu đuôi trĩ màu trắng hay màu vàng tùy theo bản mệnh và tùy theo tháng diễn ra lễ. – Năm mũ cánh chuồn với năm màu đỏ, xanh, trắng, vàng, tím để dâng lên năm vị quan: quan đệ nhất – thượng thiên, quan đệ nhị – giám sát thượng ngàn, quan đệ tam – thoải phủ là quan tuần Lảnh Giang, quan đệ tứ khâm sai, quan đệ ngũ Tuần.

Bộ mũ dâng lên các Thánh trong tín ngưỡng thờ MẫuLong tu, tượng, mã (thuyền rồng, voi, ngựa) là những vật luôn phải có trong dàn mã. Voi, ngựa thường được làm khá lớn, là một nghi thức thể hiện sự tôn kính thần linh. Voi thường được làm bằng giấy màu vàng, ngựa màu đỏ còn thuyền rồng màu trắng. Long tu, tượng, mã không dâng riêng cho vị quan nào cả mà dâng chung cho tất cả các quan. Thuyền rồng biểu hiện cho thủy phủ, được dâng cho thế giới thủy cung. Voi biểu hiện cho sơn trang, dâng về sơn trang. Ngựa biểu hiện vùng đồng bằng, dâng cho các quan làm việc nơi đồng bằng.

*Tuy nhiên cũng có người cho rằng voi được dâng riêng cho chúa sơn lâm, ngựa được tiến cho đức thánh Trần, còn thuyền rồng thường là dâng vua cha Bát Hải. Ngoài ra, người ta còn làm chiếc mảng màu xanh để dâng lên các cô trên rừng, mảng màu trắng dâng cô Bơ với ý nghĩa để chở Vua, Chúa hay Mẫu đi các nơi. Những chiếc mảng được kết bởi những ống nhỏ tượng trưng cho tre, nứa, trên mảng cũng có hình người đang chèo.VoiThuyền rồngNgựaLốt trong Tứ phủ biểu hiện cho các quan hầu cận Mẫu, là các vị quan bảo vệ cho Mẫu về đường âm, về đường dưới nước. Cũng giống như long tu, tượng, mã, lốt được đan bằng nan tre, bồi giấy và được trang trí bằng cách dán giấy tạo vẩy, dán hoa văn hoặc vẽ cách điệu phần đầu tạo ra tính chất trang nghiêm và dữ dội của Lốt. Trong dàn lễ, các ông Lốt thường có bốn loại với bốn màu đỏ, xanh, vàng, trắng. Lốt tiến về Thoải phủ nhiều khi có hình thức tam đầu cửu vĩ hoặc tam đầu nhất vĩ nhưng nhất thiết phải là màu trắng.Tam cửu đầu vĩMột đồ mã nữa gắn với chúa núi rừng là hình chúa sơn trang cùng với hai chầu hầu cận, chầu Quỳnh, chầu Quế và 12 cô tiên nàng (cô sơn trang) theo hầu hai chúa. Đi cùng với nhóm đồ mã này là lễ vật dâng sơn trang gồm một mảng trắng, một thuyền đỏ và một thuyền xanh. Ngoài ra còn có một vỉ hải xảo và một mâm hài.Tòa mã sơn trangTrong dàn mã Tứ phủ còn có năm mã hình nhân, có thể là nam hoặc nữ tùy theo giới tính của chủ lễ nhưng nhất thiết phải có đai chéo để thể hiện người có đồng, khác với hình nhân dùng cúng cho người âm, giải hạn hay cắt đoạn tình duyên…Hình nhânTrong quan niệm dân gian của người Việt, những cô hồn, linh hồn chết không cha mẹ, không anh em, không có gia đình thờ phụng, thường đi lang thang khắp nơi để kiếm ăn và rất hay tụ tập ở các đám tế lễ, hội hè… Vì vậy, trong các nghi lễ hầu đồng, ngoài những đồ dâng cúng cho thần linh, bao giờ người ta cũng có phần dành cho những vong hồn (mâm đồ mã cúng chúng sinh). Y phục thường là áo ngắn tay, quần dài hoặc quần đùi cắt đơn giản, kèm theo là giấy tiền xu, giấy vàng.

Như vậy, người Việt không chỉ nhớ đến các vị thánh, nhớ về tổ tiên mà còn không quên cầu cúng cho vong hồn của những kẻ bất hạnh trên thế gian. Điều này toát lên một giá trị nhân văn cao cả trong truyền thống Việt Nam.

Mâm cúng chúng sinhQuần áo chúng sinhCùng với tờ sớ phát tấu là hình ảnh bộ tranh Thập vật mà trong những giai đoạn trước đây chúng được dùng để cúng cho người đã khuất bao gồm: long xa (xe rồng), phượng liễn (kiệu phượng), tràng phan (phướn báu), đại hình (hình nhân thế mạng), bạch tượng (voi trắng), phi mã (ngựa bay), địa mã (ngựa đất), hiến mã (ngựa cúng), tòng giá (đi theo giá), ngân tiền, kim tiền (tiền vàng, tiền bạc).

Tranh thập vậtViệc hóa (đốt) đồ mã trong các nghi lễ cũng phải tuân theo quy định. Theo lối cổ, khi chứng đàn thì “quan nào về mở phủ quan ấy”. Sau khi các quan về chứng đàn, long tu, tượng, mã phải được quay đầu ra để chờ mang đi hóa. Sau giá quan tuần, tất cả đồ mã được mang đi hóa, trừ mã sơn trang.

Hóa đốt vàng mãViệc bày mã và hóa mã trong các nghi lễ Tứ phủ không được tùy tiện, phải luôn tuân theo những quy định bắt buộc. Đồ mã Tứ phủ – lễ vật tôn kính dâng lên các vị thần, không chỉ đơn thuần là những thứ đồ bằng giấy để hóa sau mỗi đàn lễ, mà còn chứa đựng cả thế giới quan tâm linh và bản sắc văn hóa của người Việt. Thực chất chúng là cái dẫn giải cho việc hành lễ, là phương tiện của việc hành lễ và biểu hiện sự giao thoa giữa cái hữu hình và cái vô hình, giữa cái vật chất và cái phi vật chất. Khi con người ta còn chấp nhận cảnh giới, chấp nhận ”trần sao âm vậy” thì họ sẽ còn sử dụng đồ mã để dâng cho thần linh, gửi cho người đã khuất, cốt sao để tâm được yên.2.6. Cách thức thực hiện nghi lễ hầu đồng2.6.1. Trình tự một buổi hầu đồngBắt đầu một buổi hầu đồng, người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo, sau đó vẩy xung quanh để tẩy uế. Cung văn lên dây đàn, dạo nhạc, hát văn cộng đồng.Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chắp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu và trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên một bước, chân phải chụm lên với chân trái, lặp lại thêm hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện màu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau hầu đồng lắc lư, lảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá Quan Đệ nhất nhập đồng.2.6.2. Trình tự của một giá hầu đồng2.6.2.1. Thay lễ phụcMỗi vị thánh đều có lễ phục riêng, phù hợp với danh hiệu của vị đó và màu sắc cũng khác biệt tùy từng Phủ, từng gốc tích sắc tộc gốc, phẩm hàm cũng như văn hay võ.2.6.2.2. Dâng hương hành lễĐây là một nghi thức không thể thiếu được cho bất cứ giá nào. Hầu đồng tay trái cầm một bó nhang đốt sẵn, bọc trong một chiếc khăn có tấm hương. Tay phải rút một nén nhang, rồi huơ lên bó nhang trong tay làm động tác phù phép (ngôn ngữ hầu đồng gọi là khai nông) để xua đuổi tà ma.2.6.2.3. Lễ Thánh giángKhi hầu đồng có thánh nhập vào thì buông các nén hương đang cầm theo ray chắp, nghiêng mình ra hiệu thánh thuộc thứ hạng nào.Có hai hình thức thánh giáng:Giáng trùm khăn (hầu tráng mạn) với các giá Thánh Mẫu. Mẫu chỉ đến chứng giám rồi đi ngay.Giáng mở khăn – với các hàng quan trở xuốngKhi Thánh đã nhập, người hầu đồng không còn là người phàm nữa, xuất thần, tự thôi miên đã giúp họ nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng mà bình thường họ không làm được. Đó chính là hứng khởi mang tính tâm linh tôn giáo (chỉ có ở một số người)2.6.2.4. Múa đồng – Múa đồng là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Động tác múa đồng khác nhau, tùy theo từng vị Thánh. Có ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian.Mỗi động tác múa trong giá chầu phản ánh con người thật của vị thánh giáng đồng, thay đổi theo đặc điểm của ”giá”+ ”Giá” quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích. + ”Giá” các chầu bà thì thường múa quạt, múa mồi, múa tay không. + ” Giá” ông Hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ. + “Giá” các Cô thường múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không. +”Giá” các Cậu thương múa hèo, múa lân… Nghi lễ thánh giáng phải theo thứ tự từ cao xuống thấp: Cao nhất là Thánh Mẫu (Tứ vị Thánh Mẫu), sau đó là hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ông Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng, Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập nhị Vương cậu). Tổng cộng có đến 50-60 vị. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị nên mới có 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị Thánh nhập trong nghi lễ hầu đồng.2.6.2.5. Ban lộc và nghe văn chầuSau khi đã múa, các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị Thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này là lúc Thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu, nước,… Các thứ Thánh dùng phải làm nghi thức khai quang cho thanh sạch. Lúc này những người ngồi dự xung quanh đến gần để cầu xin hoặc nghe Thánh phán truyền. Và đây cũng là lúc thánh phát lộc. Lộc Thánh gồm nhiều thứ như: hoa quà, bánh trái, gương lược, tiền bạc, nén nhang cháy,..Thanh đồng ban lộc2.6.2.6. Thánh thăngCuối cùng là dấu hiệu thánh thăng. Người hầu đồng ngồi yên hai tay bắt chéo trước trán quạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình. Lúc ấy, hai người phụ đồng cấp tốc phủ khăn diện lên người hầu đồng, cung văn nối nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung – kết thúc một giá đồng.Để hiểu rõ hơn về nghi thức hầu đồng, kính mời cô và các bạn cùng xem đoạn video về một giá hầu đồng:Xin trân trọng cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Hầu Đồng Cần Chuẩn Bị Những Gì? Các Lễ Vật Hầu Đồng

Hầu Đồng Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Để có một buổi lễ hầu đồng diễn ra đúng với ý nghĩa và các nghi lễ hầu đồng theo đúng nghi lễ nguyên thủy, việc chuẩn bị lễ vật cho hầu đồng, các bước chuẩn bị khá nhiều, đòi hỏi sự chính xác, tránh thiếu sót cũng như đảm bảo đầy đủ lễ vật cho một buổi lễ hầu đồng. Các bước chuẩn bị cho nghi lễ hầu đồng bao gồm:

Chọn ngày lành: Người hầu đồng trước tiên phải chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị hầu với thủ nhang nhà đền, phủ hay điện.

Dàn nhạc hầu bóng (hầu đồng): gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc hầu bóng.

Nhân sự cho một buổi hầu đồng: Ngoài Ông đồng hay Bà đồng thường có thêm hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo để chuẩn bị trang phục, lễ lạt…

Trang phục: Có bao nhiêu giá đồng thì tương ứng với ngần ấy bộ trang phục và trang sức đi kèm. Dân gian truyền lại có 36 giá đồng tương ứng với 36 vị Thánh và điều đó có nghĩa là sẽ có 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Vì vậy người hầu đồng sẽ phải chuẩn bị đầy đủ trang phục tùy theo định hầu mấy giá. Thường thì cần những trang phục sau đây:

– Khăn đỏ phủ diện

– Ít nhất là 5 chiếc áo dài mầu sắc khác nhau và một quần dài trắng.

– Khăn tấu hương và một ít loại khăn khác.

– Thắt đai lưng mầu.

– Thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn.

– Tuy nhiên cũng có trường hợp, người hầu đồng chỉ cần một vuông vải đỏ.

Màu sắc của trang phục phải phù hợp với màu sắc của từng phủ:

– Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ)

– Miền đất là màu vàng (Địa phủ)

– Miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ)

– Miền rừng núi là màu xanh (Nhạc phủ).

Lễ vật trình đồng phải khác với lễ vật hầu bản mệnh hay tiệc khao, được trình bày trên một kỷ tháp hình chữ nhật kê chính giữa và gồm những thứ sau đây:

– Chén đũa đồng hoặc bạc, đĩa và cốc pha lê. Chính giữa là một cái gương trên phủ một chiếc khăn thêu. Hai bên bục và trước kỷ (bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt. Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) màu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi).

– Lễ sơn trang về đồ chay thường có: 1 mâm hoa quả gồm khế chua sung chát gừng cay, chanh ớt, dứa…ở dưới bệ. Thường thì tán lộc sơn trang ở giá chầu bé hoặc cô bé hoặc bất kì giá chầu hoặc cô miền thượng.

Trước bàn thờ bầy đủ các loại mã và một chiếc thuyền rồng hình cánh phượng có 12 hình nhân chèo thuyền, một đôi ngựa và một đôi voi có đủ yên cương và hàm thiếc. Những đồ dùng mã người ta sẽ hóa (đốt) sau khi lễ xong.

Ngày nay lễ vật có thay đổi đôi chút tùy nơi, tuy nhiên vẫn phải giữ căn bản tối thiểu tùy đồng tiền dâng cúng.

CÔNG TY TNHH MỸ TRÍ

SHOWROOM “Đồ Đông Việt DOVI” :

Địa chỉ :Số 184, Đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, (Ngã tư Tố Hữu ( Lê Văn Lương kéo dài) – Vạn Phúc – Hà Đông- Hà Nội)

Điện thoại: 02433.119.166 / 0972465914 Fax: 02433.519.214 Email: dodongdovi@gmail.com

Mã số thuế:0106364328 / Số TK: 26286688 ngân hàng ACB – PGD Tôn Đức Thắng, TP Hà Nội

Tags: cần làm những gì khi hầu đồng, chuẩn bị cho việc hầu đồng