Văn Khấn Giỗ Con Trai / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Văn Khấn Giỗ Con Trai, Con Gái Đã Khuất Đầy Đủ, Chính Xác Nhất

Theo phong tục tập quán người Việt, cúng giỗ là nghi lễ tưởng nhớ đến người đã khuất. Ngày giỗ được tổ chức đúng vào ngày mất hàng năm, tính theo âm lịch. Cùng boi.vn tìm hiểu văn khấn giỗ con trai, con gái đã khuất đầy đủ, chính xác nhất qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm : Văn khấn mồng 1 và ngày rằm hàng tháng

Ý nghĩa văn khấn giỗ con trai, con gái đầy đủ, chính xác nhất

Ngày giỗ được tổ chức hàng năm vào đúng ngày mất của người đã khuất. Đây là dịp để anh em, họ hàng gần xa sum vầy, gặp gỡ, cùng nhau tổ chức ngày giỗ lễ cho con cháu trong nhà. Hành động này không chỉ để tưởng nhớ, an ủi người đã mất trong nhà, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của mọi người trong gia đình với nhau. Mọi người cùng nhau dâng lên người khuất lễ sắm và mâm cơm đã được chuẩn bị. Cùng cầu nguyện phụ hồ độ trì cho một năm an lành, phát tài và yên ấm trong nhà.

Ngày Giỗ Thường được gọi là “Cát Kỵ”. Đây là ngày giỗ thường niên của người đã khuất kể từ năm thứ ba trở đi.

Ngày giỗ này sẽ được duy trì đến hết năm đời. Theo quan niệm dân tộc Việt, ngoài năm đời vong linh người quá cố đã có thể siêu thoát hay đầu thai chuyển thế. Nên việc cúng giỗ không còn cần thiết nữa. Nhưng cũng có vùng miền đưa vào tống giỗ chung tại nhà thờ tộc vào Xuân – Thu nhị kỳ (Chạp mã).

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, không khí vẫn ngập tràn bi ai, thương xót, thống khổ, thì ngày giỗ thường lại là ngày của con cháu nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất.

Lễ vật cần chuẩn bị cho ngày cúng giỗ

Lễ cúng ngày Cát Kỵ vẫn bao gồm những lễ vật như những ngày giỗ lễ trước đó: Hương, phẩm oản, hoa quả, trầu cau, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Trong ngày Cát Kỵ, thông thường người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước). Sau đó, cha mẹ, ông bà sẽ ra mộ phần con cháu đã khuất đề mời vong linh người đó về thụ hưởng. Đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.

Trong ngày giỗ này, gia chủ buộc phải làm hai lễ là lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và lễ cúng gia tiên dòng tộc

Văn khấn giỗ con trai, con gái

“Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

Nam mô a di đà Phật !

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ con là: ………………Tuổi: ………………

Ngụ tại: ………………………

Hôm nay là ngày: ………tháng: ………năm: ………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của: ………………

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời: ………………

Mất ngày: ………tháng: ………năm: ………

Mộ phần táng tại: ………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

Xem thêm bài viết CÚNG ÔNG TÁO – BÀI VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23/12 ÂM LỊCH

Văn Khấn Ngày Giỗ Con Trai, Con Gái Đã Khuất Đầy Đủ, Chính Xác Nhất

Rate this post

Giỗ là nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt Nam nhằm tưởng nhớ những người đã khuất. Ngày giỗ được tổ chức đúng ngày mất theo ngày âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của ngày giỗ là để con cháu nhớ về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, đôi khi lại trong cùng nghề.

Đang xem: Văn khấn ngày giỗ con

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ trong gia đình Việt

Cúng giỗ là lễ kỷ niệm ngày mà người mất qua đời, mang lại ý nghĩa quan trọng của người Việt, ngày làm cúng giỗ được tính theo âm lịch. Ngày cúng giỗ là ngày để thể hiện lòng thủy chung, thương xót của người còn sống đối với người đã khuất, thể hiện đạo lý với tổ tiên.

Nhà giàu thì làm đám giỗ linh đình, mời hết người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh bằng hữu về dự đám giỗ. Còn nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén hương, một đôi nến và vài món ăn giản dị để cúng cũng là đã có lòng thành kính với người đã khuất.

Lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày của người mất để làm đám giỗ, không quan trọng hóa việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Thân bằng, cố hữu của người đã khuất nếu vẫn còn lưu luyến thì đến dự đám giỗ theo ngày đã được định sẵn từ trước, không cần phải chờ có thiệp mời đến dự như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có tư tưởng “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo”, câu này có nghĩa là “Mời thì đến, không mời thì thôi”.

Cách khấn trong ngày lễ cúng giỗ:

Nếu bố đã mất thì phải khấn Hiển khảo;Nếu mẹ đã mất thì phải khấn Hiển tỷ;Nếu ông đã mất thì phải khấn Tổ khảo;Nếu bà đã mất thì phải khấn Tổ tỷ;Nếu cụ ông đã mất thì phải khấn Tằng Tổ khảo;Nếu cụ bà đã mất thì phải khấn Tằng Tổ tỷ;Nếu anh hoặc em trai đã mất thì phải khấn Thệ huynh, Thệ đệ;Nếu chị hoặc em gái đã mất thì phải khấn Thệ tỵ, Thệ muội;Nếu cô, dì, thím, mợ, chú, bác, cậu đã mất thì phải khấn Bá thúc, cô dì, tỷ muội;Có thể khấn chung Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ đối với nội ngoại gia tiên.

Những hoạt động chính trong buổi lễ cúng giỗ

Sau khi làm lễ và đọc bài cúng giỗ xong, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để mọi người cùng ăn, coi như là hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng có thể được mời đến để dùng bữa, có nghĩa là đi ăn đám giỗ.

Một biến thể khác của cúng giỗ chính là tục thờ “hậu” do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này thì người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình làng để được hưởng lễ vật trong những ngày kỵ nhật.

Trước khi hạ xuống, chủ nhà vái 3 vái ngắn (còn được gọi là lễ tạ). Phải làm như vậy để tạ ơn gia tiên đã về thừa hưởng những lễ vật mà con cháu đã dâng lên cho người đã khuất.

Dịp này là để con cháu trong dòng họ tề tựu lại về cùng ăn đám giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau trong nội bộ dòng họ. Ngày Cát Kỵ thường mời khách là những người chỉ nằm trong gia đình, dòng tộc đến ăn giỗ (không rộng như Tiểu Tường và Đại Tường).

Gia chủ phải ăn mặc khăn áo chỉnh tề, bước vào để đọc bài cúng giỗ khấn tổ tiên. Khách đến dự đám giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, cùng với gia chủ vái 4 lạy 3 vái. Sau khi gia chủ, khách mới và bạn bè thân hữu khấn lễ xong, đợi hết ba tuần hương nữa thì gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi đem đi đốt vàng mã.

Cuối cùng, gia chủ bày bàn để mời khách cùng ăn giỗ, để ôn lại những kỷ niệm xưa về người đã mất, đồng thời hỏi thăm sức khỏe và công việc lẫn nhau. Sau khi ăn đám giỗ xong, gia chủ hạ tất cả các lễ vật được bày trên bàn thờ, chia đều mỗi túi một hay nhiều thứ cho từng gia đình dự đám giỗ gọi là lộc của tổ tiên, lễ vật được tặng bao gồm hoa quả, bánh kẹo,….

Những ngày quan trọng trong ngày lễ cúng giỗ:

Trong việc thờ cúng tổ tiên, có ba ngày giỗ quan trọng là: Giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường.

Theo phong tục tập quán, dân ta thường lấy ngày giỗ (ngày qua đời của người đã mất) làm trọng tâm, nên vào ngày đó, ngoài việc đi thăm mộ, tùy gia cảnh và vị trí của người đã khuất mà thực hiện cúng giỗ.

Đây cũng là dịp để gặp mặt những người thân trong gia đình dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn công việc người còn sống để giữ gìn gia phong.

Vào dịp đó, người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là đi ăn đám giỗ, là trước cúng sau ăn, và cũng là để cho cuộc gặp mặt thêm phần đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp gia đình, cùng nhau kể chuyện tâm tình và chuyện làm ăn. Điều quan trọng nhất với ngày cúng giỗ chính là mang ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, việc đó còn có thể được xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

Bài cúng giỗ thông thường

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ: Xưng họ của bạn.

Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ tên và tuổi.

Ngụ tại: Đọc nơi bạn đang sống

Hôm nay là ngày/tháng/năm (âm lịch)

Chính là ngày giỗ của người được cúng giỗ

Năm qua tháng lại vừa ngày húy lâm, Ơn võng cực xem bằng trời biển. Nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ chúng con và toàn gia con cháu. Nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng đốt nén nhang hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời: Họ tên người được cũng giỗ

Mất ngày/tháng/năm (âm lịch)

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng thịnh vượng.

Xin mời các vị Tổ tiên, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Di và toàn thể các hương kinh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Xin mời vong linh các vị Tiền Chủ, Hậu chủ trong đất này với tâm hưởng.

Chúng con với lễ bạc lòng thành xin cúi đầu được phụ trì,

Phục duy cẩn cáo.

Nam mô A di đà phật! (3 lần)

Bài cúng theo văn khấn ba ngày sau khi mất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy chư vị gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ.

Hôm nay là ngày …………….. tháng …………… năm …………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là …………………………………. vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Tế Ngu theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển …………………………………… chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng.

Than ôi! Trên tòa Nam cực, lác đác sao thưa; (nếu khóc cha hoặc đổi là Bắc cực nếu khóc mẹ).

Trước chốn Giao trì, tờ mờ mây khóa.

Cơ tạo hóa làm chi ngang ngửa thế, bóng khích câu, khen khéo trêu người.

Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay, tình hiếu dễ chưa yên thỏa dạ.

Ơn nuôi nấng áo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết biết công lao;

Nghĩ sớm hôm ấp lạnh quạt nồng, tơ tóc những hiềm chưa báo quả;

Ngờ đâu! Nhà Thung (nếu là cha hoặc Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng;

Chồi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.

Trông xe hạc lờ mờ ẩn bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mấy, gót tiên du đã lánh cõi trần ai.

Rồi khúc tằm áy náy trong lòng, thương thay hồn bất tử về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hóa.

Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (hoặc mẫu thân) một mình lìa khơi,

Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, hai hàng lã chã.

Lễ Sơ Ngu (hoặc Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cổ, trình bày:

Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.

Đành đã biết: đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuần nghi tiết, đủ lễ báo đền.

Cũng gọi là: lưng cơm chén nước, họa may chín suối anh linh, được về yên thỏa.

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Kính cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn cúng lễ 49 ngày và 100 ngày sau khi mất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày ……….. tháng ………….. năm ……………….. âm lịch tức ngày ………… tháng ………… năm ………… dương lịch.

Tại (địa chỉ): ………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là: ……………………………….. vâng theo lệch của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái, dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, con kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm: ……………………………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển: ……………………………… chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha) Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (Nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hởn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần.

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén hương kính tế.

Xin mời: Hiển ………………………………………

Hiển …………………………………………………

Hiển …………………………………………………

Cùng các vị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô, và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cúng giỗ là nghi thức rất đáng trân trọng và cần được giữ gìn trong văn hóa của người Việt. Hi vọng qua bài viết cúng giỗ này, sẽ giúp bạn đã biết được bài cúng giỗ người đã khuất như thế nào và chuẩn bị cho một buổi lễ cúng giỗ đúng chuẩn.

Văn Khấn Cầu Tự, Cầu Con Trai Con Gái Cực Kỳ Linh Nghiệm

Cầu con cái, cầu có con là điều mà các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc muốn có thêm con vẫn thường làm khi đi lễ chùa, đền phủ miếu mạo. Để có được bài khấn cầu tự, cầu con đầy đủ và linh nghiệm nhất bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Văn khấn cầu tự con cái dành cho những gia đình muốn cầu con cái, gia đình hiếm muộn.

Nhiều gia đình hiếm muộn hoặc sinh con một bề vẫn “cầu tự” khắp nơi mong có con. Mẹo nhỏ phong thủy cầu con ” Đổi hướng bếp cầu được con ” biết đâu sẽ giúp bạn được như ý nguyện.

13 tờ tiền 13 loại quả khác nhau 13 đồ chơi trẻ con.

– Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương.

– Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơi bản địa ở khu vực này.

Đệ tử con là ………………sinh ngày…………

Cùng chồng/vợ………… .sinh ngày…………

Ngụ tại:…………………………………

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, khí tiết năm ………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng dâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc sum vầy truyền vào hậu thế.

Con lạy Nhật Cung Thái Dương, Nguyệt Cung Thái Âm – Đông Phương Thanh Đế, Bắc Phương Hắc Đế, Tây Phương Bạch Đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợ chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.

Con lạy quan Nam Tào Bắc Đẩu, Thái Bạch Thái Tuế, Văn Xương, Văn Khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân. Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản Viên đại thánh, Trần triều Hưng Đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quan Âm Bồ Tát chí đức tôn linh hiển thánh thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để Ông Bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc. Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.

Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.

Gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dân sớ trạng CẦU TỰ xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.

Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.

Sở nguyên thành tâm. Con xin cảm tạ.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cầu Con Trai Ở Chùa Nào

cầu con trai ở chùa nào: Ở Việt Nam có nhiều ngôi chùa nổi tiếng về việc cầu con như ý. Những người có niềm tin tưởng lớn lao về tâm linh thường tìm đến những ngôi chùa này để cầu mong ước muốn của mình thành hiện thực. Thông tin bên dưới được Benconmoingay.net tổng hợp từ nhiều nguồn tin hữu ích cho bạn.

Phương pháp tính sinh con theo ý muốn

Đặt tên hay cho con trai sinh năm 2023 hợp tuổi bố mẹ

Đặt tên cho con trai hay và ý nghĩa nhất sinh năm 2023

đặt tên cho con sinh năm 2023

Trong mỗi chúng ta cũng luôn luôn tồn tại nhiều quan điểm tâm linh khác nhau về việc cầu con. Thường chúng ta cũng nửa tin nửa ngờ về những việc tâm linh cầu con này. Có những người lại tin tưởng một cách tuyệt đối còn có những người lại không tin nhưng do những góp ý của gia đình, người thân, bạn bè… thì phấn lớn những gia đình hiếm muộn đường con cái đều tìm đến những nơi có tiếng là linh thiêng để cầu nguyện bề trên phù hộ cho họ có được con cái.

Theo quan điểm chủ quan của tôi thì yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống. Nên việc đến các điểm mà mình tin là linh thiêng để cầu con trước tiên là hướng chính chúng ta tới cái chân thiện mỹ và sau đó là giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin về việc chúng ta mong muốn có được.

Những chùa mà bạn có thể tham khảo:

Chùa Hương ở Hương Sơn – Hà Nội

Đền Sình ở Hải Dương

Chùa Đô Mỹ ở Thanh Hóa

Chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh

Chùa Từ Quang ở TP Hồ Chí Minh

bài khấn cầu con trai

Cầu có con là điều mà các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc muốn có thêm con vẫn thường làm khi đi lễ chùa, đền phủ… Để có được bài khấn cầu con đầy đủ, linh nghiệm bạn có thể tham khảo bài viết mà Benconmoingay.net chia sẻ dưới đây nhé!

Lễ vật cần chuẩn bị

Trước khi thực hiện việc cầu con bạn cần chuẩn bị đầy đủ một số loại lễ vật dưới đây:

Bài văn khấn cầu con

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật bạn dâng lễ và thành tâm đọc bài văn khấn cầu con như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Phật, Chư Phật 10 phương.

Con lạy Thiên Quan – Linh thần nơi bản địa ở khu vực này.

Đệ tử con là ……………… sinh ngày…………………………….

Cùng chồng/vợ…………….sinh ngày……………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, khí tiết năm ………bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ cùng dâng sớ trạng kính lạy Trung thiên mệnh chủ, Bắc cự tử vi, Ngọc đế Thiên quân bệ hạ, giáng trần soi xét cho hạnh phúc gia đình con được có con trai/con gái. Hạnh phúc xum vầy truyền vào hậu thế.

Con lạy Nhật cung thái dương, Nguyệt cung thái âm – Đông phương thanh đế, Bắc phương hắc đế, Tây phương bạch đế kính cáo tôn thần, chư vị các thần linh giáng trần soi xét chữ cương thường đạo lý vợ chồng cho vợi chồng con được cửa rộng nhà cao tiền của dồi dào, có con trai/ con gái thông minh học hành chăn chắn một niềm kính thiện.

Con lạy quan Nàm tào Bắc đẩu, Thái bạch Thái tuế, Văn xương, Văn khúc, Nhị thập bát tú ngũ hành tinh quân.

Trước án liệt vị linh quân tôn thần Tản viên đại thánh, Trần triều Hưng đạo Quốc Tảng đại vương cùng Tiên Phật Thánh Thần Quan âm bồ tát chí đức tôn linh hiển thành thần thông tiết độ cho con được có con trai/con gái để trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm để ông Bà, chồng vợ chân tình thương yêu chăm sóc.

Làm điều thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước án liệt vị các linh quân tôn thần xa thôi lại theo gần xin giải trừ vận hạn tiêu trừ yêu ma tai ách làm muộn đường con trai/con gái.

Chúng con người trần nhục nhãn nan chi, việc trần thế chưa tường việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục mệnh bởi cung trời, cầu xin Thần Phật đức độ cao dầy, hạ trần giáng thế cho con điều thiện, cho con hạnh phúc có con trai/con gái có của, vượng đinh như vượng tài để trên gánh việc thánh dưới gánh việc trần, phúc địa đãi phúc nhân gia đình hai dòng họ vui chữ Nghi Gia truyền vào hậu thế.

Gia đình chúng con bút son thêm số, sổ ngọc thêm năm vượng đinh vượng tài, thêm người thêm của. Hạnh phúc của gia đình dòng họ cùng cuộc đời chúng con lại như nước tràn đầy chảy đến. Một nhà vui vẻ, oanh yến đậm đà, đào hồng thắm biếc. Vậy xin yết cáo tôn thần cùng dâng sớ trạng cầu tự xin tỏ tấc thành giáng ban trăm phúc.

Trăm lạy các tôn linh. Cúi nhờ ơn đức.

Sở nguyện thành tâm. Con xin cảm tạ.

Vạn vọng bách bái Thần Phật mười phương. Ban ơn phúc dầy cho chúng con được toại nguyên đường con cái.

Tạ lễ 3 lễ – 5 lạy.

cách tính ngày sinh con trai theo ý muốn

Để sinh con trai theo ý muốn thì trứng cần gặp tinh trùng Y, sinh con gái thì trứng gặp tinh trùng X, việc kiểm soát được gặp X hay gặp Y bạn sẽ kiểm soát được giới tính thai nhi. Có 3 cách cơ bản bạn có thể áp dụng:

Sinh con trai theo ý muốn theo phương pháp Shettles: Phương pháp Shettles là phương pháp sinh con trai theo ý muốn được xuất bản trong cuốn sách Lựa chọn giới tính thai nhi (1960) của Landrum B. Shettles và đồng tác giả David Rorvik. Theo lý thuyết này, tinh trùng Y bơi nhanh hơn nhưng lại mỏng manh hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể X.

Hơn nữa, môi trường a-xít làm giảm khả năng “bơi lội” của tinh trùng Y, tạo điều kiện cho X tiến về đích. Dựa trên giải thích này, có rất nhiều cách để tăng khả năng sinh con trai.

Sinh con trai theo ý muốn bằng cách lựa chọn tinh trùng Y: Thực hiện theo phương pháp Ericsson, tinh trùng từ người chồng sẽ được “tắm” qua các lớp albumin có tỷ trọng khác nhau, tăng dần từ trên xuống dưới. Theo đó, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, vì nặng hơn, có phần “mập mạp” hơn sẽ chìm xuống dưới, nhường đường cho các anh tinh binh Y nhẹ hơn, bơi lơ lửng phía trên. Các anh tinh trùng được lựa chọn này sẽ được bơm vào tử cung của vợ và thời điểm trứng rụng.

Sinh con trai theo ý muốn theo lịch vạn niên Trung Quốc: Bảng tính sinh con trai con gái theo ý muốn của Trung Quốc được các thái giám trong triều phong kiến ghi chép lại, theo đó nguyên tắc sinh con trai con gái phụ thuộc vào: tuổi của mẹ & tháng thụ thai.

sinh con trai đầu lòng thường ở tuần bao nhiêu

Sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần tới 10 ngày, và việc sinh sớm hay muộn này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu như thế nào.

Đối với các bạn trẻ lần đầu tiên làm mẹ, mọi kiến thức về thai kỳ cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn gần như bằng 0. Thế nên có muôn vàn câu hỏi, những nỗi băn khoăn, lo lắng, thấp thỏm không yên, âu cũng là muốn chuẩn bị sẵn sàng, mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất!

Các cụ thường có câu mang thai 9 tháng 10 ngày, tính ra tức là một thai phụ bình thường sẽ mang thai khoảng 42 tuần thì sinh em bé. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng bà mẹ, phụ thuộc vào sức khỏe và tình trạng phát triển của từng thai nhi, một phần nhỏ còn phụ thuộc vào những tác động bên ngoài như tâm lý, sự kích thích mà bạn có thể sinh sớm hay muộn hơn dự kiến. Rất nhiều mẹ có thể sinh sớm hơn ở tuần thứ 36 trở đi hoặc sinh muộn tận tuần thứ 42. Điều đó rất bình thường!

Thông thường các mẹ sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần tới 10 ngày.

Để biết ngày dự sinh các bác sĩ thường dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Hiện nay khoa học kỹ thuật tiên tiến, có sẵn các máy móc hiện đại, nếu chẳng may bạn không nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ vẫn có thể dễ dàng cho bạn biết ngày dự sinh khá chính xác.

sinh con trai năm 2023 có tốt không

Con trai sinh năm 2023 có cung mệnh sau:

Mệnh: Khảm Thủy Hướng tốt:

Hướng Đông- Thiên y (Gặp thiên thời được che chở) Hướng Nam- Diên niên (Mọi sự ổn định) Hướng Đông Nam- Sinh khí (Phúc lộc vẹn toàn) Hướng Bắc- Phục vị (Được sự giúp đỡ) Hướng xấu:

Hướng Đông Bắc- Ngũ qui (Gặp tai hoạ). Hướng Tây Bắc- Lục sát (Nhà có sát khí). Hướng Tây- Hoạ hại (Nhà có hung khí). Hướng Tây Nam- Tuyệt mệnh( Chết chóc).

Màu sắc hợp: Màu trắng, kem, bạc,… thuộc hành Kim (tương sinh- tốt). Các màu xanh biển sẫm, đen, xám, thuộc hành Thủy (tương vượng- tốt).

Màu sắc kỵ: Màu vàng, màu nâu thuộc hành Thổ(Tương khắc- xấu). Con số hợp tuổi: 1, 6, 7

Làm Lễ Đầy Tháng Con Gái Cúng Chè Gì &Amp; Bài Khấn Cúng Đầy Tháng Con Trai

Trong mâm cỗ cúng đầy tháng yêu cầu phải có xôi có chè nhưng nhiều mẹ thắc mắc phải có món chè gì, chuẩn bị đầy đủ lễ cúng cho bé trai, bé gái có khác nhau nhiều lắm không?

Tư vấn đầy tháng con gái cúng chè gì

Theo ông bà ta thì lễ đầy tháng bé gái được tổ chức sụt 2 ngày so với ngày sinh (quan niệm gái sụt hai, trai sụt một), ví dụ đứa bé gái sinh ngày 25 tháng 7 thì đầy tháng bé gái vào ngày 23 tháng 8. Lễ đầy tháng có một ý nghĩa đánh dấu đứa con gái cưng được 30 ngày tuổi, trải qua thời gian khó khăn, để thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Không quan trọng là chè gì chỉ cần đảm bảo có chè trong mâm cúng là được.

Đồ cúng đầy tháng bé gái gồm:

1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc bẻ cánh tiên + Cháo + Gỏi

12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn (thường xôi gấc 3 tầng, màu đỏ của gấc mang lại may mắn)

12 chén chè + 1 tô chè lớn (bé gái cúng chè trôi nước)

Bộ tam sên (Cua luộc, thịt heo 3 rọi luộc, trứng vịt luộc)

Mâm trái cây ngũ quả (gồm 5 loại trái cây)

Bình hoa tươi thật đẹp

Trầu tem cánh phượng

Cau tươi

Giấy

1 bộ đồ hình thế (ghi tên, ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu được may mắn cho bé)

Vàng mã

Nhang thơm

Đèn cày

Trà

Rượu

Gạo, muối

Lư cắm nhang

Ly sành đựng rượu, trà

đầy tháng con trai nên cúng chè gì

Cũng như con gái, đầy tháng con trai trong mâm cúng cần đảm bảo có món chè là được. Bạn có thể chọn chè đậu, chè trôi nước, …

lễ cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì

Những gợi ý về việc chuẩn bị các vật phẩm cúng lễ đầy tháng cho bé con mà các mẹ nên tham khảo một số gợi ý như sau:

Lễ vật Cúng Mụ bà:

Trái cây (Ngủ Quả)

Hoa Cát Tường

Nhang trầm thơm

Đèn cầy

Gạo hủ

Muối hủ

Giấy cúng Đầy tháng (bao gồm mâm hài và đồ cho bà mụ và bà chúa)

Trà gói

Rượu nếp

Nước chai

Trầu têm cánh phượng (12 phần nhỏ với 1 phần lớn)

Chè (Bé trai chè đậu trắng còn bé gái thì chè trôi nước)

Xôi (Xôi gấc 12 phần nhỏ 1 phần lớn)

Cháo trắng

Bánh kẹo

Cháo trắng

Gà luộc

Heo quay miếng (Chia làm 12 miếng nhỏ 1 miếng lớn)

Bánh hỏi

ý nghĩa của việc cúng đầy tháng

Đầy tháng là thời điểm, theo quan niệm dân gian Việt Nam, đứa trẻ được vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày đầy tháng, thường các gia đình làm lễ cúng đầy tháng và làm cỗ mời họ hàng khách khứa để mừng cho cháu bé đã qua thời trứng nước, đồng thời cũng là thời điểm mẹ của cháu bé (sản phụ) kết thúc giai đoạn kiêng khem ở cữ.

Thông thường, theo phong tục nước ta thì khi trẻ con được sinh ra tròn một tháng sẽ được bố mẹ làm lễ cúng đầy tháng để tạ ơn đất trời vì “mẹ tròn con vuông” và sau là để trình diện họ hàng nội ngoại về thành viên mới trong gia đình nhằm mong muốn mọi người đón nhận, yêu thương và che chở cho bé trong chặng hành trình dài sau này.

Trẻ vừa mới chào đời sẽ có khá nhiều bỡ ngỡ với thế giới xung quanh nên cần lắm bàn tay nâng đỡ và hơi ấm từ người mẹ từ trong bụng cho tới khi ra đời nên việc cúng đầy tháng bé trai để giúp bé dần cảm nhận được mọi thứ bên ngoài chính là điều vô cùng cần thiết đấy.

hỏi về cúng đầy tháng, cúng đầy tháng bé trai don gian, cúng đầy tháng đơn giản, cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương, cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì, lễ cúng đầy tháng miền trung, cung day thang don gian nhat, cúng mụ cho bé gái 9 ngày