Văn Khấn Gia Tiên Trước Khi Đi Xa / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Văn Khấn Gia Tiên Khi Đi Xa Về, Những Bài Khấn Gia Tiên Dễ Nhớ

Rate this post

Cúng gia tiên trong phong tục Việt Nam

Cúng gia tiên trong phong tục Việt NamBài khấn gia tiênMột số bài khấn gia tiên dễ nhớNhững lưu ý khi khấn gia tiên

Cúng gia tiên là gì?

Tục lệ thờ cúng gia tiên hay một số nơi còn gọi là Đạo ông bà, là việc lập bàn thờ và hương khói cho người thân đã mất. Đây là phong tục điển hình trong văn hóa của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc.

Đang xem: Văn khấn gia tiên khi đi xa về

Đối với người Việt, phong tục thờ cúng gia tiên đã gần như trở thành một loại hình tính ngưỡng riêng. Nhà nào cũng phải có một bàn thờ tổ tiên, hoặc ít nhất là có di ảnh được đặt trang trọng. Việc cúng bái được thực hiện hàng ngày hoặc trong các dịp lễ, Tết (sẽ làm trang trọng). 

Tuy vậy, việc thờ cúng gia tiên lại không phải là một tôn giáo mà do lòng thành kính, biết ơn của con cháu với các thế hệ trước tạo nên. Tín ngưỡng tốt đẹp này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt và tạo nên một phần bản sắc văn hóa của dân tộc ta, như Phan Kế Bính đã viết: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người”

Nguồn gốc của phong tục cúng gia tiên

Đến nay vẫn chưa có xác định rõ ràng rằng tập tục thờ cúng gia tiên có từ lúc nào. Có ý kiến cho là phong tục này xuất phát từ quan niệm về cái chết, về linh hồn của người Việt Nam. Người Việt còn cho rằng chết không phải là mất hết, thể xác có thể tiêu tan nhưng linh hồn thì vẫn còn hiện hữu, thường ngự trên bàn thờ để theo dõi, phù hộ cho con cháu hoặc đôi khi quở phạt họ khi làm những điều sai.

Cũng có người cho rằng tín ngưỡng thờ cúng gia tiên là việc thực hiện theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta. Điều này cũng có lý bởi người Việt Nam có suy nghĩ đơn giản, mộc mạc, chất phác. Họ lưu giữ những hình ảnh của người thân đã khuất bằng việc lập bàn thờ để cúng bái, hương khói. Bàn thờ gia tiên luôn được đặt tại những nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà và được xem là nơi linh thiêng nhất.

Người đã khuất trong văn hóa Việt vẫn được cúng bái hoặc dành cho những đặc quyền như lúc vẫn còn sống. Vào ngày lễ, tết như ngày năm mới, ngày giỗ hay trước những dịp trọng đại của gia đình, người Việt thường làm lễ hoặc ít nhất là thắp nén hương cho ấm bàn thờ gia tiên. Hay như khi con dâu, con rể mới vào nhà cũng đều phải thắp hương báo cáo, ra mắt tổ tiên. Lễ cúng gia tiên đã trở thành một thủ tục bắt buộc trong các ngày lễ của dân tộc ta.

Ý nghĩa của việc cúng gia tiên

Tập tục thờ cúng gia tiên đầu tiên thể hiện đạo lý, lối sống tốt đẹp của người dân Việt là luôn hướng về gia đình, về nguồn cội. Những người đã khuất sẽ luôn luôn hiện hữu, không bao giờ bị lãng quên trong ký ức, tâm trí của con cháu. Điều này còn chứng tỏ thêm tình cảm đặc biệt mang trong máu của mỗi người con đất Việt mà hiếm có dân tộc nào trên thế giới, nhất là những nước Âu, Mỹ có được.

Phong tục lâu đời này còn tạo ra những dịp để con cháu, người thân trong gia đình gặp gỡ, sum vầy. Trong những ngày lễ Tết hoặc ngày giỗ của một người thân, những thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng nhau hoài niệm về những điều tốt đẹp lúc sinh thời của những người được thờ cúng.

Người Việt cảm tưởng như luôn có cha mẹ, ông bà, tổ tiên dõi theo mình nên mọi hành động cũng phải làm vừa lòng gia tiên. Từ đó trành được những việc làm xấu hoặc tạo thói quen tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định điều gì đó vì họ sợ sẽ làm phật ý gia tiên, làm vong linh của tổ tiên phải xấu hổ, mang tội bất hiếu.

Bài khấn gia tiên Bài khấn gia tiên là gì?

Vào những ngày lễ Tết, ngày giỗ hay những dịp đặc biệt, ta luôn được nghe thấy những bài khấn gia tiên. Đây là lời của gia chủ khi cúng bái, hương khói cho người đã khuất. Bài khấn gia tiên thường là một đoạn văn được soạn sẵn, trình bày đầy đủ tên, tuổi những người cúng, lý do làm lễ và mong muốn, thỉnh cầu của con cháu trong nhà với tổ tiên. Người ta quan niệm rằng bài khấn gia tiên càng chuẩn, càng chân thành thì những ước nguyện, mong muốn sẽ trở thành hiện thực.

Ý nghĩa của việc khấn gia tiên

Bài khấn gia tiên được coi như công cụ kết nối, là cách giao tiếp giữa hai thế giới âm – dương. Đây là nơi để con cháu mời vong linh tổ tiên, ông bà, bố mẹ về ngự trên bàn thờ. Bài khấn gia tiên còn là cách để những người đang sống báo cáo công việc gia đình sau một khoảng thời gian hoặc bày tỏ những mong muốn, tâm niệm của mình. Nhưng hơn hết, ý nghĩa lớn lao nhất của bài khấn gia tiên đó là thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu trong gia đình đối với gia tiên.

Cách khấn gia tiên Một số bài khấn gia tiên dễ nhớ

Tùy từng dịp, từng hoàn cảnh thì ta có những bài khấn gia tiên khác nhau. Mỗi bài khấn lại mang một ý nghĩa, thông điệp riêng nhưng chung quy lại đều là tỏ lành thành kính và bày tỏ tâm niệm, mong ước. 

Văn khấn ngày mùng một (Văn khấn nôm)

Mùng một là ngày đầu tiên của tháng hoặc năm. Theo quan niệm từ xưa đến nay của dân tộc ta, đây là ngày vô cùng quan trọng. Mọi hoạt động trong ngày này có thể quyết định sự suôn sẻ của cả tháng hoặc cả năm đó. Đây cũng là dịp cho con cháu trong nhà sum họp, quây quần bên nhau. Vì vậy mà văn khấn nôm ra đời với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến, xua đuổi những điều xui xẻo, không thuận lợi. Bạn có thể tham khảo mẫu văn khấn sau: 

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Hương chủ (chúng) con tên là: ………………… Sống tại: … Xã, … Huyện, … tỉnh…

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng…. năm Kỷ Hợi 2023, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).”

Văn cúng ngày giỗ đầu (Văn cúng một năm sau ngày mất)

Nam mô a di Đà Phật!

 Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 

 Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 

Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

 Hôm nay là ngày … tháng …năm ……………………………………………………Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………………………Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………… Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………. Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Văn khấn ngày Giỗ Đầu Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. – 

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. 

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ……………………………… Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………. 

Hôm nay là ngày …………… tháng ……….… năm …………………………………… Chính ngày Giỗ Đầu của…………………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. 

Thành khẩn kính mời……………………………………………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………………………………… Mộ phần táng tại: ………………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. 

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn gia tiên ngày Tiên Thường

Đây cũng là văn khấn dùng trong các ngày giỗ nhưng không phải là ngày giỗ đầu. Bạn có thể tham khảo mẫu sau:

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………

Tín chủ chúng con là…………………………

Ngụ tại………………………………….

Hôm nay là ngày ……… tháng ……năm…………

Ngày trước giỗ – Tiên Thường………………………

Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương giãi tỏ tấc thành.

Tâm thành kính mời…………………

Mất ngày …..tháng……….năm………

Mộ phần táng tại………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an bình, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh đệ, Cô di, tỷ muội và toàn thể các hương linh Gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Cẩn Cáo!”

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Văn khấn gia tiên rằm tháng 7

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên.

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)” 

Những lưu ý khi khấn gia tiên

Vì cúng gia tiên là việc quan trọng, nên bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. Ngoài chuẩn bị bài văn khấn, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

Lời Khấn Trước Khi Đi Lễ Phả Độ Gia Tiên

Trước khi đến chùa làm lễ khấn ở nhà như sau:

Con xin lậy Trời, lậy phật, lậy vua, lậy mẫu, lậy trầu, lậy các quan, các quan thần linh bản địa, thần hoàng bản thổ, thần công thổ địa, thần tài, thần quân táo công, các chư vị thần linh đang cai quản nơi này ! Xin các ngài cho phép và Xin kính thỉnh: các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, các cô bé đỏ của dòng họ … Các vong linh, hương hồn đang lẩn quất quanh đây. Cùng chúng con đến …. (Tên chùa) ở tại … (Địa chỉ chùa) vào ngày, tháng, năm để dự lễ “Phả độ gia tiên” do chúng con tổ chức lập đàn tại chùa. Xin kính thỉnh !!!!!

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Ghi chú:

Nếu ra thăm mộ cuối năm trước khi đến làm lễ Phả độ gia tiên cũng khấn như vậy cho trang trọng.

Điều hướng bài viết

Danh Sách Những Bài Văn Khấn Gia Tiên Khi Đi Xa, Bài Khấn Thi Cử Đỗ Đạt

Rate this post

Văn khấn ngày rằm cúng thần linh, gia tiên hàng thángCúng thần linh, gia tiên ngày rằm cần chuẩn bị gì?Văn khấn ngày rằm cúng thần linh, gia tiên hàng tháng

Cúng thần linh, gia tiên ngày rằm cần chuẩn bị gì?

Thờ cúng thần linh, gia tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Đây là cách người sống thể hiện sự biết ơn, tri ân với thần linh và những người đã khuất, cầu mong sự an ổn, may mắn đến với gia đình. Vào mỗi ngày rằm hằng tháng, mọi gia đình lại chuẩn bị đồ cúng để dâng lên ban thờ gia tiên và chư Phật, thần linh. Nhưng cần chuẩn bị đồ cúng cho ngày rằm sao cho đúng và đủ, có lẽ chưa nhiều người biết.

Đang xem: Văn khấn gia tiên khi đi xa

Ngày xưa, mâm cúng rằm thường rất cầu kỳ, phải có cả đồ chay đồ mặn. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại rất bận rộn, nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng cầu kỳ nên đồ cúng rằm đã được giản lược đi khá nhiều. Tuy nhiên, dù giản lược đi thế nào thì đồ lễ cúng rằm cũng không thể thiếu các lễ vật như sau:

Hương.Trầu cau.Rượu.Hoa.Hoa quả.

Đây chính là những lễ vật mà bạn cần phải chuẩn bị ở trong buổi lễ, ngoài ra thì các lễ vật khác có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào từng trường hợp, một mâm lễ cúng rằm đơn giản chỉ cần một ít bánh kẹo và ly nước, thắp nén nhang cho tổ tiên là đủ.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Bài văn khấn gia tiên ngày rằm hằng tháng

Bài khấn gia tiên số 1

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là…

Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ.

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông,

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Văn Khấn Gia Tiên Trước Khi Bốc Mộ

Đọc văn khấn gia tiên trước khi bốc mộ hay trước lễ cải táng, cải cát là thủ tục quan trọng trước khi thực hiện bốc mộ. Cải táng, cải cát hay còn gọi là bốc mộ là công việc thường làm sau khi hung táng từ 3-5 năm, khi đã chọn được ngày cải táng theo dân gian người ta làm lễ ở từ đường, bàn thờ gia tiên cáo yết, xin phép người quá cố cho bốc mộ sau đó ra nghĩa trang cáo yết thần linh và người quá cố tại mộ để xin phép được bốc mộ. Nếu bốc mộ và an táng ở nghĩa trang khác thì gia chủ cần thắp hương cáo yết thần linh ở cả nghĩa trang mới. Sau khi đã hoàn tất việc bốc mộ phải làm lễ tạ thần linh và người quá cố tại mộ mới. Sau đây là nội dung của bài văn khấn gia tiên trước khi bốc mộ:

Văn khấn cúng Lễ Cải Cát (sang tiểu, sửa mộ, dời mộ):

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày …tháng …năm…, tại tỉnh …huyện …xã …thôn… Hiển khảo (hoặc tỷ)…………………………… mộ tiền

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế. Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương. Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần. Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Theo phong tục tập quán trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.

Văn khấn long mạch, sơn thần và thổ thần vào dịp cải cát

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….

Tín chủ (chúng) con là:……………………………

Ngụ tại………………………………………

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của………… mộ phần tại…………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lễ vật và những lưu ý khi chuẩn bị bốc mộ

Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới.

Nhờ người tinh thông, chuyên thạo công việc xem cẩn thận phần mộ xấu tốt thế nào, thi hài đã tan hết chưa.

Quyết định thời gian nào phù hợp nhất? Chọn ngày lành tháng tốt, hợp với công việc. Chọn ngày hoàng đạo hoặc ngày bất tương, kỵ nhất là ngày trùng tang. Bốc mộ mà gặp ngày trùng tang, con cháu sẽ lụi bại.

Chọn hướng tốt và xây hầm mộ, hướng mộ theo mệnh người mất, nếu an táng chung trong khuôn viên lăng mộ của dòng họ thì bên trên theo hướng chung, bên dưới có thể dùng 24 cung sơn hướng điều chỉnh.

Chuẩn bị trong Quan ngoài Quách theo khả năng của gia đình + 1 vuông vải điều + 20 tờ trang kim + 50 lít nước Vang (ngũ vị) + 50 lít nước sạch + 2 lít rượu + 10 khăn mặt mới + 2 bàn chải to + 1 bàn chải đánh răng + 3 chậu to mới + 50 kg củi + bạt che gió, mưa, ánh sáng.

Nên làm ban đêm, mùa đông đây là thời điểm âm chi trong âm rất phù hợp công việc cải táng

Tuổi Nam kỵ tam hợp, tuổi Nữ kỵ tứ hành xung tránh mặt lúc mở nắp quan tài và khi hạ huyệt.

Lễ xin Thần linh trước khi phá nấm,mở nắp,hạ huyệt.Sau khi xong lễ tạ chu đáo, chỗ huyệt mới và cũ đều rắc tiền vàng xuống đáy.

Những lý do cần cải táng

Người mất sau ba năm thì cải táng

Vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván mục nát hại đến thi hài.

Vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.

Vì các thầy địa lý thấy chỗ mả vô cớ sụt đất, hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại mả nên cải táng.

Những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thấy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà đó, để cầu được hưởng dư khí.

Khi nào không được cải táng?

Trong khi cải táng, lại có ba điều không cải táng

Là khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật.

Là khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết.

Là hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa là tốt,hoặc thi hài không tan hết, phải lập tức lấp lại ngay

Mả kết phát hoặc nở to ra. Con cháu đang ăn nên làm ra. Thì tuyệt đối không được cải táng.

Văn Khấn Gia Tiên Trước Khi Đi Xem Bói Về, ***Những Điều Mà Con Thánh Cần Biết Khi

Rate this post

Thờ cúng gia tiên nhất định phải tránh điều đại kỵ này kẻo hối hận Cuối năm rút chân nhang, lau dọn bàn thờ lúc nào chuẩn nhất

Theo phong tục truyền thống, nhân dân ta đều cúng rằm và mồng một hàng tháng. Đây là tục không nhà nào là không cúng. Vậy văn khấn tổ tiên ngày rằm, mồng một như thế nào cho đúng? Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Đang xem: Văn khấn gia tiên trước khi đi xem bói

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Trước khi khấn gia tiên, gia chủ phải cúng thổ công ông bếp trước đã. Bởi, đây là vị thần cai quản chuyện bếp núc, đất đai trong nhà, là “đệ nhất gia chi chủ”. Gia tiên nếu muốn về nhà con cháu, trước hết cũng cần sự “phê chuẩn” từ Thổ công. Vì vậy, gia chủ nhất định phải làm lễ xin phép trước.

– Khi cúng gia tiên, gia chủ phải ăn mặc lịch sự, trang trọng, tuyệt đối không được mặc quần đùi, áo ba lỗ. Vì, đây là hành động xem thường tổ tiên, sẽ bị giáng tội.– Không được đọc văn khấn quá to, chỉ nên đọc lầm rầm, nhỏ nhẹ vừa đủ. Vì, dân gian cho rằng nếu đọc to sẽ khiến linh hồn các vị tổ tiên bị giật mình, phạm húy. Đồng thời, khi gia chủ khấn to còn khiến cô hồn bên ngoài nghe được sẽ vào ăn tranh cỗ của gia tiên.– Khi khấn gia tiên, con cháu nên tập trung đứng sau chủ lễ, hai tay chắp lại trước ngực, tập trung nghe chứ không được chểnh mảng, đứng cho có. Bởi, nếu không nghiêm túc tổ tiên sẽ nghĩ mình bị khinh nhờn, không phù hộ cho con cháu nữa. Đồng thời, việc con cháu đứng phía sau khi cúng cũng như một cách để bày tỏ lòng thành, sự biết ơn với những người đã khuất.

Khám phá ngôi đền trấn Nam huyền thoại thành Thăng Long xưa

Đừng chê trách đàn ông nữa vì đây là 3 tật xấu “kinh điển” của phụ nữ Việt Nam

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Mặc nội y vái lạy trước cổng chùa, cô gái nhận đủ “gạch đá” Ảnh thời trẻ xinh đẹp nức tiếng của ca sĩ Kim Ngân ở Mỹ Video: Tài xế ô tô đi ngược chiều “hồn nhiên” bắt xe khác nhường đường Video: Chiếc BMW bẹp rúm sau cú tông kinh hoàng Khám phá ngôi đền trấn Nam huyền thoại thành Thăng Long xưa iOS 15 sắp ra mắt giúp iPhone chia đôi màn hình, nâng cao bảo mật Cận cảnh Hyundai Palisade máy dầu hơn 2,4 tỷ đồng tại Hà Nội Ngày 8/3, tiêm vaccine COVID-19 tại cơ sở điều trị bệnh nhân, vùng có dịch Video: Sư tử vội tháo chạy vì bị cá sấu “đánh úp” Video: Linh dương đầu bò đuổi sư tử chạy rẽ đất Quan điểm về tiết kiệm của hai nữ tỷ phú khiến nhiều người thán phục Hé lộ những “bóng hồng” tài giỏi thay chồng điều hành doanh nghiệp

Xã hộiKho tri thứcKhoa học & Công nghệKinh doanhQuân sựThế giớiÔ tô – Xe máyĐời sốngGiải tríCộng đồng trẻTin Tức Thế GiớiXem Phong ThuyTin Tuc Quan SuGia Xang DauMón Ăn NgonChăm Sóc Bà BầuTrang Điểm Làm ĐẹpMáy Bay Mất TíchPhiến Quân IsLãnh Đạo Kim Jong-unHot GirlHot BoyTrương Hình DưXem Tuoi Lam AnSoi KèoThủ Tướng Lý Quang DiệuĐề Thi Môn ToánĐề Thi Môn VănĐề Thi Môn Hóa HọcĐề Thi Môn Sinh HọcĐề Thi Môn Tiếng Anh

Trang web đang trong quá trình cấp phép.