Văn Khấn Cúng Đầu Năm Trong Nhà / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Văn Khấn Cúng Xe Đầu Năm

Thông thường khi mua xe mới ô tô hay xe máy đều nên cúng xe thông báo cho thần linh biết đây sẽ là chiếc xe gắn liền với chủ nhân của nó, đi cùng chủ nhân và đảm bảo an toàn hanh thông. Còn vào dịp đầu năm thì mọi loại xe: từ xe cũ tới xe mới, từ xe ô tô tới xe máy, xe đạp đều được ưu tiên cúng lễ sao cho mọi sự hanh thông đều thuận lợi an toàn .

1.Phong tục cúng xe đầu năm bên đạo Thiên Chúa

Đầu năm mọi người mọi nhà theo Đạo đều đi lễ sớm vào sáng mùng 1 Tết. Qua nhà thờ làm lễ sau đó cha sẽ tới từng xe ban phước lành cho các loại xe di chuyển.

Về lễ vật thì đạo Thiên chúa không xem nặng chuyện này, thành tâm cầu khẩn Đức chúa Giesu là mọi điều sẽ an bài và thuận lợi, mọi khó khăn vướng mắc sẽ được thông qua , tâm bình an và hạnh phúc.

Chúa nghe tâu hết vân mồng, nhà yên, nước trị, hanh thông an nhàn

2.Phong tục cúng xe đầu năm bên Phật giáo Phong tục cúng xe mới mua

Đối với một chiếc xe là vật gần như bất ly thân với chủ nhân của nó, gắn liền trên moi nẻo đường. Do đó khi mua xe về gia chủ đã phải làm lễ cúng xe, như một cách thông báo với bậc bề trên về thông tin xe và những điều cầu mong khác nữa. Trước đó gia chủ nên xem ngày để cúng xe sao cho phù hợp với cung mệnh của mình.

Đối với gia đình sử dụng xe như một phương tiện kiếm tiền di chuyển hằng ngày như xe ôm, grap, lái taxi thì còn cúng xe hàng tháng mong mọi sự bình an đến với gia chủ , cầu mong kiếm tiền được xuôn xẻ mát mái và làm ăn ngày càng thuận lợi.

Lời khấn cúng xe đầu năm hay cúng xe hằng tháng cũng không có gì khác nhau là mấy. Cơ bản nằm ở cái tâm của gia chủ, kính cẩn với các bậc bề trên mà thôi.

Về cách thức cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng cũng như vậy, sắp lễ vật thì tùy gia đình có gì thắp hương đó, không quá cầu kỳ và câu nệ về chuyện này, làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có được gìn giữ lâu đời của người dân Việt ta.

Những người theo Phật giáo hoặc không theo bên nào đều có tập tục thờ cúng từ xa xưa đã trở thành nét văn hóa riêng. Nên bên này cúng xe đầu năm phức tạp hơn.

Phong tục cúng xe đầu năm cho vạn sự trôi chảy

Lễ Vật Cúng xe đầu năm

Để mua được lễ vật cúng đầu năm thì về cơ bản sau đây là những lễ vật được gợi ý đầy đủ nhất, không nhất thiết là phải mua toàn bộ lễ vật này. Bởi Phật giáo coi trọng cái tâm thành khẩn , tâm tốt hướng thiện thì mọi thứ được hóa giải

1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang)

1 đĩa trái cây

1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc..) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài..)

1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt)

1 đĩa gạo muối (muối hột)

3 hoặc 5 chung rượu

3 hoặc 5 chung trà

1 ly nước trắng

3 hoặc cây nhang ( nhang thơm)

2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Tất cả được bài trí sắp đặt tươm tất trên ban thờ ngoài trời. Hoặc giả nếu không có thì nên sắp một chiếc bàn đủ lớn, bày đồ cúng lễ thay bàn thờ truyền thống cũng không sao.

Bài Văn Khấn

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Hôm nay, Ngày… Tháng… Năm…

Tên họ người chủ xe:…

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật)

Mẫu Những Bài Văn Cúng Khấn Trong Lễ Khai Trương Đầu Năm Công Ty, Cửa Hàng, Nhà Xưởng…

Ý nghĩa: Theo quan niệm xưa, ông bà ta cho rằng: Cửa hàng, công ty, nhà xưởng…… đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, nên khi khai trương cửa hàng, công ty, nhà xưởng. …..vào đầu năm mới, phải làm lễ xin phép Thổ Thần để được Thần linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng.

Sắm lễ: Lễ vật trong lễ khai trương cửa hàng, công ty, nhà xưởng… gồm: Hương, hoa quả phẩm oản, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo… và mâm lễ mặn: xôi, gà, cơm, canh…

Mâm lễ được bày biện đẹp, đầy đặn trên bàn, sau khi dâng chén nước thắp nén hương, chủ cửa hàng thành tâm cầu khấn.

VÁI KHAI TRƯƠNG (KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM)

Kính lạy:

– Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần

– Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần.

– Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày….. tháng……. năm……………(Âm lịch)

Tín chủ con là……………………………………….. Tuổi…………………..

Hiện ngụ tại………………………………………………………………………

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con có xây cất (hoặc “thuê được”) 1 ngôi hàng ở tại xứ này là….. (ghi địa chỉ nơi đó) [nếu là cơ quan công xưởng thì khấn là: “Tín chủ con là Giám Đốc hay Thủ Trưởng, cùng toàn thể nhân viên công ty”] nay muốn khai trương (hoặc khai trương đầu năm) khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, cúi mong soi xét. Chúng con kính mời Quan Đương niên , Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch, và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin: Thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thánh thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

(Lưu ý :Nếu ghi ra giấy , thì lúc đốt giấy vàng bạc hãy hóa luôn tờ giấy vái cúng chung với giấy vàng bạc). Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Cùng Danh Mục: Liên Quan Khác

Văn Khấn Cúng Đất Đai (Đầu Năm)

Văn Khấn Cúng Đất Đai (Đầu Năm)

Tích xưa để lại: Nhiều vùng miền có lệ cúng này, đặc biệt là khu vực miền Trung. Lễ cúng thường diễn ra từ sau Rằm Tháng Giêng đến Rằm Tháng Tư.

VĂN KHẤN CÚNG:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Tiêu Diện Đại Sĩ! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương và các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp! Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh: – Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần! – Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương! – Ngài Kim Niên Hành Binh – Hành Khiển – Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần! – Ngài Đông Trù Tư Mệnh Định Phúc Táo Phủ Thần Quân! – Các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa – Ngũ Phương, Ngũ Thổ – Long Mạch Phúc Đức Chính Thần, cùng Liệt Vị Thần Linh – Thánh Linh cai quản Xứ này; – Các Chư Vị, Chư Hương Linh Chiến Sĩ Trận Vong, và các Âm Hồn Cô Hồn Nạn Nhân Tử Nạn do giặc dã, chiến tranh ở trong khuôn viên bổn xứ; Cung thỉnh: Ngũ Phương Tứ Trấn Thần Quan, Ngũ Phương Trụ Trạch Thần Quan. Thiên Thiên Lực Sĩ, Vạn Vạn Tinh Binh, Thập Nhị Thần Quan Chiêm Thành, Thương Vong Cơ Khát, Tiệt Tự Ngọa Quĩ, Thất Thập Nghiệp Nam Nữ Âm Hồn, các Chiến Sĩ Trận Vong, Sút Sổ Tổ Vong, Kẻ Xiêu Mồ, Người Lạc Mả, Chúng Sanh Trên Cao và Chúng Sanh Dưới Thấp .

Kính mời Ma Chàm, ma Chợ, ma Mọi, ma Rợ, thương vong đói khát, ma Lồi, ma Lạc, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng chúng cô hồn đồng lai thụ hưởng. Con xin kính lạy các Chư Vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại Hai Bên gia đình của chúng con! Hôm nay, ngày 19 tháng 3 năm 2023; (tức ngày 14 tháng 02 năm Kỷ Hợi); (nhằm ngày Ất Mão, tháng Đinh Mão, năm Kỷ Hợi); Tại: …………………………………………………………………………; Con, tên là: …………………………………………………………..; Sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………….; Hiện ở tại: ………………………………………………………………………..; Chúng con lòng thành, kính cáo về việc: Tích xưa để lại: Tổ Tiên chúng con theo chân Vua – Quan Triều Đình đi mở cõi, tiến về phương Nam. Nhờ Hồng Ân của Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, Tiền Nhân chúng con đã mở rộng giang san, thống nhất đất nước. Nay nhân tiết Thánh Đản Hoàng Thiên Hậu Thổ, gia đình chúng con thiết lập cỗ bàn, thức cúng tợ dâng, nương nhờ pháp lực gia trì của Nghi Thức Phật Giáo, nhằm tạ ơn Tiền Nhân Lập Quốc, Linh Khí Phương Nam, các vị Chân Nhân, Thánh Nhân, Thần Nhân, Tiên Nhân Bảo Hộ Đất Nước, quê hương làng xóm con người Việt Nam; và ngưỡng cầu: Âm Siêu Dương Thái, Quốc Thái Dân An, Đất Nước Thái Bình, Thịnh Vượng. Lễ vật gồm: Hương đăng, hoa quả, kim ngân, gia cầm, thanh chước thứ phẩm chi nghi, cảm cáo. Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành cho chúng con! Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực, tịnh hóa nghiệp chướng cho tất cả những thành viên tham dự Nghi Pháp Lễ hôm nay và cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, không gian này, địa điểm này mãi mãi về sau; Xin các Ngài gieo nhân lành, duyên lành, và Chủng Tử Như Lai, Hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát, Vãng Sanh Cực Lạc cho các thành viên trong gia đình, thôn xóm của chúng con và cho các Chư Vị, Chư Hương Linh, Âm Hồn Cô Hồn tham gia Pháp Cúng, đang hiện diện, cư trú trong khu vực, trong bổn xứ này!; Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị, Chư Hương Linh gia hộ, độ trì, giúp cho gia đình, các cộng sự, hàng xóm láng giềng chúng con: Mạnh khỏe, Bình an, Hạnh phúc; Đoàn kết, Thương yêu, Hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hướng đến mục tiêu phát triển và một cuộc sống chất lượng, được tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên, được trợ duyên để vượt qua chướng ngại, sống có ích, giúp ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội. Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và ban phước gia trì, gia hộ, độ trì cho chúng con. Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần). Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần). Xin cho gia đình chúng con được: mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, may mắn, cát tường, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng, được giảm/giải mọi nghiệp chướng, chướng duyên và bệnh tật, có một cuộc sống chất lượng cao. Con xin Sám Hối, Hồi hướng và Chú Nguyện cho Sự Giác Ngộ Giải Thoát và Vãng Sanh Cực Lạc, sự tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, Thần Linh, Thánh Linh, Chư Vị Khách Mời tham gia Pháp Cúng và các Chư Vị, Chư Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của gia chủ chúng con các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con! Con Xin Lỗi, Xin Sám Hối và Chú Nguyện cho sự Giác Ngộ Giải Thoát, sự Vãng Sanh Cực Lạc, sự Tịnh Hóa Nghiệp Chướng cho những Chư Hương Linh, Linh Hồn, Tinh Hồn của những Chúng Sanh, Sinh Vật, Động Vật đã được thọ dụng cho Pháp cúng hôm nay! Xin Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho những món Pháp Thực được dâng cúng này, sau lời Thần Chú “Om A Hum” sẽ trở thành các món Pháp Thực Cam Lồ, biến hóa nhiều như Núi Tu Di, Ngon Hơn và Thanh Tịnh Hơn; để những Chư Vị tham dự, Chiêm Bái, Lễ Bái nơi Pháp Cúng và thọ nhận những món Pháp Thực này đều nhận được sự ban phước gia trì, tịnh hóa nghiệp chướng, thọ lãnh Chủng Tử Như Lai, phát tâm quy y Tam Bảo, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Chúng con lòng thành kính Cẩn Cáo và Lễ Tạ!

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).

Om A Hum! (x lần)

Văn Khấn Cúng Khai Trương Đầu Năm

Theo quan niệm dân gian, lễ mở hàng đầu năm luôn là vô cùng quan trọng với bất kỳ công ty, hộ kinh doanh nào. Mọi người quan niệm rằng nếu có một ngày mở hàng đầu năm may mắn, mọi chuyện buôn bán trong năm sẽ xuôi chèo mát mái.

Lễ vật trong lễ khai trương cửa hàng gồm:

Lễ ngọt: Hương, hoa quả phẩm oản, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo…

Lễ mặn: mâm lễ mặn: xôi, gà, cơm, canh… thể hiện tấm lòng thành của tín chủ đến các vị Thổ Công, Thổ Địa. Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

Lễ cũng mở hàng đầu năm có thể bao gồm những lễ vật dưới đây (tham khảo):

– Một con gà (nếu có), hoặc một khoanh giò hay 2 lạng thịt nạc vai luộc

– Một đĩa xôi hoặc bánh chưng

– Một bộ quần áo quan thần linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng

– Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần

– Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần.

– Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày….. tháng……. năm……

Tín chủ con là……… Sinh niên………

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con có xây cất (hoặc “thuê được”) 1 ngôi hàng ở tại xứ này là….. (ghi địa chỉ nơi đó) [nếu là cơ quan công xưởng thì khấn là: “Tín chủ con là Giám Đốc hay Thủ Trưởng, cùng toàn thể nhân viên công ty”] nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt.

Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, cúi mong soi xét. Chúng con kính mời Quan Đương niên , Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch, và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin: Thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thánh thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Ông cha có câu “Cúng giỗ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.

Thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11h đến 13h, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế. Còn nếu không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 19/2 Dương lịch.

Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kì, nhưng thế hiện được lòng thành, cầu cho gia trạch bình an khỏe mạnh, hướng tới những điều tốt đẹp. Ngoài ra, với gia đình thờ Phật mà không có điều kiện tới chùa làm lễ hoặc muốn tổ chức cúng tại gia thì còn chuẩn bị thêm một mâm cỗ chay. Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị gì? Mâm cỗ cũng không thể thiếu bánh chưng. Món bánh truyền thống gắn liền với truyền thuyết về tấm lòng hiếu thảo, quý trọng lao động và như lời chúc cho năm mới vuông vắn, đủ đầ…

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng nên cúng những gì? Vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình, cửa hàng, công ty… chuẩn bị lễ vật để cúng vía Thần Tài, cầu xin một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc, nhiều may mắn. Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng được dân gian xem là ngày vía Thần Tài. Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người ta cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc #cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm. Lau dọn bàn thờ Thần Tài Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài. Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, …

Văn Khấn Cúng Giao Thừa Trong Nhà Năm 2023 Tân Sửu

Bài cúng giao thừa trong nhà

Bài văn khấn cúng giao thừa năm Tân Sửu được VnDoc tổng hợp cả 3 mẫu văn khấn giao thừa trong nhà và văn khấn giao thừa ngoài trời. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở cả trong nhà và ngoài trời.

Bài văn khấn cúng giao thừa năm 2023

Lễ cúng Tất niên được thực hiện vào những ngày cuối năm. Thường là chiều 30 Tết. Trong lễ cúng này, mọi người gia chủ sẽ thực hiện đầy đủ các quy trình của lễ Tất niên gồm: sắm lễ, bày lễ, đọc văn khấn tất niên và gia định quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn tụ ngày cuối năm. Tiếp đó đến đêm 30, rạng sáng ngày mùng 1 âm lịch, gia chủ làm lễ giao thừa chào đón năm mới.

1. Cúng giao thừa theo phong tục truyền thống

Đầu tiên sắp đầy đủ một mâm lễ cúng giao thừa được trình bày gọn gàng với tất cả lòng thành của gia chủ đối với tổ tiên và các vị thần. Đối với việc cúng giao thừa trong nhà bạn có thể đặt lễ trên ban thờ, hoặc trên một chiếc bàn nhỏ ngay dưới ban thờ. Còn cúng giao thừa ngoài trời thì đặt lễ trên một chiếc bàn nhỏ ở ngoài trước cửa ra vào.

Đến đúng khoảng khắc chuyển giao năm cũ và năm mới thì thắp hương, thắp nến (đèn) và đọc văn khấn giao thừa ngoài trời. Sau khi cúng xong gia chủ khấn Thổ công – vị thần cai quản trong nhà và xin phép cho tổ tiên về ăn tết cùng gia đình. Phong tục cúng giao thừa của người Nam Bộ thì Thổ Công thay thế bằng Ông Địa (bàn thờ Ông Địa được đặt trên mặt đất). Khấn xong Ông Địa thì coi như Tết đã thực sự về với gia đình của gia chủ.

Lưu ý, sắm lễ vật cúng giao thừa trong nhà cũng tương tự như cúng ngoài trời nhưng phải bỏ mũ chuồn.

2. Giao thừa 2023 ngày nào

Giờ hoàng đạo ngày mùng 1 Tết:

Theo đó thì trong ngày âm lịch (mùng 1 tết) của năm 2023 thì sẽ có 6 giờ hoàng đạo đẹp là Tý (23h-01h), Dần (03h-05h), Mão (05h-07h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h)

3. Quan hành khiển năm 2023 màu gì

Năm 2023 là năm Tân Sửu nên Quan hành khiển năm 2023 sẽ là: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. Năm hành Kim (Canh, Tân) sẽ là mầu vàng. Chính vì vậy quan hành khiển năm 2023 sẽ là màu vàng và cúng giao thừa năm 2023 là màu vàng.

4. Mâm cúng giao thừa gồm những gì

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục địch là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết.

Riêng đối với nghi lễ trong đêm giao thừa, ông Hùng hướng dẫn phải làm hai lễ, một lễ cúng giao thừa trong nhà và một lễ cúng giao thừa ngoài trời. Theo đó, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cựu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, riêng lễ cúng này không cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng. “Một chi tiết đặc biệt lưu ý, đây là điều nhiều người vẫn còn mắc phải đó là riêng đối với năm Dậu (năm con gà) mọi người không dùng gà để làm lễ, thay vào đó có thể là một khổ thịt”, chuyên gia phong thủy Hùng nói.

Vậy, mâm cúng giao thừa trong nhà gồm:

Mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, trầu cau.

Mâm cỗ truyền thống cúng gia tiên tuỳ theo khả năng của mỗi gia chủ có thể gồm: Bánh chưng, giò/chả, thịt gà, canh măng, canh bóng, nem rán, nộm, đĩa xào, cơm trắng…

Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên, đốt đèn nến, thắp hương, gia chủ thành kính đọc văn khấn.

Mâm cúng giao thừa trong bếp

Ngoài 2 mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trên bàn thờ trong nhà, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ cúng ở bếp để cung thỉnh thần Bếp phù hộ cho gia chủ no ấm trong năm mới.

Mâm cỗ này gồm các loại trái cây như: Na, táo, đu đủ chín, thanh long, sung, mướp đắng (hoặc 5 quả ớt), gạo, muối.

Theo quan niệm dân gian, qua giao thừa, muối, ớt sẽ được ném ra đường với mong muốn mọi điều đen đủi, xui xẻo sẽ được tiêu tan.

Còn đu đủ chín bổ ra ăn hết, quả sung treo chạn bát, gạo mang nấu cơm cúng mùng 1 với mong ước một năm sung túc no đủ.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cũng lưu ý rằng, việc chuẩn bị mâm cao cỗ đầy cúng Giao thừa là tốt nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm thành kính của gia chủ trước các vị quan thần và tổ tiên bởi từ xưa đến nay vẫn có câu “lễ bạc tâm thành”./.

5. Văn khấn Giao thừa trong nhà 5.1 Văn khấn Giao thừa trong nhà mẫu 1

– Nam mô A-di-đà Phật

– Nam mô A-di-đà Phật

– Nam mô A-di-đà Phật

– Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

– Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

– Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút Giao thừa năm cũ Canh Tý với năm mới Tân Sửu

Chúng con là :………………………………………………………………………..sinh năm: ………….

Hành canh: ………… tuổi (ví dụ: 65 tuổi)

Ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố …………………………………….., xã/phường…………………………….., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố ……………………………………………………………

Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)

Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)

Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Giao Thừa Lễ cúng giao thừa gồm những gì?

5.2 Văn cúng Giao thừa trong nhà mẫu 2

Kính lạy:

– HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, CHƯ VỊ TÔN THẦN

– LONG MẠCH, TÁO QUÂN, CHƯ VỊ TÔN THẦN

– CÁC CỤ TỔ TIÊN NỘI-NGOẠI CHƯ VỊ TIÊN LINH

Nay phút giao thừa giữa năm Canh Tý 2023 và năm Tân Sửu 2023.

Chúng con là: ………………………………………………………………….Tuổi………………

Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố ………………………..

Phường ……………………Quận……………………………….Thành phố………………….

Phút Giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

5.3 Bài cúng Giao thừa trong nhà năm Tân Sửu 2023 mẫu 3

Bài 3 – Do Tiến Sĩ Lê Xuân Phương sưu tầm

Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính Lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Kính lạy Phật, Trời, Hoàng Thiên, Hậu Thổ

Kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mùng một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân giải trừ đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Gia chủ chúng con là:………………………………………………….

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng thiên địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi sao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ sự nghiệp hành thông, sở cầu như ý.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn Cáo!

Văn khấn giao thừa 2023 tại cơ quan:

Ngoài ra đối với các cơ quan, công ty, xí nghiệp có thể áp dụng bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà trên và cách làm mâm cúng giao thừa trong nhà để cúng giao thừa tại cơ quan, công ty mình.

6. Bài cúng giao thừa ngoài trời

Người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian nên mỗi năm đều phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Đối với việc cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Để nắm rõ nội dung của văn khấn giao thừa ngoài trời, mời các bạn tham khảo trong bài viết sau đây:

7. Nên cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Cúng giao thừa dù là trong nhà hay ngoài trời là thời điểm thiêng liêng mà mỗi gia đình đều thực hiện vào đêm 30 Tết. Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đó không chỉ đơn giản chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Dẫu vậy, cúng giao thừa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết, nhiều người cho rằng đến thời điểm giao thừa (12 giờ đêm hay còn gọi là 0 giờ 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng giao thừa như vậy còn thiếu rất nhiều nghi lễ.

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục địch là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết. Vấn đề cúng giao thừa như thế nào thì không phải ai cũng biết, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

8. Lưu ý đặc biệt khi làm cúng giao thừa

Cúng Giao thừa ngoài trời là Thái tuế năm nào thì quay mặt phương đó cúng. Khi đứng lễ mặt quay về phương quan Thái tuế năm đó ngự. Nếu phương Đông Bắc vướng, có mái che thì không chấp hướng nữa. Hãy đặt lễ hướng ra ngoài và lễ bình thường.

Lễ Thái tuế thường cúng xôi, gà (hoặc chân giò, giò nạc – riêng năm Dậu ngại cúng gà thì cúng thịt tam sinh – 3 loại thịt vật đẻ trứng). Cúng chay thì phải dùng đồ chay hoàn toàn, không được dùng nửa chay nửa mặn. Sau đó thành tâm đốt hương, nến. Vì là lễ thần nên cần thắp 5 nén hương ngoài trời (3 nén trong nhà). Rồi kính cẩn đọc văn khấn, tụng kinh chú, bài nguyện cho trôi chảy.