Thực Đơn Món Cúng Giỗ / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

8 Món Khai Vị Thực Đơn Cỗ Giỗ

Thực đơn cho mâm cỗ giỗ miền Bắc không thể thiếu được món khai vị. M ón khai vị đóng vai trò rất quan trọng bởi vì đó là món xuất hiện đầu tiên bữa tiệc có vai trò kích thích vị giác, làm tiền đề để người dùng cảm giác ngon miệng để thưởng thức các món chính.

1. Nộm đu đủ bò khô :

món nộm đu đủ bò khô của Kim Thanh

2. Nộm bò bóp thấu :

Bước 1 : Hành tây thái sợi nhỏ, sau đó trộn với nước cốt chanh khoảng 2 thìa, thêm 2 thìa đường. Hành tím thái lát mỏng, phi vàng. Khế thái mỏng, gừng cắt thành sợ nhỏ, vừng trắng rang đến khi có mùi thơm.

3. Nộm gà hoa chuối:

Bước 2 Thịt gà luộc chín rồi xé thành sợi nhỏ vừa ăn. Tiến hành làm nước trộn nộm : 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa giấm gạo, 1 thìa đường, ít nước mắm, tỏi băm, ớt băm, muối vào một bát nhỏ và khuấy đều.

Bước 3 Trộn tất cả các nguyên liệu : hoa chuối, thịt gà xe, cà rốt bào, hành tây thái mỏng vào trong 1 bát lớn, trộn đều, sau đó rưới phần nước mắm đã pha vào. Để khoảng 5 phút rồi chắt phần nước ra, thêm rau mùi, rau thơm thái nhỏ, lạc rang giã dập vào trộn đều, gắp ra đĩa và thưởng thức.

4. Nộm gà xé phay:

Bước 2: Pha nước trộn nộm: cho vào 5 thìa đường, 5 thìa nước mắm, 5 thìa nước cốt chanh, ớt thái mỏng vào bát rồi hòa tan tất cả.

Bước 3: Thịt ức gà luộc chín, xé sợi dọc thớ rồi trộn đều các nguyên liệu gồm thịt gà, hành tây,cà rốt, mùi, húng, lạc rang giã nhỏ vào bát. Thêm nước trộn vào từ từ, đảo đều một lúc cho ngấm gia vị là dùng được. Cho nộm ra đĩa, trang trí thêm rau húng, tỉa cà chua để thêm hấp dẫn.

5. Nộm sứa :

Bước 1: Cho vừng trắng vào chảo rang chín. Lạc rang chín bóc vỏ rồi giã nhỏ. Cà rốt thái chỉ, thái nhỏ lá chanh – ớt, và thái lát mỏng dưa chuột, hành tây.

Bước 2: Pha nước trộn nộm : 1 thìa đường, 1 thìa bột canh, 1 thìa dầu vừng, 1 thìa nước cốt chanh, rồi dùng đũa khuấy đều cho tan các gia vị.

Bước 3: Tiếp theo, cho sứa đã bóp hết nước đã chuẩn bị sẵn vào bát to rồi bạn cho các nguyên liệu hành tây, giá đỗ, hành tây, cà rốt, lá chanh, sả, rau húng quế, ớt và cuối cùng đổ nước trộn nộm vừa làm vào, dùng tay bóp đều, để trong 10 phút cho các nguyên liệu ngấm gia vị rồi vớt ra đĩa. Khi nào bắt đầu ăn thì bạn rắc lạc giã nhỏ cùng với vừng trắng lên nộm, trang trí thêm rau húng, tỉa cà chua, cà rốt cho đẹp để món ăn thêm hấp dẫn.

6. Nộm đu đủ tai lợn

7. Nộm hoa chuối bắp bò:

Bước 2: Pha nước chấm nộm : Tỏi bằm nhuyễn, rau húng, ớt cắt nhỏ. Cho vào bát con tỏi, ớt bằm nhuyễn , 2 thìa nước mắm, 1 thìa nước lọc, đường và ít nước cốt chanh rồi khuấy đều.

Bước 3: Hoa chuối rửa sạch, thái mỏng rồi ngâm vào nước pha dấm khoảng 15 phút cho hoa chuối không bị đen. Rồi cho hoa chuối, kinh giới, bắp bò vào tô lớn. Thêm từ từ nước chấm nộm vừa pha, thêm ít vừng nêm nếm vừa ăn. Cuối cùng, cho nộm ra đĩa trang trí thêm và mời cả nhà cùng thưởng thức.

8. Nộm thập cẩm:

Như vậy, chúng ta đã khám phá 8 cách chế biến món nộm khác nhau vô cùng hấp dẫn. Các món nộm với nguyên liệu tươi ngon từ rau củ, thịt, tôm, tai heo, gà … cùng ớt ỏi, rau thơm rất hấp dẫn bởi màu sắc bắt mắt, hương vị lại chua ngọt thơm ngon, kích thích vị giác của bất kỳ thực khách nào đang thưởng thức.

Nếu quý khách có nhu cầu đặt cỗ tiệc, liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0939.599.566 để được tư vấn và đặt dịch vụ nấu cỗ tại nhà nhanh nhất.

NẤU CỖ KIM THANH (Nấu cỗ tiệc cưới hỏi – cỗ tiệc hội nghị – cỗ giỗ chạp – theo yêu cầu)

Địa chỉ: số 111 A1 Ngõ 27 Tạ Quang Bửu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel: 0243 868 0009 / Hotline: 0913.348.019 / 0939.599.566

Email: naucokimthanh@gmail.com

Thực Đơn Cúng Đám Giỗ

I. Ý nghĩa của việc cúng giỗ?

Từ xa xưa đến nay, cúng giỗ là một nét văn hóa trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Á đông. Tục cúng giỗ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không ai được quên và không thể không làm. Ngày cúng giỗ được xem là ngày thể hiện tấm lòng thương xót, tưởng nhớ của người còn sống gửi đến người đã khuất.

Cho nên, đây cũng là dịp để con cháu tụ tập, sum vầy bên nhau, giúp gắn kết tình cảm gia đình, anh em, dòng họ, đồng nghiệp. Vì thế, dù có điều kiện hay không, làm giỗ lớn hay nhỏ cũng được, nhưng tuyệt đối bạn không được quên ngày làm giỗ. Và để ngày giỗ được trọn vẹn, chu đáo, không sai sót gì thì mọi người trong đại gia đình thường ngồi họp bàn với nhau về những công việc cần làm, thực đơn mâm cơm cúng giỗ trước đó một ngày.

II. Những ngày quan trọng cần nhớ khi cúng giỗ

1/ Giỗ đầu

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

2/ Giỗ hết

Giỗ Hết gọi là Đại Tường (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

3/ Giỗ thường

Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ (chữ Hán: 吉忌), là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường. Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế.

III. Mâm cơm cúng giỗ cần những gì?

1. Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Dịp cúng giỗ tổ tiên, chẳng ai hiểu rõ ông bà thời xa xưa khi vào Nam thích ăn món gì, chế biến các vật tư ra sao, nhưng tùy hoàn cảnh mà có bốn món : Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho. Nên hiểu không phải là dâng cúng cho cha mẹ đã quá cố nhưng là cho tổ tiên đời ông cố của gia chủ, hiểu ngầm rằng những bà con xa gần thời xa xưa cũng được tham dự, vì vậy, nếu cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (giữa, bên trái, bên mặt), hoặc 1 bàn thờ, thì thức ăn phải giống nhau.

Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi phong vị miền Nam.

Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.

Món hầm, tức là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, loại măng ngon nhất của Nam Bộ (gợi tích ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu).

Xào là món thịt bị câu thúc về hình thức: xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, gần như tuyệt đối không dùng thịt rừng.

2. Mâm cơm cúng ngày giỗ miền Bắc

Với mâm cỗ giỗ truyền thống miền bắc thì đây gần như là tất cả các món bạn có thể gặp trên hầu hết mâm cỗ ở các gia đình miền bắc từ xưa đến nay:

Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)

Xôi vò, chè đường

Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa

Bánh dầy đậu

Chả quế

Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng)

Giò lụa hay giò bò thì là, Giò thủ, Giò bì

Thịt kho tầu

Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ

Chả giò cua bể + bún

Gà quay hay gà luộc (chặt miếng, sắp vào một chiếc đĩa sâu, những miếng đẹp và có da thì nằm sát đáy đĩa, rồi úp ngược đĩa gà này vào một chiếc đĩa trảng khác, cho ngon mắt)

Thịt đông, dưa chua (nếu cúng giỗ vào mùa lạnh)

Nem dê (làm bằng thịt bò nhưng gọi là nem dê)

Tôm sú hay tôm càng rim

Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào

Lươn om với bắp chuối bào

Nộm măng (+ tôm, thịt, khế thái dọc, mè rang)

Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ)

Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn (canh bóng, nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ)

Xà lách búp, cà chua, dưa deo (chấm nước tôm rim)

3. Mâm cơm cúng giỗ miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng cầu kỳ trong các món ăn, nhất là Huế có sự ảnh hưởng lớn từ cung đình Huế từ các triều đại xưa. Do đó món ăn cũng có phần cầu kỳ không kém khi làm mâm cúng giỗ. Các món cúng sẽ được phân ra làm 04 loại là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá:

Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng

Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối

Thịt heo luộc với mắm tôm, kèm với rau sống, vã xắt lát

Thịt heo quay

Thịt gà ru ty

Thịt bò nướng

Thịt heo kho rim

Thịt heo kho nước với sã và đậu phụng

Bánh tráng ram ( người Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu ăn cho vàng)

Nem chả

Cá chiên khúc

Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước

Tôm rim hay tôm rang

Vã trộn với tôm

Canh ổ khoa nhồi thịt

Canh bún nổi giò heo hay nấu với lòng gà, vịt

Canh củ hầm thịt bò

Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm

Đậu cô ve, Su

Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm

Đậu trắng, Khoai tây chiên

Món khoai Tây, với hành Tây nấu với thịt gà hay bò theo kiểu Ấn Độ gọi là món Ca ry.(người ta thường ăn với bánh mì)

IV. Những món ăn thường gặp khi cúng giỗ

1. Nem rán kiểu Bắc.

2. Nộm gà xé phay

Nộm là món ăn giúp cho khách khứa của bạn cảm thấy đỡ ngán khi ăn quá nhiều các món dầu mỡ. Và món nộm gà xé phay sẽ là món không chê vào đâu được với vị chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi vô cùng dễ ăn.

3. Canh gà với hạt sen

Thay vì bạn sẽ nấu canh măng, canh khoai như trước đây, bạn có thể nấu món canh hạt sen. Cách làm món canh gà hạt sen vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị sen tươi, ngâm đến khi nó mềm là cho hạt sen vào nồi nước ninh gà cùng một số nguyên liệu khác là được. Đây là món ăn có vị hơi thanh thanh rất thích hợp để nấu vào mùa hè đó.

4. Gà nướng xốt mayonaise

Món thịt gà trước đây thay vì luộc, rán. Bạn có thể chế biến theo kiểu khác để bàn cỗ nhà bạn trở lên sang trọng, đẹp mắt hơn. Và món gà nước xốt mayonaise sẽ giúp bạn làm điều đó.

5. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là một trong những món được người miền Nam cực kỳ yêu thích. Đây là món ăn rất thích hợp để làm vào những ngày nóng để đãi khách.

6. Gà 3 món

7. Món nướng

Những món thịt heo được tẩm gia vị rồi nước dưới bếp than hồng thơm phức sẽ khiến ai nhìn thôi cũng phải chảy cả nước dãi rồi. Món thịt heo sau khi được nướng cho lên đĩa rau mùi rồi ăn cùng với nước chấm và rau thơm sẽ là món ăn để đãi tiệc vừa dễ làm mà lại không tốn thời gian.

Ngoài ra, ngoài thịt heo, bạn có thể nướng thịt gà, thịt bò cuộn với kim chi hay các đồ hải sản nhưu tôm, cua…đều là món nướng ngon tuyệt.

8. Các món xôi

Như là linh hồn của bàn tiệc, xôi là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc đám giỗ. Xôi có rất nhiều loại, bạn có thể làm xôi gấc, xôi đỗ đen, xôi lạc, xôi đỗ xanh….mỗi món lại có hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, Mâm Cơm Việt khuyên bạn nên nấu xôi lạc hoặc xôi đỗ xanh vì đây là hai món đơn giản, dễ làm mà được rất nhiều người lựa chọn để nấu.

9. Món tráng miệng

Khi nhắc đến món tráng miệng thì có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến những món hoa quả. Món tráng miệng thường được làm trong đãi tiệc đám giỗ đó chính là món dưa hấu và quýt Mĩ. Đây là hay món có thể ăn được cả vào mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nấu các món như chè, sữa chua, thách hay các món bánh tâm có vị thanh nhẹ như bánh đậu, bánh pudding…vv.

V. Gợi ý thực đơn làm mâm cơm cúng giỗ dễ làm

Thực đơn 1

Gỏi gà xé phay.

Cháo gà

Giò heo muối chiên giòn ăn với kim chi.

Miến xào.

Thịt bì xào hành tây.

Thực đơn 2

Nộm rau củ.

Xôi lạc.

Thịt gà luộc.

Canh xương nấu măng.

Nộm đu đủ.

Tôm tẩm bột chiên xù.

Thực đơn 3

Thực đơn 4

Canh gà nấu ngô.

Thịt gà luộc.

Tôm chiên giòn.

Miến trộn kiểu Thái.

Canh thập cẩm.

Xôi vò.

Hoa quả tráng miệng.

Thực đơn 5

Xôi gấc.

Canh măng nấu xương.

Chả cá.

Cá nướng.

Mực chiên giòn.

Chân giò hun khói.

Thịt thỏ xào xả.

Thịt gà luộc.

Món tráng miệng.

Thực đơn 6

Xôi đỗ xanh.

Thịt gà luộc.

Nộm đu đủ.

Vịt om sấu.

Thịt bò xào hành tây.

Miến xào mực.

Bò lúc lắc chiên khoai tây.

Nấm xào rau cải.

Hoa quả tráng miệng.

Thực đơn mâm cỗ 7

Xôi vò chè đường: cúng chay sau đó là ăn tráng miệng

Gà hấp muối

Nước hấp gà thì nấu súp ngô nấm

Sườn ram chua ngọt (rưới sốt tiêu cho lạ miệng)

Nước ninh sườn thì nấu bóng thả mọc

Miến trộn tôm thịt

Tôm chiên xù (bột bao trộn vừng cho thơm)

Cải chíp xào nấm.

Thực đơn 8

Gà luộc hoặc gà quay

Tôm hấp, chả mực, vịt hầm

Xào thập cẩm, hoa bí xào, hoa thiên lý xào

Bún cuốn tôm thịt, nem

Canh măng, canh thiên lý.

Canh miến

Xôi vò, bánh bột lọc, bánh tẻ

Hoa quả tráng miệng.

VI. Những kiêng kị khi làm mâm cơm cúng giỗ

Khi làm mâm cơm cúng giỗ cho người đã khuất nên tránh chọn món kiêng kỵ. Và những món mà người trên không thích ăn ngày còn sống.

Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món để làm cơm cúng gia tiên.

Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh.

Không lên mâm cúng các món từ cá mè, cá sông.

Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Nếu có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái càng tốt. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.

Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ.

VII. Bài văn khấn trong ngày cũng giỗ như thế nào ?

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………(Âm lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………

Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………(Âm lịch).

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Thực Đơn Các Món Ăn Đãi Tiệc Đám Giỗ Chất Lượng

Mâm cơm cúng giỗ đặc trưng cho mỗi miền vì vậy mỗi miền sẽ có những món ăn dùng để cúng giỗ vô cùng khác nhau. Do đó, bạn nên cân nhắc để lên thực đơn mâm cúng giỗ sao cho hợp lý và đúng đắn nhất. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới khách hàng thông tin về các món ăn đãi tiệc đám giỗ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mâm cỗ cúng giỗ bao gồm các món ăn gì?

Các món ăn đãi tiệc đám giỗ ở mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng khác nhau. Trong dịp làm đám giỗ sẽ là khoảng thời gian các thành viên trong gia đình tụ họp và ôn lại những kỷ niệm cũ và đặc biệt là tưởng nhớ, biết ơn những người đã khuất.

Từng vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng cho mâm cỗ giỗ. Miền Bắc, miền Trung và miền Nam mỗi nơi sẽ có những món ăn khác nhau đặc trưng cho từng vùng miền. Do đó có sự khác biệt giữa các món ăn của miền Nam và miền Trung. Miền nam các món ăn đãi tiệc đám giỗ khá đơn giản, còn miền Trung các món ăn đa dạng hơn ngang ngửa với cỗ đám cưới.

Và hầu như các món ăn đãi tiệc đám giỗ đều do các thành viên trong gia đình tự làm nên. Làm mâm cơm cúng giỗ để tưởng nhớ tới người đã khuẩn và muốn bày tỏ sự thành kính của con cháu đối với người đã khuất.

Một mâm cỗ cúng giỗ hoàn hảo khi có những món ăn đặc biệt và phù hợp với phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Một trong những món không thể thiếu của mâm cỗ đám giỗ đó chính là xôi và thịt gà. Hai món ăn đặc trưng mà hầu như trong bữa cỗ nào cũng có sự góp mặt của hai món ăn này.

Tuy nhiên, hiện nay ai ai cũng bận làm các công việc của riêng mình. Đặc biệt nếu ngày giỗ không rơi vào ngày nghỉ thì sẽ rất khó tổ chức và các thành viên trong gia đình cũng khó để tự tay chế biến nên những món ăn này.

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian hiện nay người ta thường sử dụng dịch vụ làm cỗ giỗ tại nhà. Vừa tiết kiệm được thời gian mua sắm, chế biến vừa đảm bảo vệ sinh và có những mâm cỗ chất lượng nhất.

Địa chỉ cung cấp dịch vụ nấu cỗ tại nhà chất lượng

Nấu cỗ 29, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đặt các món ăn đãi tiệc đám giỗ tại nhà. Chúng tôi chuyên mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó khi đến với chúng tôi khách hàng sẽ được chọn lựa những món ăn vô cùng đa dạng và phong phú phù hợp với những yêu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, các món ăn mà đơn vị chúng tôi mang đến cho khách hàng đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ mà chúng tôi mang lại.

Đặc biệt mức giá cung cấp dịch vụ nấu cỗ tại nhà của Nấu cỗ 29 vô cùng hợp lý. Do đó, khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn những món ăn mà mình yêu thích mà không cần lo về giá thành của dịch vụ.

Ngoài ra, khi khách hàng đặt mâm cỗ giỗ với số lượng lớn sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. Vì vậy lựa chọn Nấu cỗ 29 là điều vô cùng đúng đắn và hợp lý.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về các món ăn đãi tiệc đám giỗ. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi và nhanh chân đến với Nấu cỗ 29 để được hưởng nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn.

Món Chay Cúng Giỗ Cực Hấp Dẫn Với Thực Đơn Bạn Không Thể Bỏ Qua

Với người Việt, món chay cúng giỗ là điều không thể thiếu trong mâm cúng ngày rằm, mùng một hay ngày giỗ gia tiên. Thế nhưng lên thực đơn món chay không phải là điều .

Menu24h xin gợi ý cho các bạn một số món chay cúng giỗ thích hợp sau đây.

Nem rán thường là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ. Với ngày giỗ hoặc rằm, nem rán là món ăn ngon miệng. Không dùng nhân mặn như thường lệ, nem rán chay sẽ dùng các loại rau củ làm nhân. Nhân từ rau củ quả cho bạn hương vị thanh đạm nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng.

Đây là một món ăn cực ngon miệng và lại đơn giản dễ làm. Nó là sự lựa chọn cho một tháng mới nhẹ nhàng. Đậu phụ và giá không chỉ giúp ngon miệng mà còn có ích cho việc làm đẹp, có ít chất béo. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời khi lên thực đơn cho bất cứ bữa ăn nào của gia đình.

Canh kiểm – món chay cúng giỗ đầy dinh dưỡng

Canh kiểm là loại canh có vị ngọt của các loại nông sản. Nguyên liệu chế biến món canh này như bí đỏ, khoai lang, đậu phộng, đậu hủ, nước cốt dừa,… Hương vị của món ăn sẽ chứng minh đây là sự lựa chọn tuyệt vời. Đó là sự hòa quyện của mặn, ngọt và vị béo trong canh.

Đây chính là món ăn thích hợp cho buổi sum họp gia đình. Vì vậy, nó là món chay cúng giỗ nên được lựa chọn. Không chỉ thích hợp cho các ngày ăn chay, món ăn này phù hợp với mọi hoàn cảnh. Vị ngọt thanh đạm từ lẩu nấm chay rất khác biệt với các loại lẩu bình thường.

Đây cũng là một sự lựa chọn dùng cho một mâm cỗ tròn vị. Vị ngọt và giòn của nấm hòa quyện với vị cay của sả ớt khiến bạn ăn mãi không chán. Cách nấu món này cũng vô cùng đơn giản. Hơn nữa, nấm mang lại nguồn dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe.