Thời Gian Cúng Đầy Tháng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nên Làm Lễ Cúng Đầy Tháng Vào Thời Gian Nào?

Lễ cúng đầy tháng cho bé là sự tạ ơn với vị thần linh và mong muốn thần linh phù hộ cho bé ngoan khỏe, mau ăn chóng lớn. Phong tục lễ cúng đầy tháng truyền lại cho các thế hệ trẻ đang ngày càng bị mai một nên nhiều cha mẹ trẻ không biết nên làm lễ cúng đầy tháng vào thời gian nào?

Hiểu được vấn đề này, Đồ cúng Tâm Linh Việt xin chia sẻ tới các bạn một số thông tin về nghi lễ cũng đầy tháng cho trẻ theo đúng truyền thống người Việt Nam.

Tại sao phải có lễ cúng đầy tháng cho bé?

Theo dân gian quan niệm rằng một đứa bé được sinh ra là do các bà Tiên Nương hay còn gọi là 12 Bà Mụ tạo ra. Mỗi một Bà Mụ sẽ đảm nhiệm trách nhiệm nặn ra một bộ phận cơ thể cho đứa trẻ như miệng, mắt, mũi, tay, chân,… và dạy cho trẻ biết khóc, cười, ăn, nói,…

Chính vì vậy, lễ cúng đầy tháng là dịp để cảm ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông đã ban đứa con đến với gia đình, giúp mẹ tròn con vuông khỏe mạnh và cũng là lễ để thông báo với mọi người sự có mặt của một thành viên mới, mong mọi người sẽ chúc phúc, che chở cho đứa trẻ. Cho nên khi trẻ tải qua 30 ngày đầu tiên và khỏe mạnh thì các bậc cha mẹ nên thực hiện lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là lễ cúng mụ.

Theo phong tục xưa để lại thì ngày đầy tháng của trẻ tính theo lịch âm và cách tính thùy thuộc bé là trai hay gái.

Đối với bé gái thì sẽ lùi lại 2 ngày, bé trai sẽ lùi 1 ngày so với ngày tròn 1 tháng kể từ khi chào đời. Ví dụ bé nhà bạn sinh ngày 18/3 thì lễ cúng đầy tháng sẽ vào ngày 16/3 nếu là bé gái và 17/4 đối với bé trai.

Tuy nhiên, ngày nay thì người ta thường tính ngày sinh theo lịch dương vậy nên ngày cúng đầy tháng chính là vào ngày sinh bé ở của tháng kế tiếp.

Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé TRAI trọn gói

Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé GÁI trọn gói

Nên làm lễ cúng đầy tháng vào thời gian nào?

Không ít cha mẹ cứ phân vân nên cúng đầy tháng cho bé vào buổi sáng hay chiều, và giờ cúng thì như thế nào? Ngoài vấn đề chọn buổi thì chọn giờ cũng gây rắc rối cho nhiều người. Vì mỗi vùng có một phong tục khác nhau, vùng này thì cúng vào sáng sớm, vùng kia thì chọn buổi trưa, có vùng lại cúng vào lúc chập tối.

Với nhịp sống hiên đại và bân rộn ngày nay, các bậc cha mẹ thường tranh thủ chọn thời gian rảnh trong ngày để làm lễ cúng đầy tháng cho bé nhằm tiết kiệm thời gian, phù hợp với lịch làm việc của người thân, bạn bè.

Thời Gian Cúng Rằm Tháng 7 Tốt Nhất Năm 2022: Ngày Tốt, Giờ Tốt

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020 là ngày nào có lẽ rất nhiều người quan tâm. Bởi chọn được “ngày lành tháng tốt” thì gia chủ sẽ có thêm phần yên tâm.

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020 là ngày nào có lẽ rất nhiều người quan tâm. Bởi chọn được “ngày lành tháng tốt” thì gia chủ sẽ có thêm phần yên tâm. Mong khoảng thời gian cuối năm thêm phận thuận lợi.

Thời gian

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020 phải xem ngày tốt xấu, vậy là ngày 14 hay ngày 15. Tương truyền cửa địa mục được mở đến ngày 14/7 âm lịch. Là lúc các vong hồn được tha tội, trở về trần thế tìm người thân. Còn người trên trần thế sẽ cúng thí cho họ bằng việc cúng đồ ăn.

Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.

Bởi theo quan niệm xưa, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày cửa địa ngục sẽ dần đóng lại.

Người âm rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước và thói quen này hình thành từ đời này sang đời khác.

Phong tục tập quán

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020 ở Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn.

Ngoài ra theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian của người Việt, ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” nên nhiều nhà có mâm cơm cúng ngay trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn, “cúng thí thực” (tặng thức ăn).

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm cơm cúng: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng),

Giờ tốt

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020, trong đời sống tâm linh thì người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với Lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Ngày rằm tháng 7 cúng cô hồn mang tính nhân văn cao trong văn hoá Việt Nam.

Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày xá tội vong nhân là dù con người gây ra những tội ác gì trong quá trình chịu sự trừng phạt, quả báo cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu khổ cực, đau đớn. Vì vậy, mọi người nên cúng chúng sinh, cô hồn bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020 cũng trùng ngày thể hiện báo hiếu tổ tiên

*Nhiều người đang băn khoăn không biết cúng rằm tháng 7 vào giờ nào thì hợp lý, các nhà tâm linh cho rằng, Lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày.

*Còn lễ cúng cho các cô hồn, chúng sinh khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối. Bởi vì đây là cách bố thí tốt nhất cho những vong hồn không có nơi nào để đi.

Nếu bạn cúng vào ban ngày lúc trời vẫn còn ánh sáng chói rọi, thì nếu như vậy các vong hồn không thể nào xuất hiện được vì sẽ bị nguồn ánh sáng này làm cho suy yếu mất. Nên nếu bạn thực sự muốn làm điều tốt cho cô hồn thì không nên cúng vào ban ngày.

Thời gian cúng rằm tháng 7 tốt nhất năm 2020 là khoảng thời gian sau 14h, từ 15h – 17h là đẹp. Nếu cúng tổ tiên, ông bà thì nên chọn vào buổi trưa 11h – 13h.

Kết luận

Văn Khấn Mẫu Liễu Hạnh Đầy Đủ Nhất, Thời Gian Và Nguồn Gốc

Văn Khấn Mẫu Liễu Hạnh : Thánh Mẫu hay còn gọi là công chúa Liễu Hạnh hay là thánh Mẫu Liễu Hạnh, Bà chứ Liễu, Liễu Hạnh. Theo văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đây chính là một vì thần được người dân tôn thờ từ hàng nghìn năm qua. Bà được coi là “Mẫu nghi thiên hạ – mẹ của muôn dân”. Đền thờ của bà có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Việt Nam.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con xin kính lạy Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương Tối linh chí linh. Mấu Đệ nhất thiên tiên! Mấu Đệ nhị thượng ngàn! Mấu Đệ tam thoải cung! Hương tử con là ….. Hôm nay là ngày ….. Tại: Phủ ….., phường /xã/quận/huyện/tp ….. Thành kính dâng lễ vật, Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, hội đồng các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thâp nhị chầu Cô, Thập nhị quan Cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh Bạch xà Thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám phù hộ độ trì cho hương tử con được hưởng: Gia quyến mạnh khoẻ, bình an, đắc lộc, đắc thọ, bách sự như ý. Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Theo nhiều tài liệu văn hóa lịch sử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được lưu truyền trong dân gian qua 3 lần giáng sinh nư sau:

Giáng sinh lần 1

Truyền thuyết kể rằng, vào thời Hậu Lê, tại trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Nam Định) có gia đình vợ chồng là ông Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng là người nahan đức. Hai vợ chồng sống với nhau đã già nhưng vẫn chưa có con. một hôm bà Hằng chiếm bao thấy được Ngọc Hoàng ban cho đứa con gái chính là công chúa Hồng Liên. Lúc bà Hằng hạ sinh con gái nhỏ là vòa ngày rằm tháng 2 năm Quý Sửu khi ông Viên đang ngồi ngoài hiên nhà thì thấy có báng tiên giáng trần. Thấy giấc mơ quá linh ứng nên ông bà đặt tên con con Phạm Tiên Nga.

Tiên Nga lớn lên nổi tiếng xinh đẹp, đến năm 15 tuổi có rất nhiều gia đình giàu có trong vùng tìm đến hỏi cưới nàng, nhưng nàng cương quyết từ chối vì muốn được chăm sóc cho cha mẹ già. Đến khi cha mẹ qua đời Tiên Nga để tang 3 năm. Sau đó nàng đi khắp nơi cứu giúp nhân dân bằng tấm lòng lương thiện của mình. Những công lao của bà được nhân dân ghi lại bao gồm:

Ngăn nước Đại Hà từ bên kia núi Tiên Sơn, nay là đường đê Ba Sát; cùng đó xây 15 cây cầu đá, bố thí dân nghèo, chữa bệnh, xây chùa, xây trường…

Dựng chùa Kim Thoa bên sông Đồi, thờ mẹ Nam Hải Quán Âm và cha mẹ;

Tu sửa chùa Sơn Trường (Ý Yên, Nam Định), chùa Long Sơn (Duy Tiên, Hà Nam), chùa Thiện Thành (Bình Lục, Hà Nam). Cũng tại Bình Lục, Hà Nam,bà đã giúp dân khai hoang hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi khi thấy dân nghèo không có đất làm ăn. Đặc biệt nghề bà truyền dạy là nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Năm Nhâm Thìn Bà đã về quê cho xây nhà thờ tổ họ Phạm, đôn đốc nhân dân làm ăn, truyền bá tư tưởng đạo đức.

Năm Quý Tỵ (1473), 40 tuổi, bà quy tiên về trời, người dân thương sót, tưởng nhớ công ơn của bà đã cho xây Phủ Đại La Tiên Từ và Phủ Quảng Cung.

Giáng sinh lần 2

Gần 100 năm sau, bà lại giáng trần đầu thai làm con gái một gia đình tại hạt Nam Sơn Hạ, nay là Vụ Bản, Nam Định vào năm Đinh Tỵ (1557). Cha bà là ông La Thái Tiên, khi nhìn thấy con gái có vẻ đẹp như Tiên trong bức họa Thiên Đình thì đặt tên nàng là Lê Giáng Tiên. Sau khi trưởng thành bà kết hôn với chồng là Trần Đào Lang, hai người có với nhau 2 người con : con trai tên Nhân, con gái tên Hòa. Tới năm 21 tuổi bà Quy Tiên, nhân dân đã lập đề thờ bà tại Phủ Dầy Vụ Bản, Nam Định ngày nay.

Giáng sinh lần 3

Sau khi qua đời, Giáng Tiên theo lệnh Ngọc Hoàng về trời mang theo nỗi nhớ chồng con, cha mẹ day dứt khôn nguôi. Vào đúng ngày gia đình làm lễ tang cho mình, bà bèn hiện về trong hình dáng tiên nữ khiến mọi người hết sức hoảng hốt. Bà đễ kể lại sự tình cho gia đình và dân chúng nghe, sau đó bà vẫn thường giáng trần trong hình hài tiên nữ để chăm sóc chồng con. Cho tới khi con cái trường thành, và người chồng công thành danh toại bà mới từ biệt và phiêu bạt khắp nơi để cứu độ chúng sinh.

Quy y Phật Tổ

Theo lưu truyền trong dân gian, Giáng Tiên thường hóa hiện thân mình khắp nơi để cứu giúp chúng dân, trừng trị kẻ ác. Lần cuối cùng bà giáng trần là ở huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Vua Lê Chúa Trịnh bấy giờ nghe tin vậy cho rằng Ngọc Hoàng Thả yêu nên nhờ tướng Tiền Quân Thánh đem các thuật sĩ tài giỏi đi bắt bà về. Bà chống không lại nên hiện thân thành con rồng đinh bay lên trời thì bị tướng Thánh thả lưới bắt, đúng lúc đó có Phật Tổ cảm kích tâm nguyện của bà nên hóa phép cứu giải, ban cho bà mũ áo cà sa, bà nhận áo mũ rồi theo Phật tổ về quy y cửa Phật.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Thánh mẫu Liễu hạnh

Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tổ chức tại những địa điểm sau :

Phủ Dầy – Vụ Bản, Nam Định,

Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) – Ý Yên, Nam Định,

Phủ Tây Hồ – Hà Nội,

Phủ Đồi Nang, Đền Dầu, Đền Quán Cháo – Ninh Bình,

Đền Sòng – Bỉm Sơn, Thanh Hóa,

Đền Sòng Sơn – 35 Tôn Đức Thắng, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Cách Cúng Đám Giỗ: Lễ Vật, Văn Khấn, Thời Gian

Đám giỗ là một trong những nghi thức ngàn xưa mà ông bà ta để lại. Được con cháu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây được xem là nét văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Đám giỗ là phong tục giúp con cháu ghi nhớ ngày mất của ông bà tổ tiên. Nhằm thể hiện lòng thành kính mà con cháu gửi đến công lao sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Thường vào ngày đám giỗ, con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật và m âm cơm cúng rất chu đáo nhằm dâng lên gia tiên. Mong tổ tiên phù hộ con cháu luôn gặp may mắn, tài lộc và bình an.

Cúng đám giỗ là gì?

Đám giỗ là ngày con cháu tưởng nhớ người đã chết theo phong tục truyền thống. Ngày cúng giỗ thường là ngày ra đi của người chết. Nhằm thể hiện sự thương xót, nhớ thương về người quá cố. Ngày đám giỗ còn được gọi là ngày đoàn kết. Bởi vào ngày này thường tất cả các thành viên trong gia đình sẽ sum họp bên nhau. Dù có bận rộn đến mấy thì con cháu luôn sắp xếp thời gian để vào tham dự ngày tưởng nhớ bậc sinh thành ra đi.

Theo phong tục truyền thống thì đám giỗ sẽ chia thành rất nhiều ngày cúng bái để tưởng nhớ người mất. Nhưng sẽ có 4 ngày cúng giỗ quan trọng mà bạn và gia đình không nên bỏ qua.

Cúng giỗ 49 ngày

Cúng giỗ 100 ngày

Cúng giỗ đầu( Tiểu đường)

Cúng giỗ thường( Cát Kỵ)

Ý nghĩa ngày đám giỗ trong phong tục người Việt

Trong phong tục truyền thống của dân tộc, đám giỗ là ngày con cháu tưởng nhớ đến ngày mất của ông bà, cha mẹ. Vào ngày này, con cháu sẽ sum vầy bên nhau để chuẩn bị mâm lễ vật dâng lên các bậc sinh thành. Mong ông bà, gia tiên phù hộ con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn và tài lộc đông đầy.

Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng đám giỗ hoàn toàn khác nhau. Có gia đình chuẩn bị rất tươm tất lại có gia đình chuẩn bị rất đơn giản. Chủ yếu là lòng thành mà con cháu dâng lên gia tiên. Mong gia tiên yên nghỉ và phù hộ con cháu mọi việc đều thuận lợi và hanh thông.

Cách cúng đám giỗ chuẩn nhất

1. Cúng đám giỗ vào ngày nào là đúng

Đám giỗ là phong tục mà con cháu tưởng nhớ đến người đã mất. Ngày đám giỗ cũng chính là ngày ra đi của người đã mất. Sau khi người mất ra đi, sẽ có rất nhiều phong tục cúng bái nhưng bạn và gia đình không quên những ngày cúng giỗ sau đây:

Cúng giỗ 49 ngày

Đây là ngày cúng giỗ sau đi người mất ra đi đúng 49 ngày. Cách cúng này giúp linh hồn của người mất sớm được siêu thoát. Trong ngày cúng giỗ 49 ngày này, con cháu sẽ chuẩn bị hoa quả, mâm lễ vật chay hoặc mặn dâng lên tổ tiên. Nhằm mong muốn người đã mất ra đi thanh thản và thoát tục. Bên cạnh đó, vào ngày cúng 49 ngày bạn và gia đình nên tụng đọc kinh Phật hoặc đọc bài văn khấn cúng ông bà tổ tiên nhằm cầu bình an, may mắn.

Cúng giỗ 100 ngày

Sau khi cúng giỗ 49 ngày thì bạn và gia đình nên chuẩn bị mâm lễ vật cúng giỗ 100 ngày. Ngày cúng giỗ này thường cúng vào ngày 100 kể từ người mất ra đi. Ngày này thường con cháu sum vầy rất đông đủ, nhằm tưởng nhớ những kỉ niệm về người quá cố.

Cúng giỗ đầu( Tiểu đường)

Ngày đám giỗ đầu tiên còn gọi là ngày giỗ giáp năm. Tức là ngày cúng giỗ sau 1 năm của người mất ra đi. Thường ngày giỗ giáp năm này được con cháu chuẩn bị mâm lễ vật rất chu đáo và tươm tất.

Cúng giỗ thường( Cát Kỵ)

Sau khi chấm dứt tang kỳ, sau mỗi năm con cháu sẽ tưởng nhớ ngày người mất ra đi gọi là ngày giỗ thường. Thường lễ cúng giỗ thường này sẽ cách ngày người mất ra đi đúng 3 năm. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng giỗ khác nhau. Chủ yếu là lòng thành mà con cháu dâng lên gia tiên, ông bà cha mẹ đã mất. Mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an, may mắn.

2. Chuẩn bị lễ vật cúng đám giỗ

Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng đám giỗ có sự khác biệt. Có gia đình chuẩn bị mâm cơm chay lại có gia đình chuẩn bị mâm cơm mặn.

Thường trong các lễ cúng đám giỗ mâm lễ vật đa phần giống nhau.

Các món ăn được làm từ món mặn hoặc món chay

Hoa tươi

Trái cây

Hương thắp

Rượu trà

Bánh ngọt

Vàng mã hóa sớ

3. Vân khấn cúng đám giỗ

Cúng giỗ 49 ngày Nam mô a di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch. Tại (địa chỉ): …………….. Con/cháu/ phu/ thê là………cùng các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy. Nay nhân ngày lễ Chung Thấtt heo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm có:………………………….. Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của …tên người đã khuất… Xin kính cẩn trình thưa rằng: Cha/ mẹ/vợ/ chồng/con/cháu… đi đâu, vội vàng chi mấy; Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay! Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân; Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày); Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày). Cây lặng gió lay, khóc làm sao được; Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân. Xin cha (mẹ) về thượng hưởng. Cúng giỗ 100 ngày Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch. Tại (địa chỉ):……………………… Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy. Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:………………………….. Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ) Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể. Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế. Hiển…………………………… Hiển…………………………… Hiển…………………………… Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng. Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòa ngia được mọi sự yên lành tốt đẹp. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Cúng giỗ đầu( Tiểu đường) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. – Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi……………………………………………. Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………. Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch). Chính ngày Giỗ Đầu của:…………………………………………………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời:……………………………………………………………………………………………………….. Mất ngày tháng năm (Âm lịch):……………………………………………………………………………………………. Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………………………………………………… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! Cúng giỗ thường( Cát Kỵ) Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: ………………… Tín chủ (chúng) con là: …………………… Ngụ tại: …………………… Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm………… Là chính ngày Cát Kỵ của ……………………………… Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ……………… Mất ngày …………….. tháng …………. năm …………… Mộ phần táng tại: …………………… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!