Tại Sao Phải Cúng 35 Ngày / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Tại Sao Phải Cúng Giao Thừa?

Theo quan niệm của văn hóa Phương Đông, trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, và việc cúng Giao thừa ngoài trời đã có cội nguồn từ cổ xưa. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ với năm mới là thời khắc quan trọng, luôn mang đến cảm giác đặc biệt cho mỗi người. Khởi đầu một năm suôn sẻ, sẽ mang đến một năm thành công bình an cho gia đình. Nên việc cúng Giao thừa trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là nghi thức vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình Việt.

1.Ý nghĩa của việc cúng Giao thừa

Mâm cúng Giao thừa tượng trưng cho một buổi tiệc tiễn đưa các vị thần đã coi sóc gia đình trong một năm qua, đồng thời cũng là buổi lễ đón tiếp các vị thần mới đến gia đình trong năm mới. Vì thế, khi cúng Giao thừa, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trang nghiêm, để đem lại những điều tốt lành.

Cúng Giao thừa là nghi lễ quan trọng của mỗi gia đình Việt Nam, buổi lễ thường diễn ra vào đêm 30 Tết (Âm lịch). Việc cúng Giao thừa có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu, nó có ý nghĩa xóa bỏ hết những việc kém may mắn trong năm cũ để cầu mong những điều tốt đẹp và bình an cho gia đình trong năm mới.

2.Mâm cúng Giao thừa gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng chạp.

Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có:

-Thủ lợn hoặc gà trống tơ, luộc

-Bánh Chưng

-Đèn nến – Vàng mã – Hoa tươi – Trầu cau – Rượu/ trà ( rượu trước, sau đến trà )

-Một chiếc mũ chuồn, đây chính là mũ để cúng tế vị thần.

Sau khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao Thừa trong nhà để cúng Thổ Công – là vị thần cai quản trong nhà. Đồng thời, nhằm để lễ tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.

Nguồn: Office Saigon

Tại Sao Ngày Giỗ Phải Có Bát Cơm, Quả Trứng?

Giỗ là lễ tưởng niệm, nhằm tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ (những người đã mất nói chung) đồng thời là dịp để con cháu họp mặt ôn lại truyền thống gia tộc, thăm viếng, chia sẻ, động viên nhau sống tốt đời đẹp đạo.

Sau đại tường (mãn tang tất cả con cháu xong) là ngày ngày kỵ giỗ hàng năm, người Phật tử có thể tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn mà xê xích tới lui một vài ngày cho phù hợp, thuận tiện.

Các cụ rất coi trọng giỗ, chứ không coi trọng cỗ.

Ngày giỗ lấy tâm thành là chính chỉ cần “bát cơm, quả trứng” cúng là đủ. Vì vậy, hầu như tất cả các gia đình ở Hà Nội, dù làm giỗ to nhỏ, nhiều ít, mâm cao cỗ đầy như thế nào thì gần cuối buổi lễ đều dâng lên bàn thờ một bát hoặc một liễn cơm và một quả trứng (hột) vịt hoặc gà luộc đã bóc vỏ, thêm một ít muối bên cạnh.

Theo phong tục xưa thì:

Nhất thiết phải có một bát cơm úp (xới 2 bát cơm đầy rồi úp vào nhau)

Một quả trứng gà tươi luộc chín

Một đĩa muối. Ngày xưa các cụ thường sắp một chén muối đầy có ý nghĩa như “bồ muối” nhưng hiện nay nhiều gia đình đã giản tiện hơn là đĩa muối nhỏ.

Ý nghĩa của bát cơm, con trứng và đĩa muối trong ngày cúng giỗ

Có rất nhiều quan niệm xoay quanh ý nghĩa của đồ lễ đơn sơ này.

Bát cơm úp tượng trưng cho sự đủ đầy, cầu mong người đã khuất không thiếu thốn và đói khát.

Nhiều gia đình còn đặt trên ban thờ đĩa nhỏ muối và gừng, với ngụ ý sâu xa “gừng cay muốn mặn xin đừng quên nhau”.

Trong mâm cơm cúng thường có quả trứng luộc, “quả” là có ý nhắc “ăn quả nhớ người trồng cây”; trứng ngụ ý truyền nối thế hệ, dòng tộc “từ trong trứng nở ra”.

Tuy nhiên, không chỉ là ý nghĩa dân gian, ý nghĩa của việc chuẩn bị bát cơm, trứng và đĩa muối còn được chi phối bởi thuyết Âm Dương, thể hiện sợi dây tình cảm giữa người đang sống và người quá cố.

Theo luận thuyết, sự vật có Âm Dương hài hòa thì mới phát triển sinh sôi. Ở bát cơm úp, phần chìm dưới bát thuộc Âm, phần nổi trên thuộc Dương. Quả trứng luộc cũng vậy, lòng đỏ bên trong thuộc Âm, lòng trắng bên ngoài thuộc Dương. Trong quả trứng còn mang mầm sống, thể hiện ý nguyện của con cháu là các bậc tiền bối qua đi sẽ luôn nảy sinh ra thế hệ mới kế tục.

Những kiêng kị trong ngày giỗ cần tránh

Không nếm thức ăn. Khi chuẩn bị mâm cỗ cho đám giỗ, không nêm nếm trước thức ăn rồi mới bày lên, như vậy là tỏ ý bất kính với người mất.

Không đặt lên mâm cúng các món sống như gỏi cá, món tanh như lươn, cũng không nên cúng các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt…

Không cúng mắm tôm hoặc các món mà người mất khi còn sống không ăn được.

Bày chén bát riêng.

Khi cúng giỗ, cần chuẩn bị bát đũa mới, không dùng những đồ mà người sống đang dùng.

Không cúng hoa quả giả. Chuẩn bị hoa tươi quả ngọt để thắp hương cho người đã khuất là bày tỏ lòng thành kính với họ, vì thế đại kị dùng hoa giả, quả giả thắp hương trong ngày giỗ.

Đám giỗ cho người chết trẻ (chết yểu) theo tập quán thường không được tổ chức. Sau khi hết tang, chuyển di ảnh lên ban thờ coi kết thúc việc cúng giỗ. Tuy nhiên ngày nay các gia đình vẫn làm giỗ cho con cháu không may chết trẻ để bày tỏ lòng thương xót.

Không làm cúng giỗ online nếu ở xa, càng không nên dùng văn khấn giỗ bằng tiếng Anh nếu bạn là Việt kiều, đó là sự bất kính rất lớn với người đã khuất.

Làm đám giỗ, cúng gia tiên là phong tục thuần Việt hàng ngàn năm. Ngày nay, tuy đã có nhiều điều đơn giản hơn trong các nghi thức cúng giỗ, nhưng cơ bản vẫn giữ được những bản sắc riêng cần có. Việc thờ cúng cần được duy trì và tiếp nối qua nhiều thế hệ hơn nhằm lưu giữ nét văn hóa tâm linh của dân tộc.

Tại Sao Phải Cúng Căn Cho Bé?

DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG TRỌN GÓI TÂM PHÚC CẦN THƠ- HOTLINE: 0827.394.394

Ý NGHĨA LỄ CÚNG CĂN 3 TUỔI CHO BÉ.

Với từng giai đoạn của bé thì cũng là những giai đoạn mà công ơn dưỡng dục của các bà Mụ đã chăm lo, lo lắng cho bé, cho nên việc tổ chức lễ cúng căn cho bé 3 tuổi còn thể hiện những ý nghĩa như sau:

Tạ ơn các bà Mụ về công dưỡng dục cho bé

Tạ ơn gia tiên luôn luôn phù hộ cho bé và gia đình

Đánh dấu một trong những giai đoạn phát triển của bé và hướng tới giai đoạn phát triển về sau.

Cũng là dịp tụ họp gia đình và bạn bè quây quần.

LỄ VẬT CÚNG CĂN 3 TUỔI CHO BÉ.

Để thể hiện lòng thành tâm của gia đình với các Mụ và gia tiên thì cách thể hiện trên lễ vật mâm cúng để cảm tạ công ơn các bậc trên, với điều đó nên gia đình và các bạn cần chuẩn bị 2 mâm cúng cho lễ cúng trọn vẹn và tươm tất, đo là mâm cúng tạ ơn gia tiên và mâm cúng tạ ơn cho các bà Mụ trong lễ cúng căn 3 tuổi cho bé.

Trong thành phần lễ vật mâm cơm cúng tạ ơn gai tiên gồm những thành phần không cần quá cầu kỳ với bạn và gia đình hoàn thành sắm sửa chỉ cần bớt chút thời gian, với lễ vật chuẩn bị cần có:

Gà 1 con luộc nguyên con

Xôi gấc

1 Hũ gạo trắng

1 Hũ muối trắng

Rượu nếp

Nước trắng

Đèn cầy hoặc nến cây

Trầu cau đầy đủ

Hương nhang

Bộ lễ tiền vàng

Trái cây mâm ngũ quả

Hoa cát tường hoặc đồng tiền

Nhang hương trầm thơm

Đèn cầy

Gạo hũ

Muối hũ

Giấy tiền cúng trọn bộ đầy đủ

Trà khô

Rượu nếp

Nước chai

Trầu cau têm cánh phượng

Chè trôi nước hoặc cháo trắng

Xôi gấc

Gà luộc nguyên con

Bánh kẹo nguyên phần

Bánh hỏi đầy đủ

BÀI CÚNG VĂN KHẤN CÚNG CĂN 3 TUỔI CHO BÉ TRAI, GÁI

Trong nội dung bài khấn cúng để cúng căn 3 tuổi cho bé nhà mình thì nội dung phải chuẩn lễ nghi, mang ý nghĩa cao cả của tâm linh trong dân gian người Việt mình, vì thế Đồ Cúng Việt đã tham khảo chọn lọc dựa trên các nhà văn hóa, nghiên cứu để mang đến nội dung bài cúng văn khấn, cụ thể nội dung đó là:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!

Chúng con xin kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

Chúng con xin kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

Chúng con xin kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

Chúng con xin kính lạy các ngài các vị Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …… là ngày lành tháng tốt.

Vợ chồng con là ……………… sinh được con( gái,trai) đặt tên là ……………………

Chúng con ngụ tại ……………………………………………………………………………

Hôm nay nhân ngày bé tròn 6 tuổi chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

Chúng con được nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… kính mong được mẹ tròn, con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật ,các ngài vị đã phù hộ độ trì, đã vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình chúng con được phúc thọ an khang, gia đình được nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

CÁCH CÚNG CĂN 3 TUỔI CHO BÉ TRAI, BÉ GÁI.

Với cách cúng rất đơn giản mà các bạn gia đình coi qua là hiểu biết ngay vấn đề, hầu hết các bậc cha mẹ đều trải qua để tổ chức lễ cúng lần đầu cho bé nhà mình nên còn nhiều bỡ ngỡ. Chúng tôi Đồ Cúng Việt xin giới thiệu bạn đọc các bước để cúng như sau:

Đầu tiên là chuẩn bị được bàn khu vực bày biện các lễ vật phải cao ráo sạch sẽ.

Đối với âm cúng tạ lễ gia tiên thì đặt trước bàn thờ gia tiên nhà mình

Đối với mâm cúng tạ lễ các bà Mụ thì đặt trong phòng của bé 3 tuổi nhà mình

Cha hoặc mẹ bé thắp nhang cúng cho các bà Mụ, và thắp nhang cho gia tiên

Tiếp theo cha hay mẹ bé đứng nghiêm ngay ngắn đọc bài văn khấn trước gia tiên và các bà Mụ để thể hiện lòng thành tâm của mình.

Nhang đã cháy hết thì gia đình đến khấn vái trước mâm cúng các bà Mụ và trước bàn thờ gia tiên.

Cuối cùng xin vái mang lễ vật tiền giấy vàng mã đi hóa vàng để tạ lễ.

Như vậy bạn đã hoàn thành để làm lễ cúng cho bé đầy 3 tuổi nhà mình và cùng chung vui với gia đình hay bạn bè.

Qua bài viết trên Đồ Cúng Việt đã giới thiệu cho các bạn trọn vẹn từ ý nghĩa nghi thức cách cúng với các lễ vật mâm cúng cho lễ cúng căn 3 tuổi cho bé trai, bé gái nhà mình mang ý nghĩa tâm linh cao cả và thể hiện lòng thành của gia đình.

Nếu bạn cần giúp đỡ trong việc chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ lể vật hãy liện hệ cho chúng tôi:

Dịch vụ Đồ cúng Việt chi nhánh Cần Thơ

– Địa chỉ: 32 đường B25, KDC 91B, An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

– Hotline: 0827.394.394.

– Website: http://dichvudocungcantho.com/

​Tại Sao Phải Cúng Vào Mùng Một Và Ngày Rằm Hàng Tháng

Hàng tháng, chúng ta đều cúng kính thắp hương vào ngày mùng Một và ngày Rằm hàng tháng. Nhưng tại sao lại vào 2 ngày này mà không phải là các ngày khác, có lẽ ít người hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc. Qua nghiên cứu các tài liệu, Đồ thờ Hải Mạnh (dothogiadinh.vn) xin chia sẻ một số nội dung về nguồn gốc của vấn đề này như sau:

Theo truyền thống Phật giáo, cả hai phái Nam truyền và Bắc truyền, vào ngày trăng non (mùng một) và ngày trăng tròn (ngày rằm), chư tăng đều tụ họp lại tại một trú xứ nào đó gần nhất để lắng nghe vị cao đức trùng tuyên giới luật và để phát lồ sám-hối những điều sai lầm đã lỡ tạo ra. Hai ngày này trở thành ngày hội của chư tăng, có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo không những cho hàng xuất gia mà cả cho hàng cư sĩ tại gia.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Phật giáo không chọn ngày khác mà lại chọn vào ngày đầu tháng và giữa tháng âm lịch? Điều này không phải là do Đức Phật đặt ra mà do vua Seniya Bimbisàra thưa với Đức Phật về truyền thống tổ chức tốt đẹp của các giáo phái khác, họ biết quy tụ vào ngày mùng 8, 14, 15 của nửa tháng đầu và vào ngày 23, 29 và 30 cho nửa tháng sau ở tại một nơi để thuyết giảng giáo thuyết của họ cho tín đồ nên các vị tỳ kheo cũng tụ họp lại vào ngày đầu tháng và giữa tháng để kiểm thảo và tụng Giới bổn. Điều này đã được ghi lại trong “Đại Phẩm” thuộc Luật Tạng.

Trong vũ trụ, mọi sự vật, hiện tượng đều tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình tới tất cả những gì trên Trái đất, Mặt trăng, một vật thể gần Trái đất nhất, cũng gây ảnh hưởng tới Trái đất. Mọi sinh vật và cả những đồ vật vô tri vô giác đều hưởng ứng với nó và thay đổi cùng với nó. Các con sông thay đổi theo dòng cùng ánh sáng Mặt trăng, các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của Mặt trăng. Không chỉ có vậy, các nhà vật lý, y – sinh học và nhiều ngành khoa học đã phát hiện ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ khác nhau diễn ra trong cơ thể của con người cũng như các sinh vật đều chịu ảnh hưởng của mặt trăng, điển hình là chu kỳ rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nhịp điệu sinh lý – thụ thai ở con người hay chu kỳ động hớn của động vật…Điều đó cho thấy ảnh hưởng của chu kỳ tròn – khuyết, ngày trăng non, ngày trăng tròn trong những hoạt động của con người từ cổ xưa tới nay, nhất là trong đời sống tâm linh.

Từ thời thượng cổ, con người đã quan sát chu kỳ thiên nhiên trong việc xác định thời gian. Chu kỳ mọc lặn của mặt trời là 1 ngày thì quá ngắn, chu kỳ mùa nóng lạnh là 1 năm lại quá dài. Chỉ có chu kỳ tròn – khuyết của mặt trăng là hợp lý và dễ nhận biết nhất. Nên, lịch mặt trăng, nghĩa là ngày trăng non (mồng Một) và ngày trăng tròn (ngày Rằm) là chuẩn thời gian trong các nền văn minh cổ, từ Lịch Babylon, Lịch Do Thái, Lịch Hồi giáo, Lịch Trung Quốc, Lịch Hy Lạp, Lịch La Mã… tất cả đều dựa trên mặt trăng, lấy tròn – khuyết làm chuẩn, thậm chí, ngày nay, người Hồi giáo vẫn hòan toàn dùng Lịch mặt trăng, nên năm của họ chậm hơn năm Dương lịch đến gần 40 năm. Do vậy, ngày Trăng non và Trăng tròn đều là ngày quan trọng, ngày dành cho hội họp, họp chợ, cưới hỏi, đặc biệt là tế lễ.

Chu kỳ tròn – khuyết của mặt trăng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, nhất là đời sống tâm linh

4. Do sự dung hợp quan niệm của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.

Theo truyền thống của Nho giáo và Đạo giáo, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày ‘Thiên Địa khai thông”, nghĩa là tất cả những chướng ngại giữa ba cõi: Thiên, Địa, Nhân không còn, nên trời đất sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ cảm thông với lòng thành của con cháu qua lễ vật cúng dường, và quỉ ma ám chướng sẽ không tác hại ai.

Còn đối với Phật giáo, hai ngày Sóc, Vọng là ngày “Trường tịnh” hay ngày thanh tịnh nhất nên các hàng tu sĩ thì làm lễ Bồ Tát để tự kiểm điểm mình có giữ giới luật không, còn các phật tử thì làm lễ Sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành. Do đó, phần lớn Phật tử thuần thành có tục ăn chay tối thiểu vào hai ngày này.

Nghiên cứu kỹ tiểu sử của Đức Phật, ta sẽ thấy ngày rằm là một ngày quan trọng đối với Ngài: Ngài đản sinh vào ngày rằm tháng Tư, 4 lần đi du lãm ngoại thành để chứng kiến những cảnh làm động tâm ngài mà xuất gia đều trúng vào ngày rằm: lần 1 vào ngày rằm tháng 6 thì thấy người già, lần 2 vào ngày rằm tháng 10 nhìn thấy người bệnh, lần 3 vào ngày rằm tháng 2 nhìn thấy người chết, lần 4 vào ngày rằm tháng 6, nhìn thấy một bậc xuất gia.

Mặt khác, theo lịch trình nghi lễ Phật giáo thì trong 12 ngày Vọng thì có 5 ngày rằm quan trọng: Rằm tháng giêng (Lễ Cầu phúc), Rằm tháng hai (Lễ Phật nhập Niết bàn), Rằm tháng tư (Lễ Phật Đản), Rằm tháng bảy (Lễ Vu Lan), Rằm tháng mười (Lễ hạ nguyên).

Dân gian quan niệm ‘trần sao âm vậy”, nên, giống như trên trần gian vào ngày Lễ, Tết con người được nghỉ thì ở cõi âm, 2 ngày mồng Một và Rằm hàng tháng, theo luật giới, tất cả các vong linh được hồi gia thăm thân nhân. Theo đó, người cõi trần dâng hương, sắm lễ để cúng kính, đón mời các vong linh gia tiên về ẩm thực và cầu mong cho các vong linh được yên ổn, siêu thoát, phù hộ độ trì cho con cháu bình an, mọi việc hanh thông. Tất nhiên, không phải vong linh nào cũng được về. Những vong linh vì phạm tội nặng mà bị giam nơi điện ngục thì không được phép về; những vong linh phạm tội nhẹ hơn thì có thể về dưới sự giám sát của những vị hành sai nơi địa phủ; những vong linh cô hồn… bởi thế cho nên mới có ngày rằm tháng bảy – Ngày xá tội vong nhân./.

Tại Sao Phải Cúng Đầy Tháng Cho Bé?

Khi bé nhà bạn đầy tháng thì bạn muốn chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng thật có ý nghĩa. Nhưng bạn đang phân vân không biết tại sao phải cúng đầy tháng cho bé và cần chuẩn bị những gì trong mâm cúng đầy tháng và bạn muốn biết ý nghĩa cúng đầy tháng cho bé ra sao?

Từ ngày xưa quan niệm của ông bà tổ tiên ta là đứa trẻ được sinh ra là do các bà Mụ hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Trong đó mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra mỗi bộ phận cho đứa trẻ như tay chân, mắt, mũi, tóc… xấu hay đẹp cũng do là các bà Mụ nặn ra.

Đứa trẻ khi vừa mới chào đời còn xa lạ với thế giới xung quanh. Đứa bé phải luôn được mẹ yêu thương, che chở, để bé cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Và hơn thế nữa còn để bé thích nghi tốt với môi trường xung quanh trong cuộc sống này. Cho nên khi trẻ vừa tròn 1 tháng tuổi và khoẻ mạnh thì cha mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé.

Nghi lễ cúng đầy tháng đã có từ rất lâu trong đời sống của con người Việt Nam. Lễ đầy tháng là một những nghi lễ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của con người.

Đây là một nét văn hoá truyền thống của Việt Nam được lưu luyền từ đời này sang đời khác manh đậm bản sắc văn hoá của dân tộc. Mâm cúng đầy tháng còn nêu lên những mong ước tốt đẹp của cha mẹ dành cho con. Nghi lễ đầy tháng cũng là dịp gia đình tạ ơn trên đã giúp bé khoẻ mạnh và thông minh hơn. Ngoài ra, mọi người trong gia đình, bạn bè và hàng xóm cũng gửi lời chúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé trong hiện tại và tương lai.

Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé đầy đủ nhất

Bạn cần phải chuẩn bị hai mâm cúng đó là mâm bà Mụ và mâm cúng của Đức Ông (mâm này rất quan trọng vì vị thần này sẽ giúp truyền dạy nghề nghiệp cho con bạn trong tương lai).

– Mâm cúng Đức ông: Gồm 1 con gà luộc chín, 1 bát cháo lớn, 3 đĩa xôi lớn, 1 miếng thịt lợn luộc hoặc lợn quay, 1 đĩa hoa quả (gồm 5 loại quả), 1 đĩa trầu cau tem cánh phượng, hoa tươi (hoa hồng, hoa ly hoặc hoa cát tường,…), giấy vàng mã, rượu nếp.

– Mâm cúng 12 bà Mụ: 12 bát chè (12 bát nếu là bé trai thì cúng chè đậu trắng còn bé gái thì cúng bằng chè trôi nước), xôi gấc (12 đĩa), cháo trắng (12 bát), nước (12 cốc nước), bánh hỏi (2 đĩa bánh), các loại bánh kẹo làm (12 đĩa), thịt lợn quay hoặc thịt luộc (chia làm 12 đĩa), giấy tiền vàng, 12 miếng trầu têm cánh phượng.

Theo quan niệm của dân gian ta thì cho rằng thì trước khi cúng thì các thứ tự trên mâm cúng phải được sắp xếp đúng trật tự ” Đồng bình Tây quả” có ý nghĩa rằng là phía Đông phải đặt bình hoa còn phía Tây đặt lễ vật cúng. Các lễ vật cúng đầy tháng cho bé phải được sắp xếp thành 2 bàn: Bàn to bày các đồ cúng 12 bà Mụ còn bàn nhỏ được đặt cách 10 phân dùng để bày những đồ cúng kính Đức Ông.