Dâng Sớ Cầu An & Cúng Sao Giải Hạn

Trong đời sống này, dù đông hay tây, Việt Tàu Phi Ấn, Anh Pháp Mỹ Nga, hễ là người ta, không hề phân biệt, dù nam hay nữ, biết chữ hoặc không, tông môn giáo phái, tín đồ tu sĩ, bác sĩ luật sư, xuất xứ ngành nghề, trẻ già bé lớn, thường dân quan chức, học thức ít nhiều, không điều riêng tư, da trắng da đen, da vàng da đỏ, không bỏ một ai, thảy đều thường gặp: những chuyện may rũi, chuyện được chuyện mất, chuyện hên chuyện xui, chuyện vui chuyện buồn, luôn luôn thay đổi, trong mỗi phút giây, lúc được tán thán, khi bị phỉ báng, nhiều khi chán ngán, cái cảnh tình đời, lúc được lên voi, khi bị xuống chó, không ai thèm ngó, vợ bỏ con chê, lúc được lên hương, khi bị lọt mương, hết đường chạy chọt, lúc được hiển vinh, khi bị tủi nhục, ở tù rục xương, lúc được sung sướng, khi bị khổ đau, không sao kể xiết.

Những lúc vui sướng, cuộc đời lên hương, chỉ biết thụ hưởng, phủ phê hỉ hả, không nhớ gì cả. Nhưng khi quá khổ, chịu đựng không thấu, tranh đấu đảo điên, khổ nạn liên miên, bấy giờ mới nhớ, đến chuyện cầu nguyện,khấn vái thần linh, van xin bồ tát, khẩn cầu thượng đế, ban cho phép lành, dành cho phép lạ, hy vọng cầu may, đổi thay vận mệnh.

Bởi vậy cho nên, mỗi dịp đầu năm, sau tết nguyên đán, mùng tám tháng giêng, người ta thường hay, chạy ngay vào chùa, nhân mùa thượng ngươn, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn,cầu cho nạn khỏi, cầu cho tai qua, cầu cho toàn gia, bình an vô sự, kể từ đầu năm, chí những cuối năm. Sẵn dịp trăng rằm, cầu luôn đủ thứ: nào được buôn may, gặp hên bán đắt, một vốn bốn lời, nhất bổn vạn lợi, không đợi kiếp sau, kiếp này trúng số, con cháu đỗ đạt, tiền bạc như nước, sắm xe tậu nhà, tha hồ sung sướng. Các chuyện cầu nguyện, van xin cầu khẩn, khấn vái như vậy, có thực hay không, có được gì không?

Người thì nói có, hễ cầu thì được, linh ứng vô cùng, nên tin là có, mất mát gì đâu. Kẻ lại nói không, trông chi chuyện đó, nằm mơ thì có, mở mắt tay không, không vẫn hoàn không, uổng công dâng sớ, mất tiền cúng sao, mau mau tỉnh thức! Tại sao như vậy? Bởi vì, thử hỏi: Sớ kia ai đọc? đọc cho ai nghe? chấp nhận hay không? thực không ai biết! Sao nọ ở đâu? ảnh hưởng thế nào? thực không ai biết! Hãy nhân dịp này, chúng ta cùng nhau, xét thử xem sao, cái chuyện đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn,có đúng chánh pháp, có ích lợi gì, thực tế hay không?

Thực ra nếu như, người ta tu nhân, tích phước nhiều đời, từ trước đến nay, thì được gặp may, không cần cầu nguyện, chẳng cần van vái, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Những người đạo khác, đâu có bận tâm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng họ có phước, họ vẫn gặp may, tiêu tai khỏi nạn, tam tai đại hạn, chẳng nghĩa lý gì, chẳng cần cúng sao, Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?

Bởi theo thông lệ, từ xưa tới nay, nhiều người thường hay, vào chùa đầu năm, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, nhưng mà tai nạn, vẫn tới ào ào, làm sao giải thích?Theo đúng chánh pháp, chúng ta phát tâm, giúp đời giúp người, gặp chuyện khó khăn, khốn khó khổ đau, cùng nhau tu tập, hạnh nguyện bố thí, tài thí pháp thí, cùng vô úy thí, cứu nhân độ thế, giúp đỡ tiền của, giúp công giúp sức, giúp lời chỉ dẫn, khuyên lơn an ủi, cho người bớt lo, cho đời bớt khổ, bớt cơn sợ hãi, thấy đâu là phải, việc đúng thì làm, đúng với chánh đạo. Làm được như vậy, chúng ta được phước, dù không mong cầu, chắc chắn không nghi. Khi tích được phước, dù ít hay nhiều, phước báo lai đáo, nghiệp báo tiêu trừ, chúng ta gặp may, tai qua nạn khỏi, gặp thầy gặp thuốc, tưởng như phép lạ.

Thử xét thí dụ:trên chuyến phi cơ, xe hơi xe lửa, xe đò tàu thủy, chỉ khi gặp nạn, mới biết người nào, có phước bao nhiêu. Người nào phước nhiều, thoát nạn hiểm nguy, đường tơ kẻ tóc, một cách lạ lùng, hoàn toàn an ổn, người đời cho là: phép lạ hiển linh, thần linh cứu độ, người đó số hên, cho nên mạng lớn. Người nào kém phước, cũng được người cứu, chậm hơn một chút, xây xát ít nhiều, người đời cho là: người đó cũng hên, nên còn cứu kịp. Người nào vô phước, rước họa vào thân, các kẻ ác nhân, làm việc thất đức, không chịu tích phước, chẳng chịu tu nhân, thân không giữ được, người đời cho là: tới số mạng vong, không ai cứu nổi!

Lúc gặp hiểm nguy, người cầu Đức Mẹ, kẻ khấn Quán Âm, lâm râm cầu nguyện. Nếu như cả hai, cùng được thoát hiểm, vị nào cứu họ? Còn nếu cả hai, đều bị thảm tai, chúng ta thử hỏi: Hai ngài ở đâu, chẳng nghe kêu cứu? Bác ái từ bi, sao nghe chẳng cứu? Thực ra đó là: chẳng có vị nào, cứu hay không cứu, các người gặp nạn. Chúng ta nên biết, sự thực chính là: chỉ có phước báu,do ở thiện tâm, cứu giúp con người, khi gặp tai biến, dù ở nơi đâu, trên đất trên không, trên sông trên biển. Còn phước thì sống, hết phước mạng vong, đừng mong cầu khẩn, hãy mau giác ngộ.

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:Chỉ có phước báo, mới có thể làm, giảm thiểu nghiệp báo. Phước báo là do, việc làm phước thiện, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế ban cho, hay do cầu nguyện. Nếu cầu nguyện được, tại sao nhiều người, cùng cầu cùng nguyện, kẻ chết người sống? kẻ qua người vướng?

Chúng ta nên biết, sự thực chính là: người nào tích phước, từ trước đến nay, không cần cầu nguyện, cuộc đời cũng an,ít gặp nguy nan, ít có sóng gió, ít có trắc trở, đở bớt phiền muộn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hoá dễ. Khi tích phước đức, dù ít hay nhiều, đều được hưởng phước, rước được điều may, không hay thất bại, tại thế an vui, tai qua nạn khỏi, gặp thầy gặp thuốc, không chuốc ưu phiền, người hiền thường gặp, bệnh tật tiêu trừ, tưởng như phép lạ. Còn như cầu nguyện, mà không tích phước, thì cũng như không, chẳng nên trông mong, phép lạ xảy đến! Nghiệp báo cũng do, chính mình tạo ra, chứ không phải do, thượng đế thần linh, hay bất cứ ai, xúi bảo mình làm.

Chính do tâm tham, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin tiền tài, giàu sang sung sướng, một chút phẩm vật, nhỏ nhoi chút xíu, dâng cúng cho chùa, nhà thờ đền miếu, cầu xin bạc triệu, liệu còn chưa đủ, ngủ nghỉ ăn uống, muốn danh muốn lợi, tài sắc phù du, muốn tu nên bỏ. Chính do tâm sân, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu xin thắng kiện, tàn hại kẻ thù, triệt hạ đối thủ, người họ không ưa, vui mừng khi thấy, kẻ thù thê thảm, sống trong khổ nhục, chết cũng không xong, họ mới hài lòng.Chính do tâm si, xui khiến người ta, nổi lên tâm ma, cầu nguyện vãng sanh, tây phương cực lạc, mà không cần tu, không gìn giữ giới, ngay trong hiện đời, đợi lúc hấp hối, nói với người nhà, rước nhiều ông bà, đến nhà hộ niệm, chỉ niệm mười tiếng, liền khiến được lên, cảnh giới Di Đà: thiệt là vô minh!

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy,thí dụ như sau: Nếu một người nào, phải bị trừng phạt, nuốt một nắm muối, thì sẽ đau khổ, biết là dường nào. Nếu bỏ nắm muối, vào một tô nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, hơn một chút xíu. Nếu bỏ nắm muối, vào một lu nước, rồi mới phải uống, thì sẽ dễ chịu, nhiều hơn chút nữa. Nếu bỏ nắm muối, vào một hồ nước, rồi mới uống vào, thì dễ như không, không còn lớn chuyện.

Nắm muối tượng trưng, cho các nghiệp nhân, bất thiện chẳng lành, con người đã tạo, từ trước đến nay, bây giờ phải lãnh, nghiệp quả nghiệp báo, nói chung đó là: quả báo khổ đau, không sao tránh khỏi.

Chỉ có phước báo, ít hay là nhiều, tượng trưng tô nước, lu nước hồ nước, mới có thể giúp, con người vượt qua, sóng gió ba đào, nạn tai đau khổ, như vậy mà thôi. Đó mới thực là: chí công vô tư. Mình làm mình hưởng.Mình làm mình chịu.

Con người nên lo, dừng nghiệp chuyển nghiệp, tự mình suy xét, chính bản thân mình, đừng nhìn người khác, tu sửa ba nghiệp: thân khẩu và ý, đừng làm bậy bạ, đừng nói tốt xấu, đừng nghĩ vẫn vơ, ngay từ bây giờ, đừng đợi đến khi, nghiệp báo xảy ra, dù có rên la, không còn kịp nữa, nghiệp báo vay trả, chẳng ai thoát cả, van xin cầu khẩn, thì cũng muộn màng! Cầu nguyện van xin, dù tin hay không, thực sự chẳng giúp, chẳng ích gì đâu. Hãy thử suy nghĩ: Tại sao như vậy?

Bởi vì các vị, giáo chủ giáo phẩm, giáo quyền cao cấp, giáo hội trung ương, giáo sĩ địa phương, một khi tai ương, đến lúc xảy ra, là ai cũng vậy, cũng phải trả nghiệp, đã tạo trước kia, nhiều đời nhiều kiếp, hoặc trong kiếp này, cũng bị nguyền rủa, vu khống cáo gian, xử án khổ nạn, bắt bớ giam cầm, ám sát giết hại, dù là người thân, cũng không thay được.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:Dù cho lên non, xuống biển vào hang, nghiệp báo đã mang, vẫn theo con người, như hình với bóng, không ai có thể, tránh được thoát được.

Tóm lạixưa nay, cuộc đời đổi thay, vui buồn sướng khổ, cũng tại con người, tạo phước cũng có, tạo nghiệp cũng có, tạo phước hưởng phước, hưởng phước báo lành, tạo nhân lãnh quả, nhân thiện quả hiền, nghiệp ác quả dữ. Đúng luật nhân quả, áp dụng ba đời: quá khứ hiện tại, và cả vị lai, chẳng hề sai chạy, chẳng vị nể ai, bất cứ người nào, dù tin hay không, nếu đã gieo nhân, cũng đều gặt quả. Trong sách có câu, cổ nhân thường dạy: Lưới trời tuy thưa, mà chưa ai thoát. Chữ “trời” có nghĩa: nghiệp báo đã mang, đến giờ phải trả, chưa ai thoát được.

Thượng đế thần linh, ơn trên thiêng liêng, chí công vô tư, không bao giờ làm, theo lời cầu nguyện, van xin khấn vái, của những con người, chẳng tích phước đức, lại gây ác nhân, thất đức vô cùng. Chẳng hạn như là: nay đâm bị thóc, mai thọc bị gạo, vu khống cáo gian, khai man lý lịch, lợi dụng pháp luật, xúi người kiện tụng, lợi dụng thần thánh, kiếm tiền bất chánh, giựt hụi quịt nợ, sang đoạt tài sản, chiếm hữu tác quyền, làm tiền trắng trợn, hung tợn hiếp người, bần cùng cô thế, bất kể khổ đau, của bao người khác.

Ngày xưa chư Tổ, có lòng dạy dỗ, con người phát tâm, làm lành lánh dữ, tạo nên phương tiện, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn. Mục đích khuyến dụ, mọi người về chùa, cúng kiến lễ lạy, mong cầu an tâm, gia đạo hòa bình, tánh tình hướng thiện, rồi nhân dịp đó, truyền bá chánh pháp, thuyết giảng giáo lý, chỉ bát chánh đạo, đó là:chánh kiến, và chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp, cùng là chánh mạng, và chánh tinh tấn, chánh niệm chánh định, giảng luật nhân quả, giải lý vô thường, phước đức công đức, phước báo quả báo, đọc tụng kinh điển, chí tâm tu tập, dạy các pháp môn, niệm Phật ngồi thiền, hiền lành tạo phước, việc thiện làm trước, từ khước ác nhân, tu tâm dưỡng tánh, giúp đỡ con người, giác ngộ chân lý, thấy được sự thực, giải thoát khổ đau, xây dựng cuộc sống, an lạc hạnh phúc.

Ngày nay chúng ta, tâm Phật tâm ma, lẫn lộn khó phân, cho nên tạm dùng, phương tiện thiện xảo, cúng sao giải hạn, dâng sớ cầu an, khi còn hoang mang, tâm thường bất an, gian nan khốn khổ, không chỗ nương tựa, vì chưa hiểu đạo, chẳng biết làm sao, thực hành thế nào, cho đúng chánh pháp.

Giờ đây thấu hiểu, rõ ràng không nghi, đâu là chánh pháp, chúng ta phát nguyện: dừng nghiệp chuyển nghiệp, quày đầu hướng thiện, quyết tâm trì chí, ý hướng tu hành, tu tâm dưỡng tánh, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện, giữ tâm thanh tịnh, tích cực chuyển hóa, cuộc sống tâm linh, của bản thân mình, ngày được tốt hơn, tâm được an hơn, cuộc sống tốt hơn, an lạc hạnh phúc. Như vậy thực tế, những người xung quanh, cùng chung phúc lạc, cho đến một ngày, ngộ được chánh đạo, đạt được đỉnh cao: niết bàn giải thoát.

Câu Chuyện Truyền Thông Về Dâng Sớ Cúng Sao

Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến đạo Phật.

Những năm gần đây, cứ sau tết Nguyên Đán, từ ngày mùng 4 cho đến hết tháng Giêng, các trang tin điện tử lại đăng lên câu chuyện Dâng sớ cúng sao. Nay chuyện Dâng sớ còn phát triển mạnh ở các trang mạng xã hội, như là một lập trình chuẩn bị sẳn, như là một chiến dịch truyền thông sau tết vậy.

Chúng ta không phủ nhận có vài nơi đã lạm dụng tín ngưỡng này đã gây ra những hình ảnh không đẹp làm cho nhiều vị không hiểu đúng về những giá trị tốt đẹp, Trí tuệ mà đức Phật đã dạy cho người con Phật.

Những hoạt động đầu năm của người con Phật rất phong phú như: đi chùa lễ Phật đầu năm, các lễ hội cầu an, cầu nguyện Quốc thái dân an, các chương trình từ thiện, lễ chúc thọ ông bà và các vị lớn tuổi tại các đạo tràng tu học, các chương trình thuyết giảng… đều là những hoạt động tốt đẹp. Những hoạt động này hướng dẫn tín đồ Phật tử nỗ lực làm điều thiện tránh xa điều ác. Như là một định hướng để mọi người cùng nỗ lực thực hiện. Từ đó, tự nhiên sẽ đẩy lùi những hoạt động không phù hợp với chánh pháp và không đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Tại sao lại không tuyên truyền những điều này để tạo nên sự lan toả mạnh trong cộng đồng mạng mà lại luôn tìm các sự thiếu sót của Dâng sớ cúng sao để tấn công ở mọi góc độ. Có một số vị đã hưởng ứng điều này như một phong trào nếu không muốn nói là đang cố gắng thể hiện với cộng đồng mình mới là chơn chánh, mình mới là tu đúng và làm đúng lời Phật dạy.

Đi chùa đầu năm là nét đẹp từ ngàn xưa của dân tộc

Tín ngưỡng Dâng sớ cúng sao đâu phải mới có hôm nay. Chẳng lẽ bao thế hệ các bậc tiền bối, cha ông chúng ta không hiểu cái gì đúng, cái gì không đúng, cái gì cần, cái gì không cần. cái gì là chánh pháp, cái gì là phi pháp.

Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Phật tử đến chùa tụng Kinh Dược Sư để vượt qua tâm bệnh, hận thù và vô minh

Dâng sớ cúng sao mặc dù không phải là giáo lý nhà Phật, nhưng nó chính là phương tiện để biết bao ngôi chùa từ thành thị đến những làng quê hẻo lánh vùng sâu, vùng xa đã dẫn dắt biết bao gia đình đến với đạo Phật. Hàng năm, sau tết Nguyên Đán thì tập tục tín ngưỡng này đã dẫn dắt biết bao người có khi cả năm chưa từng đến chùa thì lại đi chùa lễ Phật vào những dịp này. Qua đó, chúng ta có cơ hội tiếp cận thuyết giảng và hướng dẫn họ thực hiện điều lành, lánh xa điều ác và đã trở thành những người Phật tử chân chánh. Đó là một phương tiện khá hữu hiệu đối với một số nơi đã thực hiện. Sao ta lại cứ đem hình ảnh của một vài nơi chưa khéo vận dụng rồi kết luận cho là mê tín dị đoan để đẩy họ ra khỏi chùa, để họ đừng đến chùa nữa? Nhiều tổ chức xã hội, đoàn thể dùng nhiều hình thức, nhiều phương tiện để tập hợp quần chúng, còn ta thì sao? Chư Tổ dạy “CHÁNH NHƠN DỤNG TÀ PHÁP, TÀ PHÁP QUY CHÁNH … CHỦNG CHỦNG PHƯƠNG TIỆN ĐỘ THOÁT CHÚNG SINH, HÀM LINH LY NHIỄM” (người có tâm chơn chánh thì pháp tà nào mà chẳng quy thuận … tất cả đều là phương tiện hóa độ chúng sanh).

Hiện nay các chùa trong cả nước đang nổ lực chuyển hoá cho dù cái tên là cúng sao nhưng nghi thức là đọc kinh Dược Sư, đây cũng là hình thức DĨ HUYỄN ĐỘ CHƠN (lấy đó làm pháp phương tiện để dẫn đắt). Chúng ta nên đánh giá cao sự nỗ lực vận dụng phương tiện này mới đúng chứ ? Sao lại cứ chụp mũ là mê tín. Cái gì không đúng không phù hợp với xã hội, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì nó sẽ tự đào thải. Điều này đã trở thành một định luật tất yếu trong cuộc sống. Ta đâu cần năm nào cũng lập đi, lập lại. Thậm chí có rất nhiều bài viết của năm nay chẳng khác gì của những năm qua, cứ xào nấu lại rồi đăng tải để trở thành người hùng khơi màu cho chiến dịch truyền thông này.

Qua xác minh thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều tài khoản giả danh nick là của tu sĩ và các chùa đang quyết liệt mượn cớ vào những bài viết về đề tài này để tuyên truyền, tạo thành chiến dịch truyền thông đánh vào dịp đầu năm. Những ý đồ xấu này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của những người đi chùa, lễ Phật cầu an đầu năm. Vì cho đây là mê tín, có thể với ý đồ phá hoại truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đi chùa, lễ Phật đầu năm, Hay còn là những ý đồ sâu xa khác nữa…

Do vậy, mong rằng chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến đạo Phật. chúng ta cần cẩn thận khi chia sẻ những thông tin này, để không trở thành những người tiếp tay cho những nhóm người có ý thức xuyên tạc đánh phá hình ảnh tốt đẹp của ngôi chùa và Tăng Ni, làm cho quần chúng hoang mang trước niềm tin đối với Phật giáo và hàng Tăng bảo.

Vĩnh Khương

Sớ Cúng Phật Sám Hối – Phần Mềm Viết Sớ – Phần Mềm Viết Sớ Hán Nôm

Cúng phật sám hối nghĩa là để tạ lỗi, chuộc lỗi hay rửa tội khi mình làm sai với người khác, phạm tội với triều đình, có lỗi với ông (bà), cha (mẹ), dòng họ làng nước.

Mẫu lòng sớ:

Phục dĩ

Đại tạo nguy nguy đản bố hảo sinh chi đức tiêu tâm dực dực cung trần bộc bạch chi hoài phủ lịch thành ngưỡng can

Viên hữu:………………………………

Thượng phụng

Phật thánh hiến cúng…thiên kỳ an giải hạn tập phúc nghênh tường nguyện cầu bản mệnh bình an gia môn hưng vượng sự

Kim thần

Tín chủ:………………………………………………….

Đại giác phủ giám phàm tâm ngôn niệm thần đẳng sinh cư trung giới mệnh chúc

Thượng thiên hà kiền khôn phúc tái chi ân cảm tam quang chiếu lâm chi đức tư phùng tiết lễ đảo kỳ an ách vận gia lâm

Ký lại khuông phù chi lực hung tinh sở chiếu cung kỳ bảo hữu chi công kiền thân kỳ đảo kích thiết đan thành sám khiên

Hối quá phù mệnh vị dĩ an ninh giải hạn trừ tai bảo đồng gia nhi cát khánh cẩn thủ kim nguyệt cát nhật thỉnh mệnh

Thiện tăng tựu vu tịnh xử tu thiết kỳ an pháp đàn nhất diên nhi tán kim tắc án đăng bạc cúng kệ chấn triêu âm

Hội phạm hành chi thiện hòa chuyển cát tường chi kinh chú cẩn tương chử sớ bái khải

Cung duy

Nam mô thập phương vô lượng thường trụ tam bảo nhất thiết chư vị bồ tát

Nam mô đại từ đại bi linh cảm ngũ bách danh quan thế âm bồ tát

Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng đại đế

Phục nguyện

Phật đức thùy từ hoàng thiên tích phúc bảo thần đẳng thân cung khang thái mệnh vị duyên trường tòng tư vô bán điểm chi ngu tự thử

Nạp thiên tường chi khánh cầu chi quả toại ngưỡng tích như ngôn đãng thần hạ tình vô nhâm kích thiết bình doanh chi chí

Thiên vạn…niên…nguyệt …nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ

Ý nghĩa:

Sám hối những giới đã phạm:

Nếu tội lỗi mà có hình tướng thì dẫu cả hư không vô tận kia cũng không chứa hết tội lỗi của chúng sanh đã tạo tác từ vô thủy đến nay. Đúng vậy, chúng ta đã từ vô lượng kiếp trôi lăn, tội lỗi chất chồng, lớp này lớp kia, truyền nối nhiều đời thật không kể xiết được.

Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta đã mang sẵn nhiều chủng nghiệp khác nhau, tạo nên những cá tính khác nhau. Ai ai cũng chứa đầy những giống loại tâm lý, tính tình, khả năng, thói quen, ác tật phức tạp. Những tham, sân, mạn, tật đố, hiềm hận, bạc ơn, phản phúc, bỏn xẻn…đã có đầy đủ ở trong mỗi chúng ta. Các hạt giống này đã có sẵn, do duyên sanh, hiện hành… làm nhân, làm quả tương tục, liên miên, bất tận. Tất cả những“tiền khiên tội lỗi” ấy, chúng đã đâm chân mọc rễ nhiều đời, mọi phương cách sám hối đều không thể rửa sạch. Chỉ có tu tuệ quán mới có thể bứng nhổ được một phần nào. Và cũng có thể, có một số chúng tử xấu ác trong vô thức, chúng ta không tạo nhân tham sân để cho nó duyên khởi, như ngũ cốc để trong kho lâu ngày thì mầm giống sẽ tự tiêu hoại.

Tuy nhiên, những tội lỗi chúng ta làm trong hiện tại, sau khi sám hối, nguyện ăn năn chừa bỏ, chúng ta sẽ thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng, sẽ không còn bị ám ảnh về tội lỗi nữa. Thoát khỏi ám ảnh tội lỗi là ý nghĩa rất quan trọng, rất có lợi ích do nhờ sám hối đúng đắn mang lại.

Nguyện từ nay về sau xin chừa bỏ:

Khi đã xin từ bỏ thì sẽ không còn dám tái phạm, từ nay về sau cố gắng sống cho tốt hơn, cố gắng phát triển những hạnh lành, những đức tính thanh cao.

Quả vậy, nếu xấu ác là quá nhiều như hư không vô tận không thể chứa hết thì những hạnh lành, những đức tính tốt đẹp, cao cả ở trong tâm chúng ta có được từ “vô thỉ dĩ lai”  cũng nhiều đến vô biên vô lượng. Những đức tính ấy, những thiện pháp thanh lương và cao sáng ấy ví dụ như: Chân thật, nhẫn nại, từ ái, đức tin, tấn, niệm, vô tham, vô sân, tàm, quý…

Ý nghĩa sám hối không chỉ đơn thuần là chừa bỏ ác xấu mà còn phát triển những hạnh lành nữa vậy. Phải làm cho những cái xấu ác không có cơ hội nẩy nở, tăng trưởng; mà chúng ta phải tạo duyên, điều kiện tốt cho những mầm giống thiện nẩy sinh, đâm chồi, ra hoa, kết trái nữa.

Nhờ sám hối, con người có thể cải hóa được những cái xấu ác trong lòng mình, có thể được an vui, thanh thản do si mê đã lỡ tạo tác ác nghiệp, phạm giới trong quá khứ. Ngoài ra, ta còn có cơ hội phát triển những đức tính tốt đem lại hạnh phúc cho mình và người.

Cách cúng sám hối:

– Vào những ngày 14 và 30 mỗi tháng, Phật tử đến chùa làm phước, bố thí, xin giới và làm lễ sám hối, nghe pháp… Dịp này, Phật tử tụng kinh Tam Bảo, đối trước điện Phật hoặc đối trước Tăng đọc lời sám hối hoặc tụng bài kinh sám hối. Họ cũng thường xin chư Tăng truyền thọ lại Ngũ giới hoặc Bát quan trai giới. Xin thọ trì giới trở lại, có thể bất cứ lúc nào, trong các lễ trai tăng, cúng dường, nghe pháp hoặc các lễ chúc phúc an lành…

Nếu không đến chùa được thì Phật tử có thể sám hối và xin giới ngay bàn thờ Phật ở trong nhà rồi nguyện thọ trì giới cho được trong sạch từ nay về sau.

– Với hàng xuất gia thì có 227 điều luật, tùy theo nặng nhẹ mà trục xuất, cấm phòng hay sám hối. Những giới có thể sám hối được đều tương tợ nhau, nghĩa là vị tỳ-khưu phạm giới trình giới tội của mình với vị tỳ-khưu cao hạ. Và sự đối đáp xẩy ra như nhau: Hiền giả đã “thấy rõ tội” chưa? Vị phạm giới đáp: Thưa vâng, bạch tôn giả, con “đã thấy rõ tội” rồi! Sau đó vị sư cao hạ khuyên pháp đệ của mình cố gắng giữ giới cho trong sạch.

Cách thức sám hối này rất trong sáng, không mang màu sắc tín ngưỡng, mà trái lại; tỏ lộ tình cảm đạo lý, giúp người phạm giới sau khi “thấy tội” của mình rồi, nguyện chừa bỏ để nỗ lực tu tập cho tốt hơn.

                                                                                                                                                          Theo: Kim Dung

                                                                                                                                                           Nguồn: Sưu tầm

Sớ Cúng Đất Cuối Năm

Sớ Cúng Đất Cuối Năm, Cúng Đất Cuối Năm, Văn Bản Buổi Học Cuối Cùng, Bài Giảng Cuối Cùng, Văn 8 Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Em Hãy Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Ngữ Văn 6 Văn Bản Buổi Học Cuối Cùng, Văn Bản 8 Chiếc Lá Cuối Cùng, Văn 8 Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài 8 Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Truyện Cười 12 Cung Hoàng Đạo, Nam Ok Quyết Định Cuối Cùng, Ngữ Văn 6 Tóm Tắt Truyện Buổi Học Cuối Cùng, Bài Giảng Văn 8 Chiếc Lá Cuối Cùng, ý Nghĩa Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài Giảng Buổi Học Cuối Cùng, Nội Dung Bài Buổi Học Cuối Cùng, Định Lý Cuối Cùng Của Fermat, Truyện Ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng, ý Nghĩa Truyện Ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng, Võ Khắc Triển Tiến Sĩ Nho Học Cuối Cùng Của Việt Nam, Võ Khắc Triển Tiến Sĩ Nho Học Cuối Cùng Của Việt Nam, Võ Khắc Vui, Truyện Cười Kỷ Niệm Ngày Cưới, ý Nghĩa Của Truyện Cười Lợn Cưới áo Mới, Truyện Cười Lợn Cưới áo Mới, Bài Cúng Mẫu, Nhà Cung Cấp Của Oto Vì Dát, Bài Cúng Lễ ăn Hỏi, Bài Cúng Lập Bàn Thờ Thần Tài, Bài Cúng Làm Nhà, Lễ Cúng 49, Thể Lệ ước Mơ Cùng Yan, Bài Cúng Lễ Cất Nóc, Bài Văn Cung Xom Dau Năm, Bài Cúng Mụ, Bài Cúng Lễ Đầu Năm, Bài Cúng Mời Về ăn Tết, Bài Cúng Lễ Tạ Đất, Bài Văn Tế Cúng Đất, Bài Cúng Lễ Đổ Mái Nhà, Bài Cúng Làm ăn, Văn Tế Cúng ông Táo, Văn Tế Cúng ông Bà, Bài Cúng Giỗ, Cúng, Văn Tế Cúng Đầu Năm, Bài Cúng Đổ Mái, Văn Tế Cúng Đất Đầu Năm, Văn Tế Cúng Đất, Văn Tế Cúng Cô Hồn Đầu Năm, Văn Tế Cúng Các Bác, Bài Cúng Đầy Năm Cho Bé Gái, Bài Cúng Giỗ Bố, Bài Cúng Giỗ Đầu, Bài Cúng Kỵ Yên Đầu Năm, Vai Trò Cung Cấp Dầu Mỏ Của Tây Nam á, Văn Cúng Tạ Mộ, Văn Tế Cúng Xóm Đầu Năm, Văn Tế Cúng Xóm, Bài Cúng Hết Khó, Bài Cúng Hay, Văn Tế Cúng Xe, Văn Tế Cúng Rằm, Bài Cúng Gọi Hồn, Bài Cúng Giỗ ông, Bài Cúng Đầu Năm, Bài Cúng Thổ Địa, Bài Cúng Về Nhà Mới, Bài Cúng Vía Thần Tài, Bài Cúng Xây Nhà, Bài Cúng Xe, Bài Cúng Xe 16, Bài Cúng Xe Máy Mới Mua, Bài Cúng Xe Mới, Bài Cúng Rằm, Bài Cúng Thần Tài, Bài Cúng Xe ô Tô, Bài Cúng Rẫy, Bài Cúng Về Bếp Mới, Bài Cúng Sao, Bài Cúng Tẩy Uế, Bài Cúng Tam Tai, Bài Cúng Tạ ơn, Bài Cúng Tạ Đất, Bài Cúng Sơn Thần, Bài Cúng Sao Vân Hớn, Bài Cúng Sao Thổ Tú, Bài Cúng Vào Bếp Mới, Bài Cúng Sao Mộc Đức, Bài Cúng Vào Hè, Bài Cúng Xe ô Tô Mới Mua, Bài Cúng Xe Oto, Bài Cúng Xe Tải, Bài Cúng Ong Dia, Bài Cúng Ong Ba, Bài Cúng ở Phủ Tây Hồ, Bài Cúng ở Nhà Thờ Họ, Bài Cúng ở Mộ, Bài Cúng ở Đền Mẫu,

Sớ Cúng Đất Cuối Năm, Cúng Đất Cuối Năm, Văn Bản Buổi Học Cuối Cùng, Bài Giảng Cuối Cùng, Văn 8 Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Em Hãy Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Ngữ Văn 6 Văn Bản Buổi Học Cuối Cùng, Văn Bản 8 Chiếc Lá Cuối Cùng, Văn 8 Tóm Tắt Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài 8 Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Truyện Cười 12 Cung Hoàng Đạo, Nam Ok Quyết Định Cuối Cùng, Ngữ Văn 6 Tóm Tắt Truyện Buổi Học Cuối Cùng, Bài Giảng Văn 8 Chiếc Lá Cuối Cùng, ý Nghĩa Văn Bản Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài Giảng Buổi Học Cuối Cùng, Nội Dung Bài Buổi Học Cuối Cùng, Định Lý Cuối Cùng Của Fermat, Truyện Ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng, ý Nghĩa Truyện Ngắn Chiếc Lá Cuối Cùng, Võ Khắc Triển Tiến Sĩ Nho Học Cuối Cùng Của Việt Nam, Võ Khắc Triển Tiến Sĩ Nho Học Cuối Cùng Của Việt Nam, Võ Khắc Vui, Truyện Cười Kỷ Niệm Ngày Cưới, ý Nghĩa Của Truyện Cười Lợn Cưới áo Mới, Truyện Cười Lợn Cưới áo Mới, Bài Cúng Mẫu, Nhà Cung Cấp Của Oto Vì Dát, Bài Cúng Lễ ăn Hỏi, Bài Cúng Lập Bàn Thờ Thần Tài, Bài Cúng Làm Nhà, Lễ Cúng 49, Thể Lệ ước Mơ Cùng Yan, Bài Cúng Lễ Cất Nóc, Bài Văn Cung Xom Dau Năm, Bài Cúng Mụ, Bài Cúng Lễ Đầu Năm, Bài Cúng Mời Về ăn Tết, Bài Cúng Lễ Tạ Đất, Bài Văn Tế Cúng Đất, Bài Cúng Lễ Đổ Mái Nhà, Bài Cúng Làm ăn, Văn Tế Cúng ông Táo, Văn Tế Cúng ông Bà, Bài Cúng Giỗ, Cúng, Văn Tế Cúng Đầu Năm, Bài Cúng Đổ Mái, Văn Tế Cúng Đất Đầu Năm, Văn Tế Cúng Đất,

Sớ Cúng Phật Tào Quan

Mọi người chắc đã nghe nhiều đến lễ Trả Nợ Tào Quan, khi làm ăn xui xẻo, tình duyên lận đận… các Thầy thường cho đệ tử làm lễ Trả nợ Tào quan. Cho nên sớ Cúng Phật Tào Quan dùng để làm lễ trả nợ tào quan trả nợ vào kho Trời, trên các cung trời đạo lợi có các quan cai quản việc nợ của các gia chủ.

Mẫu lòng sớ cúng phật Tào Quan:

Phục dĩ

Sắc thân nam bảo năng vô tương thụ chi nhân duyên lai thế kim bằng tác sinh tiên chi công đức dục vọng chân ngôn tu sùng

Bảo phiệt

Viên hữu:……………………………………

Thượng phụng

Phật thánh hiến cúng…thiên duyên sinh kỳ an thỉnh phật tuyên kinh tào quan ký khố tập phúc nghênh tường

Tín chủ:………………………………………….

Đại giác phủ giám vi thành ngôn niệm thần đẳng tự thân vĩnh hoạch dương đạo tích nhật minh ti tá quá thiên khố ngân tiền thọ sinh

Kinh tào quan âm ti sử dụng thục thế nhân sinh do thị kim nguyệt cát nhật thì gia hạ dự tu

Kinh tiền điền hoàn túc trái dĩ kim cụ lục sự do tiên hành tấu thỉnh

Cung duy

Nam mô thập phương vô lượng thường trụ tam bảo

Nam mô tam thừa đẳng giác chư vị bồ tát

Nam mô đạo tràng giáo chủ bản sư thích ca mâu ni phật

Nam mô đại từ đại bi linh cảm quan thế âm bồ tát

Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế

Phục nguyệt

Chư ti biến đạt các hàng đàn diên dám thử vi thành chứng minh công đức tỷ thần để tử thị dĩ tổn tư chi mặc giác kinh

Tiền nạp đệ tào quan điền hoàn túc trái chiếu lai kinh tiền nhi giao nhập đối khiếm bộ tịch dĩ tiêu trừ túc trái vĩnh

Thanh âm dương quân lợi đãn thần hạ tình vô nhâm kích thiết bình doanh chi chí cẩn sớ

Thiên vận…niên…nguyệt nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.

Trả nợ Tào Quan là một phong tục của các Pháp sư miền Bắc, dùng để trả nợ những nợ nần trong tiền kiếp của mình, được quy đổi ra thành tiền Tào quan và Vãn sanh Kinh. Đây có lẽ là một cách nhắc nhở con người đừng làm những điều ác, để khỏi phải nợ nần. Tất nhiên, ai đã nợ đều là khổ rồi. Trong Phật giáo cũng khuyên người ta nên hành Thiện để khỏi phải chịu những quả báo do luật nhân quả gây ra .

Tào Quan là các vị trông giữ các bạ tịch của các sinh linh trong ba cõi. Trong một vòng Giáp Tý hay còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp thì có từng vị cai quản riêng, và mỗi vị lại có một cái kho riêng. Tiền nạp vào đây sẽ được sử dụng cho các việc công sự.

Việc trả nợ phải đến kỳ đến vận mới được trả, không phải cứ muốn trả là được, không phải lễ xong là được các Ngài chứng và xóa nợ cho, chưa đến hạn được trả nợ thì Lễ cũng sẽ được sếp vào kho để đấy, nợ vẫn hoàn nợ… không phải cứ vung tiền ra sắm nhiều đồ lễ, mời Thầy Pháp thật cao tay để cúng lễ… là trả được nợ … nếu nghiệp nặng do chính bản thân trong quá khứ đã tạo ra hoặc do gia tiền tiền tổ tạo ra ví dụ như: trong quá khứ đã từng giết người, cướp của… đến kiếp này cúng một mâm lễ đầy đủ… mấy quyển kinh, một ít tiền thiên khố… là được các Ngài xóa tội.

Nợ Tào quan cũng có nhiều mức, người nặng, người nhẹ khác nhau. Có người phải trả nợ Thiên Phủ, có người phải trả nợ Thủy Phủ, có người phải trả nợ Địa Phủ, có người phải trả nợ cả 3 cửa… tùy theo những nghiệp đã kiến tạo trong quá khứ.

Ngày Thiên xá.

Ngày 1 tháng 2 vía Nhất Điện Tần Quảng vương

Ngày 1 tháng 3 vía Nhị Điện Sở Giang vương.

Ngày 8 tháng 2 vìa Tam Điện Tống Đế Vương.

Ngày 18 tháng 2 Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương.

Ngày 8 tháng Giếng Vía Ngũ Diện Diêm La Vương.

Ngày 8 tháng 3 Vía Lục Điện Biến Thành Vương.

Ngày 27 tháng 3 vía Thất Điện Thái Sơn Vương.

Ngày 1 tháng 4 vía Bát Điện Bình Đẳng Vương.

Ngày 8 tháng 4 vía Cửu Điện Đô thị Vương.

Ngày 17 tháng 4 vía Thập Điện Chuyển luân vương.

Ngày 18 tháng 4 vía Tử Vi Đại đế.

Ngày 4 tháng 6 Chư Phật giáng lâm.

Ngày 30 tháng 7 Vía Địa Tạng Vương Bồ tát.

Ngày 8 tháng 10 Hải Hội Phật.

Ngoài ra còn có thể làm theo cái đại lễ cầu an hoặc ngày 1 ngày Rằm tại các chùa.

Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường.

Phần nền treo Bức “Liên trì Hải hội”. Hai bên treo: trái giám môn; phải, giám đàn. bên ngoài treo Bảng thang, bảng trà.

Nhưng cũng tùy trường hợp nợ phải trả và không phải trả.

Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan.

Người kiếp này (hiện tại) nợ Tào Quan mà không trả sẽ xảy ra hai trường hợp:

Sau khi chết: vong tiếp tục được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập đắc thành quả, được lên cõi cao hơn thì nợ Tào Quan được xóa.

Sau khi chết: vong được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập không xong do nghiệp quả quá nặng mà phải quay lại cõi Nhân tái sanh làm người, thì do nợ Tào Quan quá nhiều, cộng với nghiệp quả đó nên sẽ phải bị phá sản, nhà tan, nghiệp đổ.

Theo: Kim Dung

Nguồn: Sưu tầm