Sắm Lễ Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì ?

1. Cúng phật gồm có những gì?

– Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất. – Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7. – Mâm cỗ cúng chuẩn bị như sau: Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. – Cách khấn vái: khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh – kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

2. Cúng thần linh và gia tiên cần những gì?

– Tầm tháng 6 hay tháng 7 Âm lịch hàng năm là vào vụ thu hoạch mùa màng của bà con nông nghiệp nên để có được nhiều may mắn và thu hoạch được vụ mùa bội thu bà con thường cầu xin thần linh bắt giam oan hồn khỏi quấy nhiễu công việc của họ. Cứ đúng rằm tháng 7 thì công việc được hoàn tất. – Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa. – Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

3. Cúng cô hồn gồm có gì?

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Sắm lễ cúng cô hồn gồm có:

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. – Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc). – Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc. – Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá). – Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa) Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Qua bài viết: Lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì ? hi vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về lễ cúng trong rằm tháng 7, để có thể làm đúng lễ chúng tôi đình không nên bỏ qua cúng rằm tháng 7, bởi đây là nghi thức giúp gia đình tránh được các vận xui, và mang đến điều tốt đẹp, ăn nên làm ra cho gia đình.

Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Lễ Vật Gì?

Rằm tháng 7 hay còn là ngày Vu Lan báo hiếu, các gia đình thường làm lễ để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ, tổ tiên và những người thân đã mất của mình. Ngoài chuẩn bị bài văn khấn rằm tháng 7, các gia đình còn sửa soạn mâm cơm cúng lễ sao cho chu toàn, tươm tất nhất có thể.

Trong mỗi gia đình người Việt, trên bàn thờ tổ tiên thường có 3 bát hương gồm bát hương ở giữa có vị trí cao nhất dùng để thờ Phật, bát hương ở bên phải dùng để thờ thổ công thần linh và bát hương ở bên trái dùng để thờ cúng gia tiên.

Thông thường vào những ngày này, mọi người thường nên chùa nhờ thờ làm lễ vào ban ngày, rồi sau đó chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản hay mâm ngũ quả thắp hương lên bàn thờ Phật rồi thụ lộc ở nhà.

Theo phong tục tập quán người Việt, lễ cúng Đức Phật đơn giản thường chuẩn bị một con gà trống luộc để nguyên con và xôi (hoặc bạn có thể thay xôi bằng bánh chưng, lưu ý bánh chưng phải bóc hết lá và không được xắt thành miếng nhỏ). Nếu bạn muốn chuẩn bị mâm lễ đầy đủ hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm hoa, rượu và một ít trái cây.

Còn nếu bạn làm mâm lễ cúng gia tiên thì bạn có thể làm mâm lễ mặn hoặc mâm lễ chay tùy ý bạn, tuy vậy các nhà phong thủy vẫn khuyên bạn nên làm mâm lễ chay thì sẽ tốt hơn. Thông thường, mâm lễ mặn thường có xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và một ít đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm một mâm lễ chay đơn giản để cúng chúng sinh, hay những linh hồn lang thang không nương tựa. Tương truyền rằng, buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch là thời gian mà các vong hồn trở về địa ngục nên đây là thời gian cúng chúng sinh chuẩn nhất. Tuy nhiên khi thực hiện nghi thức cúng chúng sinh, mâm lễ phải được dọn ra ngoài sân hay trước cửa nhà và mâm lễ không được có những món mặn hay quá phức tạp, bởi theo quan niệm làm như vậy để tránh các cô hồn nảy sinh lòng tham, không muốn rời xa trần gian, từ đó gây nũng loạn và quấy nhiễu cuộc sống gia đình bạn.

Mâm lễ cúng chúng sinh gồm có:

12 chén cháo trắng nấu loãng

1 đĩa hoa quả gồm 5 loại quả với 5 loại màu khác nhau

12 cục đường thẻ

Một ít bỏng ngô và bánh kẹo

3 ly nước

3 nén nhang

2 ngọn nến

Muối gạo

Đối với muối gạo thì ta sẽ dùng để rắc ra vỉa hè, sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi thực hiện xong nghi lễ.

Trong những ngày này, bạn có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua…tùy vào hoàn cảnh gia đình, đây là việc không bắt buộc phải thực hiện tuy nhiên nó sẽ may lại nhiều may mắn, tích nhiều công đức cho tổ tiên, tuy nhiên khi phóng sinh bạn cần phải có suy nghĩ vô tư, trong sáng, thành tâm làm phúc thì mới mang lại hiệu quả cao.

Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì?

Bạn có biết mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì và cách khấn cúng như thế nào chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn sắp lễ cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất.

Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

Mâm cúng Phật rằm tháng 7

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Lúc làm lễ cúng nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này. Một điều cũng cần đặc biệt chú ý nữa là theo quan niệm từ lâu đời mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày.

Cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

Mâm cúng rằm tháng 7

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước…

Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy, dân gian thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để chúng không quấy nhiễu dương gian.

Mâm cỗ cúng cô hồn thường bao gồm:

– Muối gạo (1 dĩa)

– Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ ), hay là cơm vắt : 3 vắt

– 12 cục đường thẻ .

– Giấy áo, giấy tiền vàng bạc .

– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

– Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì Mới Không Phạm

Lễ Vu Lan nên cúng ở chùa hay ở nhà trước?

Theo nhà chùa, việc cúng Lễ Vu Lan rằm Tháng Bảy thì cúng ở nhà hay ở chùa trước đều được. Việc sắp xếp thời gian, lễ cúng tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình.Nhiều gia đình chỉ chọn cúng lễ Vu Lan ở nhà. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì nên làm lễ cúng ở chùa để hồi hướng cho ông bà, cha mẹ và những người đã khuất khác.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày Rằm tháng 7 không nằm ở mâm cao cỗ đầy mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người. Còn Sư thầy Thích Đàm Trung chia sẻ, cúng Rằm tháng 7 mỗi nơi một khác song giống nhau ở tấm lòng thành, tâm hướng thiện với các hoạt động thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Lễ cúng Rằm tháng 7 nếu là người bình thường thì hay lắm lễ mặn. Người theo đạo Phật thường giữ giới, không sát sinh nên cúng chay, tất cả hài hòa không bắt buộc phải thế này thế kia.

Cũng theo Sư thầy Thích Đàm Trung, trong lễ Vu Lan, người theo đạo Phật thường tụng những biến kinh hồi hướng cho bố mẹ, cửu huyền thất tổ lúc nào cũng được. Nếu theo tôn giáo khác thì dùng tâm hướng đến người đã khuất. Nên lễ Vu Lan ở các chùa trước bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. Sau đó về nhà làm lễ thắp hương tưởng nhớ tới gia tiên, cửu huyền thất tổ.

Riêng với lễ cúng cô hồn, theo Nhà nghiên cứu văn hóa, họa sĩ Trình Yên (Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam), là lễ độ cho các vong hồn lang thang không người cúng giỗ nên tháng nào, đàn lễ nào cũng có. Một đàn có thể cúng nhiều lễ, chương cuối cùng thường có cúng cô hồn.

Theo Sư thầy Thích Đàm Trung, trong ngày Rằm tháng 7, các gia đình nên làm lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày còn cúng cô hồn nên cúng vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ.

Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.

Cúng Rằm tháng Bảy vào ngày nào?

Theo các sư thầy, mùa Vu Lan không hạn chế đến Rằm tháng 7 là hết mà có thể cúng lễ Vu Lan từ 1/7 đến hết tháng 7 âm lịch, miễn là chọn vào ngày phù hợp, thuận tiện cho gia đình sum họp.

Khi cúng Vu Lan tại nhà nên cúng gia tiên trước, vào ban ngày rồi làm lễ phóng sinh và cuối cùng là cúng chúng sinh cho các vong linh không nơi nương tựa, không nhất thiết phải vào buổi tối, có thể cúng ngay sau khi phóng sinh.

Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ nay tới Rằm tháng 7.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Vu Lan thế nào mới đúng?

Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Ban Nghi lễ TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn:

Theo tục xưa, Rằm tháng 7 mọi gia đình đều sắm 2 lễ để cúng:

Lễ cúng gia tiên gồm: Hương hoa, rượu xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy.

Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa, vàng mã, tiền giấy quần áo chúng sinh.

Đối với Phật tử, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm Tháng Bảy phải là cỗ chay.

Còn với các gia đình chưa quy y cửa Phật thì có thể làm mâm cỗ mặn cúng ở nhà. Nhưng nếu lên chùa làm lễ cúng thì phải chuẩn bị cỗ chay.

Xem ý nghĩa Lễ cúng cô hồn và cầu siêu