Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng Bảy / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Rằm Tháng Bảy Là Ngày Mấy? Cách Sắm Lễ, Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Bảy

Ngày Rằm tháng Bảy vừa là ngày Lễ Vu Lan, vừa là ngày Tết Trung Nguyên (xá tội vong nhân ). Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu còn Tết Trung Nguyên là ngày xá tội vong nhân.

Sự tích Rằm tháng Bảy – Vu lan báo hiếu

Người miền Bắc vẫn quen gọi ngày rằm tháng 7 là ngày “xá tội vong nhân” cúng các chúng sinh không nhà không cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mở khoá lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu Lan.

Ở miền Nam, rằm tháng 7 thường gọi là tết Vu Lan, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ Phật giáo. Theo đó, Mục Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu. Tên thật của Mục Liên là La Bộc.

Chuyện xưa kể rằng La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng bao lâu bà mẹ chết.

Chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Khiên Liên (Mục Liên) và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ.

Nơi đây bà mẹ Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm dâng mẹ. Mẹ ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoà ra than lửa đỏ hồng. Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch Đức Phật. Phật dạy phải nhờ tới uy lực mười phương Chúng Tăng, cách cứu độ để những bà mẹ hiện đang đau khổ đều được giải thoát.

Ngày rằm tháng 7 là ngày tự thứ của mười phương Tăng, tất thảy đều tư bi, ứng thọ. Ai được cúng đường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác đạo, ứng niệm giải thoát. Cũng thế chiếc chậu Vu Lan đựng những tu lực chứng tâm hậu nhất của những đệ tử Đức Phật có thể chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành của con người. Mục Liên làm đúng lời Phật dạy, quả nhân mẹ ông được giải thoát. Mục Liên theo mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời họ hàng nhà mình.

Cũng xuất phát từ tư tưởng “nhân- hiếu- trung- tín” của Nho giáo và Đạo giáo bên Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 còn gọi là tết Trung Nguyên có tục tế lễ tổ tiên. Đạo giáo còn cho rằng Trung Nguyên một trong ba “nhật kỳ” của tam cung thần cai quản họa phúc của con người chính là ngày Địa cung xá tội. Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày này ở âm phủ khảo chiếu sổ sách để đại xá cho các linh hồn ma quỷ cô đơn ngoài đồng nội.

Vì vậy ngày này cùng với cúng tổ tiên nhân dân còn nấu cháo hoa, bỏng ngô, tiền giấy cúng chúng sinh mong họ siêu thoát cũng để tích công đức cho bản thân.

Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu Lan, con cái báo ân cha mẹ.

Lễ cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên. Cách cúng lễ Vu Lan, rằm tháng Bảy tại nhà thường có các lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

2. Cúng thần linh và gia tiên

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

a. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm …. (Nhâm Thìn)

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

b. Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm ….

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

3. Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo miền Bắc) tại nhà

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

* Sắm lễ:

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Sắp lễ cúng thí thực cô hồn tại nhà

Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

4. Cúng phóng sinh

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình phật tử, không bắt buộc.

Văn khấn cúng phóng sinh

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

các ngươi trước lòng trần tục lắm

nên đời nay chìm đắm sông mê

tối tăm chẳng biết làm lành

gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

do vì đời trước ác tâm

nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

do vì ghen ghét, tham sân

do vì lợi dưỡng hại người làm vui

do vì gây oán chuốc thù

do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

do vì chia cách, giam cầm

do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

cầu xin Phật lực từ bi

lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

nay nhờ Tăng chúng hộ trì

kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

hoặc sanh lên các cõi trời

hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

hoặc sanh lên được làm người

biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)

Cách Sắm Lễ Và Bài Văn Cúng Chúng Sinh Dịp Rằm Tháng Bảy

Ngày Vu Lan – rằm tháng 7 – là lễ lớn trong năm của người Việt, hãy chuẩn bị mâm cỗ đầy đặn, bày biện theo đúng lễ nghi để tỏ lòng thành tâm.

Rằm tháng 7 hàng năm, các gia đình thường thắp hương để tưởng nhớ đến những người thân thiết và những vong hồn chưa được siêu thoát. Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà, bao gồm các lễ: cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, cúng cô hồn.

Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7

* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ. – Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc). – Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc. – Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá). – Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Mâm lễ cúng chúng sinh dịp rằm tháng 7 âm lịch

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Bài văn cúng chúng sinh rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:……………………………… Vợ/Chồng:…………………………. Con trai:…………………………… Con gái:……………………………. Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Các lễ cúng rằm tháng 7

Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà, bao gồm các lễ: cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, cúng cô hồn.

1. Cúng Phật

– Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất.

– Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.

– Mâm cỗ cúng chuẩn bị như sau: Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

– Cách khấn vái: khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh – kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

2. Cúng thần linh và gia tiên

– Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt dưới lễ cúng Phật và trên Lễ cúng gia tiên.

– Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.

– Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức…để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

3. Cúng chúng sinh

– Vị trí đặt lễ: Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

– Chuẩn bị mâm cỗ cúng bao gồm:

+ Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ

+Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

+ Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc

+ Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)

+ Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà (nhiều gia đình có quan niệm mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết cách mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ) thì có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp này đều làm lễ cúng chúng sinh.

Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa.

Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7

– Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên thì phải được cúng trong nhà, còn cúng chúng sinh thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà hoặc có thể thực hiện ở chùa.

– Nếu thực hiện cúng chúng sinh ở nhà thì khi tung gạo, muối (sau khi cúng xong), bạn nên đứng trong nhà và tung từ trong ra ngoài, tuyệt đối không được tung ngược lại bởi theo quan niệm dân gian thì hành động này sẽ rước các vong hồn vất vưởng vào nhà.

– Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao nhất rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.

– Trong ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng, vì thế bạn nên ghi rõ tên người nhận lên các vật dụng bằng giấy khi cúng cho gia tiên, đồng thời khi cúng nên đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận.

Văn Cúng Cô Hồn, Cúng Rằm Tháng Bảy Văn Khấn Rằm Tháng Bảy

Văn cúng cô hồn, cúng Rằm tháng Bảy Văn khấn Rằm tháng Bảy – Lễ Vu Lan tại nhà

Văn cúng Rằm tháng Bảy

Những điều kiêng kỵ và nên làm trong tháng Cô hồn Sự tích lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7

Trong ngày lễ Vu Lan, mọi người cùng nhau đến chùa để thắp nhang, khấn nguyện, cầu siêu cho người đã khuất, cầu mong cho gia đình, người thân được nhiều cơ may, hạnh phúc.

Những ai cài bông hoa màu đỏ, màu hồng là có ý nghĩa thầm cảm tạ trời đất vì mình vẫn còn được phụng dưỡng cha mẹ. Còn người cài hoa trắng là những người đã không còn bậc sinh thành…

Cúng Rằm tháng Bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên. Cúng lễ Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có các lễ: Cúng Phật, cúng Thần linh, cúng Gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

mocnoi.com xin giới thiệu đến các bạn những bài văn cúng trong ngày Rằm tháng Bảy, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Cúng Phật

Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất, sau đó là lễ thần linh và cuối cùng là mâm lễ gia tiên.Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật.

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

2. Cúng thần linh và gia tiên

Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

a. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ………………… (Ví dụ: năm Giáp Ngọ)

Tín chủ chúng con tên là:…………………………………. ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp Lễ Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

b. Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ …………………… (Ví dụ: Nguyễn, Lê, Trần …) và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng 7 năm …………………. (Ví dụ: năm Giáp Ngọ)

Gặp Lễ Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ …………. (Ví dụ: Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám!

3. Cúng thí thực cô hồn tại nhà

Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

Hoa, ngũ quả: 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………………………………………………………………………………………………………..

Vợ (Chồng):…………………………………………………………………………………………………………………………

Con trai:……………………………………………………………………………………………………………………………..

Con gái:………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………….

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

4. Cúng phóng sinh

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình, không bắt buộc.

Văn khấn cúng phóng sinh:

Chúng sanh nay có bấy nhiêu

Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn

Các ngươi trước lòng trần tục lắm

Nên đời nay chìm đắm sông mê

Tối tăm chẳng biết làm lành

Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân

Do vì đời trước ác tâm

Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng

Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng

Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh

Do vì ghen ghét, tham sân

Do vì lợi dưỡng hại người làm vui

Do vì gây oán chuốc thù

Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng

Do vì chia cách, giam cầm

Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình

Cầu xin Phật lực từ bi

Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương

Nay nhờ Tăng chúng hộ trì

Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau

Hoặc sanh lên các cõi trời

Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành

Hoặc sanh lên được làm người

Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..

Chúng sanh Quy y Phật

Chúng sanh Quy y Pháp

Chúng sanh Quy y Tăng….

Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)

Lưu ý khi cúng cô hồn

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi cúng cô hồn phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong.

Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai, từ trẻ em đến những tay anh chị quậy phá, được xem là “cô hồn sống”.

Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình.

Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.

Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là tín hiệu tốt.

Lễ Cúng Gia Tiên Cúng Cô Hồn Rằm Tháng Bảy

Lễ Cúng Gia Tiên Cúng Cô Hồn Rằm Tháng Bảy

| –

Hướng dẫn sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà đúng và đủ

Tháng 7 âm lịch là một trong những tháng cực kì quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Việt. (phongthuytamthien.com)

Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà đối với nhiều người đã quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết sắm lễ đúng và chuẩn. Trung Tâm Phong Thủy Tâm Thiện -giới thiệu đến độc giả cách sắm lễ đúng nhất và bài cúng Thày Tâm Thiện thường dùng cúng chúng sinh -cô hồn

Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà muốn đúng, cần hiểu rõ ý nghĩa của lễ.Cúng : Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng mở cửa địa ngục,

vào ngày 15 âm lịch từ 12 giờ chưa

– trên dương gian có rất nhiều âm hồn vất vưởng. Vì thế cần tổ chức lễ cúng cô hồn để gia đình được bình an, không bị quấy nhiễu.

Với người tín Phật, tháng 7 là tháng nên lập lễ cúng ngạ quỷ – để chúng không tới phá, đồng thời giúp chúng siêu thoát, đầu thai kiếp khác, coi như là tích phúc đức.

Ngoài ra, 15/7 âm lịch còn là ngày Vu Lan báo hiếu, tháng 7 tháng của ân tình, đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nên làm lễ cúng để tích phúc, cầu an cho cha mẹ đang sống và siêu độ cho cha mẹ đã qua đời. Ngày nay, có rất nhiều người dù không theo đạo Phật nhưng vẫn tự nguyện tiến hành lễ này vì ý nghĩa tốt đẹp của nó.

Vì vậy mà Rằm tháng 7 người Việt có 2 lễ cúng lớn,

(1&cúng cô hồn xá tội vong nhân -2^ cúng Vu Lan báo hiếu )

hai lễ này có những nghi thức hoàn toàn khác nhau, không nên nhầm lẫn. Hai lễ này có thể tổ chức cúng trên chùa, tuy nhiên không ít người muốn tổ chức cúng tại gia.

Sắm lễ cúng Rằm tháng 7 tại gia như thế nào mới đúng chuẩn, đúng lễ? Mời các bạn cùng tham khảo.

Sắm lễ cúng cô hồn xá tội vong nhân

Lễ cúng cô hồn là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời cũng là dịp lễ mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vì thế, nên biết để cúng sao cho đúng, cho đầy đủ và trang trọng nhất.

Sắm lễ cúng cô hồn tại nhà thực ra không nên quá cầu kì, cao sang, quan trọng nhất là chính xác.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình kết hợp cúng chúng sinh cô hồn và cúng gia tiên trong cùng một dịp. Cúng gia tiên thì có thể bày lễ mặn, làm cơm canh dâng lên. Lưu ý, hai lễ này phải bày hai bên, tách riêng và khi cúng phải khấn rõ từng mục đích, đối tượng để tránh nhầm lẫn.

2 & cúng Vu Lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan không chỉ báo hiếu cho cha mẹ kiếp này mà còn báo hiếu cho cha mẹ của 7 kiếp trước nên có thể cha mẹ hiện tại đang khỏe mạnh thì vẫn tổ chức lễ cúng như thường, không có vấn đề gì hết. Thông thường các chùa sẽ tiến hành đại lễ chung vào ngày Rằm tháng 7 nhưng với những người muốn tự tiến hành tại gia thì cũng không hề khó khăn.

Phật giáo không coi trọng mâm cao cỗ đầy, chỉ hướng về thành tâm, người có lòng ắt được chứng cho. Sắm lễ cúng Vu Lan tại nhà chỉ cần biện một mâm cỗ chay hoặc một mâm ngũ quả cùng đăng đèn, nước sạch dâng lên là đủ. Trong lễ tiến hành đọc kinh Vu Lan báo hiếu, cầu bình an, tuổi thọ và kết nghiệp lành cho cha mẹ.

Với những thông tin rõ ràng, đầy đủ ở trên, hi vọng rằng bạn đọc của chúng tôi sẽ tự tin chuẩn bị cho dịp lễ tháng 7 âm lịch thật chu đáo..!

Theo Tín Ngưỡng

Theo tín ngưỡng dân gian, tháng 7 gọi là “tháng cô hồn”, trong tháng 7, có ngày rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn được xóa tội và có lên dương gian, do đó hay còn gọi là tháng “xóa tội vong nhân”. Trong tháng này, mọi gia đình đều có lễ cúng gọi là cúng cô hồn và cúng gia tiên.

Nhiều gia đình Việt và rất nhiều nước Á Đông, thường cúng Rằm tháng 7 tại nhà cho vong linh và gia tiên vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch, ngoài ra còn có lễ cúng cho những linh hồn không có nhà cửa đi lang thang đó đây.

Văn khấn, cách sắm lễ cúng cô hồn

Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (Âm lịch).

Trong lễ cúng thì đồ lễ là quan trọng nhất, nếu mua lễ không đúng hoặc thiếu thừa, buổi lễ cúng sẽ không còn hiệu nghiệm.

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 200 đến 500 bộ.

– Tiền chúng sinh (tiền trinh) tùy tâm , hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nếu cúng thêm cháo thì thêm đĩa gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Đặc biệt Không cúng xôi hay gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời. Phải nhớ kỹ cúng ngoài trời vì đây là cúng cho các linh hồn đi lang thang, chứ không phải cúng cho gia tiên, cúng gia tiên thì cỗ đặt ở trong nhà.

một mâm cơm chay là tốt nhất

còn không tùy gia đình có thể cúng lễ mặn: cơm và canh mặn -sôi gà..vv tiền vàng tùy tâm ,hoa ,Nến phù tửu trầu cau -1 ấm nước trè 3 cái chén 1 chai rượu 3 cái chén ..ngoài ra đặc biệt là quần áo cho gia tiên có ghi tên vào mảnh giấy cài vào từng bộ-không nên sắm lễ quá cầu kỳ tốn kém

Thầy Tâm Thiện -giới Thiệu Bài Cúng – Thày Dùng Cúng Thập Loại Cô Hồn -Đến Cộng Đồng …

BÀI CÚNG

Nam mô phật đà gia- nam mô đạt ma gia-nam mô tăng già gia

-nam mô khả giáo át đà nan tôn giả

Tiếp dẫn chúng sinh đông tây nam băc

-Tử duy thượng hạ tây đông-nam nữ đẳng chúng thập nhị cô hồn.- Đồng lai thọ cam lồ vỵ.

-Kính trình thượng hạ bốn phương- Nghe văn chúc thực mời khuyên cô hồn

-Thượng trung hạ đẳng tam tôn-Tôi mời trước nghe mõ thỉnh ba hồi-

Hương dâng lễ vật ra nơi đàn tràng,cháo hoa đơm sẵn mấy hàng-Aó quần ngũ sắc bạc vàng chan chen

-cỗ chay cháo nẻ trầu cau-Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh-gạo muối quả thực hoa đăng

-Trước mời đại thánh A nan-Triêu đàn đai sỹ giáng đàn phân minh-Sau mời các loại chúng sinh.

Triêu đồ bát nạn chúng sinh mọi loài-Gái trai già trẻ gần xa-Chúng sinh không cửa không nhà ,không mồ không mả khắp hòa bốn phương -Gốc cây só chợ đầu đường.Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

-Quanh năm đói rét cơ hàn.Không manh áo mỏng che làn heo may-Cô hồn nam bắc đông tây -Trẻ già trai gái về đây họp bàn.-Rù rằng chết uổng chết oan-Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu.-Chết tai nạn chết ốm đau-Chết đâm chết chém đánh nhau tiền tình.

Ngã cây nước lửa đao binh ở đời. Dương gian âm phủ mọi nơi-thủy phủ nhạc phủ tôi mời trớ lên

.Lầu cao cùng các quán cầu.-nghe văn chúc thực đâu đâu thời về-nhân nay trong tiết …này

-Chúng sinh đã đến bản đàn nghe kinh-Chữ rằng sinh giữ tử lành-bóng cây cầu quán rằng thanh mặt trời-không ai thờ cúng cho ăn-bụng đói Dạ rét khổ thân cô hồn-Có người tiền của vô vàn,Phải khi bện ách rồi tàn sạch không

-Lạc loài nam bắc tây đông-Vợ trẳng gập chồng cha trẳng gập con-Thác xuống làm kẻ cô hồn

-lênh đênh mặt nước đầu non giãi giầu.Trẳng biết ăn đâu ở đâu-Ngày sầu mười khắc đêm sầu năm canh- Xuôi xuôi ngược ngược lang thang-Thương thay những kẻ thiệt thân cô hồn-

Laị thương những kẻ đề huề, con nắm con dắt tối về sáng đi-Hỡi ơi những kẻ tiểu nhi

-Xảy cha lạc mẹ ai thời tựa nương-hỡi ôi càng nghĩ càng thương-trầm luân rồi cũng có đường tiêu sinh-Khuyên ai khéo ở cho lành-kiếp này chẳng gập để dành liếp sau

-Phật trời có phụ ai đâu-Sở nguyện như ý sở cầu tồng tâm-thiết thực cháo có một nồi-mười phương biến kịp mọi người no say

.-Hay là nương thân từ phật tự.hay là nương chốn đồng không-Lẻ năm lẻ bảy bảo nhau mà về.- nào là trai gái trẻ già.bảo nhau ngồi suống đuề huề cùng ăn-nhiều người ăn ít , ít ngươi ăn nhiều-Qủa thực thì có bấy nhiêu. Đem mà chia hết cho đều chúng sinh -Nghe tiếng gà tìm đường ẩn giận

-lặn mặt trời lẩn thẩn dò la-Lôi thôi cõng trẻ rắt già-có khôn thiêng hãy về mà nghe kinh

.phật hữu tình từ bi phổ độ-chớ nghĩ rằng có có không không-nhờ phép phật thần thông quảng đại-Chuyển pháp luân tam giớ thập phương

-nhẩn nhơ tiên diện ma vương-hình kỳ một lá dẫn đường chúng sinh

-nhờ phép phật uy linh dũng mãnh-trong giấc mơ khuy tỉnh chiêm bao-mười loài là những loài nào-gái trai già trẻ đều vào nghe kinh-phép phù sinh như hình ảo ảnh-có chữ rằng vạn cảnh giai không.

-ai ơi lấy phật làm lành-Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi, Đâu chuẩn đề vang lời phật giáo

-của có chi bát cháo nén hương .-gọi là mảnh áo thỏi vàng-giúp cho làm của ăn đường quy thiên-Phép tiên biến ít thành nhiều-Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sinh

-nguyện độ phong trần vô đơm cúng -hoa khai ảnh thụ hữu trường ngân

,kim thiều hạnh ngộ bồ đề giả-chúng đẳng cô hồn khám hỷ tâm. chỉ tận thiên đường khi viễn lộ

.quần mông giải thoát chốn hàn lâm. Ơi hỡi cô hồn khổ não tâm-ăn song thời trở gia về

-phù cho tín chủ lộc tài-an khang – hòa thuận trong ngoài tốt tươi-Chúng sinh nhận hưởng song rồi

-rắt nhau già trẻ về nơi âm phần-Tín chủ thiêu hóa kim ngân-vàng bạc áo quần đã đượcu phân chia-vừa rồi khoa đọc dành dành-,một văn chúc thực cô hồn mời khuyên-Thần thông biến hóa vô biên-Nhất thì biến thập- thập phương biến ngàn-Hằng hà xa số chỉ văn-cứu độ hết thảy khắp trần chúng sinh-Nam mô nhất thiết siêu thăng thượng đẳng

TIỄN

kính bạch chủ hộ pháp chư thần -linh thiên long atu la. cửu bàn trà đến đây nghe pháp-đã song

ai nấy trở về nơi bản tọa-Thiên thượng trở về nơi thiên thượng-Địa phủ quay về nơi địa linh- sơn nhạc hoàn quy sơn nhạc

-Thánh đến lưu ân thần về lưu phúc

ở mặt đất hoặc ở trên không-mong tất cả nương theo tránh pháp-ngày đêm tu xót thương người đời-nên cứu độ phù hộ cho thế giới yên bình vô biên-phúc trí lợi quần sinh-Tội trướng oan gia xin trừ diệt-xa rời biển khổ vào viên tịch-thường dùng hương giới tu pháp sáng-giữ gìn đỉnh phục mặc cho thân bồ đề riệu hóa thật trang nghiêm-cùng theo chốn ở thường an lạc-(nam mô đăng viên lộ bồ tát ma ha tát-)3 nam mô phật đà gia

*Bát nhã.

.Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.-Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.-Xá Lợi Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.-Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề Tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.-Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.-Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:-Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha. (3 lần)

*hồi hướng

hôm nay ngày ..tháng…năm…tại gia tín chủ con…..địa chỉ..

tín chủ con thiết lập pháp đàn cúng thập loại cô hồn.nhân ngày xóa tội vong nhân

-Nguyện được tiêu tam chướng trừ phiền não Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu-Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ-Thế thế thường hành Bồ Tát đạo Nguyện sinh Tây phương Tịnh độ trung-Cửu phẩm Liên hoa vi Phụ Mẫu-Hoa khai kiến Phật ngộ Vô SinhBất thối Bồ Tát vi bạn lữ-Nguyện dĩ thử công đức Phổ cập ư nhứt thiết-Ngã đẳng dữ chúng sinh Giai cộng thành Phật Đạo.

TAM TỰ QUY

Tự quy y phật xin nguyện chúng sinh, thể theo Đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lạy)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lạy)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)

THẬP GIẢ

*thập giả nhất giả thổ địa phong dường -nhị giả gia trạch bình an- tam giả tiên vong sanh thiên -tứ giả thiện tồn thọ ích- ngũ giả cầu giả toại ý -lục giả vô thủy hỏa tai- thất giả hư hao tật trừ -bát giả đoạn tuyệt ác mộng

cửu giả xuất nhập thần hồn -thập giả đa ngộ thánh nhân (kiết án vào gạo muối ngón tay nắm chặt mắt ấn- hô thế xuất thế gian buông tay -các vãi hô tùy nguyện sở thành )3 lần

lễ tất 5 lễ