Sắm Lễ Chuyển Bàn Thờ Thần Tài / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Sắm Lễ Ngày Rằm Bàn Thờ Thần Tài

Ý nghĩa tục thờ cúng Thần Tài ngày rằm

Theo tục lệ, vào ngày mùng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng, các gia đình Việt Nam thường làm lễ cúng Thần Tài để cầu xin sức khỏe, bình an, may mắn và thành đạt cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, với các gia đình làm kinh doanh thì đây là một nghi thức không thể thiếu để cầu tài lộc hàng tháng.

Bởi, Thần Tài mang lại may mắn trong công việc làm ăn, kinh doanh cho gia chủ. Vì vậy, hầu hết các hộ kinh doanh đều đặt bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa ở ngay vị trí đắc địa nhất. Bên cạnh đó, ngoài Thần Tài thì Thổ Địa cũng được dân gian tin rằng sẽ đem đến nhiều tài lộc. Thổ địa là một vị thần cai quản một vùng đất, chính vì thế để làm ăn thuận lợi trên mảnh đất hiện tại hay nhưng việc đựng chạm đến đất đai như cất nhà, mở vườn, đào huyệt đều phải cúng ông địa.

Sắm lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa bạn không nên bỏ qua

Lễ cúng vào ngày mùng 1 (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay. gồm:

Hương

Hoa

Trầu cau

Đĩa hoa quả cúng 5 loại trái cây khác nhau

Tiền vàng

Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: rượu, gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mùng 1 và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, trầu cau, trà nước.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của người xưa thì Thần tài là vị thần có sở thích ăn cua biển, tôm và chuối chín còn ông Địa lại có sở thích hút thuốc lá, uống cafe và ăn chuối xiêm. Vì vậy, việc lựa chọn những món ăn hai ông ưa thích cũng là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính của mình.

Những lưu ý ngày rằm khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa

Không những thế, ông Địa – Thần tài còn là những vị thần ưa sạch sẽ, không thích sự bề bộn, bụi bẩn. Vì thế, gia chủ cần phải thường xuyên giữ cho bàn thờ được sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

Để cầu mong tài lộc, thịnh vượng, các gia đình luôn quan tâm tới lễ vật bày biện trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa. Theo đó, các loại hoa trái luôn phải tươi ngon, không bao giờ để hoa héo trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.

Các loại hoa cúng Thần Tài, Thổ Địa không được là hoa giả mà phải tươi, có mùi thơm càng tốt. Phổ biến là mẫu đơn đỏ, hoa cúc, hoa hồng và các loại hoa có hương thơm như hoa ngọc lan, hoa cau…

Cúng thần Tài ngày rằm với những nghi lễ cần biết

Thông thường ở một số gia đình làm ăn buôn bán, họ sẽ thắp nhang và đọc văn khấn vào buổi sáng, trước khi mở cửa kinh doanh. Một số khác sẽ thắp nhang vào buổi tối. Nhìn chung, thời gian thắp nhang và khấn không cố định nhưng bạn nên lựa chọn giờ tốt để thực hiện.

Với nước trên bàn thờ, bạn nên để trong 5 chén nước và cần phải rửa sạch trước khi đựng. Nước cũng nên lấy nước sạch và không nên rót đầy tránh bị sánh ra bàn thờ, không tốt. Đồng thời bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề tỉa bớt chân nhang để tránh đầy lư nhang.

Khi rút chân nhang, nên rút từng cây một, không được rút một bó nhang. Không những thế, bạn nên để lại những chân nhang đẹp và để theo số lẻ. Số chân nhang đã rút nên mang đi cắm ở gốc cây trong vườn nhà hoặc mang đi hóa. Và nên tỉa bớt chân nhang vào ngày cúng rằm hàng tháng.

Văn Khấn Di Chuyển Bàn Thờ Thần Tài

Phong thủy đặt vị trí bàn thờ thần Tài trong mỗi gia đình đều vô cùng quan trọng, theo quan niệm của người xưa thì nó còn ảnh hưởng tới hầu hết vấn đề phong thủy bên cạnh của gia chủ ấy. do đó việc làm cho lễ cúng, đọc văn khấn chuyển bàn thờ Thần Tài là điều quan trọng.

Văn khấn di chuyển bàn thờ Thần Tài

Văn khấn tại ban thờ Thần Tài cũ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật Hôm nay là ngày: …. tháng … năm ………… 20… Tín chủ con là: …………………..tuổi…. Hiện đang trú tại: ………………………………………………

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần Tài” – Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ……….. sang phòng ……… Tuy vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ : ……………………. con xin rập đầu kính bái.

Văn khấn chuyển Thần Tài đến vị trí mới

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật Hôm nay là ngày : …. tháng …. năm ……….. 20….. Tín chủ con là: …………… tuổi…..

Tín chủ con kính cáo: Chư vị Thổ địa mạch long thần, Tài thần cho phép con sửa soạn lễ vật : Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, cùng thứ phẩm chi nghi xin làm lễ chuyển ban thờ Thổ địa bản gia, đến vị trí mới đắc đáo linh địa.

Con là người trần, việc thưa gửi có bề chưa thấu tỏ, con có tờ giấy cánh sớ xin kính cẩn tấu bày. Kính xin chư vị tôn thần cho con được thành tâm kính lễ.

Sau đó chủ lễ đọc sớ thiên di linh vị thần tài

Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ (chắp tay lễ 3 lễ) Phục dĩ (chắp tay lễ 1 lễ) Phúc lộc thọ khang ninh, nãi nhân tâm chi kỳ nguyện, Thiên di bản gia linh vị thần đài lễ đắc hanh thông phát đạt, tai ương hạn ách bằng. Thánh lực dĩ giải trừ. Nhất nhiệm chí thành, thập phương cảm cách . Viên hữu (chắp tay lễ 1 lễ) Thượng phụng (chắp tay lễ 3 lễ) Thiên thánh hiến cống, Hạ thiên tiến lễ bái thánh thần Thiên di bản gia linh vị thần đài đắc bình an thông thuận, gia đình đắc phát đạt hưng vượng (chắp tay lễ 1 lễ) Kim thần tín chủ: ………………………. tuổi………… .Ngũ thập tứ tuế.

Chủ Lễ : Tiến lễ bái thánh thần thiên di Thổ địa long mạch Tài thần Đầu thành ngũ thể, tịnh tín nhất tâm, cụ hữu sớ văn chí tâm. Thượng phụng – Cung duy (chắp tay lễ 3 lễ) Đương xứ Thành Hoàng, Hành khiển thổ địa – Phúc đức chính thần vị tiền. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ,Tiếp dẫn Tài thần vị tiền. Tôn thần động thừa, chiếu giám phục nguyện. Thiên vận: ……. niên ; Ngũ nguyệt ; Sơ lục nhật

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ !

Lưu ý: Thắp hương liên tục trong 7 ngày, (Nên thắp hương vòng, hoặc để liên tục 1 đèn đỏ), hằng ngày (trong 7 ngày đầu tiên) buổi sáng để 1 chén nước, một lọ hoa và khấn:

Tín chủ con:………….. đã chuyển ban thờ tới nơi đây từ ngày…. tháng ….. năm ……….. 20….. . Kính cáo chư vị Thổ địa Tài thần, thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý. Chúng con xin vô cùng cảm tạ !

Hướng Dẫn Chuyển Bàn Thờ Thần Tài Sang Nhà Mới

Bên cạnh việc phải sắp xếp, vận chuyển hàng chục, hàng trăm món đồ lớn nhỏ khác nhau trong nhà thì các gia đình cũng cần quan tâm đến các vấn đề tâm linh, như việc chuyển bàn thờ tổ tiên, nhang đèn và cả việc chuyển bàn thờ Thần Tài sang nhà mới như thế nào cho phù hợp, những thủ tục ra sao để giúp gia đình luôn ôn hòa, hạnh phúc và sức khỏe dồi dào.

Thần Tài là vị thần giúp cong người trông coi tiền tài, vàng bạc, của cải và là dấu ấn nổi bật của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Theo quan niệm dân gian xưa, bàn thờ Thần Tài được đặt ở hướng cửa ra vào sẽ giúp nghênh đón tài lộc, vượng khí vào nhà.

Việc thờ cúng Thần Tài được diễn ra quanh năm chứ không riêng gì ngày lễ Tết. Gia đình nào được Thần Tài phù hộ thì kinh doanh, làm ăn phát đạt, tiền bạc của cải sung túc.

II. Khi nào cần chuyển bàn thờ thần tài?

Có gia đình sẽ lựa chọn phương án chuyển bàn thờ, nhưng có gia đình hoả thiêu hoặc thả trôi sông bàn thờ Thần Tài – Ông Địa kèm theo là các vật phẩm và đồ cúng kiếng.

Bên cạnh đó cũng có những gia đình để bàn thờ Thần Tài lại cho gia chủ mới sử dụng để tiếp tục tích tụ phước lộc, chia sẻ vận may và công đức. Vì có khá nhiều người quan niệm Thần Tài và Ông Địa là những vị thần trấn giữ vùng đất, khu vực đó, nên các ông sẽ ở cố định tại chỗ mà không theo chúng ta đến nơi ở mới.

Tuy nhiên, nếu như ở nhà cũ mà việc làm ăn thuận lợi, may mắn và có nhiều tài lộc thì gia chủ nêncân nhắc việc thỉnh Thần Tài-Ông Địa theo về nhà mới. Cũng tương tự như việc chuyển bàn thờ tâm tinh khác, việc chuyển bàn thờ Thần Tài và Ông Địa sang nhà mới yêu cầu gia chủ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục và lễ nghi thì những vị thần này sẽ tiếp tục phù hộ cho gia chủ.

III. Khi chuyển bàn thờ Thần Tài cần làm những gì?

2. Tiến hành chuyển bàn thờ Thần Tài.

Tại nhà cũ, soạn mâm cúng và sau đó thắp 3 nén hương.

Đọc bài khấn xin chuyển bàn thờ Thần Tài.

Mang tiền vàng đi đốt.

Chờ lúc nhang tàn thì bái tạ.

Lau chùi tượng Thần Tài, Thổ Địa, các vật thờ cúng và bàn thờ sao cho sạch sẽ.

Bọc lót bằng vải sạch hoặc xốp nổ và đóng gói cẩn thận vào các thùng đựng rồi chuyển về nhà mới.

Tại nhà mới, tiến hành bày trí lại bàn thờ Thần Tài- Thổ Địa và làm lễ nhập trạch nhà mới.

Nếu thay hẳn bàn thờ mới, thì chỉ cần chuyển các đồ thờ cúng, còn bàn thờ cũ thì mang đốt chứ không nên vứt.

IV. Những lưu ý khi chuyển bàn thờ Thần Tài.

Cần xem ngày/giờ hoàng đạo để chuyển bàn thờ Thần Tài vào nhà mới.

Lễ chuyển bàn thờ thần tài nên được gia chủ (nam chủ) thực hiện, nếu không có thì người phụ nữ sẽ đứng ra tiến hành làm lễ.

Vị trí đặt để bàn thờ Thần Tài phải trang trọng, tránh đặt ở nơi ẩm thấp, vị trí góc cạnh hoặc không có chỗ dựa vững chắc…

Khâu chuyển dọn bàn thờ thần tài nên cẩn thận, tránh làm ngã đổ hay làm vỡ các đồ lễ

Không gian bàn thờ thần tài mới cần được dọn dẹp sạch sẽ trước khi xếp các đồ thờ cúng vào

Mọi lời khấn vái cần phải nghiêm túc và thể hiện lòng thành kính

V. Mười đại kỵ khi lập ban thờ Thần Tài.

1. Bát hương và ông Thần Tài, bộ đồ thờ sứ mua về đặt luôn lên ban thờ mà không lau rửa sạch sẽ hoặc không lau nước gừng trước khi mang thờ cúng.

2. Bát hương Thần Tài và Ông Thần Tài không có nhãn chữ nho, không có cốt chữ nho, cũng không có gói Thất Bảo (vàng bạc châu báu) hoặc không rõ là bên trong có gì hay không mà cứ thế đưa lên thờ cúng.

3. Không có Bùa Cầu Tài chữ nho cùng Bài vị chữ nho bằng gương.

4. Quay ban thờ vào hướng đại kỵ bản mệnh của gia chủ: Họa Hại, Ngũ Quỷ, Tuyệt Mệnh, Lục Sát.

5. Khu vực thờ cúng bừa bãi, không thường lau dọn sạch sẽ ban thờ, để ban thờ bụi bẩn, lộn xộn, thiếu sự trang nghiêm…

6. Thiếu 3 hũ gạo, muối và nước.

7. Thiếu bát nước “Minh Đường Tụ Thủy”

8. Thiếu ông cóc, hoặc là ông cóc không được khai quang điểm nhãn, không biết cách quay ông cóc để đón lộc và giữ lộc.

9. Ban thờ đặt ở ngay dưới hoặc đối diện với đèn, gương, nhà vệ sinh hoặc chậu rửa tay…

10. Không lễ thỉnh Thần Tài- Thổ Địa về nhập vào tượng và bát hương theo đúng khoa giáo chữ nho cổ truyền mà mua tượng thần tài về khấn nôm chung chung, sắm lễ không chu đáo dẫn đến việc làm ăn bị mất lộc, thăng giáng thất thường…

Quý khách có nhu cầu vận chuyển nhà trọn gói Hà Nội xin vui lòng liên hệ cho Thành Hưng qua số 094.403.35.35 để được tư vấn và báo giá!

Ngày sinh: 11-01-1980 SĐT: 0915388666 Email: lethanhhung11011980@gmail.com Quê Quán: Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Theo dõi Lê Thành Hưng trên mạng xã hội

Khi Chuyển Nhà Có Nên Chuyển Bàn Thờ Thần Tài Ông Địa Không?

I. Có nên chuyển bàn thờ Thần Tài Ông Địa sang nhà mới hay không?

Trong văn hóa Việt Nam, nhiều gia đình đều rất quen thuộc với hình ảnh một chiếc tủ thờ nhỏ đặt sát đất gần phía cửa ra vào, nhất là những cửa hàng kinh doanh hay gia đình có nhà mặt tiền để thờ Thần Tài – Ông Địa. Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, bàn thờ Thần Tài – Ông Địa được đặt ở hướng cửa ra vào giúp gia chủ nghênh đón tài lộc vào nhà, phù hộ cho việc kinh doanh được phát đạt, tiền bạc của nả sung túc.

Trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thường được bày biện ấm chén dát vàng, đĩa quả bình hoa, muối gạo và nước đầy đủ. Ngoài ra còn có ông Cóc ngậm tiền (linh vật Thiềm Thừ), sáng quay đầu ra, tối quay đầu vào với ý nghĩa tài lộc tuôn chảy vào nhà. Với hình ảnh Thần Tài và Ông Địa được thờ cúng bên trong sẽ phù hộ gia chủ làm ăn phát đạt, may mắn và bình an.

Theo các chuyên gia, việc chuyển nhà mới có nên chuyển bàn thờ Thần Tài – Ông Địa cùng đi hay không vẫn chưa có tài liệu nào quy định cụ thể về vấn đề này. Trên thực tế, tùy theo từng văn hóa vùng miền, quan niệm tín ngưỡng mà có các cách thờ phụng khác nhau về việc chuyển hay không chuyển bàn thờ Thần Tài Ông Địa từ nơi ở cũ sang nơi ở mới.

Có một số vùng khi chuyển nhà họ sẽ hoả thiêu hoặc thả trôi sông bàn thờ Thần Tài – Ông Địa kèm theo các vật phẩm và đồ cúng kiếng. Cũng có người để lại cho gia chủ mới sử dụng để tích tụ phước lộc, chia sẻ vận may và công đức. Vì có khá nhiều dân địa phương quan niệm Ông Địa và Thần Tài là những vị thần trấn giữ vùng đất đó, khu vực đó, nên các ông sẽ ở cố định tại chỗ mà không theo chúng ta đến nhà mới.

Cũng có một số vùng miền quan niệm rằng việc chuyển bàn thờ Thần Tài và Ông Địa sang nhà mới với đầy đủ thủ tục và lễ nghi thì những vị thần này sẽ tiếp tục phù hộ chúng ta. Nếu nhà ở cũ mà việc làm ăn thuận lợi, may mắn và có nhiều tài lộc thì gia chủ nên thỉnh các ông theo về nhà mới. Các đồ dùng bày biện cúng kiếng như bình hoa, lư hương đèn thắp có thể làm mới cho các ngài.

Vì quan điểm dân gian cho rằng, bàn thờ cũng chính là ngôi nhà của các ngài, việc mình chuyển nhà cũng giống như các ngài chuyển nhà và lại tiếp tục cùng gia chủ chung sống để phù hộ độ trì cho gia đạo và công việc làm ăn suôn sẻ, phát đạt.

II. Thủ tục đề chuyển bàn thờ Thần Tài Ông Địa sang nhà mới

Bàn thờ vốn là nơi chốn linh thiêng nhất trong ngôi nhà. Vì thế, gia chủ không được tùy tiện thay đổi, di dời vị trí bàn thờ để tránh những điều kiêng kỵ cho tài vận và gia đạo. Khi muốn chuyển bàn thờ Thần Tài Ông Địa đến nhà mới, bạn cần phải biết tuân thủ một số thủ tục như sau:

1. Trước khi làm lễ xin chuyển bàn thờ

Đầu tiên, cần chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành chuyển bàn thờ. Nên nhờ các chuyên gia về phong thủy xem xét hướng nhà để chọn vị trí bàn thờ cũng như ngày giờ để làm lễ chuyển bàn thờ.

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa cần phải bao quát hết cửa ra vào để cai quản khách khứa, tiền tài lưu thông vào gia đạo và xua đuổi vận rủi, oan hồn không cho vào nhà quấy nhiễu.

Cần sắm sửa, bày biện đầy đủ lễ vật cúng để thể hiện tấm lòng của gia chủ và tạo ra không khí sung túc cho các thần theo về cư ngụ.

Các lễ vật quan trọng cần bày biện là hương thắp, hoa tươi, trái cây, món mặn (thịt heo quay), vàng mã để tiến hành cúng bái.

2. Khi tiến hành chuyển bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Đầu tiên, tại nhà của cũ đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Gia chủ tiến hành đặt tiền vàng, bày bát nước, 3 chén rượu và một lọ hoa. Sau đó thắp 3 nén hương vái tên họ và kính thỉnh các thần về với nhà mới.

Khi hương cháy được một nửa thì tiến hành thỉnh bàn thờ Thần Tài chuyển về nhà mới khi hương vẫn còn đang cháy. Nếu quãng đường xa, có thể để cho tàn hương trước khi thỉnh bàn thờ đi.

Tại địa điểm mới, tiến hành hóa vàng tiền giấy, đổ rượu vào tro đốt tiền biểu thị ý niệm các ngài đã nhận được vật phẩm và dùng để giao tiếp với cõi âm nơi ở mới chuyển đến.

Sau đó lại bày lễ vật và thắp một tuần hương mới, rót rượu và khấn vái về quá trình chuyển bàn thờ Thần Tài hoàn thành, kính thỉnh các ngài an ổn nơi thờ phụng để phù hộ gia chủ được thuận lợi và nhiều tài lộc.

Khi chuyển bàn thờ Thần Tài, cần đích thân gia chủ (là nam giới) chuyển dọn và khấn vái xin phép di dời cũng như mời các thần đến nơi ở mới để tỏ lòng tôn kính.

#Những lưu ý khi chuyển bàn thờ Thần Tài – Ông Địa sang chỗ ở mới:

Khi chuyển bàn thờ Thần Tài – Ông Địa sang nhà mới thì gia chủ nên chú ý đến những phương hướng hội tụ tài lộc để đặt bàn thờ. Nên đặt bàn thờ Thần Tài nằm ở góc nhà nhưng phải có vị trị thuận lợi để bao quát được toàn bộ cửa ra vào.

Không nên đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa tại các góc khuất, sâu trong nhà mới. Tốt nhất nên nhờ các chuyên gia phong thuỷ xem xét về vị trí và phương hướng để đặt bàn thờ thần Tài.

Khi chuyển sang nhà mới, dù gia chủ mang theo bàn thờ Thần Tài hay mua cái mới thì cũng cần phải cúng một bữa tiệc để thông báo cho các ngài biết là chúng ta đến ở nhà mới (cũng giống như là tiệc tân gia), để cầu mong các vị thần này phù hộ cho gia đạo bình an và may mắn.

Chúc công việc của bạn gặp nhiều may mắn!