Rằm Tháng 7 Nên Cúng Chè Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nấu Chè Cúng Rằm Tháng 7

Ý nghĩa khi cúng chè trôi nước vào ngày rằm tháng 7

Vào ngày này, nhà nhà đều chuẩn bị mâm cơm cúng với đầy đủ các món mặn như xôi, gà, nộm, canh bóng hay nem rán, giò lụa, bánh chưng… và một món ngọt không thể thiếu, đó chính là món chè trôi nước.

Nhiều gia đình cúng Rằm tháng 7 với món chè này và rất thắc mắc không hiểu vì sao lại có món chè trôi nước trong mâm cỗ cúng Rằm khi mà đã có món chè kho hay xôi chè… Nhưng nghe các cụ các bà giải thích thì mới biết ý nghĩa sâu sắc của món bánh đơn giản, dân dã này. Những viên bánh trắng tròn vỏ gạo nếp dẻo thơm, nhân đường ngọt lịm trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 chính là thể hiện ước mong mọi sự hạnh phúc của gia đình cũng tròn đầy như hình dáng của viên bánh.

Theo đó, để cho ra được những chén chè trôi nước ngon cần đến rất nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm. Đầu tiên phải kể đến đó là kinh nghiệm lựa chọn nguyên liệu. Muốn chè ngon, người nấu phải chọn được loại đậu, đường và nếp loại ngon để nấu. Loại chè này đại diện cho sự phồn vinh, và là món ăn mang đậm chất dân dã nên ngoài cúng rằm tháng 7, nó còn được trưng dụng trong cả các dịp cúng lễ tổ tiên, cúng rằm tháng giêng…

Với ý nghĩa sâu sắc như vậy nên trong mâm cỗ cúng của nhiều gia đình vào ngày Rằm tháng 7 không thể thiếu món chè trôi nước. Với người có thời gian vào bếp thì tự tay nhào bột, viên bánh và nấu chín để cúng ông bà tổ tiên. Người bận rộn thì có thể mua ngoài chợ. Nhưng dù là tự làm hay mua sẵn thì mỗi người đều có chung ước mong cả năm gia đình thuận hòa, an vui, mọi chuyện đều được suôn sẻ, trôi chảy như những viên bánh tròn gói cả sự no đủ của trời đất.

Cũng như nhiều dịp lễ quan trọng khác, rằm tháng bảy là khoảng thời gian mà nhà nhà, người người đều tất bật chuẩn bị cho mâm cúng lễ của gia đình. Và vào những dịp như thế này, chè trôi nước trở thành món lễ vật thanh đạm được nhiều người lựa chọn nhất. Không chỉ là một món ăn ngon, mà nó còn trở thành món lễ vật mang ý nghĩa tốt thể hiện tấm lòng thành của gia chủ mà bắt buộc phải có trên mâm cúng rằm.

Rằm tháng 7 có cúng chè trôi nước không?Cùng lắng nghe chia sẻ của độc giả

Chị Nguyên cho biết: “Không chỉ cúng chè trôi nước trong các ngày lễ lớn mà chúng ta cũng có chọn món chè này để cúng vào ngày rằm tháng 7. Vì món chè này đại diện cho sự ấm no gắn kết tình cảm của mọi thành viên trong gia đình với nhau”.

Anh Kiên nói: “Từ xưa đến nay trong các ngày lễ lớn món gì cũng có thể thiếu được nhưng ngoài trừ món chè trôi nước. Vì cuộc sống ông cha ta gắn liền với những cây mạ non, cây lúa và đến ngày đơm bông, thu hoạch cho ra hạt nếp, hạt gạo để rồi mang lại nguồn lương thực nuôi sống bản thân gia đình với cơm, xôi, cháo chè. Chính vì đây là một quá trình gắn liền với cuộc sống của cha ông nên để cảm ơn đất trời đã ban nguồn sống cho con người nên chè trôi nước mới được xuất hiện trong mỗi lễ cúng”.

Xôi chè không biết xuất phát tự khi nào nhưng ta hoàn toàn có thể thấy được sự quan trọng của những món ăn này trong những ngày cúng. Tùy vào mỗi vùng miền để có thể chọn loại chè tương ứng và cân đối thời gian chuẩn bị cho thực đơn được thịnh soạn nhất, tươm tất nhất.

Tham khảo Nguồn Tổng Hợp.

Xôi Chè Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Loại Nào?

Hằng năm, sau khi trải qua lễ cúng đầu năm hay lễ cúng rằm tháng giêng. Thì kế tiếp sẽ là lễ cúng rằm tháng 7. Nếu như rằm tháng giêng là lễ cúng quan trọng trong những ngày đầu năm. Thể hiện sự cầu mong cho trong cả năm được thuận lợi, cầu việc được việc, mong bình an được bình an. Thì lễ cúng rằm tháng 7 là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sau là cầu cho những vong linh.

Vì thế, mâm cúng trong rằm tháng 7 sẽ có những mâm cúng: Chư Phật, Thần linh, Chúng sinh ( cô hồn ).

Đối với mỗi mâm cúng, quan niệm về dùng trong cách cúng cũng khác biệt. Ví dụ: đối với Chư Phật thì cúng đồ hoàn toàn chay, xôi chè vì thế cũng được nấu theo cách chay hoàn toàn. Ông bà và thần linh có thể lựa chọn chay mặn đều được. Thì xôi chè dựa vào đó mà lựa chọn. Còn đối với chúng sinh thì nên cúng chay hoàn toàn. Kiêng kị toàn bộ đồ mặn. Vì theo quan niệm dân gian, đồ mặn sẽ khơi gợi lên lòng sân si, tham lam, nóng giận không chỉ vong linh mà cả tinh thần đối với những người cúng nữa.

Trước khi đi vào chi tiết về cách thức chuẩn bị, thì đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu rằng trong mâm cơm cúng tháng 7 sẽ có những gì.

Khi chuẩn bị mâm cúng, thì bạn cần xác định trước xem mâm cúng sẽ dành cho đối tượng nào. Sau đó mới xác định cách chuẩn bị lễ vật cúng phù hợp. Thường thì mâm cơm cúng sẽ gồm những lễ vật: hương hoa đèn, giấy tiền vàng mã, bài khấn, đồ cúng chay/mặn, xôi chè, trà rượu thuốc, và những lễ vật khác theo tục địa phương.

Để sắm mâm cơm cúng phù hợp thì việc bạn cần tìm hiểu tục lệ địa phương có xu hướng cúng như thế nào. Qua kinh nghiệm ông bà cha mẹ hoặc tìm kiếm qua các diễn đàn. Từ đó bạn sẽ có được mâm cơm cúng hợp lý nhất.

Bạn sẽ lựa chọn trong danh sách xôi chè này bạn có khả năng tự nấu được những loại nào hoặc mong muốn trong mâm cơm cúng sẽ được chuẩn bị với mẫu nào. Như vậy, việc còn lại là mua sắm nguyên vật liệu hoặc đặt từ các dịch vụ cung cấp xôi chè uy tín trên địa bàn.

Sau khi bạn lựa chọn được cụ thể mẫu xôi chè nào bạn dự định cúng thì kế tiếp sẽ xem xem phương thức nào để chuẩn bị.

Thứ hai là mua ngoài: Khi bạn dự định cho việc tự nấu không thành vì nhiều nguyên do: thời gian hạn hẹp, bận nhiều công việc, chưa thực sự nấu bao giờ,… Thì cách giải quyết cho khó khăn này là nên tìm hiểu dịch vụ cung cấp xôi chè trên địa bàn thành phố. Nếu các bạn đang sinh sống tại chúng tôi thì hãy liên hệ ngay với xôi chè cô Hoa. Hoặc truy cập đường dẫn sau để tìm hiểu thêm những mẫu nào hiện nay phổ biến được dùng trong lễ cúng rằm.

Có ba lưu ý quan trọng khi bạn đặt hoặc tự nấu xôi chè.

Một, số lượng cần thiết là bao nhiêu. Thường thì ứng với mỗi lễ cúng rằm khác nhau sẽ có số lượng phù hợp. Nên tìm hiểu trước rồi mới quyết định đặt hoặc nấu số lượng vừa phải.

Hai, thời điểm thực hiện cúng. Nên ước lượng thời điểm cúng để đặt giao hàng hoặc tự chuẩn bị nấu. Sao cho xôi chè không bị hư hoặc không bị trễ vào thời điểm thực hiện nghi thức cúng bái.

Ba, cuối cùng là hình thức trình bày. Tránh việc tạo hình không phù hợp đối với xôi chè. Đồ đựng không sạch hoặc thứ tự sắp xếp lộn xộn. Vì thế cần chú ý đến cách sắp xếp để mọi vật lễ được bày trí gọn gàng đẹp đẽ.

Tìm Hiểu Các Món Chè Cúng Rằm Tháng 7 Bắt Mắt

Thông thường ngày rằm tháng 7 các gia đình Việt thường nấu các món mặn để cúng giỗ. Tuy nhiên để mâm cỗ thêm phần đầy đủ màu sắc và hương vị các chị em nội trợ có thể chuẩn bị các món chè cúng rằm tháng 7. Bởi những món chè này như là món lễ vật ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng thành của gia chủ.

1. Chè khoai lang – Đứng đầu trong TOP các món chè cúng rằm tháng 7

Các món chè cúng rằm tháng 7 không thể thiếu chè khoai lang. Đây là món ăn vừa dễ làm vừa thanh đạm mà lại vừa hợp khẩu vị gia đình. Hơn nữa khi trình bày trên mâm cỗ sẽ làm cho mâm cỗ thêm phần hấp dẫn, đầy đủ màu sắc hơn. Vậy để thực hiện món chè này bạn chỉ cần làm đúng 3 bước chính sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Đầu tiên nguyên liệu chính mà bạn cần phải có là 300 gram khoai lang tím. Khoai bạn mua cần phải đảm bảo độ chất lượng cao. Hạn chế mua những củ nhỏ, thối gốc, thối rễ hoặc bị hà ăn chẳng hạn.

Kết hợp với đó là 100gr nước cốt dừa, 20 gram bột béo, 100 gram đường.

Còn lại là một số các vật dụng kèm theo như nồi niêu, xoong chảo, dao thái,…

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu hiện

Khoai lang tím bạn hãy đem gọt hết phần vỏ ngoài, rửa sạch với nước và thái hình vuông. Bạn có thể thái theo các khuôn hình khác nhau như hình tròn hay hình thoi cũng được.

Sau đó bạn cho một nồi nước vừa đủ bắc lên bếp đun sôi và luộc khoai. Tuy nhiên bạn nhớ nên luộc 1 nửa và tiến hành nghiền mịn khoai ra. Bạn có thể nghiền bằng tay hoặc là dùng máy xay sinh tố nghiền đến khi nhuyễn mịn là được. Còn một nửa khoai lang còn lại bạn cũng đem luộc và cho vào hỗn hợp khoai đã nghiền.

Tiếp đó, bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc nồi rồi cho khoai lang và một ít đường hòa chung với nước vào đun sôi. Lượng nước mà bạn cho vào vừa thôi, không nên cho nhiều quá sẽ khiến hỗn hợp lạt dần. Một khi bạn thấy nước sôi mạnh thì bạn cho bột béo đã hòa với nước vào nồi khoai. Bạn hãy nhớ khi cho vào phải khuấy đều tay để chè không bị vón cục. Hơn nữa còn giúp chè khoai lang sánh minh và dễ ăn hơn.

Cuối cùng bạn cho nước cốt dừa vào nồi chè vào khuấy đều và tắt bếp. Lúc này bạn cho chè vào bát và thêm ít nước cốt dừa vào nữa để tăng vị ngọt. Nhưng khi cho vào bạn có thể vẽ hình bằng nước cốt dừa để trang trí luôn sản phẩm.

2. Chè sữa đu đủ – Món ăn bày mâm cỗ đẹp mắt

Chè sữa đu đủ là món ăn thứ hai trong các món chè cúng rằm tháng 7 hoàn hảo nhất. Bởi vì màu sắc của món ăn này rất đẹp mắt khi bày mâm cúng sẽ tạo được tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa chè đu đủ rất giàu dưỡng chất nên khi cung cấp vào cơ thể sẽ khiến sức khỏe thêm hoàn thiện. Trong đó ví dụ như tăng cường thị lực, tăng cường sức đề kháng. Hoặc là giúp hệ thống tiêu hóa được cải thiện tốt hơn.

Ngoài ra, khi chế biến chè đu đủ lại dễ làm hơn nhiều so với món chè khoai lang như trên. Các nguyên liệu chủ yếu nằm trong vườn, trong nhà nên các chị em nội trợ rất dễ tìm kiếm. Cụ thể bao gồm ½ quả đu đủ vừa chín, 3 cốc sữa tươi, đường ngọt. Sau đó bạn tiến hành thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đu đủ bạn hãy đem gọt vỏ và nạo toàn bộ phần hạt bên trong rồi đem rửa sạch với nước. Sau đó bạn đem thái đu đủ thành từng khúc vừa phải khoảng từ 2 đến 3cm vào một chiếc bát. Tiếp đó bạn cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn đu đủ để lát nấu chè cho nhanh hơn.

Sữa tươi bạn pha thêm một ít nước vào nữa để lát nấu chè. Lượng nước bạn cho vào khoảng 1/3 lượng sữa để tránh lạt đi phần sữa tươi.

Bước 2: Nấu chè đu đủ

Để nấu chè đu đủ cúng rằm tháng 7, bạn chuẩn bị 1 chiếc nồi rồi cho hỗn hợp sữa tươi vào. Bạn đun hỗn hợp như vậy cho tới khi chúng sôi lên thì thêm ít đường vào khuấy đều.

Bạn đợi khi hỗn hợp tiếp tục sôi thì mới cho đu đủ xay nhuyễn vào nồi. Khi cho vào bạn nên đánh đều tay từ trên xuống dưới để chè không bị vón cục. Hơn nữa nên khuấy nhẹ nhẹ để tránh tình trạng nổi bọt trên mặt nồi. Cuối cùng bạn cho ít đường vào sao cho hợp khẩu vị nữa là được.

Bước 3: Trang Trí và thưởng thức

Đối với bước trang trí thì bạn có thể làm đơn giản một chút như vậy cho phù hợp mâm cỗ hơn. Bạn có thể múc chè vào một cái bát trắng hoặc là ly cỡ vừa rồi thêm ít lá xanh tạo màu.

Còn về thưởng thức thì bạn hãy để chè nguội rồi cho đá vào ăn cùng. Hoặc là bạn có thể để vào ngăn mát của tủ lạnh cũng được.

Các món chè cúng rằm tháng 7 đóng vai trò quan trọng trong mâm cỗ cúng gia tiên. Vì thế chị em nội trợ nên nhớ ngay các công thức trên để khẳng định bản lĩnh của mình trong chuyện bếp núc gia đình.

Chuẩn Bị Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Nên Lưu Ý Điều Gì?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 thường có 3 lễ chính như cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Trong đó, với mỗi nghi lễ lại có những cách cúng, chuẩn bị khác nhau.

Thông thường, trong mâm cổ cúng Rằm tháng 7 sẽ có các món như: gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa,… Tuy nhiên, với mỗi nghi thức sẽ có những yêu cầu nhất định, cụ thể như:

Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cho bàn Phật

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 trên bàn Phật được đặt ở vị trí cao nhất. Nguồn: Internet

Với những gia đình theo đạo Phật thì ngày rằm tháng 7 được coi như ngày lễ lớn và rất quan trọng. Do vậy, trên bàn thờ Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ được chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật.

Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi gia đình, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà và thường được cúng vào ban ngày.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 trong nhà

Cúng trong nhà hay còn được hiểu là cúng gia tiên, thần linh. Vì vậy, phần lớn mâm cỗ sẽ là các đồ mặn như xôi, gà, canh, cơm, cá, các món xào,… được chuẩn bị kỹ lưỡng với nhiều món ăn bổ dưỡng. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cho gia tiên có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên, cha ông. Đồng thời, qua đây gia chủ cũng mong muốn cầu bình an, sức khỏe.

Cúng ngoài trời cần lưu ý những gì?

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ngoài trời tại Việt Nam. Nguồn: Internet

Cúng ngoài trời hay còn được gọi là cúng chúng sinh hoặc cô hồn. Vậy nên, lễ cúng sẽ được thực hiện vào chiều tối các nagfy 14 hoặc 15 tháng 7 âm lịch. Bởi, theo người Việt thì đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.

Nghi lễ được tổ chức với mục đích giúp đỡ những cô hồi không nơi nương tựa, đói khổ được siêu thoát. Theo đó, mâm cúng thường có các lễ vật như muối gạo, cháo trắng, hoa quả, bỏng ngô, bánh, kẹo, quần áo giấy, tiền trần, nến, nhang,….

Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng 7

Những điều cần biết trước và sau khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7. Nguồn: Internet

Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên sẽ phải làm trong nhà. Trong đó, mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên. Còn riêng mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài trời tránh các bậu cửa, hoặc trước cửa chính ngôi nhà

Bên cạnh đó, trước khi kết thúc lễ gia chủ sẽ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,… ra ngoài đường để chia cho trẻ con hoặc để cho trẻ con tranh cướp nhau.