Rằm Tháng 10 Là Lễ Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

10 10 Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Ngày Tết 10

Tết 10 10 là ngày gì?

Theo Âm lịch của Việt Nam, ngày 10 tháng 10 được gọi là ngày tết Trùng Thập (Hay còn gọi là Hạ Nguyên). Tên gọi này xuất phát từ âm Hán Việt của số 10, 10 là thập nên 10 10 được gọi là Trùng Thập.

Ngoài ra, theo tục lệ của nhà Phật, ngày 10 tháng 10 còn được gọi là Tết Hạ Nguyên, để tạo đối với ngày tết Thượng Nguyên diễn ra vào rằm tháng Giêng.

Ý nghĩa ngày ngày tết Trùng Thập

Tuy cùng một ngày Tết nhưng ngày 10 tháng 10 lại có nhiều ý nghĩa. Với mỗi đối tượng nghề nghiệp nó lại thể hiện một ý nghĩa khác nhau:

Ngày 10 10 thường được coi là ngày Tết của các vị thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì 10 tháng 10 là thời gian chuyển mùa rõ rệt nhất của thời tiết, nó chính là ngày lành giúp cây thuốc tích tụ được mọi nguồn khí âm dương, kết sắc của trời đất và 4 mùa. Vào ngày này, cây thuốc quý sẽ sinh trưởng một cách tốt nhất, phát huy tốt nhất khả năng chữa bệnh của mình nên các thầy thuốc rất coi trọng ngày này.

Thông thường, các thầy thuốc khi khám chữa bệnh có thu lễ, thu tiền nên vào ngày này họ thường ăn tết linh đình để khoản đãi các đệ tử cũng như bạn hàng của mình.

Theo ngành nông nghiệp truyền thống thì mỗi năm người làm nông sẽ gieo trồng 2 vụ lúa. Một vụ diễn ra vào thời điểm lập xuân được gọi là vụ mùa và một vụ diễn ra vào mùa hạ được gọi là vụ chiêm. Lúa sẽ được thu hoạch sau khoảng 3 tháng trồng cấy và chăm sóc.

Vụ chiêm sẽ kết thúc vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10, cũng là vụ kết thúc của một năm trồng cấy. Vậy nên nhiều nơi tổ chức ăn tết tháng 10 vào ngày 10 tháng 10 để tưởng nhớ vị tiên Nông (vị tiên đồng ruộng) và chúc mừng cho một vụ mùa bội thu.

Ông Đồng, bà Cốt là những người có khả năng đặc biệt, những người này có khả năng nhìn thấy, giao tiếp với người đã chết, họ cũng có thể cho thần linh, ma quỷ hoặc hồn người chết nhập vào thể xác mình và nói chuyện bình thường với người còn sống. Đối với họ ngày 10 tháng 10 chính là ngày lễ lớn của mình.

Cũng có rất nhiều người nhờ ông Đồng, bà Cốt chữa bệnh bằng tử vi, bói toán, lễ bái, các gia đình chữa lành bệnh được bằng cách này cũng thường chuẩn bị các mâm lễ thịnh soạn để cảm tạ thần linh vào ngày 10 10.

Phong tục đón lễ Trùng Thập

Vì có ý nghĩa với nhiều đối tượng khác nhau nên phong tục đón tết Trùng Thập cũng rất đa dạng.

Thuở xưa, ngày 10 10 là ngày các thầy thuốc lên núi hái thuốc để có được những cây thuốc tốt nhất, sau đó họ sẽ tổ chức ăn mừng khi hái được nhiều thuốc quý.

Ngày này, các thầy thuốc thường mời người thân, bạn bè trong ngành, học trò,… của mình đến nhà để ăn uống, chúc mừng.

Tại Việt Nam, ngày tết Trùng Thập thường được bà con các dân tộc thiểu số ở vùng Việt Bắc hoặc khu vực cao nguyên Tây Nguyên tổ chức linh đình. Đây là những khu vực có địa hình khá hiểm trở, đời sống người dân còn nhiều khổ cực, đối với họ lương thực là thứ vô cùng quý giá. Vì vậy, sau một vụ mùa bội thu họ muốn cảm ơn trời đất và cầu cho năm tới mưa thuận gió hòa để có mùa màng tươi tốt.

Lễ ăn mừng được tổ chức lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào việc năm đó người ta có thu hoạch được nhiều hay không. Vào ngày này, mọi người thường lấy gạo để thổi cơm, làm bánh dày, nấu chè để cúng tổ tiên và ăn mừng cùng mọi người.

Các gia đình sẽ mời bà con, bạn bè, họ hàng ở buôn làng khác tới chung vui. Họ tổ chức ăn uống linh đình sau khi cúng thần, cúng tổ tiên. Các gia đình sẽ nhìn số lượng khách đến ăn tết cùng gia đình để lấy làm vinh dự với hàng xóm, láng giềng. Sau khi ăn uống, các gia đình tập hợp lại với nhau đánh chiêng, đánh trống, vui chơi, ca hát cùng nhau.

Mỗi dân tộc lại có cách ăn mừng khác nhau. Ví dụ, người dân tộc Mạ thường giết trâu để ăn mừng ngày lễ này, trong khi đó người Ê đê sẽ chuẩn bị heo, gà để thịt và cùng nhau uống rượu ăn mừng.

Vào ngày này, các ông Đồng, bà Cốt thường chuẩn bị lễ thịnh soạn để cúng cảm tạ thần linh, sau đó cùng đãi khách những mâm cơm linh đình.

Rất nhiều ngày lễ tết có nghĩa vẫn được lưu giữ đến ngày nay và Tết 10 tháng 10 âm lịch (Tết Trùng Thập hay Tết Hạ Nguyên) là một ngày như thế. Một số người có thể không chú ý đến ngày này nhưng với một bộ phận lớn người dân đây là một ngày rất quan trọng và có các hoạt động để nhớ ngày.

Rằm Tháng Tư Là Ngày Gì

Rằm tháng tư là gì?

Đó là ngày đản sinh của một con người xuất chúng, Thái tử Tất Đạt Đa, người sau này đã giác ngộ viên mãn và trở thành đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngày rằm tháng tư cách nay 2630 năm, tại khu rừng Lumbinī (nay thuộc xứ Nepal), khoảng giữa kinh thành Kapilavatthu và kinh thành Devadaha, Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha đản sinh kiếp chót từ lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayadevī của Đức vua Suddhodana thuộc dòng dõi Sakya.

Canh chót đêm rằm tháng tư cách nay 2595 năm, tại Đại cội Bồ Đề trong khu rừng Uruvela (nay gọi Bodh Gaya xứ Ấn Độ), tỉnh Senanigama, Đức Bồ Tát Siddhattha chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama.

Canh chót đêm rằm tháng tư cách nay 2550 năm, tại khu rừng Sālā xứ Kusinārā (xứ Ấn Độ), Đức Phật Gotama tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Đó là 3 sự kiện trọng đại, tuy khoảng cách thời gian khác nhau, nhưng xảy ra đều trùng hợp vào đêm rằm tháng tư, đúng theo ý nguyện của Đức Phật Gotama. Cho nên, tất cả mọi người Phật tử từ những bậc xuất gia đến các hàng tại gia cư sĩ trên toàn thế giới, đều lấy đêm rằm tháng tư, làm ngày lễ cúng dường Đức Phật, gọi là: “Vesakhapūjā”.

Lịch sử ngày rằm tháng tư

Ðã từ lâu bộ phái Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo phát triển có sự khác biệt về ngày sinh của Đức Phật Gotama. Ở Việt Nam trước năm 1963, Phật giáo phát triển sử dụng ngày mồng 8 tháng Tư là ngày Ðản sinh của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, nhưng sau đó y cứ theo Ðại hội Phật giáo Thế giới điều chỉnh lại để thống nhất là ngày 15 tháng Tư âm lịch là ngày sinh của Ngài. Mặc dù vậy nhưng một vài nơi vẫn còn có quan niệm cho rằng từ mồng 8 tháng Tư đến ngày Rằm tháng Tư gọi là tuần lễ Phật Ðản.

Theo kinh điển nguyên thủy, sự kiện Đức Bồ tát Ðản sinh, Đức Bồ tát thành Ðạo và Đức Phật nhập Niết Bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch. Chúng tôi sử dụng danh từ “Bồ tát” (Ðản sinh và Thành đạo) do bởi quan niệm nguyên thủy có sự khác biệt với Phật giáo phát triển về sự thị hiện của Đức Phật Gotama ở cõi Ta bà để tế độ chúng sinh. Kinh điển nguyên thủy cho rằng vì Ngài là vị Bồ Tát đã thành tựu các Pháp hạnh Ba-la-mật trong quá khứ nên kiếp này Ngài mới trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác để tế độ chúng sinh. Vì vậy, không có Đức Phật đản sinh mà chỉ có Bồ tát Ðản sinh và Bồ Tát thành đạo. Kinh điển nguyên thủy Pāḷi không cho rằng người giải thoát khỏi sanh tử luân hồi (bậc thánh Arahán, Phật Ðộc giác, và Bậc Chánh Ðẳng Giác) lại còn sinh trở lại tam giới này. Kiếp tái sinh trở lại tam giới chỉ dành cho những hạng phàm phu. Cho nên, chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu lại cho chính xác danh từ “thị hiện” trong kinh điển hiện đại, bằng không, chúng ta dễ bị ngoại giáo đồng hóa chúng ta về mặt tư tưởng. Tuy điểm mâu thuẩn đó có vẻ nhỏ nhặt, nhưng có thể tạo sai lầm lớn về mục đích, và nếu không khéo thông hiểu, sẽ làm tri kiến của Phật tử hiểu sai khác về quả vị Phật và đạo quả Niết Bàn. Cần biết rằng bậc thánh đã giải thoát và nhập Niết Bàn thì vắng lặng phiền não, không còn Tham Sân Si. Các bài kinh trong Trung Bộ thường có ghi về các vị đã giác ngộ: “Các Ngài đã đặt gánh nặng xuống, chuyện nên làm đã làm, sau kiếp sống này không còn tái sinh nữa”. Căn cứ vào câu kinh nguyên thủy trên thì việc thị hiện của chư vị Phật trong quá khứ theo quan niệm của kinh điển hiện đại là một chuyện không thể xảy ra.

Do đó, ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử trọng đại của Phật giáo Việt Nam cũng như trong các cộng đồng Phật giáo thế giới, kỷ niệm một lúc ba sự kiện (Tam hợp): Đức Bồ tát Ðản sinh, Đức Bồ tát Thành đạo và Đức Phật nhập Niết Bàn.

Đức bồ tát đản sinh kiếp chót

Hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều thống nhất biểu ngữ KÍNH MỪNG PHẬT ÐẢN. Ðứng trên phương diện hành chính, biểu ngữ đó để thống nhất từ bắc chí nam là một nghĩa cử rất đẹp, đáng được duy trì, nói lên một tinh thần đoàn kết các bộ phái Phật giáo. Tuy nhiên đứng trên phương diện giáo lý nguyên thủy, chúng ta cần phải xét lại từ ngữ đó. Về giáo lý thì Đức Phật không đản sinh mà chỉ có Bồ tát đản sinh. Nếu nói rằng Đức Phật đản sinh thì có người sẽ hiểu Đức Phật đã thành đạo từ nhiều kiếp trước, kiếp này chỉ là thị hiện lại. Nhưng nếu đã là Đức Phật rồi đản sinh thì tại sao đến năm 35 tuổi ngài còn phải chiến thắng Ma vương và thành đạo dưới cội Bồ đề?

Theo Kinh điển Pāḷi, bộ Phật Sử (Buddhavaṁsa) giải thích có ba hạng Bồ tát tu tập 10 pháp hạnh (Ba-la-mật): Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm từ và Tâm xả ba la mật. Mỗi pháp độ chia làm ba cấp: bậc hạ, bậc trung và bậc thượng. Ví dụ như Bố thí độ bậc hạ là bố thí ngoại thân như tài sản, của cải, sự nghiệp, vợ và con. Bố thí bậc trung là bố thí 1 phần các bộ phận cơ thể như mắt và tứ chi, tim, gan… Bố thí bậc thượng là bố thí đến tính mạng. Cho nên Bồ tát tu hạnh Chánh Đẳng Giác phải thực hành 10 x 3= 30 pháp hạnh.

Thế nào là ba hạng Bồ tát? Bồ tát tu hạnh Trí tuệ, Ðức tin, và Tinh tấn.

Vị tu hạnh Trí tuệ từ lúc phát nguyện thành Bồ tát tu tập pháp độ đến lúc thành đạo dưới cội Bồ đề có thời gian 20 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. A-tăng kỳ ở đây là một đơn vị thời gian không thể tính được mà trong kinh chỉ cho một hình tượng ví dụ vuông vức 16 cây số trong đó đựng đầy hạt cải, một trăm năm một vị trời xuống nhặt một hạt và cứ thế nhặt đến khi nào hết những hạt cải trong đó thì mới gọi là 1 A tăng kỳ. (a-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya) theo thời gian mà Đức Bồ Tát tạo ba-la-mật có nghĩa không thể tính bằng số (vô số) ví dụ 4 a-tăng-kỳ với 100 ngàn đại kiếp.

Tuy nhiên, trong bộ Padarūpusaddhi, phần Saṅkhyātaddhika giải thích: A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya), là đơn vị số lượng số 1 đứng trước 140 số không (0), viết tắt là 10 mũ 140). Còn 100 ngàn đại kiếp, kiếp ở đây là kiếp của quả địa cầu chứ không phải là kiếp người. (Đại kiếp: Thời gian trái đất trải qua 4 a-tăng-kỳ thành-trụ-hoại-không, là thời gian quá lâu, Đức Phật lấy ví dụ: Một hòn núi đặc hình khối, mỗi chiều một do tuần (khoảng 20 km), cứ 100 năm một chư thiên lấy tấm vải mịn và mỏng quét nhẹ qua một lần cho đến khi mòn hết hòn núi ấy, thế mà thời gian ấy, chưa kể được một đại kiếp). Vị tu hạnh Ðức tin phải thực hành pháp độ mất 40 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị tu hạnh Tinh tấn thực hành pháp độ mất thời gian 80 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Trong kinh đó có ghi nhận Đức Phật Gotama tu hạnh Bồ tát Trí tuệ và Đức Phật Metteya (Di Lặc) tu hạnh Bồ tát Tinh tấn.

Chú giải bộ Phật Sử (Buddhavamsa) có ghi rằng khi tiền thân của Đức Phật Gotama hoàn thành pháp độ, Ngài hóa sinh trên cõi Trời Ðẩu Xuất đà (Tusita), có tên là Setaketu. Vào một ngày duyên lành hội đủ, Chư Thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới đồng hội lại cung thỉnh Ngài giáng phàm xuất gia tu tập thành chánh quả để tế độ chúng sinh. Ngài quan sát năm điều kiện đản sinh theo thông lệ của chư Phật như sau:

1. Thời kỳ: Chư Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian trong thời kỳ con người có tuổi thọ trên 100 ngàn năm và trong thời kỳ con người có tuổi thọ dưới 100 năm. Bởi vì, nếu con người có tuổi thọ sống lâu trên 100 ngàn năm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết pháp rằng: “Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; hoặc ngũ uẩn có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã…”, họ không hiểu rõ chánh pháp, phát sinh tâm hoài nghi. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.

Và nếu con người có tuổi thọ ngắn ngủi dưới 100 năm, thời kỳ ấy con người có phiền não nặng nề, làm cho tâm tư ô nhiễm tối tăm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết giảng chánh pháp vi tế cao siêu, họ khó hiểu rõ được chánh pháp ấy. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác cũng không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.

Trong quá khứ, Chư Phật thường xuất hiện trên thế gian, trong thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm đến 100 năm. Khi ấy, con người có trí tuệ sáng suốt, nếu lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, thì có thể hiểu rõ được chánh pháp, rồi thực hành theo chánh pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy rằng: Khi ấy, thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 năm, đó là thời kỳ thích hợp cho Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.

2. Quốc độ: Trong cõi Nam Thiện Bộ châu rộng lớn mênh mông, trong quá khứ, Đức Phật chỉ xuất hiện trong Trung xứ (Majjhimapadesa) mà thôi, không xuất hiện ở nơi xứ Biên địa. Do đó Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh nơi Trung xứ vùng Sakka kinh thành Kapilavatthu., ở đó có nhiều sự bất đồng về giai cấp, nghèo khổ, bệnh hoạn, nhờ thế loài người dễ hướng thiện.

3. Dòng dõi: Trong quá khứ, chư Bồ Tát kiếp chót trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác không sinh trong dòng họ hạ tiện, nghèo khổ, mà chỉ sinh một trong hai dòng dõi là dòng dõi Vua chúa hoặc dòng dõi Bàlamôn. Nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Bàlamôn, thì Đức Bồ Tát kiếp chót sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Bàlamôn; hoặc nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Vua chúa, thì Đức Bồ Tát sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Vua chúa.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy thời kỳ ấy, tất cả mọi người đều kính trọng dòng dõi Vua chúa hơn dòng dõi Bàlamôn, nên Ngài quyết định sinh vào dòng dõi Vua Sakya. Đức vua Suddhodana trải qua nhiều đời vua tinh khiết (không lẫn lộn với dòng khác).

4. Châu: Ngài chọn cõi Nam thiện Bộ Châu (cõi người) vì ở châu này loài người không quá thiện cũng không quá ác, nên dễ dàng liễu ngộ khi nghe Phật giảng.

5. Cha mẹ: Ngài chọn vua Suddhodana và chánh hậu Mahāmayādevī vì nhị vị này đã từng là cha mẹ của ngài trong nhiều ngàn kiếp và có nhiều phúc đức. Mẫu thân của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác trong kiếp chót phải là người đã từng tạo 10 pháp hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại kiếp trái đất và được Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ thọ ký rằng: Bà sẽ là mẫu thân của Đức Phật trong thời vị lai.

Mẫu thân của Đức Bồ Tát ấy phải là người có ngũ giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, không hề bị phạm giới nào; ngoài ngũ giới ra, bà còn phải thọ trì 8 giới (Uposathasīla) trong những ngày giới hằng tháng. Đức Bồ Tát quán xét thấy bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, có đầy đủ những tiêu chuẩn trên và tuổi thọ của bà Mahāmayādevī còn đúng 10 tháng lẻ 7 ngày, nên Đức Bồ Tát chọn bà Mahāmayādevī làm mẫu thân của Ngài.

Sau khi quán xét đầy đủ 5 điều rồi, Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh xuống làm người, để trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu truyền dạy rằng:

“Này chư thiên, chư phạm thiên, ta đồng ý nhận lời thỉnh cầu của các ngươi. Ta sẽ tái sinh xuống làm người trong cõi Nam Thiện Bộ châu, Trung xứ, kinh thành Kapilavatthu, trong dòng vua Sakya, Đức vua Suddhodana là phụ thân và bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, làm mẫu thân của ta”.

Sau khi lắng nghe lời truyền dạy của Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, tất cả chư thiên, và chư phạm thiên vô cùng hoan hỷ cùng nhau tán dương ca tụng Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu. Sau đó, đều cùng nhau xin phép trở về cảnh giới của mình. Chư thiên, chư phạm thiên loan báo cho khắp toàn thế giới chúng sinh biết rằng:

“Đức Phật sẽ xuất hiện trên thế gian!”

Theo truyền thống của Chư Phật, có những điều cơ bản hoàn toàn giống nhau, Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ như thế nào, thì Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong hiện tại cũng như thế ấy, và Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong vị lai cũng như thế ấy. Nếu có điều khác nhau, thì khác nhau những điều chi tiết như thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật, tuổi thọ, v.v…

Khi thấy đầy đủ nhân duyên, ngài nhận lời giáng trần đúng vào rằm tháng sáu âm lịch và đúng ngày trăng tròn tháng tư âm lịch năm sau ngài đản sinh ở vườn Lumbīnī, vào ngày thứ sáu, rằm tháng tư năm tuất, được đặt tên là Siddhattha.

Khi bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī ngự vào vườn Lumbīnī, hôm ấy chư thiên, chư phạm thiên tụ hội tại khu vườn, và cả vạn thế giới chúng sinh vui mừng reo hò rằng:

– “Hôm nay, tại khu vườn Lumbīnī này, Đức Bồ Tát sẽ đản sinh ra đời khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī”.

Chư thiên, chư phạm thiên, tay cầm những món quà từ cõi trời như vật thơm trời, những đóa hoa trời, nhạc trời trổi lên để cúng dường Đức Bồ Tát cùng với những chiếc lọng trắng che phủ khắp không gian.

Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī ngự đến một cây Sālā có thân to, cành cây đầy hoa đang nở rộ; khi bà đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng rất đẹp. Đức Bồ Tát cao thượng sẽ đản sinh ra đời trong tư thế dáng đứng này; cho nên các quan, các cung nữ che màn xung quanh nơi bà đang đứng. Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī đứng trong tư thế dáng đứng vững vàng. Khi ấy, Đức Bồ Tát cao thượng đản sinh ra đời khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī bằng đôi chân ra trước, rồi xuôi hai tay, toàn thân mình sạch sẽ ra sau, một cách suôn sẻ an lành cả Đức Bồ Tát lẫn mẫu thân của Ngài. Lúc đó, vào ban ngày của ngày thứ 6, nhằm ngày rằm tháng tư (âm lịch). Khi ấy, hai dòng nước ấm và lạnh từ trên hư không chảy xuống làm cho sạch sẽ thân hình của Đức Bồ Tát và mẫu thân của Ngài.

Khi Đức Bồ Tát cao thượng vừa ra khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī, trước tiên 4 vị Đại Phạm Thiên có thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, mỗi vị cầm mỗi chéo tấm lưới bằng vàng đón nhận Đức Bồ Tát xong, rồi đặt trước mặt bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī và tâu rằng:

– Muôn tâu chánh cung Hoàng hậu, xin bà phát sinh tâm hoan hỷ ! Đây là Thái tử của bà, cũng là Đức Bồ Tát kiếp chót cao thượng. Ngài là Bậc đại phước có nhiều oai lực nhất trong tất cả chúng sinh trong tam giới.

Sau đó, Đức Bồ Tát từ trên tay 4 vị Đại Phạm Thiên được trao sang cho 4 vị Tứ Đại Thiên Vương đón tiếp bằng tấm da mềm mại; một lần nữa, Đức Bồ Tát từ tay 4 vị Tứ Đại Thiên Vương được trao sang cho các quan đón tiếp bằng tấm vải trắng tinh.

Khi ấy, Đức Bồ Tát từ trên tay các quan, bước xuống đạp trên mặt đất bằng đôi bàn chân bằng phẳng của Ngài, Đức Bồ Tát đứng quay mặt nhìn về hướng Đông, chư thiên và nhân loại dâng hoa cúng dường Đức Bồ Tát, rồi tán dương ca tụng rằng:

– Kính bạch Đức Đại nhân, tất cả chúng sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.

Tiếp đến, Đức Bồ Tát quay mặt nhìn về hướng Nam… hướng Tây… hướng Bắc… hướng Đông Nam… hướng Tây Nam… hướng Tây Bắc… hướng Đông Bắc trong tám hướng, mỗi hướng chư thiên và nhân loại đều dâng hoa cúng dường Đức Bồ Tát, rồi tán dương ca tụng rằng:

– Kính bạch Đức Đại nhân, tất cả chúng sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.

Đức Bồ Tát cúi mặt nhìn xuống hướng dưới, rồi ngẩng mặt nhìn lên hướng trên, chư thiên, chư phạm thiên đều dâng hoa tán dương và ca tụng rằng:

– Kính bạch Đức Đại nhân, chư thiên, chư phạm thiên hướng trên này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có chư thiên, chư phạm thiên nào cao thượng hơn Ngài.

Đức Bồ Tát đứng nhìn về hướng Bắc rồi bước đi 7 bước, bước đầu tiên Ngài bước bằng chân phải. Khi Đức Bồ Tát bước đi, Vua trời phạm thiên cầm chiếc lọng màu trắng che cho Ngài, Đức vua Suyāma cầm quạt lông, còn 3 thứ khác là đôi hia, gươm báu, vương miện, mỗi vị Vua trời cầm mỗi thứ đi theo sau Đức Bồ Tát. Đó là 5 bảo vật của lễ phong Vương.

Đức Bồ Tát dừng lại ở bước chân thứ 7. Khi ấy tất cả chư thiên, chư phạm thiên đều bảo với nhau rằng:

“Bây giờ, Đức Bồ Tát cao thượng sẽ truyền dạy những lời tối quan trọng”.

Tất cả đều im lặng, chờ lắng nghe, Đức Bồ Tát dõng dạc truyền dạy rằng:

“Aggo ham asmi lokassa!

Jettho ham asmi lokassa!

Settho ham asmi lokassa!

Ayamantimā jāti

Natthi dāni punabbhavo”.

Ta là Bậc cao cả nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!

Ta là Bậc vĩ đại nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!

Ta là Bậc Tối Thượng nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!

Kiếp này là kiếp chót của ta

Ta không còn tái sinh kiếp nào khác nữa!

Sau khi ấy, ánh sáng rực rỡ, trời đất rung chuyển, hoa ưu đàm nở, chim hót líu lo, núi Tu Di dường như cúi đầu để tiếp đón bậc thầy của nhân thiên. Kinh có ghi sau khi ứng khẩu xong ngài trở lại trạng thái bình thường như muôn triệu hài nhi khác.

Đức bồ tát chứng quả vị phật chánh đẳng giác

Mặc dù Ngài sinh trưởng trong một gia đình vua chúa và thụ hưởng tất cả những hương vị của cuộc đời, nhưng đối với Ngài tất cả chỉ là bóng mờ sương đêm. Ðể rồi một ngày kia trong chuyến đi du ngoạn bốn cửa thành , Ngài nhìn tận mắt cảnh tượng già, bệnh, chết và một vị tu sĩ. Chính nhờ cuộc vân du đó giúp cho Ngài phát huy được hạt giống giác ngộ mà Ngài huân tập từ muôn vạn triệu kiếp qua.

Từ ngày hạnh ngộ bốn cảnh động tâm trên, đêm ngày tâm trí miên man nghĩ đến việc thoát ly gia đình để tìm chân lý giác ngộ. Khi công chúa Yasodharā, người vợ từ nhiều tiền kiếp của Ngài hạ sanh một người con, tên Rahula, đêm đó là đêm Ngài vượt cửa thành xuất gia tầm đạo. Ngài ra đi bỏ lại tất cả: cung vàng điện ngọc, vợ hiền con thơ, cung phi mỹ nữ kiều diễm, cha già…

Nhưng bỏ tất cả mà Ngài được tất cả: an lạc, bình yên, ung dung, không dính mắc, tĩnh lặng và Niết Bàn. Có người sẽ hỏi Ngài đi như vậy là thiếu trách nhiệm đối với người con, người cha, người chồng. Câu trả lời là không phải như vậy, Ngài ra đi để tìm một con đường giúp chúng sanh thoát khổ vĩnh viễn, đạt được hạnh phúc tối hậu là Niết Bàn. Sau khi thành đạo, Ngài đã trở về để tế độ vợ con và gia đình dòng họ, để họ cũng đạt được sự hạnh phúc vĩnh hằng như thế. Có thể nghĩ đơn giản là các Ngài có tất cả như vậy mà từ bỏ không bị dính mắc đấy mới là tâm hồn vĩ đại, một lý tưởng phi thường. Cũng có thể giải thích rằng phải trải qua một đời sống như vậy thì mới thấy rõ được sự vô vọng và ràng buộc của lòng tham ái trong tâm mỗi người.

Khi bỏ tất cả để xuất gia, Ngài tầm sư học đạo, nghe nơi nào có vị thầy trứ danh Ngài liền tìm đến tham vấn. Tất cả những vị thầy trứ danh thời đó Ngài đều đến học và thành công tất cả những sở đắc của họ. Thậm chí Ngài khổ hạnh sáu năm chỉ còn ăn ngày một hạt mè để cầm hơi, đến mức độ chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng Ngài nghiệm ra một điều là pháp mà Ngài muốn tu chứng không có ở những vị thầy đã dạy Ngài. Quyết chí bỏ khổ hạnh, ăn ngày một buổi và bắt đầu tham thiền nhập định dưới cội Bồ đề. Ðúng vào ngày thứ Tư, của ngày rằm tháng Tư, Ngài hoàn toàn giác ngộ, Chư Thiên, Phạm thiên đồng nhau ca tụng ngài với 9 hồng danh: Ứng cúng , Chánh Đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ – Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.

Sau khi Đức Bồ Tát đã toàn thắng Ác Ma Thiên, vào canh đầu đêm rằm tháng tư âm lịch, Ngài tiến hành thiền định (samathabhāvanā) với đề mục niệm hơi thở vô – hơi thở ra (anāpānassati) tuần tự chứng đắc 4 bậc thiền hữu sắc như sau:

– Đệ nhất thiền hữu sắc: Có 5 chi thiền (hướng tâm, quan sát, hỷ, lạc, định), do chế ngự được 5 pháp chướng ngại (tham dục, sân hận, buồn chán-buồn ngủ, phóng tâm-hối hận, hoài nghi).

– Đệ nhị thiền hữu sắc: Có 3 chi thiền (hỷ, lạc, định), do chế ngự được 2 chi thiền (hướng tâm, quan sát).

– Đệ tam thiền hữu sắc: Có 2 chi thiền (lạc, định), do chế ngự được 1 chi thiền (hỷ).

– Đệ tứ thiền hữu sắc: Có 2 chi thiền (xả, định), do chế ngự được 1 chi thiền (lạc, thay bằng chi thiền xả).

Đó là 4 bậc thiền hữu sắc làm nền tảng để chứng đắc Tam Minh.

Tam minh

1 – Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatināna)

Đức Bồ Tát có đệ tứ thiền hữu sắc, định tâm trong sáng thanh tịnh, thiền tâm không lay động, làm nền tảng để Ngài hướng tâm đến chứng đắc túc mạng minh: Trí tuệ nhớ rõ lại tiền kiếp, từ 1 kiếp đến hàng trăm kiếp, hàng ngàn kiếp, hàng vạn kiếp, hàng triệu kiếp, hàng triệu triệu kiếp… cho đến vô lượng kiếp không giới hạn.

Túc mạng minh là trí tuệ nhớ rõ tiền kiếp thuộc loại chúng sinh nào, tên gì, thuộc dòng dõi nào, tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp, ba-la-mật, thọ lạc, thọ khổ, tuổi thọ… đều ghi nhớ rõ ràng mọi chi tiết.

Túc mạng minh là minh thứ nhất mà Đức Bồ Tát đã chứng đắc vào canh đầu đêm rằm tháng tư (âm lịch).

2 – Thiên nhãn minh (Dibbacakkhunāna)

Đức Bồ Tát có đệ tứ thiền hữu sắc, định tâm trong sáng thanh tịnh, thiền tâm không lay động, làm nền tảng để Ngài hướng tâm đến chứng đắc thiên nhãn minh: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá khứ, kiếp vị lai của tất cả chúng sinh như mắt của chư thiên, phạm thiên.

Thiên nhãn minh có 2 loại:

– Tử sanh minh: Trí tuệ thấy rõ biết rõ sự tử, sự tái sinh của tất cả chúng sinh sau khi chết, do nghiệp nào cho quả tái sinh cảnh giới nào, thọ khổ, thọ lạc như thế nào…

– Vị lai kiến minh: Trí tuệ thấy rõ những kiếp vị lai của tất cả chúng sinh.

Chư Phật dùng vị lai kiến minh này để thọ ký chúng sinh trong những kiếp vị lai xa xăm, còn thời gian bao nhiêu đại kiếp trái đất này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, hoặc Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác…

Thiên nhãn minh là minh thứ nhì mà Đức Bồ Tát đã chứng đắc vào lúc canh giữa đêm rằm tháng tư (âm lịch).

3 – Lậu tận minh (Āsavakkhayanāna)

Đức Bồ Tát dùng đệ tứ thiền hữu sắc làm nền tảng, để tiến hành thiền tuệ, quán xét Thập Nhị Duyên Sanh (Paticcasamuppāda) là đối tượng thiền tuệ của chư Bồ Tát. Ngài quán xét để chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Ý nghĩa ngày rằm tháng tư

Sự đản sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang ý nghĩa lớn lao với toàn nhân loại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thuyết pháp hùng hồn trác tuyệt. Ngài nói và thực hành ngay những lời Ngài đã nói. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, cho đến mỗi im lặng của Ngài đều là những bài học quý báu cho chúng ta. Cuộc đời đức Phật là một bằng chứng hiển nhiên để người đời nhận thấy rằng giáo lý của Ngài có thể thực hiện được, chứ không phải là những lời nói suông, những ý niệm hoang tưởng, những lý thuyết xây dựng trên mây, trên khói. Lịch sử của Đức Phật là lịch sử của một con người, nhờ tu tập bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc thánh giữa thế gian – “Con người vĩ đại nhất sinh ra ở đời này”, như lời văn hào Ấn Độ Tagore đã nói.

Trước sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trên thế giới, nhiều sáng kiến đưa ra để lựa chọn một tôn giáo điển hình phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại tiến bộ. Sau nhiều năm xem xét,vào ngày 15/12/1999, Đại hội đồng LHQ tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia thành viên LHQ, chọn Phật giáo vì giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật.

Người dân chờ đến lượt mình được tắm Phật ở chùa Quán Sứ

Đại lễ Vesak là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại cùng diễn ra trong ngày trăng tròn của tháng Vesak hàng năm, tương đương với ngày Rằm tháng Tư âm lịch. Đó là sự kiện đức Phật đản sinh, đức Phật thành đạo và đức Phật nhập Niết Bàn. Năm 2001, Đại lễ Vesak được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ). Kể từ đó đến nay Đại lễ Vesak đã được tổ chức nhiều năm liền ở trụ sở LHQ và ở các nước có Phật giáo đăng cai. Việt Nam đã 2 lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ vào các năm 2008 và 2014. Trong một lần chia sẻ với các Phật tử, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ nhấn mạnh: “Giáo lý đạo Phật đề cao sự bình đẳng. Đức Phật nói rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, mọi chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. Bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên đỉnh cao của giác ngộ và giải thoát”. Có thể nói, không một tôn giáo nào, không một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật. Tính nhân bản tuyệt vời của đạo Phật chính là chỗ đó.

Đại lễ Phật đản tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lễ Phật đản ngày nay không chỉ là ngày lễ lớn đối với các Phật tử, mà còn là ngày hội của mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều chùa hàng năm tổ chức lễ rước Phật, diễu hành xe hoa, tắm tôn tượng Phật sơ sinh. Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN, tắm Phật là nghi thức thiêng liêng. Khi múc từng gáo nước thơm tắm Phật, cũng là lúc ta gột rửa tâm mình cho thanh tịnh, đồng thời ta nhận được nguồn năng lượng tâm linh tích cực, giúp tinh thần minh mẫn, trí tuệ tăng trưởng, bồ đề tâm kiên cố.

Mọi người múc nước tắm Phật ngày Phật đản mong được gột rửa tâm mình cho thanh tịnh.

Bên cạnh các nghi lễ, chư tăng, ni và Phật tử cả nước còn thực hiện nhiều việc làm thiện lành, ý nghĩa, để dâng lên cúng dường chư Phật như tặng quà từ thiện, tổ chức phóng sinh, thăm viếng gia đình chính sách, dâng hương tại nghĩa trang liệt sỹ, thực hiện theo tinh thần từ bi cứu khổ và tri ân báo ân của đạo Phật. “Tránh xa những điều ác, năng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch” -thực hành được điều cốt lõi nhất trong những điều Phật dạy, chúng ta sẽ chứng nghiệm được sự màu nhiệm, bao la của đạo Phật và tìm thấy hạnh phúc viên mãn, tìm thấy sự an lạc nội tâm. Đó cũng là thông điệp bất hủ mà Đức Phật đã trao cho loài người, cho mỗi chúng ta

Lễ quy y tam bào ngày rằm tháng tư

Lễ quy y tam bào ngày rằm tháng tư được tổ chức tại Pháp Viện Minh Đăng Quang địa chỉ: 505 Xa Lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lễ vật cúng rằm tháng tư

Sắm lễ ngày rằm tháng tư chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần ngày rằm tháng 4

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn cúng tổ tiên ngày rằm tháng 4

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..

Tín chủ con là ………………………………………….. ….

Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Ý Nghĩa Rằm Tháng 10

PHĐS – Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Còn gọi là tết Song Thập, Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh nếp, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc..

Ý nghĩa rằm tháng 10 – Tết Hạ Nguyên

Thu sắp tàn, Đông sắp đến, gió lạnh thổi về, lá vàng rơi lác đác để lại những thân cây trụi lá, đánh đấu ngày hội lễ Hạ nguyên gần kề. Trong khi mỗi gia đình, cũng như chùa chiền, đang sửa soạn cho ngày lễ hội, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ hội thuần túy của dân tộc.

Từ trong cội rễ văn hóa dân gian Việt Nam, rằm tháng Bảy hay ngày lễ Hạ nguyên, rằm tháng Mười, đều là ngày lễ cổ truyền quan trọng: “Rằm tháng Mười, mười người mười cởi

Rằm tháng Bảy, người cởi người không”

Theo phong tục tập quán Việt tộc, rằm tháng mười hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt thoát phạm vi gia đình và trở thành một lễ hội tâm linh của dân tộc Việt, một sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn nơi chốn già lam tịnh địa. Đây cũng chính là điều mà nhà thơ Huyền Không đã khẳng định trong bài thơ Nhớ chùa: “Mái chùa che chỡ hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

Mái chùa xưa và nay, dù ở nơi đất Tổ hay trời phương ngoại vẫn là nơi hội tụ của muôn ngàn con dân đất Việt chung giòng máu Lạc Hồng, chung một ý niệm đồng bào ruột thịt. Và rằm tháng Mười giờ đây không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là Tết Hạ nguyên mà trở thành một nếp sống tâm linh của người con Phật. Trong ngày lễ Hạ nguyên, người Phật tử dâng trọn tấm lòng tưởng niệm ân đức sâu dày của chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, đã từng khai sáng và trùng hưng huyết mạch của Đạo Phật tại thế gian này.

Hàng đệ tử chúng ta, những người mang sứ mệnh truyền thừa chánh pháp của Thế Tôn, mang đuốc tuệ vào lòng thế cuộc, vận chuyển bánh xe chánh pháp giữa rừng đời phải chọn một ngày thích hợp như lễ Hạ nguyên để “Tiên tri Tam đức, hậu báo tứ ân” nhằm thắp sáng tiền đồ hoằng dương Phật pháp.

Lễ Hạ nguyên ở chùa tuy hình thức có phần đơn sơ hơn so với các lễ hội Phật giáo khác như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan, nhưng về nội dung vẫn phản ánh đậm nét mầu sắc tâm linh, và nhắc nhỡ người con Phật hãy sống như chánh pháp, hành xử theo chánh pháp theo gương các bậc Tiên hiền cổ thánh ngàn xưa.

Ngày nay, ngày rằm tháng Mười, Rằm Hạ nguyên đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân.

Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Đông tiết lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng; cho nên đến ngày rằm tháng Mười đem những gì đã được hu hoạch, chế tạo thức ăn theo phong tục địa phương tự ngàn xưa như: Xôi, chè, bánh ít, bánh cúng, bánh bột lọc, bánh gạo… cùng với mâm cơm dâng cúng tổ tiên, ông bà, thổ thấn, âm linh, các bác… Ngày rằm tháng Mười được coi như là lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng.

Ý nghĩa rằm tháng 10 – Tết Hạ Nguyên

Tết Song thập (Chữ Hán: 十成節, Hán Việt: Song thập tiết) (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười. Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh nếp, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. Có nơi tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.

Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “‘tiến tân” cơm gạo mới cúng tổ tiên.

Nhân Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp ới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên.

Đệ Nam

Mâm Cúng Ngày Rằm Tháng 10

Trong ba ngày Rằm lớn trong năm là rằm tháng giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10 thì Rằm tháng 10 ngày ngày mà mọi người ai cũng đều cúng quảy. Với ngày Rằm Hạ Nguyên – Rằm tháng 10 còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hộ rất quan trọng trong truyền thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao.

Tết Hạ Nguyên 15/10 ÂL hay còn gọi là rằm tháng 10 là cơ hộ để con cái tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, cha mẹ và cầu bình an phước đức cho cả gia đình. Đối với đạo Phật, ngày Rằm tháng 10 các Phật tử là các người con của Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ ân đức chư Phật mười Phường gia hộ, độ trì.

Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Đông tiết lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng; cho nên đến ngày rằm tháng Mười đem những gì đã được hu hoạch, chế tạo thức ăn theo phong tục địa phương tự ngàn xưa như: Xôi, chè, bánh ít, bánh cúng, bánh bột lọc, bánh gạo… cùng với mâm cơm dâng cúng tổ tiên, ông bà, thổ thấn, âm linh, các bác…

Ngày rằm tháng Mười được coi như là lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng. Ngày Rằm tháng Mười ai ai cũng đều thu hoạch được thực phẩm trong vụ tháng Tám do đó mọi nhà đều cúng lễ tạ ơn cho nên mới có câu ca dao: “Rằm tháng Mười, mười người mười quảy”.

Mua lễ vật cúng rằm tháng 10 gồm những gì?

Theo phong tục từ cổ xưa, ngày tết Cơm Mới (tết Hạ Nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến cùng mâm lễ mặn thơm ngon tinh khiết để cúng tổ tiên.

CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH Nhận đặt mâm đồ cúng trọn gói, giao hàng miễn phí tân nơi 24/24 ĐT: 1900 636 815 hoặc 0969 69 59 19 Mr.Cường

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:………Tuổi…………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Công tài bồi xưa những ai gây

Của quí hoá nay con cháu hưởng

Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư vị Tôn thần

Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!