Phát Tâm Cúng Dường Tam Bảo / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Tín Tâm Cúng Dường Tăng Bảo

Trong Kinh, đức Phật dạy rằng “Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng, cúng dường Tăng Bảo thì phước báu ấy sẽ rất toàn hảo, rất thanh tịnh”

Tuy nhiên, nay là thời mạt pháp, cách thời đức Phật hơn 2.550 năm, còn đâu những Thánh Tăng làm ruộng phước tốt cho những ai tín tâm cúng dường? Đức Phật, bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác đã nhìn thấu suốt mọi sự từ quá, hiện đến vị lai. Với tình thương vô biên, Đấng Thiện Thệ đã chỉ dạy cặn kẽ và lưu truyền lại nhân gian những bài pháp quý báu. Cúng dường Tăng Bảo. Bài viết này tập trung khai triển luận điểm “tín tâm cúng dường Tăng Bảo”.

Trong Kinh, đức Phật dạy rằng “Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng, cúng dường Tăng Bảo thì phước báu ấy sẽ rất toàn hảo, rất thanh tịnh” [1].

1. Tăng phạm hạnh hoặc đang thực hành phạm hạnh

Cúng dường cho tăng phạm hạnh và tăng đang thực hành phạm hạnh quả phước vô cùng to lớn không thể nghĩ bàn như lời Phật dạy trong Kinh: “Quả thật là ân đức Tăng quá lớn. Ai cúng dường đến Tăng ấy, quả phước trổ sanh sẽ vô lượng vô biên như cát của con sông Đại Hằng” [2]. Nhưng cúng dường như thế nào là đúng pháp. Trong Kinh Tiểu Bộ – Tập II – Thiên Cung Sự (Tạng Pali), Đức Phật lưu tâm chúng ta đến hiệu lực của tín tâm và phước điền của người nhận cúng dường như trong phẩm Lâu Đài Nữ Giới, chuyện thứ nhất sau đây:

Tín tâm cúng dường Tăng Bảo

“Một thời đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá Vệ), ở Jetavana (Kỳ Viên) trong tinh xá ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Sau khi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), nước Kosala (Kiều Tát La), đã cúng dường suốt bảy ngày lễ vật vô thượng lên Tăng chúng với đức Phật đứng đầu, nhà đại phú Anàthapindika đã cúng dường suốt ba ngày phù hợp với lễ vật của nhà vua; và đại đệ tử nữ, cư sĩ Visàkhà (Tỳ Xá Khư) cũng cúng dường đại lễ vật như thế, tin đổn về sự cúng dường vô thượng được truyền đi khắp cõi Jambudìpa (Diêm Phù Ðề): “Phải chăng bố thí cúng dường chỉ đặc biệt phát sinh kết quả lớn khi đó là sự bố thí hào phóng với lễ vật cao sang như vậy, hay đúng hơn, đó là sự bố thí cúng dường tùy theo phương tiện của mình?”. Khi Tăng chúng nghe lời bình luận này, chư vị trình lên đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn bảo:

“Không phải chỉ nhờ hiệu lực của tặng vật mà việc bố thí cúng dường đặc biệt phát sinh kết quả lớn, song đúng hơn, do hiệu lực của tín tâm và phước điền của những người nhận được vật cúng dường. Vì vậy, dù chỉ nhỏ bằng một nắm thóc hay một tấm giẻ, một tọa cụ bằng cỏ lá hay một hạt đậu trong nước tiểu hôi thối của trâu bò, được cúng dường với lòng thành cho một người xứng đáng nhận lễ vật cũng sẽ có đại kết quả, đại vinh quang và công đức thấm nhuần khắp nơi” [3].

Như vậy, vật cúng dường không quan trọng, quan trọng nhất là người cúng dường phải có lòng thành kính dâng lên, dù chỉ là ‘hạt đậu trong nước tiểu hôi thối của trâu bò’, cho những vị tỳ kheo đang thực hành phạm hạnh, sẽ gặt hái những quả phước vô cùng to lớn.

2. Tăng hành trược hạnh, ác giới

Tuy nhiên, trong thời mạt pháp, không tránh khỏi một số tăng phá giới, không còn thanh tịnh nữa. Vì thế, một số phật tử quan ngại về việc cúng dường cho các vị tăng ấy. Đức Phật đã nhìn thấu rõ vấn nạn này và giải nghi trong Kinh Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt như sau:

– Đại đức Ānanda chỉ nói đến chư tỳ-khưu phạm hạnh hoặc chư tỳ-khưu đang thực hành phạm hạnh; còn nếu là tỳ-khưu hư hỏng, xấu xa, dễ duôi, buông lung, hành trược hạnh, ác giới… bị các vị đồng phạm hạnh chê cười thì đâu phải là ruộng phước, bạch đức Tôn Sư?

– Nếu vị tỳ-khưu ấy còn tăng tướng, còn trong phẩm mạo sa-môn thì vị ấy vẫn là ruộng phước đấy, này Upāli!

– Ông hãy nghe đây! Khá nhiều vị tỳ-khưu trong giáo hội hiện nay của Như Lai bị hư hỏng, khuyết tật về giới, nhưng họ vẫn đang trên con đường tu tập, vẫn ăn mỗi ngày một bữa, vẫn cắt móng tay, vẫn cạo râu tóc, vẫn không trang điểm, vẫn không thoa dầu thơm, vật thơm, vẫn xa lánh đàn ca xướng hát, vẫn không tích luỹ vàng bạc, của cải, vẫn đầu trần chân đất ôm bát xin ăn, vẫn không mặc y sang trọng, vẫn không nằm giường cao, gối êm, vẫn không ở nhà cao cửa rộng, vẫn không có năm món ngũ dục xa hoa, vẫn không nằm ngủ với vợ và chơi đùa với con, vẫn làm lễ sám hối mỗi tháng hai lần, vẫn cho giới đến hai hàng cư sĩ, vẫn nói đạo, thuyết pháp, vẫn truyền giới luật cho sa-di và tỳ-khưu… Chỉ như vậy thôi thì hàng cư sĩ tại gia có ai làm được, dẫu là bậc thánh cư sĩ cũng không làm được; cho nên họ vẫn xứng đáng là ruộng phước cho chư thiên và loài người đấy, này Upāli!

– Đúng vậy, đệ tử đã hiểu. Tuy nhiên, còn tội lỗi của vị ấy, nghiệp xấu ác của vị ấy thì sao, thưa Tôn Sư?

– Hãy để cho Tăng xử. Ai làm nấy chịu. Quả nghiệp xấu xa của vị ấy thì hãy để cho nhân quả công minh nó làm việc, này Upāli!”

– Không kể phàm, không kể thánh, bất cứ ai còn tăng tướng, phẩm mạo sa-môn thì tất cả đều ở trong Tăng Bảo ba đời: Hiện tại, quá khứ và vị lai. Tăng Bảo bao giờ cũng gồm chư thánh phàm tăng quá khứ, chư thánh phàm tăng hiện tại, chư thánh phàm tăng vị lai, này Upāli! Một vài vị, năm bảy vị, một số cá nhân tỳ-khưu thì có thể hư hỏng, xấu xa, ác giới, nhơ bợn nhưng Tăng Bảo thì không, Tăng Bảo thì luôn luôn mỹ toàn, thanh tịnh, này Upāli!

Tôn giả Ānuruddha lại hỏi:

– Vậy thì khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng, cúng dường Tăng Bảo thì phước báu ấy sẽ rất toàn hảo, rất thanh tịnh, có phải vậy không, thưa Tôn Sư?

– Tăng Bảo thì luôn luôn thanh tịnh! Hay lắm! Cả một biển lớn thanh tịnh! Tôn giả Ānanda tán thán! Tuyệt vời thay! Cao thượng thay là ruộng phước cho chư thiên và loài người!” [4]

Qua bài pháp trên, rõ ràng Đức Phật nhấn mạnh đến tín tâm cúng dường của chư Phật tử tại gia và khuyên chúng ta nên khởi tâm cúng dường Tăng Bảo chứ đừng nghĩ đến cá nhân tỳ kheo nào cả. Đức Thích Tôn ân cần dạy bảo: ‘Đừng nghĩ đến những việc xấu ác của cá nhân tỳ kheo nào và hãy để cho Tăng xử và luật nhân quả quyết định.” Trong khi đó, phước báo của người cúng dường tín tâm vẫn đơm hoa, kết quả thơm ngọt. Trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Đức Phật kể lại một câu chuyện như sau:

“Năm thầy Tỳ – kheo kia xét thấy chủ nhân hết lòng trọng đãi, mới cùng nhau bàn rằng:”Tuy đặng chủ nhân tùy nghi cúng dường mỗi ngày giàu to nhưng tính đến năm nghèo như cái năm đói rét, thì không có thể giúp cho người được giàu vui; vậy bọn ta phải ra phương tiện để tìm kiếm tiền của, dành dụm thời sau mà hưởng cái sự vui ngũ dục”.

Bàn như thế rồi, liền cùng nhau thay đổi, sai một người đi dạo trong các làng xóm, rao nói với mọi người, xướng cái lời như thế này:

“Bốn thầy Tỳ – kheo kia, yên ở một chỗ vắng lặng giữ gìn giới cấm dứt hẳn rượu thịt, không ăn hành tỏi đáng bậc phạm hạnh; tu thiền chỉ quán chứng nghiệp vô lậu; tu hành không bao lâu sẽ thành quả A la hán, thật là bậc Vô thượng phước điền trong thiên hạ”.

Mọi người nghe lời ấy rồi, đua nhau xúm lại mang đến đủ thứ tiền tài ẩm thực, cung kính cúng dường, như thế nhiều năm. Còn nữ nhân Đề Vi một lòng kính tin, cứ việc tùy nghi cúng dường hoan hỷ không chán. Mãn kiếp trọn đời được sanh lên cõi trời Hóa Lạc.

Còn năm vị Tỳ – kheo kia, chuyên làm việc xảo ngụy, vì tâm tà trược, nên khi phước hết mạng chung, sanh vào địa ngục; tám nghìn ức kiếp chịu cái quả báo rất khổ. Tội địa ngục hết rồi phải chịu thân ngạ quỷ, ly mỵ, vọng lượng, lần lựa như thế trải qua tám nghìn kiếp; tội ngạ quỷ hết rồi, lại chịu cái thân lục súc sanh, để đền trả của cúng dường đời trước cho chủ nhân.

Nhân duyên nghiệp báo, hoặc làm lạc đà, lừa, trâu, ngựa, tùy theo chủ nhân chỗ thọ phước gì thì thường đem sức lực để đền trả cho chủ nhân, lần lựa như thế cũng đến tám nghìn đời; tội súc sanh hết rồi tuy đặng thân người, nhưng các căn ám độn, nam cũng không phải nam, nữ cũng không phải nữ, gọi đó là Thạch nữ: Từ đây sắp về sau, trải qua trong tám nghìn năm, thường đem sức lực đền trả cho chủ nhân, đến nay chưa hết.”

Phật bảo vua rằng: “Đề Vi khi đó là Hoàng hậu đây vậy. Ông Biện Tài khi đó là Mục Liên đây vậy. Còn năm thầy Tỳ – kheo, tức là năm người bọn Phiến Đề La theo hầu hạ khiêng kiệu cho bà Hoàng hậu hôm nay đây”.

Vua bạch Phật rằng: “Theo như lời của Đức Thế Tôn nói thì nhơn có năm người, mà nay thì chỉ thấy có bốn người khiêng kiệu còn một người nữa ở chỗ nào.

Phật bảo vua rằng: “Còn một người nữa, người ấy thường ở trong cung quét dọn cầu xí, tức là người đổ phân đó vậy”.

Hoàng hậu nghe rồi rùng mỉnh rởn ốc, ôm lòng kinh sợ, liền đứng dậy làm lễ Phật, đứng hàu chắp tay mà bạch Phật rằng: “Thưa đức Thế Tôn! Như lời của đức Thế Tôn nói, té ra bọn Phiến Đề la là nhân duyên thầy của con đời trước, lòng con thiệt rất lo sợ, sợ là sợ phạm tội nghịch. Sở dĩ vì sao? Vì luận người là bậc thầy, thì phải cung kỉnh đầu đội lễ bái mới phải lẽ vậy. Mà nay trở lại sai khiêng kiệu không khác gì trâu ngựa. Vì nhân duyên đó nên lòng con rất lo sợ, cúi xin Phật thương xót dạy con sám hối”.

Phật bảo Hoàng hậu rằng: “Bởi Hoàng hậu có phước đức, vốn không có tội lỗi cớ sao nghi sợ. Chúng sanh tánh khác, hạnh nghiệp không giống nhau, làm lành thì hưởng phước, làm ác thọ tai ương. Hoàng hậu đời trước nhất tâm thanh tịnh tin ưa làm phước, nhân duyên phước đức như thế, bởi bao nhiêu đời trước sanh ra thường gặp Minh sư, tin thọ lời giáo huấn, gặp lành làm lành gặp phước làm phước, cho đến ngày nay hưởng phước tự nhiên gặp Phật ra đời, là vì nhờ phước đức nhân duyên đời trước. Lại nghe Chánh pháp như thuyết tu hành, do nhân duyên đó nên không có tội lỗi chi.” [5].

Kết luận: Đừng lo nghĩ gì cả. Hãy thanh tịnh tâm ý của mình khi cúng dường Tăng Bảo sẽ sản sinh phước báu vô lượng như Đề Vi Hoàng hậu vậy.

Tâm Tịnh ——————-

[1], [2] và [4] Một Cuộc Đời, Một Vầng Nhật Nguyện – Tập 6, phẩm 2: Ruộng Phước- Sư Giới Đức – Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Nhà Xuất Bản Văn Học

[3] Tiểu Bộ – Khuddhaka Nikaya – Tập II – Thiên Cung Sự – phẩm 1.a Lâu Đài Nữ Giới – Chuyện thứ nhất – Lâu Đài Có Sàng Tạo (Pìtha-Vimàna) – Tạng Pali- Giáo Sư Trần Phương Lan dịch.

[5] Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên. Quyển Hạ. Hán dịch: Đời Tiêu Tề, Ngài Tam Tạng Sa môn Thích Đàm Cảnh. Việt dịch: Hòa Thượng Thích Hành Trụ. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo.

Chơn Cúng Dường Tam Bảo

Xưa, khi còn sanh tiền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ân cần dạy bảo chúng sanh hãy sáng suốt quy y Tam Bảo gồm: PHẬT – PHÁP – TĂNG mà nương tựa tu hành; vì vậy, cúng dường Tam Bảo là cúng dường Phật, cúng dường Pháp và cúng dường Tăng.

Phật tử thường sắm lễ vật dâng cúng Phật tại tư gia hay chùa chiền, gọi là hành lễ cúng dường. Những lễ vật cúng dường nên dùng gồm: nhang, đèn sáp, hoa (sen, huệ), quả, tịnh thủy.

Khi hành lễ cúng dường, chúng ta cần sửa soạn các món lễ vật cho tinh khiết, sắp đặt có thứ tự trên bàn thờ sao cho đơn giản mà trang nghiêm, tránh rườm rà, rối rắm. Ví dụ: ở giữa phía trong bàn thờ: đứng ngoài ngó vô, sắp hoa bên tay phải, quả bên tay trái, tịnh thủy ngay chính giữa. Cận phía trước bàn thờ, nhang thắp ở giữa, đèn sáp đốt hai bên (như dùng đèn điện thì miễn đèn sáp).

Ngoài ra, những ai phát tâm muốn thờ Phật tại tư gia nhưng không có điều kiện tài chánh thì quý vị có thể góp tịnh tài thỉnh tôn tượng/ảnh Phật cho họ, đồng thời có thể giúp họ kiến lập bàn thờ Phật tại gia sao cho trang nghiêm đúng Pháp, tạo duyên lành cho họ tu hành hướng Phật. Nếu làm được vậy với tâm trong sạch vô cầu, không mảy may nghĩ tưởng cầu phước hay ban ơn mong chờ đền đáp… thì đây cũng chính là cúng dường Phật Bảo cao quý.

Tuy nhiên, món lễ vật cần thiết và quý báu hơn hết chính là TÂM THÀNH, là sự TU HÀNH CHƠN THẬT của người con Phật. “Tam giả QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG” là Hạnh Nguyện Phổ Hiền Vương, là kim chỉ nam soi đường lưu truyền cho hậu thế y giáo phụng hành. Chỉ có QUẢNG TU – tức sự tu hành chơn chánh từ tâm nguyện từ bi rộng lớn vì đại sự giải thoát sanh tử luân hồi của muôn vạn chúng sanh, khế hiệp với hạnh nguyện Chư Phật – mới là CHƠN CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT KHẮP 10 PHƯƠNG.

Pháp Bảo là lời Phật dạy, là giáo lý chơn chánh, giúp hành giả chuyển mê khai ngộ như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, Tứ Vô Lượng Tâm, Lục Độ… (xuất thế gian Pháp Bảo). Nay, vì muốn cho Phật Pháp cửu trụ Ta Bà, người con Phật phát tâm ấn tống in Kinh điển (thế gian trụ trì Pháp Bảo) phổ truyền sâu rộng đến mọi người, giảng giải Chánh Pháp giúp nhau hiểu Đạo mà tu hành, hướng đến con đường giác ngộ – giải thoát của chư Phật. Đó gọi là cúng dường Pháp Bảo hay Pháp thí, thuộc về hạnh Bố thí (Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí) đầu tiên trong Lục Độ Ba-la-mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí Huệ). Nên nhớ, cúng dường Pháp Bảo với tâm trong sạch vô cầu mới thật quý báu cao thượng.

Xuất thế gian Tăng Bảo tức là các bậc Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, A La Hán đã chứng quả vô sanh.

Thế gian trụ trì Tăng Bảo tức chỉ các Thầy Tỳ Kheo chơn chánh (Thanh-tịnh Tăng), hoàn toàn cắt ái ly gia, trường trai tuyệt dục, nghiêm trì tịnh giới, thiểu dục tri túc, đức hạnh thanh cao.

Do đó, cúng dường Tăng Bảo tức là cúng dường chư Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, A La Hán và các thầy Tỳ Kheo tu hành chơn chánh. Tuyệt đối không cúng dường cho những kẻ tà sư, giả tu, phạm giới, tà hạnh, mượn Đạo tạo Đời, có những hành vi che đậy, đích thực không phải Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không sống Phạm hạnh lại giả hiện tướng có Phạm hạnh nhưng nội tâm hôi hám, đầy những tham dục, sở hành bất tịnh… Lại càng không nên gần gũi, thân cận vì chẳng khác gì lầm gởi Huệ mạng tu hành của mình cho Tà đạo, ắt sẽ lầm đường lạc lối, phá kiến đọa tâm, chuốc khổ về sau. Nên nhớ: Giới Đức nghiêm trì, thân-khẩu-ý hành theo lời Phật dạy, Từ Bi Hỷ Xả, sống đời Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, an bần thủ Đạo, chuyên tu Thiền Định, vô cầu – vô ngã độ sanh là những chuẩn mực căn bản giúp nhận biết tâm hạnh của vị Tỳ kheo chơn chánh hay tà mị, tu hành chơn thật hay giả dối, có đáng là bậc mô phạm cho thập phương tín chúng nương tựa, noi gương hay không (?). Quý Phật tử nên cẩn trọng suy xét!

Những lễ vật cúng dường Tăng Bảo gồm: thực phẩm, y phục, sàng tòa (ngọa cụ) và y dược (thuốc men). Ngoài tứ sự cúng dường trên, Phật tử tuyệt đối không cúng dường bất kỳ gì khác như tiền, xe, điện thoại… mà trái Pháp. Ngược lại, Tăng lữ tu hành càng không được nhận bất kỳ sự cúng dường nào khác, càng không được tích góp làm của riêng hay lạm dụng mà phạm Giới, trái với tôn chỉ “xuất gia, giải thoát” hạnh người tu Phật.

– “Tam giả QUẢNG TU cúng dường”. Đó là CHƠN CÚNG DƯỜNG cao quý nhất dâng lên Tam Bảo. Người con Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, hãy noi theo Hạnh Nguyện Phổ Hiền mà thúc liễm thân tâm, tu hành chơn chánh, cúng dường chư Phật.

– Hành lễ cúng dường là phương tiện nơi Sự mà hiển Lý, nơi Tướng hiển Tự Tánh nên hành giả phát tâm cúng dường cần trì giữ Tâm trong sạch, thanh tịnh, vô ngã, vô cầu, tu hành chơn thật. Được thế thì Lý – Sự viên dung, sự cúng dường mới được viên mãn.

– Lễ vật cúng dường Phật Bảo ở chùa hay tại tư gia chỉ là: nhang, đèn sáp, hoa (sen, huệ), quả, tịnh thủy, nhưng quý nhất chính là tâm thành, tu chơn. Lễ vật cúng dường Tăng Bảo, tức bậc Thanh-tịnh Tăng tu hành chơn chánh, chỉ là: thực phẩm, y phục, sàng tòa (ngọa cụ) và y dược (thuốc men). Ngoài ra, Quý Phật tử có thể tùy hỷ thỉnh tôn tượng/ảnh Phật cho người có tâm muốn thờ tại tư gia, hay in Kinh ấn tống, Pháp thí rộng rãi đến mọi người để tất cả sớm giác tâm quy Phật.

– Thanh quy chốn Tòng lâm thời chư Tổ là: tu sĩ hàng ngày “lên núi khai hoang, xuống ruộng cày bừa”, “một ngày không làm, một ngày không ăn”, nào dám mống tâm an ổn nhàn lạc, thong dong biếng lười sa đọa, thọ của đàn na sống lần lựa qua ngày mà đắm chìm trong dục lạc thiêu thân. Do đó, dẫu xuất gia chuyên tu giải thoát nhưng nếu có thể sắp đặt một nền tảng kinh tế tự túc, không thọ của bá tánh thập phương, lại tùy cơ duyên đem Phật Pháp từ bi ứng dụng cho đời cải ác vi thiện, vừa tự giác vừa giác tha trong thời buổi hiện nay thì thật là quý báu vô cùng. Ngược lại, nếu không thể tự túc cho đời sống tu hành của mình thì tu sĩ chỉ có thể thọ hưởng tứ sự cúng dường mà thôi, tuyệt đối không được nhận tiền bạc… làm của riêng hay cung cấp cho quyến thuộc mà hủy phạm Giới Luật, Huệ mạng chẳng còn, ắt khổ đọa muôn kiếp về sau.

– Còn đó lời Phật dạy để tất cả chúng ta cùng chiêm nghiệm, hành trì:

“Sau khi Ta nhập diệt, các con hãy lấy Giới Luật làm Thầy, y theo Chánh Pháp mà tu hành, tự thắp đuốc mà đi”.

” Giới còn là Ta (Phật Pháp) còn vậy”.

“Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”.

(nếu chẳng dụng Tâm mà chấp tướng (chấp ngã, chấp Pháp) khi tu Phật thì người ấy đang hành Tà đạo, trái chướng Tự Tánh nên giác ngộ mãi còn xa)

(Kinh Pháp Cú)

Mong tất cả tỉnh tâm tu Phật!

Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_ Diệu A Di Đà Phật _()_

Ý Nghĩa Cúng Dường Tam Bảo.

Người Phật tử nhớ ơn Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng; nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi ; sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau; còn Tăng là những người đã hy sinh cao cả, là giềng mối giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam bảo, cúng dường Tam bảo để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.

Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn tức là Ngài có đủ Phước báo và Trí huệ, Ngài chỉ ngồi một chỗ vẫn được ăn ngon, mặc ấm. Vậy mà Ngài cũng tay ôm bình bát hàng ngày đi khất thực, để tập cho những người chưa có lòng từ bi họ có dịp thực hành hạnh từ bi, để cho những người cúng dâng thức ăn cho Phật sẽ được phước báo đời sau. Hồi Phật còn tại thế, có một chú bé kia, chơi trò chơi con nít, lấy nhánh cây làm nhà, lấy cát làm cơm. Một hôm cậu bé đang chơi thấy Phật đi khất thực, cậu ta bưng một chén cát mà nghĩ đó là cơm, lòng thành dâng lên cho Phật. Nhờ chén cơm cát đời đó, một trong những kiếp sau nầy cậu ta hưởng phước báo được làm vua; đó chính là vua A Dục,một ông vua đứng hàng bậc nhất hộ trì Phật Pháp, hơn hẳn Lương Võ Đế, vua A Dục đã dựng trụ biểu ghi nơi Phật đản sinh, tổ chức Kết tập kinh điển, đem Phật pháp truyền sang Tích Lan, đem sang bên ấy cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, ngọc Xá Lợi Phật, nhờ đó Phật giáo Nam tông đã truyền sang Đông Nam Á.

1/ Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng Phước sương, đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

Người Phật tử có thể thỉnh từ ba vị Tăng, Ni trở lên càng nhiều càng quí, thỉnh về tư gia để tụng kinh hay thuyết pháp rồi đãi tiệc chay gọi là Trai Tăng, hay đến cúng Trai Tăng ở chùa cũng gọi là Quá đường, nhất là vào ngày Rằm tháng Bảy để cầu cho cha mẹ, ông bà còn sanh tiền được tăng tuổi thọ, đã mất được sinh về cõi Cực lạc. Nghi lễ như sau:

Sau khi thỉnh Chư Tăng, Ni ngồi vào chỗ thọ trai, người chủ trì chuẩn bị một khai lễ, có nhang, đèn, hoa, quả đặt nơi đầu bàn, tất cả những người cúng Trai Tăng tập họp lại, mọi người lạy ba lạy rồi quỳ xuống, chủ trì tác bạch đại để như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát (Nếu vào ngày Rằm tháng Bảy), tác đại chứng minh.

Kính bạch Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.

Hôm nay chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ (lạy ba lạy) xin tác bạch: Chúng con vâng lời Phật dạy, hôm nay là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ngày công thành quả mãn, chúng con có sắm sanh lễ vật kính dâng lên Tam bảo, xin chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni nhận cho, xin đem công đức nầy để hồi hướng cho cha mẹ (hoặc cho cha mẹ chúng con tật bệnh tiêu trừ, tăng thêm tuổi thọ) và ông bà bảy đời của chúng con được siêu sanh Tịnh độ.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát Ma ha tát!

Trên Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni đã hứa khả, nạp dụng cho rồi, chúng con đầu thành đảnh lễ. (lạy 3 l ạy)

Rồi chư Tăng hành lễ Quá đường, trong khi chư Tăng thọ trai, vị chủ trì nhờ người phụ bưng khai lễ đến từng vị, chấp tay xá chư Tăng, Ni rồi dâng bao thơ tiền hay vật dụng. Sau khi chư Tăng thọ thực xong, vị chủ trì phải trở về vị trí cũ, quỳ xuống tác bạch tiếp:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Buổi lễ đã hoàn mãn, ân triêm công đức nầy chúng con chí thành đảnh lễ, nguyện sẽ ngày ngày tinh tấn trên bước đường tu học.

Nam mô thường hoan hỷ Bồ tát Ma ha tát!

IV/ Thanh tịnh cúng dường:

Người Phật tử khi cúng dường Tam bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

Người Phật tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.

Ý Nghĩa Cúng Dường Tam Bảo

Người phật tử nhớ ơn tam bảo là Phật, Pháp, Tăng; nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi; sau khi Phật đã nhập niết bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau; còn tăng là những người đã hy sinh cao cả, là giềng mối giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người phật tử tôn kính tam bảo, cúng dường tam bảo để đền đáp ân đức mà tam bảo đã ban cho, cúng dường cũng như bố thí để tâm người phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.

II. Mục đích của sự cúng dường:

Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn tức là Ngài có đủ phước báo và trí huệ, Ngài chỉ ngồi một chỗ vẫn được ăn ngon, mặc ấm. Vậy mà Ngài cũng tay ôm bình bát hàng ngày đi khất thực, để tập cho những người chưa có lòng từ bi họ có dịp thực hành hạnh từ bi, để cho những người cúng dâng thức ăn cho Phật sẽ được phước báo đời sau. Hồi Phật còn tại thế, có một chú bé kia, chơi trò chơi con nít, lấy nhánh cây làm nhà, lấy cát làm cơm. Một hôm cậu bé đang chơi thấy Phật đi khất thực, cậu ta bưng một chén cát mà nghĩ đó là cơm, lòng thành dâng lên cho Phật. Nhờ chén cơm cát đời đó, một trong những kiếp sau nầy cậu ta hưởng phước báo được làm vua; đó chính là vua A Dục, một ông vua đứng hàng bậc nhất hộ trì Phật Pháp, hơn hẳn Lương Võ Đế, vua A Dục đã dựng trụ biểu ghi nơi Phật đản sinh, tổ chức kết tập kinh điển, đem Phật pháp truyền sang Tích Lan, đem sang bên ấy cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, ngọc Xá Lợi Phật, nhờ đó Phật giáo Nam tông đã truyền sang Đông Nam Á.

Ảnh minh họa

III. Cúng dường tam bảo như thế nào?

1. Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ tam bảo, thùng phước sương, đó là người phật tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

2. Cúng dường Pháp bảo: Nhờ giáo lý của đức Phật, người phật tử biết được đâu là khổ, đường nào tu học để được phước báo, để được giải thoát; đáp lại ân đức ấy, người Phật tử phải đem giáo lý của đức Phật đến cho những người khác biết để họ có lòng tin và tu học.

3. Cúng dường Tăng bảo: Thánh tăng ngày xưa chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, do vậy người phật tử phải cúng dường chư tăng gồm có: Y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang. Bốn thứ đó gọi là tứ sự cúng dường. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, phật tử có thể dâng cúng chư tăng, ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn, chớ đừng dâng cúng những gì làm cho tăng, ni bị tha hóa.

Người phật tử có thể thỉnh từ ba vị tăng, ni trở lên càng nhiều càng quí, thỉnh về tư gia để tụng kinh hay thuyết pháp rồi đãi tiệc chay gọi là trai tăng, hay đến cúng trai tăng ở chùa cũng gọi là Quá đường, nhất là vào ngày Rằm tháng Bảy để cầu cho cha mẹ, ông bà còn sanh tiền được tăng tuổi thọ, đã mất được sinh về cõi Cực lạc. Nghi lễ như sau:

Sau khi thỉnh chư tăng, ni ngồi vào chỗ thọ trai, người chủ trì chuẩn bị một khai lễ, có nhang, đèn, hoa, quả đặt nơi đầu bàn, tất cả những người cúng trai tăng tập họp lại, mọi người lạy ba lạy rồi quỳ xuống, chủ trì tác bạch đại để như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát (Nếu vào ngày Rằm tháng Bảy), tác đại chứng minh. Kính bạch chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng, ni.

Hôm nay chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ (lạy ba lạy) xin tác bạch: Chúng con vâng lời Phật dạy, hôm nay là ngày tự tứ của chư tăng, ngày công thành quả mãn, chúng con có sắm sanh lễ vật kính dâng lên tam bảo, xin chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng, ni nhận cho, xin đem công đức nầy để hồi hướng cho cha mẹ (hoặc cho cha mẹ chúng con tật bệnh tiêu trừ, tăng thêm tuổi thọ) và ông bà bảy đời của chúng con được siêu sanh Tịnh độ.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát Ma ha tát!

Sau đó hoặc Hoà thượng hoặc Thượng tọa, một vị sẽ ban giáo từ, tán thán công đức. Vị chủ trì sẽ bạch tiếp:

Trên chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng, ni đã hứa khả, nạp dụng cho rồi, chúng con đầu thành đảnh lễ. (lạy 3 l ạy)

Rồi chư tăng hành lễ quá đường, trong khi chư tăng thọ trai, vị chủ trì nhờ người phụ bưng khai lễ đến từng vị, chấp tay xá chư tăng, ni rồi dâng bao thơ tiền hay vật dụng. Sau khi chư tăng thọ thực xong, vị chủ trì phải trở về vị trí cũ, quỳ xuống tác bạch tiếp:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Buổi lễ đã hoàn mãn, ân triêm công đức này chúng con chí thành đảnh lễ, nguyện sẽ ngày ngày tinh tấn trên bước đường tu học.

Nam mô thường hoan hỷ Bồ tát Ma ha tát!

IV. Thanh tịnh cúng dường:

Người phật tử khi cúng dường tam bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

1. Về tâm thanh tịnh: Mỗi khi cúng dường tam bảo đừng nên tính toán, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít, lòng luôn hoan hỷ và chí thành, khi đã cúng dường rồi cũng đừng có bận tâm mình đã cúng ít quá hay nhiều quá. Lòng chí thành là quan trọng hơn hết.

2. Về lễ vật thanh tịnh: Những lễ vật dâng cúng tốt tươi, tinh khiết là quý nhưng tiền của mình bỏ ra mua sắm phải do mình làm ra bằng nghề nghiệp chánh đáng thì mới có nhiều phước đức. Ví dụ một người tay lắm chân bùn làm thuê làm mướn có một ít tiền, mà dùng số tiền ấy mua một ốp nhang hay mua một bó hoa đem đến chùa cúng Phật, công đức lớn hơn một người đem nhiều lễ vật cúng dường tam bảo, lễ vật nầy do đồng tiền có được từ những việc làm bất chánh.

V. Kết luận:

Một người phật tử phải phát tâm, hể có dịp thì cúng dường tam bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, nó cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Người phật tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.

(St)

Cúng Dường Tam Bảo Như Thế Nào?

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.

ĐỊNH NGHĨA CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

CÚNG DƯỜNG SAI LẠC

Thế mà có những người cúng dường một cách lệch lạc mất hết ý nghĩa cúng dường. Như có một Phật tử đi chùa đến thầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được nghe hỏi “cầu cái gì”, Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm “cầu an hay cầu siêu”, Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp “cầu siêu”, rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tử này như thế, Phật tử khác cũng thế. Đã thành thông lệ, cúng chùa là phải cầu siêu hay cầu an. Cầu an cầu siêu cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sự cúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình mà cúng chùa đích thực là tham lam ích kỷ. Nếu mang một tâm niệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng một Phật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướng dẫn đã chỉ lối sai lạc.

Đến phần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền. Đồng tiền này sau một thời kinh cầu nguyện xong, ông tự coi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách e dè sợ sệt gì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúng nhiều tiền, thế là ông mặc tình phung phí, vì tự cho do công tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu hành cốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụng kinh mướn. Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, biến thành kẻ thụ hưởng. Trái với mục đích xuất gia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp. Cầu nguyện là một điều phụ thuộc nhỏ nhít trong Phật pháp, vì nó không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổi phồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hết tám mươi phần trăm (80%) Phật sự đều nằm trong những lễ cầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắt hẳn chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng, là đưa họ vào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam ích kỷ cho họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chớ không phải người tu hành.

CÚNG DƯỜNG ĐÚNG PHÁP

Người Phật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉ vì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúng sanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúng năm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tử nên thưa: “Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận món tịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh.” Chỉ vì Tam Bảo vì chúng sanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đại vị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy công đức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đã có bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉ nghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vô bờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy, dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dường cũng là phước đức vô biên. Cho nên nói “Phật dụng tâm”.

Tăng, Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, tự nhiên thấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tu hành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúng sanh? Để xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường của Phật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập để hiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sanh. Nếu hiện đời, Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phải mang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế, hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việc tu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chánh của Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cốù gắng càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình. Thấy mình thiếu nợ, mới cố gắng lo đền trả bằng cách nỗ lực tu hành và độ sanh, đây là mục tiêu đức Phật bắt Tăng, Ni thọ nhận đồø cúng dường của Phật tử. Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn tín đồ cúng dường chân chánh đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao thượng và lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tập tục sai lầm, đừng vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiến cho chánh pháp đi lần vào chỗ mờ tối suy tàn. Chúng ta là người lãnh đạo, không phải là kẻ theo đuôi tín đồ để cầu được nhi?u lợi dưỡng. Đã dám bỏ nhà đi tu, tức là dám nhận chịu mọi sự đói rách nghèo nàn, mọi sự gian truân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơ tâm siêu thoát của mình.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhận sự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợ duyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợi ích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừa nhận “nhân quả nghiệp báo” là chân lý thì sự cầu nguyện là ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điều phi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làm trái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộc lòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phải cảnh cáo rằng: “Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể, kết quả ít lắm.” Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đường hoằng hóa lợi ích chúng sanh. Đã thấy cầu nguyện là việc phụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng, Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.

LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG

Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Đó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.

(Trích lược từ sách Bước đầu học Phật của HT. Thích Thanh Từ)