Nghi Thức Làm Phép Khăn Tang / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nghi Thức Làm Phép Xác &Amp; Khăn Tang

NGHI THỨC LÀM PHÉP XÁC

LM: Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, xin Chúa làm + phép thi thể của T… với nước thánh nhắc nhở bí tích Rửa tội như Thánh Phaolô viết: “Tất cả chúng ta đã chịu phép Rửa trong Đức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép Rửa trong sự chết của Ngài. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Ngài, để như Đức Kitô nhờ vinh hiển Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng được tái sinh trong đời sống mới như vậy. Vì Nếu chúng ta được liên kết với Ngài trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Ngài, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Ngài trong sự sống lại giống như vậy”. Trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, tôi tớ Chúa là T… đã mặc lấy Đức Kitô, vậy xin cho cũng được mặc áo vinh quang trong ngày Đức Kitô đến.

Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Tất cả: Amen

LM: Rẩy nước Thánh trên quan tài.

NGHI THỨC LÀM PHÉP KHĂN TANG Cha chủ sự nói ít lời về ý nghĩa việc thánh hiến khăn tang và mời gọi mọi người hiệp ý trong lời cầu nguyện, đoạn đọc:

LM: Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa.

CĐ: Là Đấng tạo thành trời đất.

Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng, trong tình yêu quan phòng của Chúa, Chúa đã thương ban cho con người có tổ tiên, có ông, có bà, có cha, có mẹ, và có người thân trong gia đình, để con người được sinh ra, tăng trưởng và lớn lên trong tình thương ấm cúng của gia đình. Vì thế, Chúa dậy chúng con phải thảo hiếu với cha mẹ và biết ơn các bậc tổ tiên khi các Ngài còn sinh tiền, cũng như khi các Ngài khuất núi. Chúa cũng dậy chúng con phải tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã qua đời. Giờ đây, chúng con xin Chúa đoái thương làm phép + và thánh hóa những chiếc khăn tang này, mà con cháu và gia đình của linh hồn T… sẽ mang trên đầu, làm dấu hiệu cho đạo hiếu thảo và lòng thương nhớ đến linh hồn T…. Xin cho con cháu và gia đình của linh hồn T… khi mang khăn tang này, được kiên trì trong lời kinh nguyện cho người quá cố, và biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình đại gia đình. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Nghi Thức Nhập Quan Trong Tang Lễ

Nghi thức nhập quan trong tang lễ

Khi đóng đinh quan tài, phải đóng 7 đinh. Sau khi nhập liệm, kỵ để mưa rơi vào quan tài. Mang ra đặt ở chính tẩm, đầu tại phía cửa chính ra vào, để ngó vào bàn thờ tổ tiên. Đặt trên nắp quan tài 7 ngọn nến tượng trưng 7 ngôi sao, đặt bát hương, một chén cơm thật đầy vun trên đặt một trứng gà luộc bóc vỏ, kèm thêm một đôi đũa bông cắm 2 bên trứng gà. Đũa bông là loại đũa vót có tua 1 đầu ở phía trên. Đèn luôn để sáng.

Nhập quan rồi thì con cháu nội ngoại ở bên linh cữu, còn ra phải chia nhau túc trực để cúng lễ, đèn nhang và đáp lễ những người tới phúng điếu.

Đặt linh sàng và đặt linh tọa:

Linh sàng là giường của vong linh người chết nằm như khi còn sống. Linh tọa là chỗ của vong linh người chết ngồi như khi còn sống.

Linh sàng: Được kê ngay bên tay mặt linh cữu, cùng hướng với người sống khi bước vào nhà. Linh sàng có đầy đủ mùng, mền, gối nệm y như lúc còn sinh thời.

Linh tọa: Bàn thờ vong được đặt trước linh cữu. Trên linh tọa có bày đèn nhang, bài vị và di ảnh người chết.

Kết hồn bạch:

Là một tấm vải, hoặc lụa hay chiếc áo chiêu hồn khi người chết còn hấp hối được đặt trên ngực, đến khi đã tắt thở thì lấy miếng vải đó kết thành hình tượng trưng như người, có đầu, mình và tứ chi rồi đặt vào linh tọa để thờ.

Triều tịch điện thượng trực:

Triều là buổi sáng. Tịch là buổi chiều và Điện là cái nhà quý báu. Thượng là dâng lên. Thực là thức ăn. Như vậy sáng chiều phải dâng thức ăn lên linh vị.

Nếu nhà có đặt linh sàng và hồn bạch thì mỗi sáng sớm, con cháu đem gương, lược, thau nước rửa mặt, nước trà và cơi trầu đến trước linh sàng quỳ xuống khóc ba tiếng rồi khấn: Trời đã sáng xin rước linh bạch lên linh tọa, rồi thoát màn, mở chăn, rước hồn bạch lên linh tọa, đồng thời đem rượu thịt, bánh trái làm lễ cúng gọi là lễ Triều Điện.

Buổi chiều tà cũng làm lễ như trên, quỳ khấn rằng trời đã tối xin rước linh bạch an nghỉ. Cúng xong rước hồn bạch đặt vào linh sàng, đắp mền, buông màn, y như lúc còn sống. Lễ buổi chiều gọi là Tịch Điện.

Sau này giản tiện thành cúng cơm ngày hai buổi trên linh tọa cho đến ngày an táng xong rồi về nhà làm lễ mang hồn bạch chôn tại nơi sạch sẽ ở cánh đồng hoặc ngay trong gia đình.

Việc cúng cơm ngày 2 bữa cho tới một trăm ngày là Tuần tốt khốc mới thôi. Linh sàng dẹp bỏ sau khi mai táng xong.

Lễ thành phục:

Lễ thành phục gọi là lễ phát tang báo hiệu cho dòng họ, xóm làng biết. Con các cháu, họ mạc xa, gần cứ theo Tang phục đã ấn định mà mặc.

Sửa một lễ dâng lên linh tọa, tang chủ quỳ trước rồi đến thứ tự theo tang chế mà quỳ theo sau, sắp hàng khóc lạy, kèn trống nổi lên, gọi là lễ cử ai. Từ lúc này, bà con thân thuộc, lối xóm đều đến giúp việc tiếp khách sau khi đã làm lễ phúng điếu.

Tạ hiếu:

Đáp lễ: Khi đã phát tang thì các con cháu đều túc trực gần linh cữu, trai bên trái, nữ bên phải, chủ tang đứng đầu. Phải cúi đầu khi có người tới điếu, dù gia đình cao sang đến mấy, việc tạ hiếu phải được coi trọng. “Ma chê cưới trách” là vậy.

Thấy khách đến điếu phải có người ra đón rước, cám ơn trước khi họ mở lời, nếu họ tới trước linh cữu, tất cả con cháu đều cúi chào và có người đốt nhang, trịnh trọng cúi đầu giơ cao nén nhang len trao cho họ cầm, đoạn lui về phía linh cữu, cúi đầu chống gậy, tay bịt miệng tỏ lòng kính cẩn chờ đợi họ làm lễ. Khách bắt đầu làm lễ điếu thì con cháu tất cả cùng hướng về phía khách tạ lễ. Khi khách lễ xong 2 lạy, thì con cháu cũng tạ xong 1 lạy, khách cúi đầu hướng về con cháu tỏ lòng kính cẩn, thì con cháu cũng vái lại cho hợp lễ. Trong khi làm lẽ đã có phường kèn trống lo nổi nhạc.

Xong việc làm lễ, con cháu phải thành kính mời khách ngồi chơi uống nước đồng thời cám ơn sự có mặt làm cho vong linh cha hay mẹ mình được hân hạnh hưởng ân nghĩa này, các con cháu không dám quên. Khách ra về phải tiến chân ra tận cửa, không quên cám ơn một lần chót, rồi lại trở vào túc trực tại linh cữu. Người tới điếu thường lễ lạy, vì linh thể còn kể như là sống. Nhà có tang chỉ đáp lại 1 lạy. Khách tới điếu phải được ghi vào sổ để nhớ ơn sau này.

Trả nợ miệng: Người chết đã xong một bề, người sống cũng phải lo làm lễ “trả miệng”, mời khách khứa ăn uống.

Lễ chuyển cữu:

Thủ tục khi có nhà Từ đường riêng, thì trước khi mai táng, lúc bắt đầu phát tang, linh cữu được chuyển đến đó để triều bái tổ tiên, nếu tiện nhà thờ tại gia thì lễ chuyển cữu được tổ chức vào nửa đêm, rồi sáng ngày ra lựa giờ để cất đám.

Lê cất đám

Cất đám có nghĩa là đưa linh cữu ra đồng mai táng. Đa số chọn các giờ Thìn, Tị và Ngọ (khoảng 8-9 giờ sáng đến trưa), trừ những giờ không hợp với vong, để thuận tiện cho việc ma chay khỏi bị trễ buổi tranh tối tranh sáng, làm lễ Cũng Cơm không lỡ buổi chiều.

Tục lệ còn ghi “cha đưa, mẹ đón”. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài Đám tang mẹ, con trai chống gậy vông nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài.

Sau đó là lễ hạ huyệt, quy lăng,…

Nghi Thức Tổ Chức Lễ Quốc Tang

Quy định tổ chức lễ tang Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ

Quy định về tổ chức lễ Quốc tang

1. Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang

1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

2. Thông báo về Lễ Quốc tang

Các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

5. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

1. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

a) Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,

a) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;

b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.

4. Các văn bản về Lễ Quốc tang

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ Quốc tang; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang, tiểu sử người từ trần; Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua.

5. Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang

1. Đưa tin buồn

Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.

2. Đăng tin trên các phương tiện thông tin

a) Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm: Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;

b) Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.

6. Thời gian, nghi thức để tang

Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

7. Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng

1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).

2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

8. Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu

1. Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó treo Quốc kỳ có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí…”.

2. Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài, có lư hương và gối Huân chương.

3. Linh cữu phủ Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa lễ đài, đầu hướng về bàn thờ.

4. Ban Tổ chức Lễ tang phân công các thành viên trong Ban Tổ chức Lễ tang đứng túc trực khi các đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng.

5. Trong quá trình tiến hành Lễ viếng và Lễ truy điệu có 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng cửa phòng Lễ tang; 04 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục đứng túc trực 4 góc cạnh linh cữu và 06 (sáu) chiến sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu và đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang.

9. Vòng hoa trong Lễ viếng

1. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 06 (sáu) vòng hoa, có băng vải đỏ chữ vàng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình; sau khi các đoàn viếng xong đặt cố định hai bên bàn thờ.

2. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 30 (ba mươi) vòng hoa luân chuyển. Trong thông báo tin buồn có ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, có kích thước 1,2 m x 0,2 m, ghi dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.

10. Lễ viếng

1. Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.

2. Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

3. Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.

4. Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.

11. Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài

1. Cùng thời gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

2. Trang trí lễ đài:

a) Lễ đài trang trí phông nền đen, Quốc kỳ treo phía trên có dải băng tang, ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí…”;

b) Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài có lư hương; hai bên bàn thờ đặt 02 (hai) vòng hoa cố định;

c) Bàn ghi sổ tang.

12. Lễ truy điệu

1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu

a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

b) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

c) Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

3. Chương trình Lễ truy điệu

a) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;

b) Quân nhạc cử Quốc ca;

c) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;

d) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;

đ) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.

4. Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.

13. Lễ đưa tang

1. Thành phần dự Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

2. Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.

14. Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ tang

1. Lực lượng phục vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm;

a) Lực lượng phục vụ Lễ viếng: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực cách linh cữu 1,5 m; 06 (sáu) chiến sĩ giữ súng CKC có lưỡi lê túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7 m; 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; lực lượng khiêng hoa; sĩ quan dẫn viếng; lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ viếng;

b) Lực lượng phục vụ Lễ truy điệu: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực bốn góc cách linh cữu 1,5 m; 06 (sáu) chiến sĩ giữ súng CKC túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7 m; 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; 01 tổ Quốc kỳ; 01 tổ Quân kỳ; lực lượng danh dự ba Quân chủng (127 cán bộ, chiến sĩ), quân nhạc phục vụ Lễ truy điệu;

c) Lực lượng phục vụ Lễ đưa tang: 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương, 01 (một) sĩ quan quấn cờ; đội công tác gồm 01 sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ khiêng linh cữu; 07 (bảy) chiến sĩ chuẩn bị xe tang; lục lượng danh dự ba Quân chủng;

d) Lực lượng phục vụ Lễ an táng: 27 (hai mươi bảy) chiến sĩ làm nhiệm vụ tiêu binh tại cổng nghĩa trang; lực lượng mộ giả 13 (mười ba) chiến sĩ, lực lượng danh dự ba Quân chủng, lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ an táng.

2. Phương tiện phục vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị gồm: 01 xe chỉ huy; 01 xe chở Quốc kỳ, ảnh, gối Huân chương; 01 xe chở Quân kỳ; 06 xe chở đội hình danh dự; 01 xe hoa; 01 xe kéo xe tang (phía cuối xe tang là khẩu lựu pháo 122 mm); 01 xe dự phòng; 02 xe thông tin, 01 xe cứu thương.

3. Linh cữu được phủ Quốc kỳ đặt trong lồng kính để trên xe tang.

15. Lễ hạ huyệt

1. Sau khi đội công tác di chuyển linh cữu vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt.

2. Đội công tác làm nhiệm vụ hạ huyệt.

3. Trưởng ban Tổ chức Lễ tang mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi quanh phần mộ để vĩnh biệt.

4. Đội công tác tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.

5. Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt và lấp mộ, quân nhạc cử nhạc “Hành khúc tang lễ”.

6. Sau khi lấp mộ xong, Ban Tổ chức Lễ tang dành một phút mặc niệm tiễn biệt người từ trần. Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.

16. Xây mộ và chi phí

1. Mộ xây bằng đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành.

2. Chi phí xây mộ hoặc hỏa táng, điện táng và phục vụ Lễ tang do ngân sách nhà nước cấp.

17. Kinh phí tổ chức quốc tang

Hiện nay, mức chi đối với Lễ Quốc tang thực hiện theo quy định tại Thông tư 74/2013/TT-BTC.

Cụ thể, mức chi từ Ngân sách nhà nước cho một Lễ Quốc tang tối đa là 800 triệu đồng để chi cho các khoản mang tính cố định và các khoản do Ban tổ chức xem xét quyết định.

Các khoản chi mang tính cố định chỉ được chi tối đa 295 triệu đồng, gồm:

– Chi mua quan tài: Tối đa 50 triệu đồng;

– Chi làm bàn thờ tại gia đình: Tối đa 50 triệu đồng;

– Chi xây vỏ mộ (gồm xây vỏ mộ, ốp đá): Tối đa 80 triệu đồng;

– Chi làm bàn thờ, trang trí tại các nơi tổ chức lễ tang: Tối đa 80 triệu đồng;

– Chi mua vải phủ bàn thờ, làm Quốc kỳ phủ linh cữu: Tối đa 15 triệu đồng;

– Chi mua vải liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 20 triệu đồng.

Đối với các khoản chi do Ban tổ chức xem xét quyết định được xem xét chi tối đa 505 triệu đồng, gồm:

– Chi làm 06 vòng hoa tiêu biểu, 30 vòng hoa luân chuyển;

– Chi thuê xe phục vụ tang lễ;

– Chi thuê nhà bạt, ô che nắng, mưa;

– Chi thuê cây cảnh, thảm trải sàn;

– Chi ăn, ở cho khách địa phương, họ hàng về dự tang lễ;

– Chi quay video, chụp ảnh, truyền hình;

– Chi phục vụ tang lễ: điện, nước, bồi dưỡng phục vụ tang lễ;

– Chi bảo vệ mộ 10 ngày đầu;

– Chi phí khác phát sinh (nếu có).

Nghi Thức Tẩm Liệm, Nhập Quan &Amp; Phát Tang

Nghi thức dành cho người vừa qua đời.

Lưu ý: Các nghi thức này thường chỉ được cử hành trong phạm vi gia đình, nên chỉ cần trình bày và in ra một số ít bản, không cần để trong sách Nghi Lễ An Táng.

Chủ Sự: Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần

Cộng Đồng: Amen

Chủ Sự: Chúa ở cùng anh chị em

Cộng Đồng: Và ở cùng Cha

Chủ Sự:

Anh chị em thân mến,

Giờ đây cộng đoàn chúng ta khởi sự nghi thức tẩm liệm. Chúng ta thành khẩn cầu nguyện cho T mới qua đời. Xin Chúa ban thưởng cho T sau khi kết thúc cuộc đời trần thế, được về quê vui hưởng cuộc sống đời đời. Vì chúng ta tin chắc rằng sự chết chưa phải là kết thúc tất cả, nhưng là cửa ngõ tiến vào sự sống đời đời.

Đối với những người tin vào Chúa Kitô, sự sống chỉ biến đổi chứ không bị tiêu tan. T đã được chịu phép Rửa, đã khởi sự đời sống vĩnh hằng ngay khi còn sống ở trần gian này. Chúng ta cầu nguyện cho T, hy vọng T được hưởng vinh quang Phục Sinh với Đức Kitô.

(Chọn một bài thích hợp)

Chủ Sự: Lạy Cha, xin thánh hóa người anh (chị) em chúng con đây, trong cuộc sống trần gian đã tin cậy vào Cha, đã phó thác cuộc đời cho Cha, đã tin vào lời hứa cứu độ của Cha. Xin cho người anh (chị) em chúng con được sống lại như Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Cộng Đồng: Amen.

Chủ Sự:

Thưa anh chị em,

Đứng trước thi hài người quá cố, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa để đức Tin, đức Cậy và lòng Mến của chúng ta luôn luôn được nuôi dưỡng và củng cố.

Lời Chúa trong thư Thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Roma. (Rm 6, 8-9)

Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Đó là niềm tin của chúng ta. Vì chúng ta biết rằng một khi Đức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, tử thần chẳng còn quyền chi đối với Người.

Đó là lời Chúa.

Cộng Đồng: Tạ ơn Chúa.

Chủ Sự: Anh chị em thân mến,

Ước chi lời cầu nguyện của chúng ta trong giờ phút này giúp chúng ta cùng chia sẻ một niềm hy vọng.

Lạy Chúa, T là người thân thích đã lìa bỏ chúng con, xin cho linh hồn T được mau về với Chúa.

Cộng Đồng: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Chủ Sự: Xin cho những việc tốt mà T đã làm khi còn sống sẽ đem lại nhiều kết quả và còn được những người khác tiếp tục.

Cộng Đồng: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Chủ Sự: Xin Chúa thương tha thứ mọi lỗi lầm mà T đã trót sai phạm vì yếu đuối.

Cộng Đồng: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Chủ Sự: Xin cho hình ảnh tốt đẹp của T luôn in sâu trong tâm hồn chúng con.

Cộng Đồng: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Chủ Sự:

Anh chị em thân mến,

Trước cái chết của T đang làm cho chúng ta đau buồn, nhưng trong niềm tin cậy và yêu mến, chúng ta cùng nhau chạy đến với Chúa Giêsu. Cùng với Người, chúng ta hãy thưa lên rằng:

Cộng Đồng: (Đọc Kinh Lạy Cha).

(Rảy Nước Thánh trên thi hài)

Chủ Sự: Đức Mẹ Maria cũng là người từng trải qua thử thách đau thương, nhất là khi Người đứng dưới chân Thánh giá Chúa. Chúng ta hãy chạy đến với Đức Mẹ. Xin Mẹ nâng đỡ chúng ta trong cơn thử thách này.

Cộng Đồng: (Đọc Kinh Kính Mừng).

Chủ Sự: Chúng ta cùng cầu nguyện,

Lạy Chúa, Chúa đã biểu lộ tình thương mãnh liệt khi cho Con Một Chúa là Đức Giêsu Kitô xuống thế chịu khổ hình thập giá vì chúng con. Giờ đây chúng con cậy vào lòng nhân từ và quyền năng của Chúa mà xin cho người anh (chị) em tín hữu chúng con là T được chia sẻ vinh quang với Đức Giêsu Kitô, Đấng đánh bại thần chết, và xin cho T được tham dự vào đời sống phục sinh của Người đến muôn thưở muôn đời.

Cộng Đồng: Amen

Chủ Sự:

Chúng ta cùng cầu nguyện,

Lạy Cha, chúng con biết rằng khi thân xác của chúng con là ngôi nhà tạm ở dưới đất này bị sự chết phá hủy, thì chúng con lại có một nơi cư ngụ do Chúa dựng nên. Đó là ngôi nhà vĩnh cửu trên trời, không do tay người phàm làm ra (2Cr. 5, 1).

Lạy Cha xin thánh hóa và chúc phúc cho chiếc quan tài này, cũng là chiếc áo, là nhà tạm cho thân xác yếu hèn hay hư nát của người anh (chị) em chúng con đây cư ngụ để chờ ngày phục sinh trong quyền năng của Cha.

Xin cho nhà tạm này được Cha thánh hóa và chúc phúc, trở nên nơi yên nghỉ bình an cho thân xác người anh (chị) em chúng con là đền thờ Ngôi Ba Thiên Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.

Cộng Đồng: Amen.

Chủ Sự: Rảy Nước Thánh trên quan tài.

Trong lúc đó CĐ hát một bài chọn trong phần Thánh Ca.Sau đó những người có nhiệm vụ tẩm liệm, đến quan tài làm nhiệm vụ.

Kính thưa Quí vị,

Chúng tôi xin chân thành cảm nhận và trân trọng tình thương yêu quí giá Quí vị dành cho tang quyến trong Nghi Lễ Phát Tang hôm nay. Nghi Lễ đặc biệt của các (con/ cháu/ chắt) của T để tưởng nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành của (Ông/Bà và Cha/Mẹ) mình và cầu nguyện, cùng tạ ơn Thiên Chúa đã che chở T trong suốt (60,70,80….) năm hành trình về nhà Chúa.

Khi ra đi, T đã để lại bao thương tiếc cho gia đình. Đồng thời, T cũng để lại những gương mẫu sáng ngời trong cuộc sống đức tin.

Qua các Bí Tích trong cuộc sống, qua việc siêng năng thực hành bác ái, qua các lời kinh nguyện hằng ngày. Các (con/ cháu/ chắt) đã cảm nhận được, đã học hỏi thật nhiều nơi T. Giờ đây, các (con/ cháu/ chắt) sẽ mang những kỷ vật mà T luôn gìn giữ trân quí hằng ngày lên với T như để biểu tượng cho lòng hiếu thảo muốn noi gương (Ông/Bà và Cha/Mẹ) mình sống Tin Mừng Chúa Kitô và đồng thời muốn tỏ lòng thành kính dâng T lên cùng Chúa.

1. THÁNH GIÁ & CHUỖI MÂN CÔI:

Xin mời người con là ….. mang đặt Thánh Giá và chuỗi Mân Côi trên áo quan.

Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, linh hồn T đã được ghi dấu ấn Thánh Giá và T đã sống mạnh mẽ trong đức tin Công Giáo, tham dự vào việc cử hành mầu nhiệm Thánh Thể, siêng năng lần hạt Mân Côi.

Giờ đây, xin Chúa Kitô đón nhận T vào hàng ngũ các Thánh của Chúa trên Trời. Và xin Mẹ Maria che chở và là trạng sư bầu cử cho linh hồn T trước tòa Chúa. Amen.

Mời người con …….. mang đặt Cuốn Kinh Thánh lên áo quan.

Khi còn sống, T đã đón nhận Tin Mừng của Đức Kitô. Giờ đây, xin Chúa Kitô tiếp nhận linh hồn T được vào Thiên Quốc để chính linh hồn T biết dùng lời hằng sống mà chúc tụng ngợi khen Chúa Cha trên trời.

Và cuốn kinh các giờ Phụng Vụ T vẫn thường đọc theo luật của Hội (ví dụ: Dòng Ba Đa Minh hoặc Thủ Bản Đoàn Liên Minh Thánh Tâm hay Hội Các Bà Mẹ Công Giáo). Nguyện xin Chúa, qua lời cầu bầu của (ví dụ Thánh Phụ Đa Minh, Trái Tim Chúa hoặc Thánh Nữ Monica) tiếp tục cho T được chúc tụng Chúa luôn mãi trên Nước Trời hằng sống. Amen.

Chủ Sự: Chúng ta hãy cầu nguyện.

Lạy Chúa, xin Chúa làm + phép thi thể của T với nước thánh, nhắc nhở bí tích Rửa tội như Thánh Phaolô viết: “Tất cả chúng ta đã chịu phép Rửa trong Đức Giêsu Kitô, tức là đã chịu phép Rửa trong sự chết của Ngài. Và chúng ta đã cùng chịu mai táng với Ngài, để như Đức Kitô – nhờ vinh hiển Chúa Cha mà sống lại từ cõi chết thế nào, thì cả chúng ta cũng được tái sinh trong đời sống mới như vậy. Vì nếu chúng ta được liên kết với Ngài trong cùng một cái chết, giống như cái chết của Ngài, thì chúng ta cũng được hợp nhất với Ngài trong sự sống lại giống như vậy”. Trong ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, tôi tớ Chúa là T đã mặc lấy Đức Kitô, vậy xin cho cũng được mặc áo vinh quang trong ngày Đức Kitô đến.

Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Cộng Đồng: Amen

Chủ Sự: (Rẩy nước Thánh)

Chủ Sự: Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa.

Cộng Đồng: Là Đấng tạo thành trời đất.

Chủ Sự: Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng, trong tình yêu quan phòng của Chúa, Chúa đã thương ban cho con người có tổ tiên, có ông, có bà, có cha, có mẹ, và có người thân trong gia đình, để con người được sinh ra, tăng trưởng và lớn lên trong tình thương ấm cúng của gia đình.

Vì thế, Chúa dậy chúng con phải thảo hiếu với cha mẹ và biết ơn các bậc tổ tiên khi các Ngài còn sinh tiền, cũng như khi các Ngài khuất núi. Chúa cũng dậy chúng con phải tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã qua đời.

Giờ đây, chúng con xin Chúa đoái thương làm phép + và thánh hóa những chiếc khăn tang này, mà (con cháu) và gia đình của linh hồn T sẽ mang trên đầu, làm dấu hiệu cho đạo hiếu thảo và lòng thương nhớ đến linh hồn T

Xin cho (con cháu) và gia đình của linh hồn T khi mang khăn tang này, được kiên trì trong lời kinh nguyện cho người quá cố và biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình đại gia đình. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Cộng Đồng: Amen.

Chủ Sự:

Lạy Cha, Cha đã gọi T ra khỏi thế gian này trở về với Cha. Xin cho người con Cha đây – ngay từ giờ phút này – được thoát vòng tội lỗi, được đón nhận vào nước Cha chọn, chờ đợi ngày thân xác phục sinh. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

Cộng Đồng: Amen.