Nghi Thức Cúng Dọn Về Nhà Mới / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Tìm Hiểu Về Nghi Thức Nhập Trạch Nhà Mới

Lễ nhập trạch là gì?

Theo từ điển Hán Việt, “nhập” có nghĩa là đi vào còn “trạch” là nhà.

Từ cách giải nghĩa đơn giản như vậy có thể dễ dàng diểu nhập trạch là dọn vào ở nhà mới.

Lễ nhập trạch có tầm quan trọng ngang với thủ tục “đăng ký hộ khẩu” với các vị thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà bạn đang sinh sống.

Đây là một nghi lễ lâu đời, cổ truyền rất quan trọng đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Ý nghĩa Lễ nhập trạch

Người xưa từng có quan niệm rằng: “Đất có thổ công, sông có hà bá”, chính từ đó mà mỗi vùng mà cha ông ta sinh sống đều có thần linh trấn và cai quản.

Chính vì vậy mỗi khi chuyển đi hay chuyển đến một nơi ở mới đều phải làm thủ tục trình báo, xin phép với các bậc thần linh. Có như vậy thì việc chuyển nhà của gia chủ mới được chấp nhận và có thể tiến hành chuyển nhà từ đó mới thuận lợi, cuộc sống mới sau này cũng gặp nhiều điều lành.

Hơn nữa do một phần gia tiên và thần tài thổ công đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi tiến hành chuyển nhà, lễ nhập trạch để xin phép chuyển họ tới một nơi mới là việc cần thiết phải làm, điều này sẽ khiến gia đạo sẽ được tiếp tục phù hộ.

Trong thời gian những ngày chuyển nhà, gia chủ cần nắm rõ cách cúng cần những gì để tránh xảy ra sai sót và chuẩn bị thêm đồ gì cho đầy đủ.

Ngày làm lễ nhập trạch

Đó chính là những ngày hoàng đạo đẹp, giờ tốt và hơn hết là ngày hợp với tuổi của gia chủ cũng như thành viên trong nhà để tiến hành sẽ càng phù hợp.

Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Đồ đạc trong buổi lễ phải cho chính tay người trong gia đình chuẩn bị. Đối với ngày nay, việc dọn đồ chuyển nhà còn có thêm sự lựa chọn đó là thuê một bên thứ ba để tiến hành.

Nhưng tuy nhiên gia chủ cũng như các thanh viên trong gia đình cũng phải góp mặt và vai trò của mình vào những công đoạn như chuyển đồ dù đó chỉ là ít hay nhiều.

Với bài vị cúng Gia tiên và Thần tài cũng do chính tay gia chủ tự tay mình đem đến.

Thời điểm chuyển nhà mới tốt nhất hầu hết đều vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn. Nhưng tuyệt đối không được chuyển nhà vào thời gian đã vào buổi tối.

Vật đầu tiên phải mang vào khi chuyển đến nhà mới chính là tấm đệm hay chiếu mà gia chủ đang sử dụng, tiếp đến là bếp lửa ( bếp gas, bếp dầu); không nên thay vào đó bằng bếp điện vì chính bếp điện thường không có tính linh( chính là do có nhiệt nhưng lại không có lửa) cùng với gạo, rượu, nước, … cùng các lễ vật để dâng lên cúng để báo cáo về việc làm lễ nhập trạch.

Đặc biệt lễ cúng nên được bày trên mâm hoặc bàn theo hướng tốt cho gia chủ. Và chính tay gia chủ thắp nhang vào bát hương tạm thời và khấn lễ xin phép thần linh được nhập nhà mới. Sau đó gia chủ tiến hành châm bếp lửa và đun nước.

Một mặt đun nước chính là hình thức để khai bếp và pha trà để dâng lên ban thờ thần linh, gia tiên.

Và nếu trong ngày hôm đó có khách, có thể mời khách bằng nước đó!

Sau khi gia chủ khấn thần linh, gia chủ trước khi dọn dẹp phải làm lễ cáo yết gia tiên trước.

Sau khi dọn xong để mong cầu được bình an, toàn thể gia đình phải bái tạ thần phật, thần linh và gia tiên.

Sắm lễ nhập trạch bao gồm

Lễ vàng mã:

Bộ áo mũ thần linh đỏ với ngựa cờ kiếm đỏ

2000 vàng hoa đỏ đại

Bộ gồm 5 mũ áo ngựa 5 màu (5 phương)

3 tập tiền quan

7 đinh tiền vàng lễ

1 bộ ông bà tiền chủ

Lưu ý: khi gia chủ bắt đầu xếp ngựa, xếp 6 cụ từ trái qua phải theo các thứ tự sau: trắng, tím, đỏ, đỏ to, vàng, xanh với mũ ngựa xếp bên dưới.

Lễ mặn:

1 mâm lễ cúng thần linh và gia tiên

Hoa nhiều màu và 2 cây nến to, trà, ngũ quả, trầu cau

Rượu cúng, gà( tuy nhiên có thể sử dụng giờ hay thịt chân giò để thay thế)

Gạo, muối

Bánh kẹo

Một mâm có 3 món mặn cơ bản để cúng gia tiên

Chuẩn bị thủ tục:

Trước tiên là dọn dẹp lại khu vực ban thờ, đồ thờ cúng phải được bao sái bằng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương.

Khi bày lễ bên ban thờ, nếu đặt quá chật có thể chuyển sang một ban thờ nhỏ ngay phía dưới và một bàn để bên đối diện đặt vàng mã.

Đặt bát rượu ngũ vị hương cùng Gạo thần tài với bông hoa dùng để nhúng vào bát ngũ vị hương khi bao sái.

Tiến hành thực hiện:

Chuẩn bị lễ như đã kể trên

Sắp lễ như được nêu phía trên

Dùng văn khấn lễ ” Văn lễ thần linh khi nhập trạch” sau gia chủ khấn tiếp “Văn lễ gia tiên khi nhập trạch”

Bếp lửa trong nhà đun lấy ấm nước đầu tiên, pha trà và dâng lên mời thần linh và gia tiên trong nhà

Dùng bát rượu ngũ vị hương cùng Gạo vàng thần tài cùng 1 bông hoa tươi nhúng vào bát nước sau đó vảy vào các góc nhà, tiếp đến không quên rắc gạo vàng thần tài tại nơi đó.

Treo các vật phẩm phong thủy vào các phương vị đã định trong nhà

Bắt đầu lễ tạ

Cuối cùng là hóa vàng

Đặc biệt chú ý rằng:

Khi sử dụng bếp lửa lần đầu ở nhà mới phải được đun trong 2 tiếng để ấm nhà, sau đó mới nên tắt lửa.

Như đã đề cập ở trên, hình thức đun nước được coi là khai bếp tại ngôi nhà mới

Nhập trạch chính là dọn về để ở, chính vì lẽ đó mà tất cả đồ đạc gồm tủ, kệ, … đều được chuyển đầy đủ về và sinh hoạt tại đó.

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần

Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực

Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm ……. Tín chủ con là: …………………………………….cùng các thành viên trong gia đình Ngụ tại: ………………………………………….. …… Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình: Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo. Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ……………………….và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần (nếu dọn đến nhà mới thì thêm: cho phép tín chủ con rước vong linh Gia Tiên chúng con về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng). Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn cáo lễ gia tiên khi nhập trạch

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch Chúng con thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:……………………………………. Cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn lễ tạ sau khi nhập trạch

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần

Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

Tín chủ chúng con là:…………………………………….. Ngụ tại:………………………………………..

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch

5 Việc Quan Trọng Nhất Định Phải Làm Khi Chuyển Đến Nhà Mới

Lời kết

Trên thực tế lễ nhập trạch khi gia chủ chuyển đến một nơi ở mới khá đơn giản, tự bản thân gia chủ cũng có thể tìm hiểu và cúng tại nhà.

Nếu có điều kiện và thực sự cần thiết khi chưa đủ tự tin và chắc chắn để tự làm những thủ tục đó hoàn toàn có thể mời thầy cúng về để trợ giúp nhập trạch được suôn sẻ.

Nghi Thức Cúng Vào Nhà Mới

Câu hỏi

Tôi tuổi dậu (1969), vợ tôi tuổi hợi (1971). Gia đình tôi mới mua lại một căn nhà cũ, và nay chuẩn bị dọn về để ở. Xin cho hỏi các nghi thức cúng vào nhà mới như thế nào với các nội dung cụ thể sau: – Cần đặt bàn cúng ở những nơi nào để cúng (có mấy nơi cần cúng). – Nếu đặt bàn cúng trong nhà (giữa phòng khách) thì hướng cúng quay ra ngoài hay quay vô trong nhà. – Sắm lễ cúng gồm những gì tại mỗi bàn cúng. Xin được tư vấn hỗ trợ giúp. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn!

Trước lúc cúng nhập trạch thì nên xông đốt bột trừ tà và tẩy uế. Khi cúng thì nên đặt bàn cúng giữa nhà và nhìn ra ngoài cửa chính mà khấn (trong phòng khách) Mua dồ cúng gồm: 1 con gà mái luộc, dĩa trái cây ngũ quả, dĩa trầu cau, 5 chun rượu, 5 chun nước trà, dĩa gạo muối, 2 ngọn nến, 5 cây nhang, giấy tiền cúng Thổ đất. Khi khấn nhập trạch xong thì vào bếp cúng ông táo gồm 1 dĩa trái cây, bông, 3 chun nước, 3 cây nhang. Rồi xin nhóm lửa nấu bếp (nấu nồi nước sôi). Cần tư vấn thêm hoặc mua bột thì gặp Trọng Hùng fengshui 0937.85.1992.

Thân!

Trọng HùngFengShuiEmail: tronghungfengshui@yahoo.comĐiện thoại: 0945. 626692

Nghi Lễ Cúng Nhập Trạch Và Những Lưu Ý Khi Chuyển Dọn Về Nhà Mới

Khi xây dựng một căn nhà, theo phong tục truyền thống, có ba nghi lễ cần phải tiến hành là: Lễ động thổ (khi khởi công xây dựng), Lễ cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và lễ nhập trạch (khi dọn về nhà mới), mục đích là nhằm báo cáo với thần linh, thổ công về các hoạt động đó, để cầu mong công việc diễn ra suôn sẻ, an toàn.

Nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới mang nhiều ý nghĩa nhân văn

Trong ba nghi lễ trên, người chủ thực sự của căn nhà có thể không cần phải làm Lễ động thổ và Lễ cất nóc nếu không trực tiếp xây dựng nhà mà đi thuê, đi mua nhà, nhưng nhất định cần phải thực hiện nghi Lễ dọn về nhà mới hay nghi lễ nhập trạch khi về nhà mới. Có thể hiểu nôm na, Lễ nhập trạch chính là nghi thức tâm linh khi dọn chuyển về nhà mới, thông báo đến thần Thổ địa cai quản khu đất đó và báo cáo ông bà, tổ tiên về sự thay đổi chỗ ở của gia đình, cầu mong họ phù hộ, độ trì cho cuộc sống của gia đình tại nơi ở mới gặp nhiều may mắn, bình an.

Nghi lễ cúng nhập trạch dọn về nhà mới thể hiện lòng thành kính của chủ nhân ngôi nhà đối với bề trên, lòng biết ơn, hiếu thảo đối với gia tiên tiền tổ. Đó là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam chứ không phải là mê tín dị đoan.

Chuẩn bị dọn về nhà mới cần làm gì?

Trước khi dọn về nhà mới, người chủ nhà phải tìm hiểu kỹ, chọn ngày, giờ tốt để nhập trạch, thời gian tốt nhất để chuyển về nhà mới là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối. Cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết để mang theo khi nhập trạch, chuẩn bị lễ vật tùy theo điều kiện của gia đình, chuẩn bị bài văn khấn, dọn dẹp nhà mới sạch sẽ, đốt bồ kết, hương trầm để xua tan chướng khí, kính cẩn đón rước thần linh, tổ tiên về chứng giám.

Người nhà tự tay dọn dẹp và chuyển đồ đạc về nhà mới trước khi nhập trạch

Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình đích thân mang đến nhà mới, bài vị thờ cúng Gia thần, Tổ tiên, thờ Phật,… phải do chính tay gia chủ mang đến. Đồ đạc phải mang theo là: một chiếc chiếu (hoặc nệm) đang dùng; một bếp lửa (thường là bếp ga, không dùng bếp điện), một cái chổi mới, gạo, muối,…. Những thành viên khác trong gia đình đi theo sau gia chủ và mang theo tiền bạc, của cải, không nên đi tay trắng khi dọn vào nhà mới.

Tiến hành nghi lễ khi dọn về nhà mới

Sau khi đã hoàn tất chuẩn bị, buổi chiều ngày chuyển về nhà mới, cần tiến hành luôn nghi lễ nhập trạch. Chủ nhà cần ăn mặc lịch sự, thắp hương và đọc văn khấn xin nhập trạch với Thổ địa rồi đến văn khấn rước vong linh gia tiên đến nơi ở mới một cách trang trọng. Sau đó, chủ nhà bật bếp lửa đun một ấm nước sôi (nên để sôi lâu khoảng 10-15 phút), pha trà dâng lên Thần linh và tổ tiên, mời khách là hoàn thành nghi thức nhập trạch.

Lễ vật cần chuẩn bị rất đơn giản, tùy thuộc vào hòa cảnh kinh tế gia đình, thường gồm có: Vàng hương, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau và một mâm cơm rượu. Không cần thiết phải sắm lễ to, tốn kém mà quan trọng nhất là ở lòng thành, cách sống phúc đức của gia đình.

Chủ nhà ăn mặc lịch sự để tiến hành các nghi lễ về nhà mới

Những thủ tục trong nghi lễ nhập trạch về nhà mới tuy hơi rườm rà nhưng không thể bỏ qua, không nên xem nhẹ. Mỗi khi chuyển đến nơi ở mới, chủ nhà cần làm lễ để đảm bảo về mặt tâm tinh, an tâm trong mọi việc.

Các công việc trong ngày chuyển về nhà mới rất nhiều, khá vất vả. Do đó, để được giúp đỡ, người chủ nhà nên yêu cầu hỗ trợ từ dịch vụ chuyển và dọn nhà trọn gói.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng khi có nhu cầu chuyển và dọn nhà thì Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi là một địa chỉ tin cậy, xứng đáng để lựa chọn. Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH MTV TMDV vận tải Xá Lợi Địa chỉ: Số 122, đường Đinh Bộ Lĩnh, P. 15, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM Hotline (24/24 giờ): (028) 22 48 48 48 – 09 48 48 48 22

Làm Gì Khi Dọn Về Nhà Mới

Làm gì khi dọn về nhà mới

Mua bán nhà đất thành công là một việc lớn của đời người, sau đó việc chuyển đến nhà mới cũng là một việc rất quan trọng, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc và sự hứng khởi mới cho các thành viên trong gia đình của bạn, nhưng nó cũng có những lưu ý phong thủy truyền thống mà bạn cần phải nắm rõ.

Bạn muốn làm sạch không gian và loại bỏ nguồn khí tiêu cực tích tụ từ người chủ trước của ngôi nhà? Thậm chí, nếu đó là ngôi nhà mới xây thì vẫn cần sử dụng phong thủy để đảm bảo bạn và gia đình được sống trong môi trường hài hòa, tốt lành.

Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất.

Nhà đất vũng tàu xin chỉ rõ cho bạn những điều nên và không nên làm khi chuyển nhà theo phong thủy như sau

Chọn ngày lành tháng tốt

Việc chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm quan trọng nhất. Thông thường khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất. Ngoài chọn ngày lành tháng tốt bạn cũng rất cần chú ý đến giờ đẹp trong ngày để thực hiện việc chuyển nhà. Theo quan niệm dân gian, việc chuyển nhà nên hoàn thành trước 15h (3 giờ chiều) trong ngày. Việc chuyển nhà vào ban đên sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ. Trường hợp bạn không thành thạo việc này có thể tìm đến các chuyên gia phong thủy để được tư vấn kỹ càng.

Việc chuyển tới nhà mới phải thực hiện chính xác theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này. Tránh mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây không phải là tiệc tân gia. Cần hiểu và phân biệt rõ ngày chuyển nhà và ngày tân gia (hay còn gọi là ngày mừng nhà mới) là khác nhau để không phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.

Chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm vô cùng quan trọng.

Chiếu và bếp nấu là những vật đầu tiên cần mang vào nhà trước

Theo quan niệm người xưa thì khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, nước…vào nhà trước.

Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.

Xông nhà để xua đi chướng khí

Xông nhà đất sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Thuốc xông là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà.

Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên để tăng thêm nhiệt khí, dương khí.

Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà.

Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy

Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính.

Mở vòi nước cho chảy tượng trưng cho sự no đủ. Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà

Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Khi chuyển nhà, cần phải nói và làm những việc may mắn. Vào ngày chuyển nhà, nhất định không được giận dữ. Gia chủ tuyệt đối không được mắng mỏ người khác, đặc biệt là không được đánh mắng trẻ con.

Vào ngày chuyển nhà, luôn luôn nói những điều tốt đẹp, an lành và tuyệt đối tránh nói đến bất kỳ điều gì không hay, tiêu cực.

Không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà. Bởi vì toàn bộ những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và mối bất hòa trong gia đình.

Gia đình bạn phải vui vẻ, hạnh phúc trong ngày chuyển nhà.

Treo chuông gió để dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà

Bạn hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi trong nhà. Quan niệm phong thủy cho rằng, chuông gió là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Tốt nhất, bạn nên chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao.

Người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Không những thế, khi nghe âm điệu phát ra từ chuông gió, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.

Âm thanh của chuông gió có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh. Nên để điện sáng 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới

Đêm đầu tiên nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau giúp khí trong nhà vượng không tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng thông trong 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới.

Đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, chủ nhân nằm xuống vài phút sau đó nên trở dậy một lúc làm một việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ, cách này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.

Để điện sáng thâu đêm giúp khí trong nhà vượng không tắt.

Cũng cần lưu ý: Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.

Không được bước vào nhà mới với hai bàn tay trắng. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp. Đó có thể là trái cây như Cam – biểu tượng của sự thịnh vượng, táo – biểu thượng của sự an toàn, lê – biểu tượng của sự may mắn, lựu – biểu tượng của những cơ hội và đào – biểu tượng của sức khỏe dồi dào.

Bạn cũng có thể mang theo thứ gì đó có giá trị như vàng, trang sức, sổ tiết kiệm và bất cứ thứ gì tượng trưng cho sự may mắn.

Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia việc chuyển nhà.

Phong thủy nhà đất – Đất sống là gì

Cúng thổ địa và thần linh

Và một việc vô cùng quan trọng mà bạn không được quên đó là trong ngày chuyển nhà, buổi chiều hôm đó phải thắp hương thổ thần, thổ địa vì đây chính là vị thần của mỗi căn nhà. Nên cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ bình an. Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…