Ngày Giỗ Mẹ Con Không Về Được / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lấy Chồng Xa 3 Năm Giỗ Mẹ Không Được Về, Lần Giỗ Thứ 4 Quyết Định Bồng Con Về Quê

Ngày quyết định lấy Thái gia đình Huê đã ngăn cản:

– Nhà nó mãi tận trong ấy xa xôi cách trở gả mày vào đó sau có đẻ đái ốm đau hay bệnh tật gì bố mẹ không vào thăm nom giúp đỡ được đâu. Thôi bỏ đi con à.

– Nhưng con với anh ấy yêu nhau mà mẹ. Với lại chúng con đã xác định lập nghiệp ngoài này rồi nên cũng không vào trong đấy đâu mà mẹ. Con ở ngoài này thì gặp bố mẹ thường xuyên ấy, khéo con về nhiều lại đuổi con đi.

Thấy 2 con yêu nhau quá cấm thì không nỡ mà Thái cũng nói với bố mẹ người yêu là anh quyết định lập nghiệp ngoài này rồi. Nhà anh 2 anh em trai, anh cả ở trong đó nên anh cũng không nhất thiế phải về quê. Thế nên bố mẹ Huê mới đồng ý cho cưới.

Nhưng chẳng thể nào ngờ mới cưới vợ được 3 tháng thì công ty Thái phá sản. Lúc này bố và anh trai Thái ở trong quê đang làm chủ thầu xây dựng, quản lý khoảng 20 thợ xây trong làng đi nhận thầu xây dựng 1 vài tỉnh lân cận. Làm ăn được nên anh Thái gọi em trai về:

– Mày ở ngoài đó suốt đời làm thuê thì không khá lên được đâu, lại mang tiếng ăn bám nhà vợ chó chui gầm trạn . Tốt nhất về đây làm với anh và bố.

– Vâng, để em tính.

Vậy là kế hoạch cả 2 vợ chồng định về gần nhà Huê xin làm việc đã bị thất bại . Thái nhất quyết 1 mực đòi về quê làm ăn với bố và ăn, vợ nói thế nào cũng không nghe. Thậm chí lúc đó Thái còn nói nếu Huế không theo anh thì cô có thể ở lại.

Thuyền theo nái, gái theo chồng biết phải làm sao . Lấy chồng rồi mà ở lại nhà đẻ 1 mình thì làng xóm cũng dị nghị, bố mẹ cô còn mặt mũi nào. Vậy là Huê đành phải nuốt nước mắt theo chồng vào quê anh cách nhà cô hơn nghìn km ở tận miền trung xa xôi.

Về đó được tròn 2 tháng, vẫn còn đang chân ướt chân ráo làm quen với mọi thứ thì Huê nhận tin sét đánh, mẹ cô bị đôt tử qua đời trong đêm. Huê đau đớn trở ra chịu tang mẹ nhưng cũng chỉ được 3 ngày là phải trở vào vào vì mẹ chồng trong đó bệnh trọng. Anh chị và bố chồng đều không có nhà.

Sau đó thì Huê mang bầu rồi sinh con. Giỗ đầu mẹ là lúc cô mới sinh nên không về được. Bảo chồng về thì anh nói bận, đợi lần sau gia đình về cả. Nhưng rồi giỗ thứ 2, thứ 3 cô vẫn không thể về được vì lần nào giục về chồng cũng nói bận. Cô đòi về 1 mình thì anh tuyên bố thẳng mặt:

– Từ ngày cô đẻ nhà cô đã ai vào thăm chưa mà cô phải về thăm họ.

– Anh nói thế mà nghe được à. Nhà tôi bố già ốm đau, mẹ chết anh trai tôi 1 mình cáng đáng mọi việc sao mà vào được. Anh cũng đã lần nào ra thăm nhà tôi chưa ngoài cái lần mẹ tôi chết.

– Tôi chẳng việc gì phải ra ngoài đó cả. Cô đi lấy chồng rồi thì nên biết phận. Thích về về 1 mình để con tôi lại, cô đi đâu tôi không quan tâm nhưng con tôi thì không thể theo cô.

Huê cay đắng nuốt nước mắt vào trong, cô không ngờ người đàn ông ngày xưa từng hứa lên hứa xuống sẽ coi bố mẹ cô như chính bố mẹ đẻ anh giờ lại tráo trở thế này. Gần tới giỗ thứ 4 của mẹ, anh trai Huê gọi điện:

– Em ơi, lần này em có về được không?? Bố mong em và cháu lắm sức khỏe bố dạo này hơi yếu, hay ho về đêm.

– Vâng, anh để em thu xếp ạ.

Huê đã thử ngon ngọt nói với chồng nhưng Thái vẫn giữ nguyên quan điểm cũ một mực không theo vợ ra Bắc và cấm cô không được đưa con theo. Nhưng lần này Huê quyết định rồi, cô lặng lẽ gói quần áo rồi bồng con trở ra để có thể cúng mẹ đúng ngày giỗ. Hi vọng rồi chồng cô sẽ hiểu.

Tới ga, Huê gọi điện cho anh trai ra đón. Anh có hỏi chồng thì Huê cứ nói là chồng bận có thể về sau. Nhưng rồi vừa mới bước chân vào tới nhà chưa kịp chào bố thì Huê đã nhận được tin sét đánh từ chồng. Suốt quãng đường chồng không 1 lời hỏi thăm 2 mẹ con, dù Huê lên tàu đã nhắn lại là cô về quê. Và bây giờ anh ta mới gọi:

– Mày quay trở về mày chết luôn với tao. Giờ tao sẽ ra tao đón con tao về.

Chẳng ngờ anh trai Huê đứng ngay sau nên đã nghe thấy em rể nói vọng ra từ điện thoại. Anh giằng luôn điện thoại của Huê:

– Tao thách mày ra đây đấy. Mày thử ra đây xem, còn em tao từ giờ nó ở luôn ngoài này không bao giờ quay lại đấy nữa. Có thằng chồng khốn nạn như mày thà nó ở 1 mình nuôi con còn hơn.

Huê thắp hương cho mẹ mà 2 hàng nước mắt chảy ra. Không ngờ cái kiếp lấy chồng xa của cô lại khổ tới vậy.

Phương Lâm/ Theo Thể thao xã hội

Nỗi lòng của cô gái lấy chồng xa: bố ruột đau vẫn phải chăm cho mẹ chồng trước

Những dòng tâm sự có nuối tiếc, buồn bã của cô gái quê ở Nghệ An lấy chồng Hà Nội này hiện đang nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Mặc dù có chồng yêu, con ngoan, công việc ổn định, nhưng cô gái vẫn không ngừng trăn trở khi đi lấy chồng xa, không thể báo đáp gia đình.

Đây là những lời tâm sự được đăng tải trên trang NEU Confessions. Cô gái quê ở Nghệ An, lấy chồng Hà Nội và hiện đang mang bầu em bé thứ 2. Không phải là cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, trong câu chuyện của mình, cô gái đã tâm sự về những thiệt thòi, nỗi buồn và giọt nước mắt khi lấy chồng xa nên không thể chu toàn với nhà mẹ đẻ. Tâm sự này đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ những người chung hoàn cảnh.

“Chào tất cả các em, chị là một cựu sinh viên K48 trường ta, có chồng và đang mang bầu bé thứ 2. Vợ chồng chị rất rất hợp tuổi nha (chị 88 và chồng chị 81- đi xem bói toán hay những người am hiểu vấn đề tuổi tác đều khen 2 tuổi này). Thế mà bây giờ chị đang ngồi lủi thủi, buồn, khóc và gõ những dòng tâm sự này với các em.

Chị quê ở Nghệ An, bố mẹ đều là công chức nhà nước, cũng thuộc kiểu gia đình gia giáo và khá giả. Nhà có 2 chị em gái, em gái chị cũng học một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội, nhưng tốt nghiệp xong xin về làm việc ở quê. Ngày xưa đi học, chị rất chăm chỉ, cộng với một chút thông minh và may mắn nên đã ra trường với tấm bằng xuất sắc.

Khi đó bố mẹ chị cũng nhờ một vài mối quan hệ ở quê xin cho chị về làm ở 1 sở tại Nghệ An. Chị lúc đó mới 22 tuổi như các bạn mới ra trường, ý chí cao ngút ngàn, tham vọng là sẽ xin việc và lấy chồng Hà Nội, sẽ thay đổi cuộc sống kiểu công chức bình thường như gia đình, sẽ năng động tìm kiếm một “kiểu sống” khác hiện đại hơn.

Chị rất tự hào vì tấm bằng của mình, vì kết quả chị dành được, thực chất là cái tôi của chị quá lớn. Chị đã xin bố mẹ sẽ thử làm việc ở đây vài năm, nếu không ổn định sẽ về quê theo ý bố mẹ, và bố mẹ đồng ý.

Ra trường, chị xin vào công ty xuất nhập khẩu, công việc ở đây giống như chị mong ước và kỳ vọng, môi trường thật sự năng động cho mình thể hiện năng lực. Chị cũng gặp và yêu chồng hiện tại của chị. Lúc đó, anh ấy là kế toán trưởng của một phòng ban, bố anh ấy là giáo viên đại học, mẹ là bác sỹ, gia đình cũng thuộc dạng có điều kiện ở đây. Chị bắt đầu tin vào số phận đã đem mọi thứ thuận lợi cho chị và chị cảm thấy thật may mắn. Bọn chị yêu và tìm hiểu 1 năm rồi cưới.

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn nghĩ, chị kể chị đang khóc chắc lại là chồng cặp bồ bịch lăng nhăng. Nhưng không phải các em ạ, chị đang buồn cho bản thân chị.

Sau khi chị ra trường đi làm một thời gian, ở quê bà ngoại chị ốm nặng. Từ nhỏ tới lớn, chị em chị luôn sống có bà bên cạnh. Đi học Tết hay hè về bà đều cho tiền, tuy ít ỏi nhưng chị cảm thấy rất quý và thương bà rất nhiều. Thời gian bà ốm, cũng vì công việc bận rộn nên chị không thể sắp xếp thời gian về thăm bà được, chứ không phải như thời đang học đại học. Mỗi tối về muộn, thỉnh thoảng chị kịp gọi dăm ba câu hỏi han bố mẹ em và bà.

Bà ngoại ốm nặng khoảng 3 tháng sau bà mất, khi bà mất, công ty cũng cho chị nghỉ phép được 3 ngày. Khi về đến nhà thì mọi người đang chờ để mang bà đi hỏa táng, chị cũng không thể nhìn được bà lần cuối cùng, mọi người đều nói rằng bà rất mong chờ và cứ gọi tên chị. Chị đã khóc vì ân hận, trách móc bản thân.

Rồi mọi việc lại trôi qua. Chị lấy chồng, ở riêng và sinh bé trai đầu lòng. Hết tháng ở cữ mẹ chồng và chồng chăm thì mẹ chị ra để chăm cháu đến khi con chị 5 tháng, thực ra là mẹ cũng đi đi về về Vinh – Hà Nội.

Mẹ chị bị bệnh tiền đình, say xe, mỗi lần đi ra đây đều nằm liệt cả ngày rồi mới tỉnh dậy chơi với cháu. Chị thương mẹ vô cùng, cứ nghĩ vì mình mà lại làm khổ mẹ.

Khi con được hơn 5 tháng, mẹ chị về, chị thuê giúp việc rồi đi làm, ông bà nội cũng thỉnh thoảng sang chơi với cháu. Sau đó vài tuần chị nhận tin ông nội của chị ở quê lại bị tai biến nặng, chị xin về thăm ông nhà chồng không cho, nói rằng con đang nhỏ.

Đây là những lời tâm sự được đăng tải trên trang NEU Confessions. Cô gái quê ở Nghệ An, lấy chồng Hà Nội và hiện đang mang bầu em bé thứ 2. Không phải là cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, trong câu chuyện của mình, cô gái đã tâm sự về những thiệt thòi, nỗi buồn và giọt nước mắt khi lấy chồng xa nên không thể chu toàn với nhà mẹ đẻ. Tâm sự này đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ những người chung hoàn cảnh.

“Chào tất cả các em, chị là một cựu sinh viên K48 trường ta, có chồng và đang mang bầu bé thứ 2. Vợ chồng chị rất rất hợp tuổi nha (chị 88 và chồng chị 81- đi xem bói toán hay những người am hiểu vấn đề tuổi tác đều khen 2 tuổi này). Thế mà bây giờ chị đang ngồi lủi thủi, buồn, khóc và gõ những dòng tâm sự này với các em.

Chị quê ở Nghệ An, bố mẹ đều là công chức nhà nước, cũng thuộc kiểu gia đình gia giáo và khá giả. Nhà có 2 chị em gái, em gái chị cũng học một trường Đại học có tiếng ở Hà Nội, nhưng tốt nghiệp xong xin về làm việc ở quê. Ngày xưa đi học, chị rất chăm chỉ, cộng với một chút thông minh và may mắn nên đã ra trường với tấm bằng xuất sắc.

Khi đó bố mẹ chị cũng nhờ một vài mối quan hệ ở quê xin cho chị về làm ở 1 sở tại Nghệ An. Chị lúc đó mới 22 tuổi như các bạn mới ra trường, ý chí cao ngút ngàn, tham vọng là sẽ xin việc và lấy chồng Hà Nội, sẽ thay đổi cuộc sống kiểu công chức bình thường như gia đình, sẽ năng động tìm kiếm một “kiểu sống” khác hiện đại hơn.

Chị rất tự hào vì tấm bằng của mình, vì kết quả chị dành được, thực chất là cái tôi của chị quá lớn. Chị đã xin bố mẹ sẽ thử làm việc ở đây vài năm, nếu không ổn định sẽ về quê theo ý bố mẹ, và bố mẹ đồng ý.

Ra trường, chị xin vào công ty xuất nhập khẩu, công việc ở đây giống như chị mong ước và kỳ vọng, môi trường thật sự năng động cho mình thể hiện năng lực. Chị cũng gặp và yêu chồng hiện tại của chị. Lúc đó, anh ấy là kế toán trưởng của một phòng ban, bố anh ấy là giáo viên đại học, mẹ là bác sỹ, gia đình cũng thuộc dạng có điều kiện ở đây. Chị bắt đầu tin vào số phận đã đem mọi thứ thuận lợi cho chị và chị cảm thấy thật may mắn. Bọn chị yêu và tìm hiểu 1 năm rồi cưới.

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn nghĩ, chị kể chị đang khóc chắc lại là chồng cặp bồ bịch lăng nhăng. Nhưng không phải các em ạ, chị đang buồn cho bản thân chị.

Sau khi chị ra trường đi làm một thời gian, ở quê bà ngoại chị ốm nặng. Từ nhỏ tới lớn, chị em chị luôn sống có bà bên cạnh. Đi học Tết hay hè về bà đều cho tiền, tuy ít ỏi nhưng chị cảm thấy rất quý và thương bà rất nhiều. Thời gian bà ốm, cũng vì công việc bận rộn nên chị không thể sắp xếp thời gian về thăm bà được, chứ không phải như thời đang học đại học. Mỗi tối về muộn, thỉnh thoảng chị kịp gọi dăm ba câu hỏi han bố mẹ em và bà.

Bà ngoại ốm nặng khoảng 3 tháng sau bà mất, khi bà mất, công ty cũng cho chị nghỉ phép được 3 ngày. Khi về đến nhà thì mọi người đang chờ để mang bà đi hỏa táng, chị cũng không thể nhìn được bà lần cuối cùng, mọi người đều nói rằng bà rất mong chờ và cứ gọi tên chị. Chị đã khóc vì ân hận, trách móc bản thân.

Rồi mọi việc lại trôi qua. Chị lấy chồng, ở riêng và sinh bé trai đầu lòng. Hết tháng ở cữ mẹ chồng và chồng chăm thì mẹ chị ra để chăm cháu đến khi con chị 5 tháng, thực ra là mẹ cũng đi đi về về Vinh – Hà Nội.

Mẹ chị bị bệnh tiền đình, say xe, mỗi lần đi ra đây đều nằm liệt cả ngày rồi mới tỉnh dậy chơi với cháu. Chị thương mẹ vô cùng, cứ nghĩ vì mình mà lại làm khổ mẹ.

Khi con được hơn 5 tháng, mẹ chị về, chị thuê giúp việc rồi đi làm, ông bà nội cũng thỉnh thoảng sang chơi với cháu. Sau đó vài tuần chị nhận tin ông nội của chị ở quê lại bị tai biến nặng, chị xin về thăm ông nhà chồng không cho, nói rằng con đang nhỏ.

Ông bị tai biến nặng nên phải sống thực vật, mặc dù nhà của các cậu các cô ở gần nhưng bố mẹ chị cũng rất vất vả sang chăm ông, trực viện… Ngồi lủi thủi chị lại suy nghĩ, lại khóc, lại ân hận…

1 năm sau, ông cũng qua đời, chị cũng phần vì con nhỏ, phần vì công việc nên không thể về được, đành đợi gần Tết thu xếp về quê cùng chồng và con rồi thắp hương cho ông. Khi đó, ngồi trước mộ ông chị khóc nức nở, vì nghĩ mình là đứa cháu bất hiếu, vì không lo được gì cho ông bà.

Bây giờ, chị đang mang bầu bé thứ 2, vì thằng anh mới 4 tuổi rưỡi nên mẹ chị lại phải đi Vinh – Hà Nội chăm cháu. Bầu được 5 tháng, bố chị lại bị cao huyết áp, ngất xỉu phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

Mình xin mẹ chồng về chăm bố vài ngày, nhà chồng chị đồng ý. Nhưng sau đó, mẹ chồng chị phải đi cấp cứu vì bà bị bệnh tim, chồng lại đi công tác xa, 2 chị gái chồng thì 1 người sống trong Sài Gòn, một người đang định cư ở nước ngoài nên một lần nữa chị lại phải ở lại nấu cháo, trực viện mẹ chồng mà không thể về quê chăm bố đẻ.

Đi làm về, chị đón con, may mà bác giúp việc lo việc nhà và nấu sẵn cháo, ăn vội bát cơm chị lại chạy lên viện đưa cho mẹ chồng, trực bà đến 10h đêm thì bố chồng đến thay cho về. Và giờ là 2h sáng, sau khi hoàn thành được đống giấy tờ mai nộp sếp, chị sang phòng con ngó xem nó ngủ chưa, lại quay về phòng làm việc lủi thủi ngồi khóc.

Các em ạ, chị không vơ đũa cả nắm, cuộc sống có người này người kia, nhưng đúng là thiệt thòi nhất là con gái lấy chồng xa bố mẹ.

Bố mẹ nuôi cho ăn học, lớn khôn thành người, học đại học nhiều ước mơ hoài bão, những vẫn ở trong vòng tay bố mẹ thì cuộc sống vẫn còn màu hồng, vẫn còn mơ ước và lắm dự định cao ngút trên trời. Nhưng lấy chồng xong, bố mẹ mình mất đi 1 đứa con, cho dù nhiều dự định nhưng việc lấy chồng sinh con cũng là một rào cản của người phụ nữ các em ạ, con đường để hiện thực hóa cái giấc mơ màu hồng đó ngày càng gian nan hơn. Đàn bà không giống như đàn ông.

Chưa kể cuộc sống vợ chồng có lúc thế này thế khác, lúc “cơm không lành canh không ngọt”, cãi vã giận hờn không biết chia sẻ cùng ai, cứ giữ trong lòng không bao giờ kể cho bố mẹ mình vì sợ bố mẹ buồn, càng không dám kể cho bố mẹ chồng, chỉ nhìn vào 2 đứa con mà tự an ủi mình.

Những biến cố cuộc sống tuy không phải quá nặng nề nhưng nó thật sự khác xa những cái mơ mộng màu hồng, khi dính vào cuộc sống cơm áo gạo tiền, bon chen chèn ép thì nó thành màu xám các em ạ, không giống mình nghĩ đâu.

Chị không phải đang bị quan cuộc sống, vì chị vẫn đang có 1 công việc tốt, chồng yêu, con ngoan, nhà chồng cũng rất tốt.

Duy chị chỉ buồn vì đã không được ở bên chăm sóc bố mẹ mình những lúc ốm đau, những giai đoạn khó khăn nhất. Bây giờ chị mới thấm thía câu nói “Con gái mà lấy chồng gần, có bát canh cần mẹ cũng mang cho, con gái mà lấy chồng xa, một là mất giỗ, hai là mất con”.

Đúng là bố mẹ chị mất con thật các em ạ, mỗi lần nghĩ tới gia đình là tim chị đau thắt lại. Lo cho con ăn học nên người, khi trưởng thành chưa kịp đền đáp công ơn bố mẹ thì lại tất bật lo cho một gia đình xa lạ khác. Mỗi khi lễ Tết mình đều phải dành thời gian nhiều hơn cho bên chồng, cuối cùng rồi mới đến bố mẹ mình. Ra đi thì lại lấy bao nhiêu gà thịt trứng rau đem lên thành phố. Đừng có nói là do số phận, hay vì yêu một chàng trai mà đổ lỗi duyên số không thể về gần bố mẹ, tất cả là do mình quyết định và chọn lựa các em ạ. Về gần bố mẹ, ăn ít đi một tý, tiêu ít đi một tý nhưng được chăm sóc bố mẹ, thỉnh thoảng mua cái quà cái bánh cho bố mẹ, còn hơn là đến tháng gửi tiền về rồi khi bố mẹ nhắm mắt xuôi tay cũng không thể ở bên.

Mặc dù biết cuộc sống là phải ước mơ hoài bão, nhưng cái ước mơ mỗi thời điểm nó sẽ khác nhau, như cái gu âm nhạc của mỗi thế hệ, cứ mỗi lớn lại bớt trẻ trâu đi. Đến khi chị hiểu ra thì mọi thứ không thể thay đổi được. Nên chị khuyên các em rất chân thành, hãy nghĩ đến bố mẹ các em trước.

Đây là cảm xúc của chị, chị viết ra để nhẹ nỗi lòng. Sáng mai chị vẫn phải đi làm, tối về vẫn trực viện mẹ chồng và bố chị cũng vẫn đang nằm viện. Buồn, thật sự rất buồn và hối hận…”.

Theo Trí thức trẻ

Trông thấy mẹ chồng vào nhà nghỉ, con dâu rơi nước mắt khi biết sự thật phía sau Ngọc cũng rất kính trọng mẹ chồng và luôn coi bà như một tấm gương để mình học hỏi. Vậy mà những hình ảnh trước nhà nghỉ lúc nãy đã làm cô choáng váng… Trưa nay, Ngọc không về nhà ngay sau khi hết giờ làm như thường…

Cúng Giỗ Trước 2 Ngày Có Được Không? Có Nên Không?

Lễ cúng giỗ là gì?

Lễ cúng giỗ là một lễ tưởng niệm nhằm tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân đã khuất trong gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu trong nhà gặp mặt và ôn lại những kỉ niệm, truyền thống gia tộc, thăm viếng, động viên và chia sẻ cuộc sống của nhau.

Trong lễ cúng giỗ nên có mặt đầy đủ con cháu trong nhà, nếu con cháu đi làm xa hoặc ở xa thì có thể sắp xếp thời gian để về hoặc cách một năm về lần. Cần phải chuẩn bị lễ cúng giỗ thật chu đáo và không nên để xảy ra những tình huống không hay khiến ông bà, tổ tiên quở trách.

Cúng giỗ trước 2 ngày có được không? Có nên không?

Lễ cúng giỗ thường được tổ chức vào ngày nào? Trước hay sau ngày mất? Có người thì cho rằng nên tổ chức ngày cúng vào ngày mất, nhưng cũng có người cho rằng nên tổ chức lễ cúng giỗ vào ngày đang còn sống, tức là trước ngày mất. Vậy rốt cuộc thì nên tổ chức cúng giỗ vào ngày nào là phù hợp nhất?

Từ xưa đến nay mọi người đều có quan niệm “trẻ dôi ra, già rút lại”, cho nên nếu như người chết trẻ thì nên cúng giỗ vào đúng ngày chết còn nếu người già thì nên cúng trước một ngày. Tuy nhiên nếu trong gia đình có vấn đề gì gấp không thể thực hiện lễ cúng giỗ hoặc muốn dời ngày sang chủ nhật để con cháu về đông đủ hơn thì có thể dời ngày không? Cúng giỗ trước 2 ngày có được không?

Sau đại tường tức là sau khi mãn tang tất cả con cháu xong thì ngày cúng giỗ hàng năm có thể tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế mà có thể quyết định xê dịch tới hoặc lui một vài ngày sao cho thuận tiện, phù hợp nhất. Theo Phật giáo thì người chết trong tối đa 49 ngày sẽ tái sanh vào cảnh giới khác, việc cúng kỵ về sau với mục đích nhằm tưởng niệm người đã mất thì ngày giờ cúng bái có thể tùy duyên.

Không nêm nếm thức ăn, không ăn thử các món ăn sẽ đem lên bàn thờ, đây được cho là đại kỵ có thể gây tội, phạm úy đối với người đã mất.

Mâm cơm để cúng phải được đặt riêng ra, thức ăn phải được bày lên bát đĩa mới, không nên sử dụng chén đũa cũ thường ngày.

Trên mâm cơm cúng giỗ thì nên được đặt những món ăn còn sống, món gỏi, những món ăn có mùi tanh vì có thể làm ô uế khi tâm linh.

Không nên đặt hoa ly lên trên bàn thờ của người đã khuất, hoa ly là loài hoa biểu thị cho sự mất mát, chia ly và những tin buồn.

Không nên sử dụng các thức ăn đóng hộp, các món ăn đã đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì đây được xem như là thiếu thành ý.

Những điều cần lưu ý trong lễ cúng giỗ

Con cháu trong nhà nên ghi nhớ, lưu ý những điều sau đây để có thể tổ chức ngày giỗ được hoàn thiện và suôn sẻ nhất:

Trước ngày giỗ thì con cháu trong nhà phải họp gia đình, bàn bạc ngày tổ chức cũng như lên thực đơn, phân công việc, lên danh sách khách mời, họ hàng, làng xóm.

Những người được phân công đi chợ mua thực phẩm đầy đủ như trong thực đơn.

Mượn hoặc thuê xoong nồi, bát đũa trong trường hợp nhà không có đủ.

Dựng sẵn rạp và sắp xếp bàn ghế trước.

Tính toán số tiền, chi phí làm lễ cúng giỗ và góp tiền trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.

Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?

Mâm cơm cúng giỗ là yếu tố rất quan trọng trong ngày cúng giỗ, mâm cơm cúng truyền thống thường sẽ có 2 món mặn, 2 món nhạt, 1 món canh và một đĩa xôi. Vào những ngày giỗ trước đây của ông bà ta thì thường sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng bao gồm một đĩa chả, một đĩa gà, một xào thập cẩm, một rau xào, một bát canh hầm xương, một đĩa xôi đậu xanh.

Thực đơn cho mâm cơm cúng không nhất thiết phải theo đúng tỷ lệ hoặc theo đúng khuôn khổ các món ăn như trên, có thể biến tấu và tùy theo khả năng của gia đình, tùy theo số lượng khách mời, an hem trong nhà để có thể lên thực đơn sao cho phù hợp nhất, không quá ít nhưng cũng không quá nhiều, tránh phung phí.

Trước khi mâm cỗ được đem lên cúng thì tuyệt đối không được nếm thử ngay cả khi trong quá trình nấu ăn. Ông bà ta quan niệm rằng không nên ăn trước các cụ, tổ tiên, ông bà. Tốt nhất là nên đợi cúng xong thì mới được ăn cho phải phép, tránh để ông bà, tổ tiên quở trách, phật ý.

Mâm cỗ sau khi đã chuẩn bị xong, sau đó chuẩn bị một hoặc ba mâm cỗ cúng sắp gọn gàng lên trên bàn thờ. Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả thì trưởng nam sẽ bước lên đứng trước chính giữa bàn thờ, thắp hương và vái lạy, đọc văn khấu cúng giỗ với ông bà, tổ tiên.

Ngày giỗ là ngày quan trọng trong gia đình và nó cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo để tránh tình trạng cập rập, diễn ra không suôn sẻ dẫn đến bất đồng giữa con cháu trong gia đình, điều này khiến cho ông bà tổ tiên quở trách, không hài lòng. Bài viết đã giải đáp thắc mắc Cúng giỗ trước 2 ngày có được không? Có nên không? Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã tìm ra được cho mình câu trả lời chính xác nhất.

Mẹ Già Đau Đớn Nhìn Hai Con Giết Nhau Vào Ngày Giỗ Anh

Căn nhà nhỏ của gia đình anh Nguyễn Ngộ chiều 21-11 chìm trong nỗi đau. Như không tin vào sự thật rằng người chồng của mình đã đi mãi, vợ anh ngất lịm nhiều lần. Mỗi khi tỉnh lại, chị lại gào khóc gọi anh.

Đau đớn hai con trai trùng tang, một đứa bị bắt giam

Ba đứa con của anh, trừ đứa nhỏ mới hơn 1 tuổi chưa biết đến sự mất mát lớn lao này, 2 đứa lớn (đứa học lớp 6, đứa học lớp 3) khóc đến sưng cả mắt cạnh quan tài cha.

Giữa những tiếng khóc xé lòng đó, cảnh người mẹ già của anh (cụ Lương Thị Mễ, 85 tuổi) với vành tang trắng trên đầu, khuôn mặt thất thần như hóa đá trong nỗi đau quá lớn khiến nhiều người không thể cầm lòng.

Hai nỗi đau đè xuống tuổi già của người mẹ này vào đúng ngày giỗ của một đứa con khác.

Trưa 21-11 là ngày giỗ của người con trai thứ ba của bà Mễ – đã mất ba năm trước vì bệnh ung thư.

Anh Nguyễn Ngộ – con trai út của bà Mễ (còn gọi là Mười, 37 tuổi, trú thị trấn Lăng Cô) về quê, đến nhà chị dâu tại thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế dự đám giỗ anh.

Bà Mễ cùng một người con trai khác của mình là anh Nguyễn Thảo (còn gọi là Tèo, anh của Nguyễn Ngộ) cũng đến đám giỗ.

Khi đang ăn giỗ, Ngộ thấy anh trai Nguyễn Thảo định lấy xe đạp để chở mẹ đi chơi thì ngăn lại vì sợ mẹ đã già yếu, chở đi vậy là không an toàn trong khi anh Thảo lại mắc bệnh động kinh nhiều năm nay.

Thế rồi, hai anh em cãi nhau. Anh Ngộ có đánh anh trai một phát vào mặt. Anh Thảo đưa xe đạp về nhà cất nhưng lại lận theo một con dao Thái Lan rồi tiếp tục ra trước đường làng chơi.

Ngộ lại gọi anh và nói anh phải về nhà thì Thảo chửi lại. Hai anh em lao vào nhau. Trong lúc vật nhau, Thảo rút dao đâm một phát vào hạ sườn trái, xuyên lên tim làm anh Ngộ chết ngay tại chỗ.

Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tất cả người thân trong gia đình không kịp can ngăn. Không ai tin nổi rằng chỉ trong phút chốc, mạng sống của anh Ngộ đã bị chính anh trai của mình cướp đi.

Chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng này, bà Mễ ngã quỵ trước hiên nhà.

Chỉ trong chớp mắt bà đã mất thêm một đứa con trai. Ít giờ sau, đứa đã gây tội lỗi, đau khổ cho bà là Nguyễn Thảo cũng bị công an bắt giữ đưa đi.

Răng không về nấu cơm cho mạ?

Bà Liên (53 tuổi) con gái của bà Mễ – cũng là chị ruột của Ngộ và Thảo vuốt nước mắt kể: “Từ hôm xảy ra sự việc đau lòng này, mấy ngày trời mạ không chịu ăn uống chi cả, chỉ ngồi một chỗ nói là để chờ thằng Mười, thằng Tèo về”

Người mẹ già như vẫn không thể tin đứa con trai út của mình lại chết bởi chính tay anh trai nó.

Cơn đau tột cùng khiến bà mẹ già như không còn tỉnh táo, nhiều lúc bà đã lú lẫn mà lầm bầm gọi con: “Tèo ơi, đi chơi mô mà tối rồi còn chưa về nấu cơm cho mạ. Con nói mạ là đi kiếm tiền về mua gạo cho mạ ăn, răng mà trời tối thui con chưa về”.

Một đời lam lũ vất vả với gánh hàng rong, bà Mễ ngược xuôi khắp vùng để nuôi bầy con đến lúc trưởng thành. Tám người con của bà thì 2 người đã chết, còn lại cũng tứ tán đi nhiều nơi để làm ăn, chẳng khá giả gì.

Sức kiệt, lưng còng trong khi người chồng cũng đã về với tổ tiên ông bà trước, đến năm 1997, mình bà Mễ lọm khọm, gom góp tiền cất được căn nhà chưa đầy chục mét vuông để ở với Nguyễn Thảo (không có vợ con).

Nhà hai miệng ăn, trong khi anh Thảo chẳng đủ sức khỏe, thông minh để lao động kiếm sống, hầu như mẹ con bà chỉ trông chờ vào ít tiền chế độ của người cao tuổi.

Lúc khỏe, anh Thảo cũng lây lất lượm ve chai phụ chút tiền rau cháo cho hai mẹ con. Anh Thảo vốn mắc bệnh động kinh nên nhiều đêm trở bệnh, bà Mễ lại lục đục chạy tìm thuốc cho con.

Vậy mà căn nhà đơn sơ của mẹ con bà giờ hoang lạnh hơn sau một phút không thể kiềm chế của Thảo. Đau đớn chất chồng, suốt mấy đêm bà Mễ chẳng thể nào chợp mắt khiến khuôn mặt người mẹ già càng héo hắt hơn.

Sau khi chứng kiến sự việc như ác mộng khủng khiếp này, đôi mắt sâu hoẳm của bà như chẳng còn một giọt nước mắt nào để mà chực chảy. Bà lọm khọm chống gậy đi quanh căn nhà lạnh lẽo.

Bà Nguyễn Thị Tơ, gần nhà bà Mễ kể: “Dân ở vùng này sống bằng nghề chài lưới. Con cái bà Mễ mỗi người mỗi nơi chẳng ai khá giả gì. Mấy bữa trước, trưa mô cũng thấy bà Mễ lục đục ra vườn hái rau nấu cơm cho hai mẹ con ăn, giờ thấy tội bà cụ quá…”

Sau khi làm đám tang chồng xong, vợ anh Nguyễn Ngộ cũng đón bà Mễ về nhà mình để chăm sóc.

Trong nỗi đau mất thêm đứa con trai út, bà Mễ lại lo lắng hỏi thăm xóm làng: “mần răng mà xin giảm nhẹ cho thằng Tèo bây chừ? Tui sẽ nuôi con thằng Mười để chuộc tội với hắn…”

Ca Cổ Ngày Giỗ Mẹ – Karaoke Ngày Giỗ Mẹ ( Vọng Cổ_ Dây Kép )

Bài hát ngay gio me (tan co) do ca sĩ Giang Chau, Linh Truc thuộc thể loại The Loai Khac. Tìm loi bai hat ngay gio me (tan co) – Giang Chau, Linh Truc ngay trên chúng tôi Nghe bài hát Ngày Giỗ Mẹ (Tân Cổ) chất lượng cao 320 kbps lossless miễn phí.

Đang xem: Ca cổ ngày giỗ mẹ

Ca khúc Ngày Giỗ Mẹ (Tân Cổ) do ca sĩ Giang Châu, Linh Trúc thể hiện, thuộc thể loại Thể Loại Khác. Các bạn có thể nghe, download (tải nhạc) bài hát ngay gio me (tan co) mp3, playlist/album, MV/Video ngay gio me (tan co) miễn phí tại chúng tôi

Sao chép

Bài hát: Ngày Giỗ Mẹ (Tân Cổ) – Giang Châu, Linh Trúc NÓI LỐI Mẹ ơi ! Có muộn màng không khi con nhớ về mẹ. Cả một đời vất vả gian lao Như cánh buồm trước biển cả bão giông Chưa có một mùa xuân vui trọn vẹn. VỌNG CỔCâu 1: Mẹ ơi ngày mẹ vĩnh viễn ra đi về cõi vĩnh hằng xa thẳm, đàn cháu con hôm nay sum vầy đông đủ xin kính dâng lên một nén hương lòng……Như dáng mẹ năm xưa tóc bạc lưng còng. Ngày ấy con rưng rưng nước mắt, buồn tiễn biệt tính lại đã mấy độ thu sang.

Lệ khóc mẹ già đã phai nhạt với thời gian, ngày giổ mẹ chúng con bùi ngùi thương cảm. Nén hương lòng theo khói hương bay, gởi chút tình thâm đến mẹ hiền yêu kính….Câu 2: Mẹ kính yêu ơi hương đăng trà quả, vật chất dương gian một chút lòng thành. Hèn mọn làm sao so với công đức sanh thành. Ngày giổ mẹ chúng con quây quần tưởng nhớ, mâm cao cổ đầy nhưng mẹ có dùng đâu. Ôi cõi đời là bể khổ thương đau, là tử biệt sanh li là vô thường định mệnh. Mẹ về trong khói hương bay, chút lòng con trẻ mẹ nào có hay…ơ… NÓI LỐI Thuở ấu thơ con thường nghe mẹ hát Giai điệu vui buồn của bài vọng cổ quê hương Nay đến ngày giổ mẹ kính yêu Con xin dâng mẹ bài ca vọng cổ VỌNG CỔCâu 5: Con cất lên tiếng ca nhân tình thế thái, những lời ca nhân ái của con …. Người…. đạo lý nhân gian ta nên khóc hay nên cười, cười cho những ai đua tranh cùng vật chất, chạy theo bạc tiền mà phụ nghĩa anh em, mẹ thường bảo rằng: tàu khang chi thê là bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong, vợ chồng là nghĩa trăm năm, anh em là cả tình thâm cao vời…Câu 6: Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi một mình, mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm lở bước biết người nào lo ơi đời mẹ là những chuổi ngày dài gian truân cay đắng, nhưng vì cuộc đời mẹ phải trọn thủy trọn chung, me ơi mẹ đã lìa đời từ lâu lắm, chúng con cứ tưởng chừng vừa mới hôm qua, dù cuộc sống bôn ba xa lìa xứ sở, nhưng ở nơi đâu con cũng nhớ cội thương nguồn, một giọt máu đào hơn ao nước lả, dầu khổ thế nào chúng con luôn đùm bọc lẩn nhau, mẹ ơi con ghi tạc đáy lòng, anh em như thủ túc trọn đời thương yêu.