Ngày Giỗ Cha Mẹ Nên Tụng Kinh Gì / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Nên Tụng Kinh Gì Vào Ngày Giỗ?

Ngày giỗ: Ý nghĩa tục lệ cổ xưa

Ngày giỗ còn gọi là húy nhật hay kỵ nhật, là ngày mất của một người tính theo âm lịch, là dịp để con cháu và người thân hàng năm tổ chức cúng cơm tưởng nhớ đến người đã khuất, đồng thời cùng nhau gặp mặt nhận họ nhận hàng và bàn bạc những công việc chung của gia đình, dòng họ.

Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, được coi là việc báo hiếu, là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao sinh thành, xây nền đắp móng của các bậc tổ tiên, và để cầu xin vong linh các bậc tiền bối phù hộ độ trì cho con cháu, cho gia đình, dòng họ.

3 ngày giỗ không thể quên dành cho các gia đình có người thân mới mất

Trong tục lệ cúng giỗ, căn cứ thời gian qua đời của người quá cố người ta lưu ý đến 3 ngày giỗ với những nghi thức khác nhau, đó là: Giỗ Đầu, Giỗ Hết và Giỗ Thường.

Ngày giỗ đầu:

Giỗ Đầu còn gọi là lễ Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây là thời gian còn nằm trong kỳ tang chế, nên ngày giỗ vẫn còn mang không khí buồn thảm, bi ai.

Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức rất trang nghiêm. Con cháu vẫn mặc đồ tang phục (ngày nay đa số chỉ đeo băng tang trên ngực), một số gia đình lúc tế lễ và khấn gia tiên, thân nhân của người quá cố vẫn khóc than, tạo không khí nhớ thương buồn thảm. Khách đến ăn giỗ luôn ăn mặc chỉnh tề, giữ thái độ trang nghiêm, không cười đùa hoặc có những cử chỉ thiếu sự nghiêm túc.

Ngày giỗ hết

Giỗ Hết còn gọi là lễ Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm. Theo tục lệ thì thời gian này cũng vẫn nằm trong kỳ tang chế nên người ta vẫn tổ chức lễ giỗ với nghi thức trang nghiêm.

Ngày giỗ hết được cho là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời, bởi nó đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh của người đã khuất. Chính vì vậy Giỗ hết thường được tổ chức long trọng, con cháu, người thân thường có mặt đông đủ, khách mời dự cũng được mở rộng.

Sau lễ Giỗ Hết ba tháng (tức sau 27 tháng để tang người mất), người nhà sẽ chọn một ngày tốt để làm lễ Đoạn tang (hết tang). Lễ Đoạn tang còn gọi là lễ Đàm tế hay lễ Trừ phục (bỏ hết mọi đồ tang phục). Trong lễ này người ta làm ba việc chính sau đây:

– Sửa sang, đắp điếm cho mộ phần to đẹp thêm.

– Đốt hủy các thứ thuộc phần tang lễ như: khăn áo, băng tang, gậy chống, rèm sô, câu đối, trướng điếu…, bỏ bàn thờ vong để rước linh vị vào bàn thờ gia tiên.

– Cáo yết tổ tiên để xin cho rước bát hương vào bàn thờ gia tiên.

Sau khi làm lễ, người nhà đưa linh vị, di ảnh và bát hương thờ vong linh người quá cố vào thờ chung ở bàn thờ gia tiên theo thế thứ sắp đặt. Người ta cũng có thể lấy 3 chân nhang ở bát hương người quá cố cắm chung vào bát hương hội đồng ở bàn thờ gia tiên thay cho việc chuyển cả bát hương lên.

Sau lễ này người đang sống sẽ trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám, vui chơi; người vợ có chồng chết có thể đi bước nữa.

Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người đã có những nhận thức mới, đa số đều thực hiện sau Giỗ Hết là bỏ tang chế. Đặc biệt, đối với những người chết được hỏa táng thì người ta cho rằng họ đã sớm được “sạch sẽ” nên lễ Đoạn tang sẽ tiến hành ngay sau Giỗ Hết chứ không phải chờ thêm 3 tháng nữa, thậm chí có gia đình ngay sau lễ Tốt Khốc (100 ngày) đã đưa di ảnh và chân hương lên thờ chung ở bàn thờ gia tiên.

Ngày giỗ thường

Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu mặc đồ thường phục, không còn mặc tang phục nữa.

Đây là dịp để con cháu sum họp vừa để tưởng nhớ người đã khuất, vừa vui vẻ nhận biết người thân, giới thiệu họ hàng, bàn những chuyện về gia đình, dòng họ. Thường thì ngày Cát kỵ được tổ chức nhỏ gọn hơn, chủ yếu trong phạm vi gia đình chứ không mời khách khứa rộng rãi như hai kỳ Giỗ Đầu và Giỗ Hết.

Ngày giỗ nên tụng kinh gì? Tụng như thế nào?

Đến ngày giỗ ông bà cha mẹ mà không đủ duyên hay không có điều kiện mời chư Tăng Ni tụng kinh siêu độ thì con cháu trong nhà nên tụng kinh để cầu nguyện, báo hiếu.

Thường thì vào đêm trước ngày giỗ, sau khi sắm lễ hương đèn hoa quả dâng cúng Phật và gia tiên, con cháu tập trung trước bàn thờ Phật tụng một biến kinh A Di Đà, theo như những chỉ dẫn của Nghi thức Cầu siêu trong kinh Nhật tụng. Bạn nên chọn kinh Nhật tụng tiếng Việt (tránh âm Hán-Việt) để vừa trì tụng và có thể hiểu nghĩa lý trong kinh.

Sang ngày hôm sau, đúng ngày giỗ, vào buổi trưa hoặc buổi tối, bạn sắm một mâm cỗ chay dâng cúng hương linh. Lễ phẩm thì tùy tâm, cốt là “lễ bạc mà lòng thành”, nên hạn chế đến thấp nhất rượu bia, vàng mã. Nếu không thuộc văn cúng, bạn có thể thành tâm khấn nguyện, rót nước, lễ lạy trước bàn thờ gia tiên thỉnh cầu chư hương linh thọ dụng, chứng minh cho sự hiếu thảo của con cháu là được.

Nếu các gia đình có thời gian thì trong ngày giỗ, tổ chức tụng kinh cầu siêu trước, kế đến cúng giỗ cùng trong một ngày lại càng hay.

Tamlinh.org (tổng hợp)

Ngày Mùng 1 Tụng Kinh Gì Và Tụng Kinh Thế Nào Cho Đúng?

Tụng kinh mùng 1 đầu tháng tại nhà là cách để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn đến với gia đình. Vậy ngày mùng 1 tụng kinh gì?

Cứ đến ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người Việt có phong tục đi lễ chùa để nghe kinh tụng và cầu an đến với người thân trong gia đình

Cứ đến ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người Việt có phong tục sắm lễ cúng tại nhà để cầu sức khỏe, bình an, vạn sự như ý. Đồng thời, mọi người còn đi lễ chùa để nghe kinh tụng và cầu an đến với người thân trong gia đình. Vậy ngày mùng 1 tụng kinh gì cho đúng với phong tục.

Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời dạy của đức Phật. Đây là cách để thấm nhuần những tư tưởng tốt đẹp, hướng thiện của Phật giáo và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Song song đó, đây là cách giúp chúng ta tịnh tâm, tạo phúc lành rất tốt.

Tụng kinh mùng 1 đầu tháng là cách để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn đến với gia đình

Việc tụng kinh được thực hiện ở chùa với không khí trang nghiêm và có các sư thầy chỉ bảo vẫn là tốt hơn cả. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thì chúng ta có thể tụng kinh ở nhà cũng rất tốt.

Tu tại gia sẽ giúp chúng ta có một đời sống nội tâm an tịnh và sâu sắc. Các Phật tử tự tu tập hàng ngày ở gia đình thường nương vào kinh Phật tụng để tu hành. Tu tại gia sẽ bao gồm các việc như đọc kinh Công phu khuya vào buổi sáng, buổi tối tụng đọc Nghi thức Tịnh độ, tụng kinh Nhật tụng, thực hành ăn chay, niệm Phật và duy trì đều đặn các thời khóa.

Ngày mùng 1 tụng kinh gì?

Theo giáo lý đạo Phật, nghi thức tụng kinh nhằm để cầu an và cầu siêu. Có thể hiểu đơn giản cầu an là cầu cho một người nào đó được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc. Còn “cầu siêu” là nguyện vọng hay mong muốn người chết được siêu độ, siêu thoát hay được sanh về thế giới chư Phật.

Trong ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nên tụng đọc kinh Phổ môn

Nhìn chung các bộ kinh đều có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí. Do đó, có thể chọn tụng bộ kinh nào cũng được chỉ cần chúng ta chí thành đọc tụng.

Tuy nhiên, chúng ta nên lựa đọc những bộ kinh nào phù hợp với căn cơ và sở nguyện của mình. Những kinh thường được trì tụng ở nước ta từ xuất gia cho đến tại gia có thể kể đến như: Hồng Danh, Di Đà, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Địa Tạng, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Pháp hoa…

Với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp cần chọn một bộ kinh cho thích hợp để tụng như: cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư,cầu siêu thì tụng kinh Di Đà, Vu Lan… cầu sám hối thì tụng kinh Lương Hoàng Sám, Thủy Sám…

Tụng kinh mùng 1 Tết có ý nghĩa là như một nghi thức đề cầu an cho năm

Tụng kinh ngày mùng 1 hàng tháng và tụng kinh mùng 1 hôm rằm là việc cần làm nhằm để cầu mong mọi chuyện suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Trong ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nên tụng đọc kinh Phổ môn. Trong ngày 14 và 30 âm lịch hàng tháng cần thực hiện lễ sám hối theo Nghi thức Sám hối .

Như vậy, kinh mùng 1 Tết là kinh cầu an và có ý nghĩa là như một nghi thức đề cầu an cho năm.

Trước khi tụng kinh mùng 1, phải tẩy trần sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, tư thế ngồi đứng đoan chính, tụng vừa đủ nghe

Trước khi tụng kinh mùng 1, phải tẩy trần sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, tư thế ngồi đứng đoan chính, tụng vừa đủ nghe.

Có 2 thời gian cố định chọn để tụng kinh đó là buổi khuya và buổi tối. Thời khuya, thường tụng chú Lăng Nghiêm và Đại bi thập chú. Còn buổi tối là tụng Kinh Di Đà. Trong mỗi quyển kinh đều có ghi rõ phần nghi thức tụng kinh ở phần đầu trước. Phật tử có thể tiến hành theo đó.

Những đồ dùng gia đình như cốc, ly, chén, gương, bát được làm bằng thủy tinh nên thường rất dễ vỡ và dễ khiến gia chủ lo lắng. Vậy, Mùng 1 Tết làm vỡ bát hay gãy đũa là điềm gì? Cách hóa giải thế nào?

Nên Tụng Kinh Gì Trong Tháng Bảy Âm Lịch?

Tháng bảy âm lịch hằng năm chúng ta lại nô nức đón mừng mùa Vu Lan hiếu hạnh, không chỉ đối với những người Phật tử, mà hầu như tất cả người dân của dân tộc Việt Nam đều biết về dịp lễ Vu Lan, hay dân gian thường gọi là rằm tháng bảy.

Ngày tự tứ mùa Vu Lan trong Phật giáo

Tháng bảy âm lịch: Mùa Vu Lan báo hiếu

Những ngày tháng bảy âm lịch, nhà lại nhà, trên khắp nước Việt mình đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Tới ngày Rằm tháng bảy, bà, mẹ, chị dù bận đến đâu cũng cẩn trọng sắp mâm cỗ chay đủ đầy, thành kính dâng tặng tổ tiên, ban cho chúng sinh và chuyển đi thông điệp nhân văn của cuộc sống: Hãy nghĩ về Mẹ – Cha, mở lòng với đồng loại để thương yêu nhau nhiều hơn.

Những ngày này, chúng ta sẽ không lạ khi chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động: dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan đều thành kính và ngập trong cảm xúc khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo.

Khi mùa Vu Lan trở về, nơi nào có người con Phật, và nhất là trên mọi miền đất nước, những hình ảnh chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất… đều khởi sắc một mùa Vu lan báo hiếu. Đối với những ai có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, tất cả đều có một cảm niệm chung, là nghĩ đến những phút giây chạnh lòng về công ơn trời biển của cha mẹ, âm thầm lắng nghe những tình tự nơi sâu kín của cõi lòng vô hạn, sự rung động ấy chính là Hiếu Tâm, Hiếu Hạnh. Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Bảy – Lễ Vu Lan

Vu Lan Báo Hiếu là thể hiện nếp sống tốt đẹp của người học Phật. Hiếu là ý nghĩa của đạo đức, và cũng là phẩm chất của đời sống hạnh phúc và giác ngộ. Vu Lan không phải là một ngày lễ hội thông thường trên bình diện tín ngưỡng mà đó là một thông điệp nhắc nhở chúng ta biết tri ân và báo ân đối với cha mẹ, nhắc nhở chúng ta tu tập trong tinh thần tự lợi và lợi tha.

Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều tối) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.

Ngày hội Vu lan là ngày để người con Phật bày tỏ lòng hiếu thảo của mình, để thực hiện nghĩa cử tri ân báo ân đối với hai đấng sinh thành, đối với tổ tiên, ông bà, trải rộng lòng thương đến cả những vong linh cô hồn và cả những mảnh đời bất hạnh hiện đang còn sống. Đây là một ngày lễ hội rất có ý nghĩa, cần phải được bảo tồn và phát triển, phải làm sao để nó trở thành một ngày lễ hội của quần chúng, vượt qua giới hạn của tôn giáo, tín ngưỡng, để cho tinh thần hiếu đạo được thấm nhuần trong lòng mọi người, để cho con người trở nên thuần từ và trung hiếu hơn.

Mùa Vu Lan tháng bảy âm lịch nên tụng kinh gì?

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Kinh A Di Đà là kinh khen ngợi công đức và được tất cả chư Phật hộ niệm. Kinh này chuyển tải nội dung rất sâu xa do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng nói. Nhận ra ý này nên Hòa Thượng Thích Trí Quảng nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”

Danh hiệu A Di Đà Phật nói lên điều gì?

Pháp niệm A Di Đà là chỉ nơi tâm mà hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn. Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho sự vô thủy vô chung. Còn gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang, hay pháp giới tạng thân.

Danh từ Vô lượng, nếu miêu tả xét theo không gian, sẽ là Vô lượng quang; nếu trên cương vị thời gian, thì là Vô lượng thọ. Đấy là Pháp thân (Dharma – kàya). Pháp thân này là Báo thân (Sambhoga – kàya) nếu Phật được coi như là đức Phật “giáng hạ thế gian”. Nếu Ngài được coi như một Bồ Tát đang tiến lên Phật quả, thì Ngài là một vị Phật sẽ thành, như Bồ Tát Cần Khổ (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Nói cách chính xác hơn, nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Vô lượng quang biểu tượng của trí tuệ giải thoát (Phật trí); Vô lượng thọ biểu tượng của đại định (tâm giải thoát), ở ngoài các vọng tưởng phân biệt. Ý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ, và nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô cùng tận, tất cả chỉ giản dị là những giải thích về Vô lượng.

Tựa đề của Kinh Địa Tạng là “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Có nghĩa là đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát. Một Ngài Bồ tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sinh, nếu chúng sinh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Tuy nhiên, đó có phải là ý nghĩa thực sự?

“Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa; chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi U minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham, sân, si của chính mình.

Nguyện lực của Địa Tạng Vương

Địa ngục chính là địa ngục tham, sân, si. Chúng sinh khổ là do tham, sân, si đầy dẫy trong tâm, phiền não khởi phát. Muốn phá được cửa địa ngục này cần phải là Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình vậy. Quan trọng là bản thân nhận ra được bản tính Như Lai trong tâm, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham, sân, si và cứu giúp chúng sinh muôn loài.

Nếu ta hiểu Ngài Địa Tạng là một vị Bồ tát có hình tướng rõ ràng, và có một cõi địa ngục thật sự, thì chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực, rồi vô tình gạt bỏ quy luật nhân quả. Nếu thật sự có một Ngài Bồ tát đủ khả năng đập phá cửa địa ngục, thì chúng ta khỏi cần tụng kinh, tọa thiền hay tinh tấn tu học, chỉ cần một lòng cầu Ngài Bồ tát, chờ đến lúc chết sẽ có Ngài đến cứu.

Như vậy thì tinh thần ỷ lại, dựa dẫm, mong chờ sự cứu rỗi của Ngài Bồ tát càng tăng lên. Quy luật Nhân Quả cũng không có ý nghĩa. Điều đó dẫn đến sự ra đời của Đức Phật cũng là vô nghĩa. Vậy tại sao chúng ta phải nỗ lực tu hành? Nếu chúng ta không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, thì có vị Bồ tát nào cứu vớt mình được? Chúng ta tu là tu tâm của chúng ta, nếu thanh tịnh cũng là thanh tịnh chân tâm; khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm. Ngoài tâm sẽ không có cái gì cả.

Địa ngục chính là tham, sân, si, phiền não của chúng sinh. Địa ngục cũng chính là cảnh giới của ba nghiệp ác, từ thân khẩu ý phát sinh ra. Địa ngục là sự tối tăm ám chướng, là sự mê muội trong tâm thức của mỗi người. Đó chính là địa ngục tự tâm.

Phật nói kinh Địa Tạng là muốn cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tâm mình, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là nội dung cốt yếu của toàn bộ Kinh Địa Tạng.

Về phần chính văn trong Kinh Địa Tạng, khi đọc kỹ và hiểu theo nghĩa lý sâu mầu của Kinh, ta sẽ thấy nhiều điều hết sức mới mẻ, mầu nhiệm. Khi hiểu rõ ý kinh, sự trì tụng mới đầy đủ ý nghĩa, đời tu của chúng ta mới đúng theo quỹ đạo tu hành; nếu không, chúng ta có thể rơi vào đường tà, vào mê tín, thì uổng một đời làm đệ tử của Đức Phật. Chúng ta là đệ tử Phật, tắm mình trong ánh hào quang của Phật, hào quang ấy là trí tuệ Phật tâm sẵn đủ của chính mình.

Kinh Vu Lan có thể được đọc tụng hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, nghi thức này có thể được sử dụng trong những dịp chúc mừng sinh nhật mẹ cha, chúc thọ cho ông bà và ngay cả các khóa lễ kỳ siêu cho cha mẹ quá cố và cửu huyền thất tổ. Thuật ngữ Vu Lan viết đủ là Vu Lan Bồn là từ dịch âm của người Trung Quốc về chữ Phạn “Ullambana”. Một dịch âm khác nữa là Ô Lam Ba Na, tuy tương đối gần âm với chữ Phạn hơn nhưng chữ này lại không thông dụng trong giới Phật giáo.

Sự khác biệt giữa đức Bồ tát Địa Tạng Vương và Bồ Tát Mục Kiền Liên

Theo quan niệm thông thường, “ullambana” được ngài Trí Húc dịch nghĩa là “giải đảo huyền”, về sau được diễn dịch thành “giải đảo huyền, cứu thống khổ”. Giải là động từ có ý nghĩa là cởi trói, hay giải phóng ai ra khỏi một cái ách nào đó. Đảo là “ngược” hay “dốc đầu xuống đất, chân chỏng lên trời”, nhằm ám chỉ cho hình thức nghiêm khắc và đau đớn tột độ của hình phạt. Huyền là “treo”. Như vậy “giải đảo huyền” có nghĩa là “tháo bỏ các cực hình treo ngược của nghiệp xấu” và “cứu thống khổ” là cởi trói ách đau khổ cùng cực của chúng sanh trong các đường dữ.

Theo tinh thần của Kinh Vu Lan, cái khổ nguy khốn nhất của chúng sinh là bị sinh vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, tháo gỡ cái cực hình treo ngược là tháo gỡ cái ách bị đày đọa trong cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.

Nghề Tụng Kinh Cho Đám Tang, Đám Giỗ

Nghe bài này (audio)

Tụng kinh là một dịch vụ?

Ảnh bên: Trạm dịch vụ bán hoa và thầy tụng. RFA

Một người đàn ông có mẹ vừa qua đời và nhờ ông Hướng tụng kinh cầu siêu, chia sẻ với chúng tôi: Đầu tiên mình tụng cho vong linh siêu thoát, tất nhiên là mình tụng để hồn đi, còn mời nhà sư là để xem ngày giờ, mình phải có cát sét, mình phải chuẩn bị mấy cái đó để vong linh đi thong thả. Mời nhà sư vì mục đích coi ngày giờ hạ huyệt, địa lý, kiêng cử họ rành hơn. Còn bản thân mình trước đó phải chuẩn bị tất cả trước khi người nhà đi, kinh kệ đàng hoàng để họ siêu thoát không lưu luyến mình!

Dịch vụ nở rộ, thật giả khó phân biệt

Một vị ni sư ở Huế, yêu cầu chúng tôi đừng nêu pháp danh vì một số vấn đề tế nhị: Người tôn giáo bây giờ nó cũng là “cái việc”. Có những người họ ăn không ngồi rồi cũng nhiều lắm, họ bám vào, đau khổ họ bám vào, thiếu thốn họ cũng bám vào. Cúng thê cũng nhiều, bởi vì cái nhu cầu quá nhiều đi mà! Cái gì cũng cúng, cúng đất cũng cúng, cúng nhà cũng cúng, đám giỗ cũng cúng… Cái gì cũng cúng hết! Bây giờ những cái đạo tràng, những ông thầy còn rứa nữa chứ đừng nói đến các vị Phật Tử. Có vị thì sáng suốt, nhưng cũng có vị cũng làm rứa, cũng theo cao trào. Bây giờ tôn giáo đang cao trào mà, nhà nước bật đèn xanh cho tôn giáo phủ sóng…

Và điều này không dừng ở những người ngoài xã hội mượn tiếng chuông, câu kệ để kiếm sống mặc dù không hiểu gì về Phật Pháp. Nhưng dẫu sao họ cũng đáng được thông cảm bởi đó là kế sinh nhai, mặc dù là kế sinh nhai trắc ẩn và nhiều hệ lụy. Đáng tiếc hơn cả là nhiều vị đã xuống tóc, vào chùa để tu nhưng lại mang tâm tham ngoài đời vào chùa, mượn màu sắc Phật Pháp để trục lợi.

Vị ni sư này tiết lộ thêm là bà rất đau lòng cho đạo pháp vì hầu như các chùa quốc doanh, ở đâu cũng có một vài vị sư biến thái, đàn đúm và thậm chí, có sư còn thủ cả súng trong người, bà không hiểu vì sao đã đi tu mà còn có súng? Và như vậy có chính xác là nhà tu hay là loại người nào khác trà trộn vào cửa Phật.

Nói đến đây, vị ni sư vừa thở dài nhưng lại vừa mỉm cười, một nụ cười mãn nguyện và vô ưu.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

(RFA)