Ngày Cúng Tổ Nghề Mộc / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bài Cúng Giỗ Tổ Nghề Mộc

Bài cúng giỗ tổ nghề mộc

Từ xa xưa, giỗ tổ ngành Mộc là ngày lễ để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân – người đã khai sáng và truyền bá ngành Mộc, là dịp thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”của những người trong nghề. Trong bài viết này Huyền Bùi xin được chia sẻ với các bạn cách cúng giỗ tổ nghề mộc, mời các bạn cùng tham khảo.

Giỗ tổ nghề mộc ngày nào

Giỗ tổ ngành mộc được diễn ra 2 đợt trong năm đó là 13 tháng 6 âm lịch hàng năm và ngày 20 tháng chạp âm lịch.

Vào ngày này, những người làm nghề mộc dù lớn hay nhỏ đều dâng nén hương tưởng nhớ đến tổ nghề.

Cách làm lễ cúng tổ nghề mộc

Vào ngày giỗ tổ ngành mộc, mọi người thường chuẩn bị những lễ vật sau:

Lễ vật cúng tổ nghề mộc

Trái cây ngũ quả

Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước

Bình hoa tươi

Dĩa bánh kẹo

Giấy cúng, vàng bạc

Chè xôi: mỗi loại 5 phần

Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm

Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp

Heo quay, bánh hỏi

Trên là những lễ vật cơ bản nhất cần có trong ngày cúng giỗ tổ ngành mộc. Tùy vào phong tục, điều kiện kinh tế của cơ sở sản xuất có thể chuẩn bị mâm cúng khác nhau.

Lễ giỗ tổ nghệ mộc được tổ chức thường được tổ chức tại nhà người thợ, tại nơi làm việc, nơi sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư chỉ là chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn màu đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát nhang, bình hoa, và mâm cỗ cúng giỗ tổ.

Thợ chính, thợ phụ, học trò tụ về, đứng trước hương án, người thợ chính hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghệ thợ mộc được nhiều sức khỏe, làm ăn thuận buồm xuôi gió. Sau đó lần lượt những người có mặt thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

Bài văn khấn giỗ tổ nghề mộc

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………

Ngụ tại……………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề mộc

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Mộc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Lễ Giỗ Tổ Nghề Mộc Kim Bồng

Lễ cúng tổ nghề mộc

Nghề mộc được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người thợ quê từ đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh di cư vào khai khẩn lập làng. Cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nghề mộc bắt đầu phát triển cùng với sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề mộc phát triển mạnh gồm ba nhóm chính là mộc xây dựng các công trình kiến trúc, mộc dân dụng và nghề đóng sửa tàu thuyền.

Lúc này, hầu hết kiến trúc của Hội An đều do bàn tay tài hoa người thợ Kim Bồng làm nên. Đặc biệt, thợ Kim Bồng cũng được các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau này là triều đình Nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng các cung điện, lăng tẩm. Đây cũng là thời gian nghề mộc Kim Bồng vang danh nhất bởi sự tinh hoa của những người thợ Kim Bồng.

Ngày nay, nghề mộc Kim Bồng còn có cả phụ nữ tham gia Thế hệ trẻ tiếp lửa làng nghề

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề mộc Kim Bồng dần mai một thất truyền. Làng nghề chỉ thật sự được hồi sinh vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, với sự hỗ trợ của chính quyền thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) cùng tổ chức UNESCO trong việc xây dựng nhà xưởng, mở nhiều lớp đào tạo, nâng cao tay nghề…

Hoài Nam/ VOV miền Trung

Nghệ nhân Huỳnh Ri ở làng mộc Kim Bồng cho biết, ban đầu chỉ có 4 dòng họ là Nguyễn, Huỳnh, Phan, Trương từ miền Bắc di cư vào khai phá đất đai, phổ truyền nghề mộc. Do đó, giỗ tổ làng nghề cũng là dịp để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công lập làng, truyền dạy nghề.

“Lễ hội hôm nay tất cả công, nông, ngư, chứ không riêng gì nghề mộc Kim Bồng. Gọi là mộc Kim Bồng vì hồi trước nghề mộc là đứng đầu. Bây giờ thêm các ngành nghề khác như: thợ mộc, thợ nề, ngư dân… thành ra ngày hôm nay là ngày cúng tổ đầu năm của các ngành nghề Kim Bồng.” Nghệ nhân Huỳnh Ri giải thích.

Hào Hứng Với Lễ Giỗ Tổ Nghề Mộc Kim Bồng, Hội An

Ngày 13.2, mồng 6 tháng giêng Bính Thân, cư dân làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An (Quảng Nam) long trọng tổ chức Giỗ Tổ nghề mộc.

Phần “Lễ” chính bắt đầu lúc 05g30 tại đình Tiền Hiền, thôn Trung Châu dưới sự chủ trì của các bô lão. Chương trình diễn ra nghiêm trang lần lượt với lễ tế Âm Linh, cúng giỗ Tổ và phát mộc đầu năm. Khi lễ chính kết thúc, các hộ gia đình, các cơ sở, hộ sản xuất nghề mộc, tàu thuyền, xây dựng…bắt đầu tổ chức cúng giỗ Tổ, phát mộc tại nhà và cơ sở của mình.

Nhờ cây cầu Cẩm Kim mới khánh thành trước tết, nối liền Cẩn Kim với Phố cổ Hội An nên thu hút khá đông du khách đến với lễ hội này. Lễ giỗ tổ nghề mộc thu hút người xem ở phần trình diễn nghề chạm trổ, dệt chiếu, đan thúng chai, đan rổ rá. .. và các trò chơi dân gian.

Làng mộc Kim Bồng là làng nghề truyền thống được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, bên dòng sông Hoài, là nơi sản sinh ra nhiều người thợ mộc tài hoa, góp công xây dựng nên những công trình kiến trúc gỗ tuyệt đẹp góp phần dựng nên một Khu phố cổ Hội An sau này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tay nghề của những người thợ ở đây càng trở nên nổi tiếng khi được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng để chế tác các tác phẩm gỗ cho cung điện, lăng tẩm, đền miếu … và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tại cố đô Huế cùng nhiều nơi khác trên cả nước.

Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, trong khi một số làng nghề nổi tiếng khác chỉ còn “vang bóng một thời” thì nghề mộc Kim Bồng vẫn giữ được truyền thống vốn có và ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Tại làng mộc Kim Bồng, nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian vẫn diễn ra, trong đó có lễ tế Tổ hàng năm nhằm tri ân công đức của tổ tiên đã có công mở đất lập làng và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng nghề phát triển.Cũng nhờ vậy, đời sống nhân dân địa phương ngày càng khởi sắc. Là một xã còn nhiều khó khăn của thành phố Hội An nhưng hiện nay, xã không còn hộ đói, chỉ còn hơn 3%hộ nghèo.

Theo ông Phan Trọng Nhân-Chủ tịch UBND xã, đây là dịp để nhân dân toàn xã tri ân các bậc tiền nhân, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, đồng thời tôn vinh các nghệ nhân trong việc chế tác sản phẩm lưu niệm độc đáo, riêng có của làng nghề truyền thống, tạo dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng của địa phương, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách.

Cúng Tổ Nghề Tóc Cần Những Gì? Cúng Tổ Nghề Tóc Ngày Nào?

Cúng tổ nghề tóc từ lâu được xem là hoạt động thường niên của những người trong nghề mang ý nghĩa tâm linh. Cũng tương tự như việc cúng tổ của các ngành nghề khác, cúng tổ nghề tóc mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với lớp tiền nhân và dấu mốc quan trọng khẳng định sự lớn mạnh của ngành tóc trong xã hội hiện đại ngày nay.

Thời gian cúng giỗ tổ nghề tóc (15/03 – 16/03 Âm lịch)

Truyền thuyết các cụ kể rằng:

“Một hôm trời đẹp mát mẻ , các cụ ngồi quây quanh một quán nước đầu làng , hai cụ than vãn với nhau . Làng Đồng Lầm đa phần là nghề của đàn bà con gái (như nghề nhuộm nâu non, nghề may cổ yếm, nghề nhuộm vải, …) . Không có nghề gì cho con trai, để truyền lại của Cha Ông …”

Lúc đó có một ông khách nói nói “các cụ thích nghề gì ?”

Một ông cụ nói :

” Nói không phải ông bỏ quá cho , chúng tôi sắp về cõi tiên rồi , chỉ mong có một nghề, khi cần đến , bảo sao họ phải nghe vậy . “

Ông khách tiếp chuyện :

” Có gì khó đâu, đó là nghề vít đầu vít cổ thiên hạ, tức là nghề thợ cạo.”

Về sau … khi nghề thợ cạo trong làng phát triển, hỏi ra ông (cụ) là thầy Địa lý Tả Ao, quê ông gần quê cụ Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du.

Sau đó đến năm 1980 người dân trong làng còn phát hiện ra một miếng bia nhỏ ghi dòng chữ nho về nghề thợ cạo, người ân đồ rằng miếng bia là cách ông Tả Ao đã yểm mạch cho nghề thợ cạo mà không ai rõ vào thời gian nào…

Sau này, người làm nghề tóc trong làng muốn tưởng nhớ tới ông Tả Ao và muốn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho những người trong nghề đã lựa chọn ngày 15/03 – 16/03 Âm lịch là ngày cúng giỗ tổ nghề tóc.

Mâm cúng giỗ tổ nghề tóc gồm những gì?

Cũng tương tự như mâm lễ cúng các nghề khác, mâm cúng giỗ tổ ngành tóc bao gồm các lễ vật được chuẩn bị từ những người trong nghề bao gồm:

Mâm lễ mặn: xôi gà hoặc heo quay, bánh bao/ bánh chưng, bánh tét, chả lụa…Tuỳ theo tấm lòng và điều kiện của người chuẩn bị lễ mà mâm lễ có thể khác nhau.

Đồ lễ: Hoa lay ơn; nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo và muối hủ, trà pha sẵn; rượu nếp; trầu cau; lễ trái cây ngũ quả; một cây kéo và một cây lược bằng giấy thể hiện đặc điểm của ngành tóc.

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………

Ngụ tại…………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Các hoạt động ý nghĩa lễ cúng giỗ tổ nghề tóc

Việc cúng tổ nghề tóc hàng năm không chỉ là việc những người trong nghề thể hiện lòng thành kính với thầy Tả Ao đã có công khai sinh ra nghề tóc mà đây còn là cơ hội những người trong nghề có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và cùng nhau xây dựng những chương trình ý nghĩa khác.

Một trong những hoạt động thường niên diễn ra trong 3 ngày cúng giỗ hàng năm đó là cuộc thi ” Bàn tay Vàng”, cuộc thi là cơ hội để những người trong nghề tóc trên khắp mọi miền đất nước tề tựu và cùng nhau thi tài. Ban giám khảo là những người có chuyên môn cao sẽ cùng nhau lựa chọn ra người giỏi nhất để vinh danh.

Cắt tóc miễn phí cho người dân tham gia lễ hội từ lâu đã là một hoạt động không thể thiếu và đặc biệt thu hút người dân trong mỗi dịp lễ giỗ tổ ngành tóc, đây cũng là cơ hội để các nhà tạo mẫu, các CLB tóc đưa tên tuổi và thương hiệu của mình tới gần hơn với đông đảo quý vị khách hàng.

Hoạt động cuối cùng và cũng là để tổng kết 3 ngày giỗ tổ ngành tóc là chương trình Gala, chương trình là buổi biểu diễn các mẫu thời trang về tóc kết hợp chương trình ca nhạc đặc sắc.

Đồ cúng tâm linh là một trong những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp sản phẩm “Dịch vụ Đồ cúng trọn gói”, nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng tổ nghề tóc thì hãy liên hệ tới hotline 1900 636 815 hoặc truy cập vào trang web: https://docungtamlinh.com.vn/ để được phục vụ tận tình và chuyên nghiệp nhất.