Nên Cúng Chay Hay Mặn Cho Người Mới Mất / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Tết, Người Mới Mất Nên Cúng Chay Hay Mặn?

Ý nghĩa phong tục thờ cúng

Theo truyền thống của dân tộc Việt, phong tục thờ cúng được xem là nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục này không chỉ thể hiện lòng thành kính uống nước nhớ nguồn. Nó còn mang một giá trị giáo dục sâu sắc dành cho bao thế hệ con cháu.

Tục thờ cúng vào ngày tết, ngày giỗ một phần thể hiện lòng kính trọng với người đã khuất, ông bà tổ tiên đã qua đời. Một phần giúp các thành viên trong gia đình vây quần bên nhau, càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống.

Mặc khác, việc thờ cúng người mất nhằm tưởng nhớ vào người quá cố, giúp linh hồn của người mất được ra đi thanh thản, sớm siêu thoát đầu thai. Song đó cầu mong linh hồn người mất phù hộ con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tùy theo vùng miền mà cách thờ cúng khác nhau. Mỗi nhà mỗi cảnh, không phải so sánh hay phân biệt về m âm cơm cúng người mất. Chủ yếu là lòng thành kính mà con cháu dâng lên gia tiên, người đã khuất. Trong tâm linh, việc thờ cúng giúp người chết ra đi thanh thản, giúp linh hồn siêu thoát, sớm đầu thai.

Ngày tết, người mất nên cúng chay hay mặn?

Mâm cơm ngày tết luôn được mọi người chuẩn bị tươm tất và đầy đủ. Nhằm dâng lên gia tiên nhân dịp đầu năm mới, mong tổ tiên phù hộ cả nhà bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.

Tùy theo vùng miền, kinh tế mỗi gia đình mà mâm cơm cúng ngày tết khác nhau. Đặc biệt không yêu cầu hay bắt buộc cúng chay hay cúng mặn. Tùy theo gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên khác nhau, nhất là mâm cơm cúng người mới mất.

Với những người theo đạo thường ngày tết sẽ chọn mâm cơm chay để cúng người mới mất. Điều này giúp gia chủ cảm thấy tâm tịnh, gia đạo bình an, cuộc sống thoải mái và thanh bình.

Vì sao phải cúng chay? Trong tâm linh, cúng chay có nghĩa là không sát sinh. Điều này tạo phước phần cho người mất. Giúp linh hồn người mất không phạm tội cõi âm. Mong linh hồn an nghỉ, sớm siêu thoát đầu thai. Mặc khác giúp người thờ cúng tâm thêm tịnh, tạo phúc phần cho con cháu mai sau.

Ngược lại một số gia đình chọn mâm cơm mặn cúng người mất ngày tết. Thường là những món ăn ưa thích mà người mất thích ăn lúc còn sống. Điều này thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ đến những kỉ niệm về người quá cố.

Một số gia đình lại chọn cúng chay đãi mặn. Một phần thể hiện sự thanh tịnh, mong linh hồn người mất được thanh thản nơi chín suối. Sớm tìm nơi an nghỉ và đầu thai kiếp khác. Một phần tạo không khí đoàn kết, vây quần bên nhau bên mâm cơm ngày tết có đủ thịt cá. Đây cũng là dịp để các thành viên thắt chặt bên nhau, thêm sợi dây huyết thống.

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng người mất

– Thường xuyên thắp hương cho người mới mất, tốt nhất là 2 lần/ ngày vào sáng, tối. Điều này giúp linh hồn sớm siêu thoát đầu thai.

– Tùy theo tín ngưỡng mỗi nhà mà mâm cơm cúng người mới mất ngày tết chay hay mặn. Tốt nhất tránh chọn đồ sống, chưa qua chế biến.

– Chọn hoa quả tươi để dâng lên người quá cố. Mong linh hồn sớm an nghỉ, một phần mong linh hồn người chết phù hợp gia chủ bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đặc biệt, bàn thờ người mới mất tuyệt đối không dọn dẹp trước ngày tết. Điều này tránh phạm vào các đại kỵ xui xẻo.

– Song đó hãy đi chùa thắp hương trong ngày tết, làm nhiều việc thiện hồi hướng công đức, cầu cho vong hồn người mất được tiêu nghiệp tăng phước.

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết ngày tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn rồi phải không? Tùy theo phong tục tập quán mỗi vùng miền và mỗi gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên ngày tết chay hay mặn. Quan trọng là lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn mà con cháu gửi đến ông bà tổ tiên, người đã khuất.

Cúng Cô Hồn Nên Cúng Chay Hay Mặn Cho Phù Hợp Và

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Cách chuẩn bị đồ cúng và văn cúng sử dụng là bài gì? Một vài thông tin để bạn có thể cúng cô hồn tháng 7 đúng chuẩn.

Cúng cô hồn tháng 7 là một hoạt động văn hóa tâm linh của người Việt từ ngàn xưa. Theo đạo giáo trung Quốc rằm tháng bảy là “Tết quỷ”. Theo quan niệm dân gian của Việt Nam đây lại là Địa quan xá tội hay xá tội vong nhân.

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bởi theo như các nhà tâm linh việc chúng ta lựa chọn lễ vật cúng mặn có thể làm khởi phát lòng tham của vong linh. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người cũng như điều kiện của gia đình. Cùng tham khảo về lễ cúng cũng như văn cúng phù hợp cho việc tổ chức cúng vào Rằm tháng 7.

Lễ vật cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn?

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Theo nhiều quan điểm thì việc chúng ta cúng mặn. Có thể khởi phát lòng tham sân si của các cô hồn. Và những cô hồn này không nổi rồi đi tiếp tục lưu lại ở dân gian. Do đó nhiều gia đình lựa chọn lễ vật cúng cô hồn là bánh trái và hoa quả. Ngoài ra thì họ còn có thể mua thêm ốc hoặc cá để sau khi cúng xong mang đi phóng sanh.

Đối với những gia đình có điều kiện tổ chức lễ cúng cô hồn. Thì họ sẽ mua thêm bánh mì cùng rất nhiều kẹo. Để khi cúng xong họ có thể tặng cho những người nghèo như một cách để làm từ thiện mang lại phúc cho bản thân và gia đình.

Một số gia đình sau khi thực hiện lại cúng cô hồn vào tháng 7. Cầu xin cô hồn ban phước và xin tài lộc. Tuy nhiên theo quan niệm của dân gian thì điều này là không được. Vì chúng ta đang ban phát lộc cho cô hồn không phải để xin cô hồn phù trợ cho mình. Do đó chúng ta nên thành tâm kính gửi hoa quả và bánh kẹo. Để ban phát và bố thí cho các cô hồn vô chủ. Ngoài ra trong việc tổ chức lễ cúng cô hồn thì theo quan điểm. Là không nên để trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người già đặt gần mâm cúng. Bởi những người này thường yếu bóng vía và rất dễ bị vong hồn trêu chọc.

Cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn. Nó còn tùy thuộc vào từng gia đình cũng như quan niệm tâm linh. Do đó để giúp cho bạn đọc có thể chuẩn bị được mâm cúng cô hồn phù hợp. Bài viết xin chia sẻ về đồ cúng chay và đồ cúng mặn cho cô hồn.

Đồ cúng chay cô hồn tháng 7 có những gì?

Nếu như bạn muốn chuẩn bị đồ cúng chay cho mâm cúng cô hồn tháng 7. Thì có thể tham khảo những lễ vật sau đây.

Hương, hoa và đèn.

Gạo, muối và nước lã

Một số loại bánh và kẹo như bánh đa, bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang luộc…

Một vài loại kẹo khác nhau

Vàng mã và tiền giấy cùng với các loại quần áo chúng sinh

Tiền chúng sinh

Một đĩa trái cây ngũ sắc.

Đồ cúng mặn cô hồn tháng 7 gồm có những gì?

Nếu như bạn muốn chuẩn bị đồ cúng mặn cho cô hồn thì có thể tham khảo mâm cúng sao đây.

Cúng cô hồn ngày nào? Có nên cúng cô hồn hàng tháng không?

Theo như quan niệm của Phật giáo thì vào tháng 7 thì âm phủ sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan. Để các vong linh có thể lên trần gian nhận lễ vật và nghe kinh kệ. Và cửa Quỷ Môn Quan sẽ bắt đầu đóng sau 12 giờ ngày 15 tháng 7 âm lịch. Sau khoảng thời gian này thì các vong linh không thể nhận lễ vật dâng cúng từ người dương gian. Do đó khi chúng ta tiến hành tổ chức lễ cúng cô hồn vào tháng 7 thì nên thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 7 nhưng không quá 12 giờ trưa.

Bên cạnh việc tổ chức lễ cúng cô hồn vào tháng 7 thì hàng tháng. Người ta vẫn tổ chức lễ cúng cô hồn vào ngày ngày 2 và ngày 16 âm lịch. Thông thường thì việc tổ chức lễ cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 âm lịch. Thường dành cho những người làm ăn buôn bán.

Để công việc làm ăn không bị cô hồn phá phách. Thì họ thường cúng vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng. Việc cúng và bố thí này sẽ giúp cho công việc làm ăn của họ trở nên may mắn và suôn sẻ hơn. Thông thường thì lãi vật chuẩn bị cúng cho ngày mùng 2 và 16 đơn giản hơn lễ cúng cô hồn vào tháng 7.

Đồ cúng cô hồn tháng 7 gồm có những gì? Nên cúng chay hay cúng mặn?

Những lễ vật cần có trong mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình nên cúng cô hồn chay hay mặn đều được. Với gia đình có ít điều kiện, chúng ta chỉ cần cúng muối gạo. Để bố thí cho vong linh muối và gạo thì chúng ta phải đứng quay lưng về phía nhà. Và rải muối gạo ra bốn phương tám hướng. Và tuyệt đối không thực hiện hành động này ngược lại.

Văn cúng cô hồn thập loại chúng sinh

Văn cúng cô hồn là một trong những phần không thể thiếu được khi chúng ta tổ chức lễ cúng. Để giúp cho bạn đọc có thể tham khảo được văn cúng phù hợp. Để tổ chức lễ cúng vào rằm tháng 7. Bài viết xin chia sẻ 2 bài văn cúng phổ biến.

Văn khấn bài cúng cô hồn chúng sinh

Nội dung bài cúng văn khấn cô hồn được soạn thảo chuẩn phong tục lễ nghi như sau:

Với những thông tin chia sẻ về câu hỏi cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn? Hi vọng bạn đọc có thể chuẩn bị được đầy đủ tất cả các lễ vật dâng cúng. Để tổ chức một lễ cúng cô hồn đúng tâm linh. Việc cúng cô hồn là một trong những việc làm mang tính nhân văn rất cao. Do đó để tránh trường hợp bị cô hồn quyến luyến. Thì chúng ta nên có nghi thức tiễn vong sau khi cúng xong.

Đồng thời lựa chọn địa điểm cúng cô hồn phải xa nhà. Tuyệt đối không phải mâm cúng cô hồn trong nhà vì có thể rước vong vào. Đây là một trong những vấn đề mà bạn cần lưu ý khi tổ chức lễ cúng cô hồn vào tháng 7. Nếu như bạn không có nhiều thời gian trong việc. Chuẩn bị mâm cúng cô hồn đầy đủ có thể gọi cho chúng tôi. Theo số để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

Cúng Gia Tiên Nên Dâng Lễ Mặn Hay Cúng Chay?

Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống.

Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA, gọi tắt là UIA, lại có một góc nhìn khác khi cho rằng từ bấy lâu nay người ta vẫn chưa hiểu hết về phong tục tốt đẹp này.

Phong tục bắt nguồn từ nỗi lòng muốn báo hiếu tổ tiên

Tiến sĩ Khanh cho biết, để làm rõ hơn về phong tục cúng tổ tiên, bạn đọc trước tiên cần biết về khái niệm “thần thức”. Qua 20 năm nghiên cứu với hàng vạn ca khảo nghiệm, UIA cho rằng khả năng ngoại cảm của con người là có thật. Nói cách khác, những người tham gia nghiên cứu Chương trình khảo nghiệm cho rằng người ta khi chết đi thì vẫn còn lưu lại phần “thần thức”. Điều này trùng hợp với quan điểm của đạo Phật về thuyết luân hồi, cho rằng con người phải trải qua nhiều kiếp trước khi đến với miền cực lạc.

“Và với phong tục đẹp đẽ thờ cúng tổ tiên, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đều đã chấp nhận phần “thần thức” ấy song hành trong thế giới đương đại. Dựa trên những cơ sở này, Chương trình khảo nghiệm đã phát triển thêm một hướng mới. Qua hàng trăm ca giao lưu điển hình, những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của phần “thần thức” và đặc biệt trong phong tục cúng lễ, đã có những phát hiện rất lý thú”, tiến sĩ Khanh nói.

Theo nhà nghiên cứu này: “Con người ta sinh ra, ai mà không có ông bà cha mẹ, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Kể từ 9 tháng 10 ngày hoài thai đến khi ra đời rồi được nuôi nấng lớn khôn, con cái đã được các bậc sinh thành dành cho biết bao là yêu thương, công sức. Gia tiên tiền tổ nuôi dưỡng cháu con nhưng không bao giờ quá cần thiết sự đền đáp trở lại.

Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ”.

Những người nghiên cứu trong Chương trình khảo nghiệm đã đưa ra khái niệm rằng với phần “thần thức” của gia tiên, cần phải đền đáp bằng cách “vay cá trả cần câu”: Cha mẹ cho con cái sinh mệnh, nhưng con cái không thể dùng sinh mệnh để hoàn trả được. Như thế, vay cá nhưng không thể trả bằng cá. Vả lại “vay cá trả cá” là lẽ thường tình. Vay cá và trả lại bằng cần câu, mới là cách đền đáp công ơn trọn tâm vẹn ý. Họ thống nhất rằng cúng lễ bằng phương pháp “cúng tâm linh” chính là “chiếc cần câu” để phần “thần thức” của gia tiên tiền tổ tìm về được miền cực lạc.

Cúng đồ mặn hay đồ chay?

Nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, ông Khanh cho rằng mình đã có những trải nghiệm lạ. Vị tiến sỹ này chia sẻ rằng qua hàng vạn ca khảo nghiệm, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có tới 80% đối tượng tội phạm có xuất thân từ những gia đình có nguồn gốc làm nghề bất lương. Có thể ví dụ như buôn bán ma túy, hành nghề cờ bạc hoặc làm giàu trên thân xác phụ nữ.

Theo ông, ở những gia đình đó, phần “thần thức” của gia tiên luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường không lành mạnh, dù có cúng bái bằng mâm cao cỗ đầy đến đâu, cũng không thể siêu thoát. “Âm không siêu thì dương không thái”, vì thế trước hay sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường.

Tiếp theo nhận định đó, ông Khanh cho rằng phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự đúng cách. Qua tiếp xúc với nhiều gia đình, những người nghiên cứu trong chương trình này nhận thấy mâm cúng có nhiều đồ rượu, thịt sẽ khiến phần “thần thức” trở nên “nghiện” các thứ đó.

“Cần giải thích thêm rằng “thần thức” khi mới hình thành thường rất non yếu, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của gia tiên rời xa khỏi sự thanh tịnh”, ông Khanh nói. Ông Khanh lấy ví dụ ở những đám cúng giỗ lớn, rượu thịt ê hề nhưng vẫn hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau. Là bởi đám cúng giỗ đó sẽ quy tụ các phần “thần thức” ưa thích tanh hôi, có “tác dụng ngược”, gây nên sự nóng nảy vô cớ, thiếu kiềm chế của những người tham gia bàn tiệc.

“Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu này nói. Ông Khanh diễn giải việc đó gọi là “phạm thực” chuyển thành “hỷ thực”. Nên thay thế những đồ ăn tanh hôi bằng đồ chay và một không khí thanh tịnh. Ví dụ như khi ta đang đói bụng, nếu nghe được một tin rất vui, cảm giác đói trước đó có thể dễ dàng tan biến. Phần “thần thức” cũng như vậy. Làm quen với môi trường thanh tịnh, được kính ngưỡng bằng những đồ “hỷ thực”, chính là cách tiếp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một bậc mới.

Nhưng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi chưa đủ. Những người nghiên cứu trong chương trình này đề cao nhất cách thức dùng phương pháp nhà Phật để kính ngưỡng gia tiên. Cùng với kinh chú tốt lành, con cháu tham gia cúng lễ phải thật sự chay tịnh, thả tâm hồn rời bỏ “tham, sân, si”, chỉ một lòng hướng về gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỷ với những người thành tâm cúng lễ là con hiền, dâu thảo, cháu ngoan.

Trải qua nhiều lần được tắm mình trong “hỷ thực” và môi trường thanh tịnh như thế, phần “thần thức” của gia tiên sẽ dần được nâng về miền cực lạc. “Trong niềm kính ngưỡng với gia tiên, việc cúng lễ một cách đúng đắn, chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành”, ông Khanh kết luậnThanh Huyền Ngọc – Theo PLVN

Lễ Tạ Mộ Cuối Năm Nên Cúng Chay Hay Mặn?

Tạ mộ cuối năm là nét đẹp rất nhân văn của người Việt. Lễ phẩm dâng cúng người đã khuất trong mỗi lần đến thăm mộ như hương hoa… là tấm lòng thành, với một số người thì việc mua sắm những lễ vật đặc thù còn là ân tình, là kỷ niệm riêng với người đã khuất.

Lễ tạ mộ theo quan điểm của dân gian

Lễ Tạ mộ (còn gọi là lễ Chạp), rước gia tiên về ăn Tết là một tục lệ truyền thống của người Việt, thể hiện sự hiếu thuận, đạo tình của con cháu đối với những người thân đã khuất.

Lễ tạ mộ trước Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hoá của người Việt, là cách để con cháu “giao lưu” với tổ tiên, để gia tiền phù hộ cho con cháu làm ăn có tài lộc – như niềm tin của người dân ta. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng thu xếp thời gian làm lễ tạ mộ cuối năm.

Tạ mộ là thể hiện lòng hiếu, là một nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo, tri ân các bậc tiền nhân chứ không phải là để trưng diện khoe mẽ với trần thế.

Tuỳ theo phong tục từng nơi mà tạ mộ diễn ra mang tính chất gia đình nhỏ, hoặc đi theo dòng họ. Những người quanh năm đi làm ăn xa thường trở về cố hương vào dịp Tết để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Các dòng họ tạ mộ theo dòng tộc thường quy định một ngày chạp họ, để thân tộc cùng gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ, dọn dẹp, trang hoàng… đón Tết. Thời gian thường vào ngày nghỉ để mọi người có mặt đông đủ hơn.

Nên cúng chay hay cúng mặn khi đi tạ mộ cuối năm?

Tạ mộ cuối năm là nét đẹp rất nhân văn của người Việt. Đây là một tục lệ truyền thống của người Việt có ý nghĩa vô cùng. Nó thể hiện sự hiếu thuận, đạo tình của con cháu đối với những người thân đã khuất.

Lễ phẩm dâng cúng người đã khuất trong mỗi lần đến thăm mộ như hương hoa… là tấm lòng thành, với một số người thì việc mua sắm những lễ vật đặc thù còn là ân tình, là kỷ niệm riêng với người đã khuất.

Lời khuyên nên cúng chay mỗi lần viếng mộ để người chết dễ siêu thoát chỉ đúng một phần trong trường hợp gia đình trực tiếp sát sinh để làm lễ phẩm dâng cúng. Vì chuyện cúng kiếng mà sát sinh hại vật thì không tốt cho cả người sống lẫn người chết. Còn việc mua thực phẩm đã làm sẵn để cúng khi viếng mộ, trong chừng mực nào đó với nhiều hoàn cảnh khác nhau, thiết nghĩ chấp nhận được.

Nhiều người Việt có quan niệm “trần sao âm vậy”, dâng cúng những gì mà người đã khuất ưa thích mới cảm thấy trọn tình, an tâm, thỏa lòng và thanh thản. Ngay lúc này, người thăm mộ không chỉ thăm người chết mà đích thực sống trong kỷ niệm thiêng liêng như ngày nào họ từng chuyện trò, ăn uống cùng nhau.

Thanh Tâm (Tổng hợp)