Nấu Xôi Cúng Rằm Tháng 7 / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Cách Nấu Xôi Cúng Rằm Tháng 7

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7 cho mâm cỗ cúng gia tiên. Nấu xôi cúng rằm tháng 7 không khó.

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7

Mâm cỗ cúng gia tiên có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Món chay trong mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 7 không thể thiếu món xôi. Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món xôi gấc được dùng phổ biến trong mâm cúng gia tiên.

Cách nấu xôi gấc cho mâm cúng gia tiên

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

2 kg gạo nếp , ½ chén dầu ăn, 200 gr đường, ½ muỗng canh muối, 100ml nước cốt dừa, 2 muỗng canh rượu trắng nấu ăn, 1 quả gấc tươi (Hay 500gr ruột gấc).

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7: món xôi gấc nóng hổi, thơm ngon cho mâm cỗ ngày rằm.

Gạo nếp: vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo, ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ. Hôm sau đem ra sả lại cho sạch, để cho ráo nước.

Gấc: lựa trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai , lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều.

Ướp gấc với rượu trắng + một ít màu đỏ và một ít muối, ướp qua đêm. Sở dĩ gấc phải ướp với rượu là vì rượu sẽ làm cho gấc đỏ hơn. Trộn thịt gấc với nếp và ½ muỗng canh muối cho đều.

Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.

Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi. Sau đó, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô, có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa.

Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều.

Lưu ý: Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế, xôi sẽ bị nát.

Đơm xôi ra đĩa hay cho xôi vào khuôn đóng thành bánh.

Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Dẻo Ngon Cúng Rằm Tháng 7

Cách nấu món xôi đậu xanh rất đơn giản.

– Gạo nếp cái hoa vàng: 500g (hoặc nếp nương)

– Đậu xanh: 400g

– Nước cốt dừa, muối và đường

– Đậu xanh bỏ vỏ, chọn bỏ những hạt lỗi. Cho vào ngâm nước khoảng 5 tiếng.

– Gạo nếp vo sạch cho vào ngâm nước khoảng 6 – 8 tiếng. Nếu ngâm nước nóng thì nhanh hơn.

– Cho gạo nếp, đậu xanh, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường vào trộn đều và cho lên nồi đồ xôi. Khi sôi khoảng 10 phút đảo đều lên và đun tiếp đến khi chín mềm. Chú ý lượng nước để xôi không bị không bị khô hoặc nhão.

– Khi xôi chín gần lấy ra thì cho 3 thìa cà phê nước cốt dừa vào và đảo đều tay rồi cho ra đĩa.

Bạn đã có món xôi đậu xanh thơm dẻo tuyệt ngon cho mâm cỗ cúng rằm tháng 7.

Rằm tháng 7 không thể thiếu món xôi này.

+ Gạo nếp: 500g

+ Đậu xanh bỏ vỏ: 200g

+ Dầu ăn, muối hạt.

– Gạo nếp chọn gạo ngon, đều hạt, vo sơ cho sạch bớt bụi bẩn và cho vào ngấm nước từ 6-8h cho gạo nở mềm. Đậu xanh chọn loại xanh vỏ ruột vàng, cho vào ngâm nước khoảng 4h cho đậu xanh nở hết, không bị lõi khi nấu.

Sau khi gạo và đậu xanh đã ngâm nở, các bạn vớt gạo và đậu xanh lên, trộn vào với nhau và vo lại vài lần với nước cho thật sạch, để ráo. Trộn đều vào gạo nếp 2 thìa cà phê muối hạt, trộn đều cho gạo và đậu xanh ngấm muối.

Chuẩn bị nồi nước sôi hấp cách thủy, cho gạo nếp trộn đậu xanh vào đồ cho chín trong khoảng 30 phút.

Sa u 30 phút, xôi đậu xanh đã chín mềm, các bạn xới đều phần xôi trong nồi lên, dùng 50ml dầu ăn tưới đều vào xôi, đánh tơi ra cho xôi ngấm dầu và tiếp tục đồ xôi thêm khoảng 10 phút nữa cho hạt xôi ngấm dầu, căng mọng.

Xới xôi đậu xanh ra đĩa sắp lên mâm cỗ cúng rằm tháng 7.

Cách Nấu Xôi Gấc Dẻo Đẹp, Đỏ Tưng Bừng Cúng Rằm Tháng 7

Cách nấu xôi gấc đỏ tươi, dẻo mềm rất đơn giản.

– Gạo nếp

– 1 quả gấc

– Một ít dừa nạo

– Nước cốt dừa

– Đường trắng

Bước 1: Ngâm gạo nếp với nước pha ít muối để qua đêm (từ 6-8 tiếng).

Bước 2: Bổ đôi quả gấc, vét hạt gấc ra bát, cho một thìa rượu trắng với ít muối rồi trộn đều.

Bước 3: Gạo đổ ra rổ để ráo, cho phần thịt gấc vào cùng, dùng tay bóp hạt gấc và trộn để phần thịt gấc được trộn đều với gạo nếp.

Bước 4: Cho nước sôi vào nồi cơm điện, ấn nút “Cook”, cho gạo trộn gấc vào giá hấp của nồi cơm, chọc vài lỗ để hơi nước lên trên dễ dàng hơn. Trong quá trình nấu bạn đảo xôi vài lần để xôi được chín đều.

Bước 5: Sau hai lần ấn nút “cook” là xôi chín lúc này bạn cho nước cốt dừa và đường vào xôi và đánh đều. Lượng đường tùy theo sở thích ăn ngọt của gia đình bạn. Đậy nắp nồi và để thêm 10 phút nữa cho đường và nước cốt dừa thấm đều vào hạt xôi là được.

Bước 6: Cho xôi gấc ra đĩa, rắc dừa tươi bào sợi lên rồi bày ra mâm cỗ cúng rằm.

1 quả gấc (200g)

2 bát gạo nếp. Bạn nên chọn loại gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp hương để món xôi của bạn có mùi thơm hấp dẫn đặc trưng của gạo nếp.

4 thìa cà phê đường

2 thìa cà phê muối

60g dừa tươi bào sợi

3 thìa cà phê nước cốt dừa (nếu không dùng nước cốt dừa, bạn có thể mua dừa tươi về bào vụn, vắt lấy nước cốt dừa)

1 thìa rượu trắng.

– Gạo nếp nhặt bỏ những hạt mọt, mốc, loại bỏ chấu thóc rồi bỏ vào một chiếc nồi lớn, ngâm với nước lạnh qua đêm. Hoặc nếu bạn không có thời gian thì có thể ngâm gạo với nước ấm khoảng 2-3 giờ đồng hồ trước khi thổi xôi.

– Gấc bổ đôi, lọc lấy phần thịt gấc. Sau đó, bỏ một chút rượu trắng vào bợp cho hạt gấc bong ra. Ngâm thịt gấc với rượu trắng qua đêm để khi nấu xôi sẽ có màu đẹp mắt.

– Gạo nếp sau khi đã ngâm nở và mềm thì vớt ra, xả lại bằng nước sạch rồi để ráo nước trong rá nhựa sạch. Sau đó, trộn phần thịt gấc vào gạp nếp, thêm chút muối và xóc đều cho muối ngấm vào với gạo và gấc. Thêm chút nước cốt dừa vào để tăng thêm vị bùi ngọt của món xôi. Bạn có thể cho nhiều hay ít là tùy vào khẩu vị của gia đình mình.

Bước này giúp cho món xôi của bạn có vị đậm đà hơn khi thưởng thức.

– Lõi nồi cơm điện rửa sạch rồi đổ khoảng 1.5 lít nước vào nồi. Đặt chõ làm xôi đi kèm với nồi cơm điện lên. Sau đó, đổ hỗn hợp gạo nếp trộn gấc vào, dùng muôi san phẳng gạo rồi đậy nắp nồi và cắm điện, bật nút nấu .

Khi nồi nước sôi chừng 10 phút thì bạn mở vung nồi, bỏ dừa tươi bào sợi vào, thêm chút nước cốt dừa rưới lên trên để xôi bớt khô và nhanh chín, ngon hơn.

Tiếp tục để nồi nước sôi khoảng 5 phút nữa thì bỏ đường vào trộn đều nhẹ nhàng tránh gạo rơi xuống nồi.

Canh chừng khoảng 5-7 phút nữa là món xôi gấc của bạn đã chín mềm. Mở vung nồi, bắc chõ xôi ra và xới ra đĩa và bày lên mâm cúng.

Nấu Chè Cúng Rằm Tháng 7

Ý nghĩa khi cúng chè trôi nước vào ngày rằm tháng 7

Vào ngày này, nhà nhà đều chuẩn bị mâm cơm cúng với đầy đủ các món mặn như xôi, gà, nộm, canh bóng hay nem rán, giò lụa, bánh chưng… và một món ngọt không thể thiếu, đó chính là món chè trôi nước.

Nhiều gia đình cúng Rằm tháng 7 với món chè này và rất thắc mắc không hiểu vì sao lại có món chè trôi nước trong mâm cỗ cúng Rằm khi mà đã có món chè kho hay xôi chè… Nhưng nghe các cụ các bà giải thích thì mới biết ý nghĩa sâu sắc của món bánh đơn giản, dân dã này. Những viên bánh trắng tròn vỏ gạo nếp dẻo thơm, nhân đường ngọt lịm trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 chính là thể hiện ước mong mọi sự hạnh phúc của gia đình cũng tròn đầy như hình dáng của viên bánh.

Theo đó, để cho ra được những chén chè trôi nước ngon cần đến rất nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm. Đầu tiên phải kể đến đó là kinh nghiệm lựa chọn nguyên liệu. Muốn chè ngon, người nấu phải chọn được loại đậu, đường và nếp loại ngon để nấu. Loại chè này đại diện cho sự phồn vinh, và là món ăn mang đậm chất dân dã nên ngoài cúng rằm tháng 7, nó còn được trưng dụng trong cả các dịp cúng lễ tổ tiên, cúng rằm tháng giêng…

Với ý nghĩa sâu sắc như vậy nên trong mâm cỗ cúng của nhiều gia đình vào ngày Rằm tháng 7 không thể thiếu món chè trôi nước. Với người có thời gian vào bếp thì tự tay nhào bột, viên bánh và nấu chín để cúng ông bà tổ tiên. Người bận rộn thì có thể mua ngoài chợ. Nhưng dù là tự làm hay mua sẵn thì mỗi người đều có chung ước mong cả năm gia đình thuận hòa, an vui, mọi chuyện đều được suôn sẻ, trôi chảy như những viên bánh tròn gói cả sự no đủ của trời đất.

Cũng như nhiều dịp lễ quan trọng khác, rằm tháng bảy là khoảng thời gian mà nhà nhà, người người đều tất bật chuẩn bị cho mâm cúng lễ của gia đình. Và vào những dịp như thế này, chè trôi nước trở thành món lễ vật thanh đạm được nhiều người lựa chọn nhất. Không chỉ là một món ăn ngon, mà nó còn trở thành món lễ vật mang ý nghĩa tốt thể hiện tấm lòng thành của gia chủ mà bắt buộc phải có trên mâm cúng rằm.

Rằm tháng 7 có cúng chè trôi nước không?Cùng lắng nghe chia sẻ của độc giả

Chị Nguyên cho biết: “Không chỉ cúng chè trôi nước trong các ngày lễ lớn mà chúng ta cũng có chọn món chè này để cúng vào ngày rằm tháng 7. Vì món chè này đại diện cho sự ấm no gắn kết tình cảm của mọi thành viên trong gia đình với nhau”.

Anh Kiên nói: “Từ xưa đến nay trong các ngày lễ lớn món gì cũng có thể thiếu được nhưng ngoài trừ món chè trôi nước. Vì cuộc sống ông cha ta gắn liền với những cây mạ non, cây lúa và đến ngày đơm bông, thu hoạch cho ra hạt nếp, hạt gạo để rồi mang lại nguồn lương thực nuôi sống bản thân gia đình với cơm, xôi, cháo chè. Chính vì đây là một quá trình gắn liền với cuộc sống của cha ông nên để cảm ơn đất trời đã ban nguồn sống cho con người nên chè trôi nước mới được xuất hiện trong mỗi lễ cúng”.

Xôi chè không biết xuất phát tự khi nào nhưng ta hoàn toàn có thể thấy được sự quan trọng của những món ăn này trong những ngày cúng. Tùy vào mỗi vùng miền để có thể chọn loại chè tương ứng và cân đối thời gian chuẩn bị cho thực đơn được thịnh soạn nhất, tươm tất nhất.

Tham khảo Nguồn Tổng Hợp.

Cách Nấu Chè Cúng Rằm Tháng 7

Nguyên liệu làm phần nhân chè:

Nguyên liệu nước dùng kèm chè trôi nước

Cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7

Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước

Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước

Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước.

Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước

Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn.

Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha.

Bước 1: Đậu xanh vo thật sạch với nước nhiều lần đến khi nước trong. Ngâm đậu khoảng 2 tiếng để giúp đậu nở và ngon hơn.

Bước 2: Đậu sau khi ngâm đem hấp đến khi đậu chín mềm. Xay nhuyễn đậu bằng máy xay, nếu không có máy xay bạn có thể dùng phới, đũa, muỗng, … tán đậu đến khi mịn là được.

Thêm đấy, rằm tháng 7 và rằm tháng 8 rất gần nhau, để mâm cỗ cúng thêm phần thành tâm, đẹp mắt, bạn có thể làm thêm món bánh Trung thu thơm ngon đặt lên mâm cỗ nữa đó. Tham khảo ngay cách làm bánh trung thu đơn giản .