Nấu Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Công Thức Nấu Các Món Ăn Chay Cúng Rằm Tháng 7

1. Nem chay

Trong mâm cơm cúng của người Việt bao giờ cũng sẽ có món nem rán, món này vừa đẹp mắt lại hương vị thơm ngon. Cách làm nem không quá đơn giản nhưng nếu làm quen tay thì sẽ nhanh thôi.

Món nem chay trong mâm cỗ cúng rằm

Nguyên liệu chuẩn bị:

Bánh đa nem, miến, giá đỗ, hành lá, cà rốt, miến, mộc nhĩ, nấm hương. Gia vị gồm mì, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh.

Cách làm:

Bạn rửa sạch rau củ, thái nhỏ hàng, cà rốt, miến, băm mộc nhĩ, nấm, ngò, rau mùi ra rồi cho vào nồi trộn lẫn. Thêm gia vị một thứ một chút vừa vị không quá mặn. Sau đó bạn trải bánh đa nem ra và xúc thìa nhân vào cuộn lại theo chiều dài đều tay, gói 2 đầu lại cho chắc.

Xong xuôi thì bắc chảo dầu sôi lên bếp, vặn lửa vừa cho từng cái nem vào rán cho chín vàng rồi bỏ vào rổ bọc báo cho thấm dầu. Rán xong cho vào đĩa để chờ các món khác sắp mâm cúng. Cho chút rau mùi lên trên để trang trí cho sinh động, vậy là bạn đã hoàn thành một trong các món ăn chay cúng rằm tháng 7.

2. Đậu phụ chiên sả

Đậu phụ trắng, vài cây sả, tỏi, hành lá, bột canh, xì dầu, mì, hạt nêm, đường.

Cách làm:

Bạn cắt đậu phụ thành các miếng nhỏ vuông vừa ăn sau đó đem bắc lên chảo dầu nóng chiên vàng vừa tới. Bóc hành khô băm nhỏ, đập tỏi, sả nhỏ, thái hành hoa ra. Cho hành củ và tỏi vào phi thơm với dầu ăn, đảo săn lại cho cho vài thìa xì dầu nước sạch cho đầy đủ gia vị nêm nếm vừa.

Thả đậu vào trong nồi nước dùng rim nhỏ lửa tầm 5-10 phút thì bắc nồi ra cho đậu vào đĩa. Cho nước vào đĩa, bỏ chút rau mùi lên trên trang trí cho bắt mắt. Vậy là bạn đã có một món ăn chay ngon bắt mắt

3. Xôi đậu xanh

Món xôi đậu xanh

Nguyên liệu chuẩn bị:

Gạo nếp, đậu xanh, nước cốt dừa, muối, đường

Cách làm:

Đầu tiên bạn vo gạo, đậu xanh sạch sẽ để vào giá cho ráo nước. Ngâm đỗ xanh vào trong nước sạch tầm 5-6 giờ cho bở, gạo thì ngâm tầm 6 giờ. Sau khi đã ngâm 2 nguyên liệu đó xong thì vớt ra giá rồi trộn lẫn vào nhau. Bỏ vào hỗn hợp đó 2 thìa đường, 2 thìa muối xắc đều tay.

Cho nguyên liệu vào nồi để đồ xôi, sau tầm 10 phút thì đảo xôi đều tơi lên tiếp tục nấu cho tới khi thấy xôi chín mềm. Cho thêm vài thìa nước cốt dừa vào để tạo mùi thơm, béo ngậy cho xôi. Sau đó bỏ xôi ra đĩa để đặt vào mâm các món ăn chay cúng rằm tháng 7.

4. Canh nấm hạt sen chay

Món canh nấm hạt sen chay

Nguyên liệu chuẩn bị:

Hạt sen, ngô, nấm rơm, cà rốt, nấm, muối, bột canh, mì chính, hạt tiêu xay.

Cách làm:

Bạn rửa sạch nguyên liệu, đem hạt sen hầm với nước đun sôi trên bếp. Bắp ngô cắt miếng, cà rốt tỉa hình bông hoa, nấm hương cắt miếng rửa xong cho vào rổ để ráo nước. Nồi hầm hạt sen cho thêm bắp ngô, cà rốt vào nấu, nêm nếm gia vị vào vừa đủ dùng. Sau khi nồi canh mềm chín tới khi cho nấm, hạt tiêu, rau mùi vào cho dậy mùi thơm.

7 Món Chay Ngon Cho Mâm Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hằng năm. “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Đây là dịp để chúng ta dâng hương, chuẩn bị các món ăn ngon cúng kiếng để tỏ lòng thành cầu bình an, giải trừ điều xui rủi, mong muốn khởi đầu một năm mới bình an. Chính vì thế, nghi thức cúng Rằm tháng Giêng được nhiều người chú trọng. Xem ngay 7 món chay ngon lại vô cùng đẹp mắt trong bài viết này để chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tươm tất, chu toàn nhất nhé!

Rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới. Theo Phật Giáo, đây là ngày Phật tử thường đi chùa cầu bình an, giải hạn, đây là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Chính vì thế, vào ngày này nhiều người thường ăn các món ăn chay và làm mâm cỗ chay dâng Phật, Tổ Tiên để lỏ lòng thành. Đối với những người làm nông xưa, ngày Rằm tháng Giêng là lúc nông dân ra ruộng làm cỏ, diệt trừ sâu bọ, cầu cho năm mới trúng mùa, mưa thuận gió hòa. Nếu có ý định cúng mâm cỗ chay ngày Rằm tháng Giêng, hãy tham khảo ngay các món chay ngon dưới đây:

1. Nấm kho tiêu chay

là nguyên liệu được nhiều người lựa chọn để làm . Nấm vừa bổ, vừa ngọt tự nhiên, có độ dai mềm khi kho cùng tiêu xanh làm dậy hương thơm. Nước kho sền sệt mằn mặn, cay thơm áo quanh nấm nâu bóng hấp dẫn thích hợp khi đi cùng cơm trắng. Nấm kho tiêu chay là một món chay ngon, bổ dưỡng, làm ấm cơ thể khi thời tiết se se lạnh.

Nguyên liệu làm nấm kho tiêu chay:

Phần nấm kho:

Hạt nêm chay: 10 gr

Đường trắng: 40 gr

Nước mắm chay: 20 ml

Nước tương: 20 ml

Tiêu: 3 gr

Ớt băm: 5 gr

Tiêu xanh: 10 gr

Nước: 80 ml

Phần nước kho:

Cách làm nấm kho tiêu chay:

Bước 1: Cho tất cả thành phần nước kho gồm đường, nước tương, nước mắm chay, hạt nêm chay, hạt tiêu xanh đập dập, ớt băm và tiêu xay vào một chén, khuấy đều cho gia vị hòa tan.

Bước 2: Làm nóng , cho vào 1 muỗng canh đường trắng, dùng đũa khuấy đều cho tan đường. Khi đường chuyển sang màu vàng caramel và sôi nhẹ thì cho hành boa rô băm nhuyễn (phần thân xanh) vào, phi hành cho vàng thơm. Tiếp theo đổ hỗn hợp nước kho đã pha vào nồi, đun sôi.

là món chay ngon, rất bắt cơm,được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, nấm kho tiêu chay thành phẩm có hình thức và màu sắc rất đẹp, nhìn đơn giản nhưng lại vô cùng tỉ mỉ.

2. Canh chua nấm chay thanh nhẹ

là món canh chay được nhiều người ăn chay yêu thích. Vị chua thanh mát và rau xanh trong canh chua mang đến cho bạn cảm giác thanh mát khi ăn, giải ngán sau thời gian ăn nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, nước dừa ngọt mát thay cho nước lọc làm nước canh thanh tao đến lạ, hương thơm của tắc làm kích thích vị giác. Canh chua nấm chay là một món ăn vừa giản dị vừa trang trọng cho một .

Nguyên liệu làm canh chua nấm chay:

Đậu hủ chiên: 100 gr

Cà chua: 80 gr

Nấm hương: 50 gr

Thơm: 50 gr

Bạc hà: 50 gr

Đậu bắp: 50 gr

Nước dừa: 400 ml

Nước cốt tắc: 50 ml

Hạt nêm nấm hương Maggi: 3 muỗng canh

Đường trắng: 3 muỗng canh

Muối: 1/2 muỗng cà phê

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Cách làm canh chua nấm chay:

Bước 1: Đậu hủ chiên cắt khối vuông. Thơm cắt lát. Cà chua cắt ra làm 6. Bạc hà tước xơ, cắt xéo, rửa sạch. Đậu bắp bỏ cuống, cắt xéo. Nấm kim châm và cắt bỏ chân, nấm đông cô tỉa hoa, ngâm nước muối 15 phút để khử mùi rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Tắc vắt lấy nước cốt.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng rồi cho cà chua và dứa vào, nêm vào đây 1 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng canh đường rồi xào lên cho mềm và thơm. Tiếp theo đổ 400ml nước dừa và 400ml nước lọc vào nồi, đun lên cho sôi.

Bước 3: Nêm nước lẩu với 50ml nước ép tắc, 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh đường trắng và 1/2 muỗng cà phê muối.

Bước 4: Nước canh sôi lên thì cho đậu hủ, đậu bắp, , nấm kim châm vào, chờ nước sôi lại thì rắc ngò gai, ngò om và ớt sừng vào, tắt bếp.

Canh chua ngũ sắc nâu, vàng, trắng, xanh và đỏ tượng trưng cho ngũ hành, sự sung túc, rất ý nghĩa cho mâm cúng Rằm tháng Giêng.

3. Mít kho chay

Nếu là người thường xuyên ăn các món chay, hẳn nhiên bạn sẽ biết món mít kho đặc sắc này. là món quà dân dã, đơn giản thường được làm , nấu canh,… mang cho người ăn cảm giác mềm, dẻo, lại dai bùi vô cùng lạ miệng.

Nguyên liệu làm mít kho chay:

Mít non: 500 gr

Dầu ăn: 200 ml

Hành boa rô: 60 gr

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước tương: 2 muỗng canh

Muối: 1/2 muỗng cà phê

Đường trắng: 1 muỗng cà phê

Hạt nêm chay: 1 muỗng cà phê

Nước dừa: 500 ml

Lá lốt: 30 gr

Cách làm mít kho chay:

Bước 1: Đun nóng dầu ăn, sau đó cho 40gr hành boa rô cắt lát vào phi thơm đến khi hành chuyển sang màu vàng đẹp thì vớt hành để riêng.

Bước 2: Mít non mua về gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng dày và ngâm vào nước muối loãng 30 phút trước khi chế biến để mít ra bớt nhựa trắng.

Bước 3: Đun nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho 20gr hành boa rô vào phi thơm, tiếp theo cho mít non vào xào sơ. Nêm nước tương, muối, đường, hạt nêm chay.

Bước 4: Đổ 500ml nước dừa vào, đậy nắp và đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ, kho mít trong khoảng 20 – 30 phút, đến khi nước cạn, mít mềm thì cho lá lốt cắt sợi vào đảo đều và tắt bếp.

Bước 5: Khi ăn thì rắc hành boa rô phi vàng, tiêu và ngò lên trên mặt, ăn kèm cơm nóng rất ngon.

Chỉ với nguyên liệu quen thuộc và rẻ tiền lại tạo nên một món ăn chay thơm ngon lại đặc sắc, chần chờ gì mà không làm thử ngay?

4. Đậu hủ cuốn lá lốt chay

Nguyên liệu làm đậu hủ cuốn lá lốt chay:

Lá lốt: 150 gr

Nấm hương: 15 gr

Nấm mèo: 15 gr

Hạt nêm chay: 2 muỗng cà phê

Đường trắng: 1 muỗng cà phê

Tiêu: 1 muỗng cà phê

Dầu ăn: 50 ml

Cách làm đậu hủ cuốn lá lốt chay:

Bước 2: Cho và nấm xào vào tô, thêm vào 3 lá lốt cắt sợi, nêm nếm tùy khẩu vị. Với 2 miếng đậu hũ non thì mình nêm cùng hạt nêm chay, đường, tiêu. Tiếp theo bạn bóp nát đậu hũ và trộn đều cùng với các nguyên liệu.

Bước 3: Cho nhân đậu hủ vào lá lốt rồi cuốn chặt tay.

Bước 4: Cho vào chảo chống dính số dầu ăn còn lại (không cần chiên quá ngập dầu sẽ gây ngấy), từ từ cho chả lá lốt vào chiên đến khi lá lốt dính vào nhân đậu hũ, dậy mùi thơm đặc trưng thì gắp ra cho vào dĩa có lót giấy thấm dầu.

Bạn có thể chiên hoặc nướng tùy thích. Chỉ cần được nướng lên, lá lốt tỏa hương thơm lừng. Đây sẽ là món ăn lạ mà lại hấp dẫn đối với một bữa cơm chay đấy.

5. Cuốn diếp chay

Diếp là tên dùng chỉ . Cuốn diếp là cải bẹ xanh được cuốn với những món rau củ bổ dưỡng, tạo nên một món ăn thanh đạm lại lạ miệng. Với hình thức bắt mắt lại thanh thuần, rất phù hợp cho một mâm cỗ chay chăm chút tỉ mỉ. Đặc biệt nhất là cuốn diếp được ăn kèm với sốt , một lại tương đặc sản của nước ta có mùi vị lạ nhưng lại nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu làm cuốn diếp chay:

Cải bẹ xanh: 300 gr

Bông hẹ: 50 gr

Hành boa rô: 10 gr

Nấm linh chi nâu: 50 gr

Nấm mèo: 50 gr

Đậu hũ chiên: 50 gr

Bún tươi: 500 gr

Dầu hào chay: 1 muỗng canh

Nấm rơm băm nhuyễn: 50 gr

Tương bần: 4 muỗng canh

Nước: 3 muỗng canh

Đường trắng: 60 gr

Mè trắng: 1 muỗng canh

Cách làm cuốn diếp chay:

Phần cuốn diếp chay:

Bước 1: Hành boa rô băm nhỏ cho vào chảo nóng với một ít dầu ăn rồi đảo đều cho thơm. Lần lượt cho nấm linh chi, nấm mèo và đậu hủ chiên cắt sợi vào xào chín rồi để nguội.

Bước 2: Vì tương bần có vị khá mặn nên tùy vào số lượng người ăn trong gia đình mà ta điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Phần sốt tương bần:

Bắc chảo nóng, cho vào chảo nóng 50gr nấm rơm đảo đều cho chín, tiếp đến cho vào khoảng 4 muỗng canh tương bần, 3 muỗng canh nước, 1 muỗng canh bơ đậu phộng, đường và 1 muỗng canh mè trắng đã rang. Đảo đều đến khi sôi rồi tắt bếp để nguội.

Bước 3: Trải lá diếp ra, mặt lá nhẵn lật xuống dưới, mặt răng cưa để lên trên. Cho một ít bún kèm nhân và đồ chua vào giữa lá, cuộn lại và cột định hình bằng cọng bông hẹ đã trụng sơ, sau đó cắt 2 đầu để cuốn diếp được đều và đẹp mắt hơn.

Khi ăn, chấm cuốn diếp với tương bần đã được pha. Món ăn thanh đạm nhưng lại mang đậm màu sắc ẩm thực Việt này sẽ là một lựa chọn vô cùng đặc sắc cho mâm cỗ Rằm tháng Giêng nhà bạn.

6. Chả lụa chay

Nói đến những mâm cỗ cúng kiếng, các món chả lụa, giò,.. thường được ưu ái. Với mâm cỗ chay hẳn nhiên sẽ có chả lụa chay. được làm từ một cách khéo léo. Hương vị giai giòn, thơm hương đậu nành ngon không thua kém bất kỳ món ăn nào.

Nguyên liệu làm chả lụa chay:

Tàu hũ ky: 1 kg

Hành boa rô: 30 gr

Muối: 4 muỗng cà phê

Tiêu: 2 muỗng cà phê

Bột ngọt: 2 muỗng cà phê

Cách làm chả lụa chay:

Bước 1: Tàu hũ ky mua loại miếng khô, cắt bỏ viền cứng bên ngoài, cho vào thau nước lạnh bóp và xả nhiều lần đến khi nước trong thì vắt ráo nước.

Bước 2: Với 1 kg tàu hũ ky đã bóp mềm và vắt ráo nước, bạn cho thêm 10gr muối, bóp đến khi thấy ra bọt thì cho vào túi lọc vắt ráo nước.

Bước 3: Cho tàu hũ ky đã vắt ráo nước ra tô, thêm hành boa rô phi, bột ngọt, tiêu xay, muối rồi trộn đều cho thấm gia vị. Cho tàu hũ ky vào một chiếc túi ni-lon hoặc túi zip lớn, nén chặt tàu hũ ky xuống phía đáy túi để cố định đòn chả..

Bước 4: Chuẩn bị sẵn lá chuối để gói chả. Lá chuối rửa sạch, trụng qua nước sôi để tạo độ dai sau đó lau khô. Xếp nhiều lớp lá chuối ra mặt phẳng, đặt cuộn chả đã cắt bỏ túi ni-lon vào giữa rồi gói lại. Dùng dây lạt buộc chặt đòn chả.

Bước 5: Đun sôi nước trong xửng hấp, lót lá chuối vụn lên trên xửng, cho đòn chả vào hấp 3 tiếng cho chả chín. Sau đó lấy ra để nguội, cho vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi cắt ra thưởng thức.

7. Hủ tiếu chay

Đây là món ăn được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Vào những ngày ăn chay, khi không có thời gian nấu ăn, nhiều người thường đi ăn hủ tiếu chay, , , ,…Đây là một món ăn tuy quen thuộc nhưng khá chi tiết trong cách nấu nướng. Chắc rằng, với hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ nấu được một nồi hủ tiếu chay ngon vị, ngọt nước để dâng hương và thiết đãi gia đình mình trong ngày chay thanh tịnh Rằm tháng Giêng.

Nguyên liệu làm hủ tiếu chay:

Khoai môn, khoai lang: 100 gr mỗi loại

Nấm đông cô: 200 gr

Hành boa rô: 80 gr

Dầu ăn: 20 ml

Hạt nêm chay: 10 gr

Vỏ hoành thánh: 100 gr

Tiêu: 2 gr

Đậu hũ trắng: 300 gr

Lê: 150 gr

Bắp Mỹ: 200 gr

Muối: 13 gr

Nước: 2 lít

Cà rốt, củ cải trắng, cải thảo: 100 gr mỗi loại

Đường phèn: 10 gr

Hủ tiếu: 500 gr

Cách làm hủ tiếu chay:

Bước 2: Đun nóng dầu ăn, cho hành boa rô cắt lát vào phi vàng thơm, sau đó vớt hành ra, tiếp tục cho 300gr đậu hũ trắng cắt miếng vuông vào chiên vàng đều các mặt. Tiếp theo cho hoành thánh vào chiên vàng giòn.

Bước 3: Nấu : Chuẩn bị nồi lớn, cho lê cắt miếng, bắp Mỹ cắt khúc, hành boa rô cắt khúc và muối, đổ vào 2 lít nước. Đậy nắp và hầm nhỏ lửa trong 60 phút.

Bước 4: Sau khi hầm 60 phút, vớt bỏ phần xác rau củ, lọc lấy nước dùng. Cho vào cà rốt, củ cải trắng cắt lát và 100gr nấm đông cô vào nấu khoảng 20 phút. Sau đó cho cải thảo cắt khúc vào và nêm gia vị gồm muối 10 gr, hạt nêm chay 5gr và đường phèn 10gr. Dùng muỗng khuấy đều, đợi hỗn hợp sôi thêm lần nữa thì tắt bếp.

Bước 5: cho vào tô, thêm các topping gồm đậu hũ chiên, hoành thánh, ngò rí, hành boa rô phi vàng, tiêu, rau củ và chan nước dùng. Hủ tiếu chay ăn kèm tàu hũ ki chiên giòn và rau giá rất ngon.

Xem thêm nhiều hơn những món chay ngon phù hợp cho ngày rằm tháng Giêng tại: Bộ sưu tập món chay ngày Rằm tháng Giêng nhé!Hi vọng bài viết này đã gợi ý cho bạn được những món chay ngon mới lạ. Chúc bạn có một mâm cỗ Rằm tháng Giêng thật chu toàn và vừa ý nhé!

Cúng Cơm Chay Rằm Tháng 7 Và Các Món Nên Làm

Cúng cơm chay rằm tháng 7 và các món nên làm. Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Đây là thời điểm các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia…

Cúng cơm chay rằm tháng 7 và các món nên làm. Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Đây là thời điểm các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.

Cúng cơm chay rằm tháng 7 và các món nên làm

Mâm cơm cúng phật

Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

Đối với những gia đình theo đạo Phật thì rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Cúng cơm chay rằm tháng 7 và các món nên làm

Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Mâm cơm cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

Các gia đình có thể làm một mâm cơm mặn với đủ các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho,… và đồ vàng mã theo nhu cầu sinh thời của người đã khuất.

Mâm cúng chúng sinh

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các vong hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước…

Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Vì vậy, dân gian thường làm một mâm lễ cho các vong hồn này để chúng không quấy nhiễu dương gian.

Cúng chúng sinh là công việc không thể thiếu trong rằm tháng 7

Trái với mâm cúng Phật và gia tiên. Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:

Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

Hoa quả (5 loại 5 mầu)

12 cục đường thẻ

Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)

Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…..

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Các món chay thường làm trong rằm tháng 7

Canh nấm

Nguyên liệu:

– 50g nấm hương, 50g nấm tuyết

– 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, vài nhánh rau mùi

– hạt nêm chay, muối trắng, tiêu xay

– Nấm hương, nấm tuyết ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh.

– Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái quân cờ hoặc tỉa hoa tuỳ thích.

– Cho nấm hương, cà rốt, su hào vào nấu cùng lúc, nêm muối và hạt nêm chay. Khi rau củ gần chín thì cho nấm tuyết vào đun thêm 3-5 phút, nấm tuyết chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào khuấy đều. Múc canh ra bát, rắc rau mùi và hạt tiêu.

Miến trộn

Nguyên liệu:

– 250g miến

– 5 tai nấm mèo

– 50g đậu phụ trắng

– 1 củ cà rốt

– 1 thìa canh lạc rang giã nhỏ

– Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh sau đó thái chỉ.

– Vo sạch miến trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút. Tuỳ từng loại miến mà thời gian ngâm khác nhau, khi miến nở vừa tới (chín nhưng không quá mềm) thì đổ miến ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước miến sẽ tơi ngon. Dùng kéo cắt miến thành đoạn 10cm.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.

– Đậu phụ cắt lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.

– Bắc chảo lên bếp, cho cà rốt, nấm mèo vào xào, thêm tí nước lạnh để không cháy chảo, nêm muối, đường vừa ăn. Nấm và cà rốt vừa chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào đảo đều rồi cho miến vào dùng đũa xóc đều.

– Gắp miến trộn ra đĩa, rải đậu phụ bên trên, sau cùng là lạc rang và rau thơm.

* Với cách làm này đĩa miến trộn của bạn sẽ tơi ngon, không bị dính, gia vị được nêm vào rau xào sẽ ngấm qua cho miến có độ mặn vừa phải, người có khẩu vị mặn có chan thêm nước chấm chay chua ngọt hoặc xì dầu.

Nem rau củ Nguyên liệu:

– 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây, 1 củ khoai lang

– 3 tai nấm mèo, 10 cái nấm hương

– 50g miến khô

– 1 tập bánh đa đậu xanh

– 1 thìa cà phê bơ thực vật

Cúng cơm chay rằm tháng 7 và các món nên làm. Nem rau củ là món chay ăn ngon và hợp với khẩu vị nhiều người

– Cà rốt, khoai tây, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, bào nhỏ.

– Nấm tai mèo, nấm hương, ngâm nở, cắt gốc, rửa sạch, thái chỉ.

– Miến ngâm nước lạnh vài phút cho mềm rồi cắt khúc 3cm.

– Cho tất cả nguyên liệu vào thố, nêm muối, đường, mì chính theo khẩu vị gia đình, đeo găng tay nilon vào trộn đều các thứ. Ướp 15 phút rồi cuốn nem bằng bánh đa đậu xanh.

– Bắc chảo dầu lên bếp, cho thêm 1 thìa cà phê bơ thực vật để tạo hương thơm và nem có màu vàng đẹp. Rán nem trong lửa liu riu, khi nem chín giòn thì vớt ra, dựng nem đứng trong bát tô có lót giấy thấm dầu.

* Nem rau củ chay làm theo cách này sẽ giòn lâu và thơm nức mùi bơ, dậy mùi nấm hương, bùi vị khoai, chấm nước chấm chay chua ngọt nữa thì ngon tuyệt. Món nem rau củ này sẽ làm mâm cơm chay cúng Rằm tháng Giêng thêm hấp dẫn.

Bì cuốn chay Nguyên liệu:

– 50g đậu phụ trắng; 50g khoai tây; 50g khoai lang; 50g miến khô; xà lách, rau thơm; bánh đa nem; 1/3 bát gạo

– Xà lách, rau thơm rửa sạch, để ráo.

– Đậu phụ, khoai tây, khoai lang thái lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.

– Gạo vo sạch, rải ráo nước rồi cho vào chảo rang vàng, giã nhuyễn để làm thính trộn bì.

– Vo sạch miến trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút, miến nở vừa tới thì đổ ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước, dùng kéo cắt đoạn 3cm.

– Cho miến, khoai, đậu phụ vào thố, rải thính bên trên, trộn qua một lượt cho miến tơi rồi nêm đường, muối vừa ăn, trộn lần nữa cho đều.

– Trải bánh đa ra đĩa, xếp rau và bì trộn lên trên rồi cuốn lại.

* Bì cuốn chay béo bùi vị khoai và đậu phụ rán được dùng kèm nước chấm chay chua ngọt có cà rốt, su hào ngon tuyệt, ăn mãi không chán.

CÁCH PHA NƯỚC CHẤM CHAY CHUA NGỌT

– Cà rốt, su hào gọt vỏ, rửa sạch, bài lát cực mỏng. Pha 1/2 thìa cà phê muối trắng với 300ml nước lọc, ngâm cà rốt và su hào vào nước muối đến khi cần dùng.

goi y mam com chay don gian cung ram – 7 – Cho 20g đường vào chảo, thắng đường đến khi đạt màu vàng cánh gián thì đổ 1 bát con nước lọc vào, đun cho tan đường rồi tắt bếp. Nêm thêm đường, muối, mì chính, nước cốt chanh vừa ăn rồi cho cà rốt, su hào vào.

* Với cách làm nước chấm chay này bạn sẽ có những bát nước chấm trong vắt đẹp màu, có vị ngon như nước mắm mặn mà lại không nặng mùi như nước mắm, bảo đảm ai ăn cũng sẽ thích.

CHÈ TRÔI NƯỚC KHOAI TÍM

Nguyên liệu:

– 2 – 3 củ khoai lang tím; 200g bột gạo nếp; 1/4 bát nhỏ đường nâu; 1 nhánh gừng; vừng rang thơm; Đỗ xanh: 200g

goi y mam com chay don gian cung ram – 8 Cách làm:

– Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn.

– Trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào.

– Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

– Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.

Cúng cơm chay rằm tháng 7 và các món nên làm. Món tráng miệng thanh mát

– Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.

– Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.

– Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.

– Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.

– Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.

– Tắt bếp chút chè ra bát thêm ít vừng rang thơm lên trên.

Mâm cơm chay cúng Rằm tháng Giêng cũng không cần quá cầu kì, nhiều món, cái này cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi gia đình.

Gợi Ý Các Món Chay Ngon Để Chị Em Đỡ Phải Vắt Óc Nghĩ Nấu Gì Rằm Tháng 7

THỊT BA CHỈ QUAY CHAY Nguyên liệu:

– Phần da heo: 1 cái bánh mì dài

– Phần mỡ heo: 1/2 bát con bột năng, 1/2 bát con bột gạo, 1/2 lon nước cốt dừa, 1/2 bát con nước, 1 xíu muối, 1 xíu dầu đậu nành.

– Phần thịt nạc heo: 200-300gr tàu hũ ky tươi (váng đậu. Nếu chỉ có váng đậu khô, bạn có thể đem ngâm nước cho mềm), 1 ít hành boa rô, 1 xíu đường, 1 chút bột nêm nấm, 1 xíu dầu hào chay, nước tương (xì dầu), tiêu, ngũ vị hương, 1 chút bột năng, 1 thìa chao.

– 1 ít dầu màu điều để phết lên da heo

– 1 tấm giấy bạc.

Cách làm:

Làm phần da heo: Xẻ đôi cái bánh mì ra, cắt bỏ 2 bên đầu, moi bỏ bớt ruột, cán nhẹ cho mỏng 1 chút.

Làm mỡ heo: Cho tất cả nguyên liệu làm mỡ heo vào nồi khuấy đều cho tan bột, bật bếp nấu lửa nhỏ, khuấy liên tục cho đến khi bột đặc lại là được.

Làm phần thịt nạc: Tàu hũ ky rửa sạch, để ráo nước. Nếu bạn dùng tàu hũ ky khô thì ngâm nước cho mềm sau đó thái nhỏ, boa rô thái lát mỏng.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu đậu nành đun nóng dầu mới cho boa rô vào phi thơm. Cho tàu hũ ky vào xào sơ qua rồi nêm chút đường, bột nêm nấm, dầu hào chay, nước tương, ngũ vị hương, chao, tiêu đảo đều xào cho tàu hũ ky mềm thì cho bột năng vào trộn đều là tắt bếp.

Gắp tàu hũ ky đã xào, trải đều lên trên phần mỡ để làm thịt nạc. Bạn thích miếng thịt nhiều nạc thì tàu hũ ky cho nhiều 1 chút.

Dùng giấy bạc bọc kín lại, xoắn 2 bên đầu miếng thịt lại rồi cho vào xửng hấp khoảng 45 phút. Sau đó lấy miếng thịt ra để nguội rồi để ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng cho miếng thịt cứng 1 chút.

Lấy miếng thịt ra quét 1 lớp dầu màu điều lên phần da heo. Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu đun nóng dầu thì cho phần da heo xuống chiên trước, da heo vàng giòn mới chiên tiếp phần thịt đến khi có màu vàng đẹp mắt là được. Khi ăn thái thịt ba chỉ quay chay thành các miếng vừa ăn.

Thịt ba chỉ quay chay chấm với nước tương ăn cùng cơm nóng rất tuyệt.

CANH NẤM CHAY Nguyên liệu:

– 100gr nấm linh chi nâu cắt bỏ chân rửa sạch

– 100gr nấm tuyết cắt bỏ chân rửa sạch

– 5 cái nấm hương tươi rửa sạch

– 1/2 củ cà rốt nạo vỏ cắt hình hoa thái khúc

– Vài nhánh hoa lơ trắng rửa sạch

– 1 khúc bí đỏ gọt bỏ vỏ thái khúc vừa

– 1 nắm hạt sen tươi bỏ tâm sen rửa sạch

– 1-2 nhánh lá rau mùi trang trí

– 1 thìa dầu đậu nành, 1 nhánh hành khô, 1 chút bột nêm nấm, bột canh

Cách làm:

Cho nồi lên bếp với 1 thìa dầu đậu nành đun nóng thì cho hành khô vào phi thơm. Sau đó cho cà rốt, hoa lơ, bí đỏ, nấm hương tươi vào xào đảo vài lượt.

Sau đó cho nước đủ ăn vào đun sôi và nấu cho các nguyên liệu trên gần chín thì cho hạt sen, nấm linh chi nâu, nấm tuyết vào đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.

Múc canh nấm chay ra bát và cho rau mùi lên trang trí cho đẹp mắt.

Canh nấm chay có vị ngọt tự nhiên từ rau củ, nấm, vị bùi bùi của hạt sen thơm ngon và bổ dưỡng.

MỰC CHAY CHIÊN XÙ Nguyên liệu:

– Hành tây

– Bột chiên giòn

– Bột chiên xù

– Một ít nước

Cách làm:

Hành tây lột vỏ, cắt khoanh tròn, bề dày khoảng 1cm. Sau đó tách từng khoanh hành rời nhau ra.

Bột chiên giòn pha với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt. Nhúng từng khoanh hành tây vào bát bột chiên giòn, nhấc khoanh hành tây lên cho bột chảy bớt, rồi cho qua đĩa bột chiên xù để bột phủ kín bề mặt khoanh hành.

Đun dầu nóng già, chỉnh lửa vừa cho hành vào chiên vàng đều, vớt ra giấy thấm dầu. Cho món mực chay chiên xù ra đĩa, kèm tương ớt hoặc tương cà chua. Món này chỉ ngon khi ăn nóng, để nguội sẽ ỉu, không còn hấp dẫn nữa.

Nguyên liệu:

– 250g bí đỏ

– 300g bột mì (lấy dư thêm bột mì để làm bột áo)

– 1 nhúm nhỏ muối

– 2-4 muỗng canh đường

– 2 ½ muỗng cà phê men khô (nếu vào mùa hè chỉ cần dùng 2 muỗng cà phê men)

Cách làm:

Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ sau đó đem hấp trong 20 phút cho chín mềm rồi nghiền nhuyễn, để nguội.

Trong bát trộn bột của máy trộn đứng, cho bột mì, muối, đường, men cùng bí đỏ vào xay nhuyễn. Nhồi bột từ 6-8 phút cho đến khi bột mịn, có độ đàn hồi, mềm mại. (Nếu không có máy trộn, bạn có thể trộn và nhồi bột bằng tay). Sau đó cho bột vào 1 bát, bọc lại để cho bột nở gần gấp đôi so với kích thước ban đầu.

Rắc một ít bụi bột mì làm bột áo rồi nhồi khối bột một lần nữa cho đến khi bề mặt bột mịn màng. Lăn bột thành một đoạn dài rồi cắt thành 16 miếng bằng nhau.

Đun sôi một nồi nước, cho các miếng bột bánh vào xửng, cho xửng vào nồi nước sôi rồi hấp bánh trong khoảng 15 phút.

ĐẬU HŨ NON SỐT NẤM ĐÔNG CÔ CHAY Nguyên liệu:

– Đậu hũ non: 1 gói

– Nấm đông cô tươi: 100g

– Hành lá, 1 nhánh mùi.

– Gia vị: dầu hào chay, nước tương, muối, dầu mè.

– 1 thìa bột năng

Cách làm:

Nấm đông cô cắt phần chân già, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút cho sạch. Đậu hũ non rửa sạch, thái miếng xếp ra đĩa. Dùng màng thực phẩm bao lại, làm chín trong lò vi song khoảng 2 phút. Hoặc bạn có thể làm chín đậu hũ non bằng cách chần qua nước sôi thêm chút muối.

Nấm sau khi ngâm, vớt ra để ráo, thái lát mỏng. Hành lá, rau mùi bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Chú ý phần gốc hành xắt nhỏ để riêng.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu mè. Khi dầu nóng cho phần đầu hành ở trên vào phi thơm. Tiếp đó cho nấm vào xào chín, thêm chút dầu hào chay, nước tương vào đảo kỹ. Hòa 1 thìa bột năng với chút nước, cho vào chảo nấm đảo đều, nêm nếm cho vừa ăn.

Nấm chín, tắt bếp, cho hành lá, mùi xắt nhỏ ở trên vào đảo đều. Cho nấm cùng với nước sốt ở trên vào đĩa đậu hũ non đã làm chín. Dùng thìa rưới đều phần nước sốt lên các miếng đậu để đậu hũ được ngấm đều.

VỊT QUAY CHAY Nguyên liệu:

– 2 tàu hũ ky khô (váng đậu), nhúng qua nước cho mềm

– 1 nắm nấm hương khô

– 1 nắm mọc nhĩ khô

– Gia vị: 5 tép tỏi băm, 1 thìa nước tương, 1 thìa đường, 1/2 thìa bột nêm nấm, 1/2 thìa ngũ vị hương

– Hỗn hợp phết lên da vịt: 1 thìa nước tương, 1 thìa giấm đỏ, 1 thìa rượu đỏ, 1 thìa mật ong

Cách làm:

Nấm hương, mọc nhĩ rửa sạch rồi cho vào bát có nước ngâm cho nở sau đó vớt ra thái sợi và cho vào 1 cái bát cùng với phần gia vị ở trên, đảo đều ướp cho ngấm

Đặt 2 miếng tàu hũ ky chồng lên nhau rồi cho nấm hương , mọc nhĩ đã ướp gia vị vào rồi cuộn lại cho chặt tay như gói nem.

Bắc xửng hấp lên bếp đun sôi và cho vịt quay vừa gói xong vào xửng hấp chín.

Hỗn hợp phết da vịt cho vào nồi đun sôi khuấy đều cho có độ sệt một chút thì tắt bếp.

Vịt hấp chín lấy ra và dùng cọ quết hỗn hợp nước phết lên da vịt cho đều để vịt có màu đẹp mắt.

Đun 1 nồi dầu nóng thì cho vịt vào quay cho vàng đều , thời gian quay vịt rất nhanh các bạn nên lưu ý để không bị cháy.

Vớt vịt ra giấy thấm dầu và cắt miếng vừa ăn.

Vịt quay chay vừa ngon và là món ăn hấp dẫn cho lễ Vu Lan, Rằm tháng 7 sắp tới.

Minh Hằng (tổng hợp) (905)