Mam Ngu Qua Ngay Tet Dep Nhat / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Về Mâm Ngũ Quả Trong Ngày Tết Âm Lịch Y Nghia Ve Mam Ngu Qua Ngay Tet Doc

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày TếtPNO – Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có năm loại trái cây khác nhau, thường được trưng bày trên bàn thờ trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Các loại trái cây của mâm ngũ quả thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp.

Ngày xưa, mâm ngũ quả thường có các loại trái cây: mận, hạnh, đào, táo và lý (hay điều). Nhưng do điều kiện của các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt, người ta không thể lúc nào cũng kiếm được đủ năm loại trái cây này, vì thế mà cách trình bày mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt giữa các miền. Thông thường, các loại trái cây sau thường dùng để bày mâm ngũ quả: lê, lựu, đào, táo, hồng, thanh long, bưởi, dưa hấu, chuối, trứng gà (lê ki ma), dừa, sung, đu đủ, xoài, mãng cầu…Ngũ (năm): Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Số 5 là biểu hiện chung của sự sống và tượng trưng một tập thành được coi là đầy đủ.Quả: là biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa của quả là sự sinh sôi trường tồn, tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên:Hình dáng, cấu tạo, hương vịThường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: lựu có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, bưởi và dưa hấu căng tròn, mát lạnh, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống…Màu sắc

Các loại quả thường có sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: đỏ (may mắn phú quý), vàng (sung túc)…Cách đọc tênCách đọc tên thường được hiểu theo kiểu gần âm: ví dụ: “dừa” gần âm với “vừa”; đu đủ là “đủ”, xoài gần âm với “xài”, mãng cầu là “cầu”, sung là “sung”. Một mâm quả có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung thường được người Việt đọc thành “cầu vừa đủ xài sung”. Cũng vì cách đọc này mà ngày nay nhiều gia đình người Việt gần như loại hẳn quả chuối khỏi mâm ngũ quả ngày Tết vì âm “chuối: dẫn đến liên tưởng “chúi mũi chúi lái”, làm ăn thất bại…Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết

Thông thường mâm ngủ quả được bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Được bày dưới cùng là một nải chuối to còn xanh, đều trái, sau đó đến các loại trái cây khác. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Tiếp đến là lê, táo, hồng xen kẽ nhau, tạo thành bức tranh màu sắc trong những ngày xuân.Từ Linh Hương (tổng hợp)

Người Việt Nam luôn luôn trọng lễ nghĩa. Bất kỳ lễ lạt nào đều có những nghi thức đề cáo tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà. Ngũ là năm (5) vì vũ trụ được tạo bởi Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong đạt được một điều gì đó.

Đi xa hơn về căn nguyên thì “ngũ”, tức con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó tọa ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành của vũ trụ. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5.Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng

Mâm Cổ Ngày Tết Mam Co Ngay Tet Doc

(VTC News) – Ngày Tết, nhà nhà ăn thịt gà, nhưng ăn món này không nên ăn chung với cá chép, tôm. Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.

Món ăn kị thịt gà

Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn, mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.

Vì vậy, khi ăn thịt gà cần kiêng tỏi, rau cải và hành sống. Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.

Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.

Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.

Ngoài ra, không ăn thịt gà với cá chép, tôm, mận. Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.

Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.

Thịt lợn không kết hợp cùng thịt bò, đậu

Thịt bò kị lươn.

Thịt lợn rất kỵ với một số thực phẩm như gan, đậu tương… bởi nếu nấu cùng bạn sẽ có khả năng gặp các vấn đề về đường ruột, dinh dưỡng….

Là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, từ lâu thịt lợn đã được các bà nội trợ tin dùng như loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên kết hợp với thịt lợn.

Chắc chắn thịt lợn và thịt bò thì không thế chế biến thành cùng một món ăn rồi. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Tiếp đó là thịt lợn và gan. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.

Thịt lợn và đậu tương thì sao? Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn.

Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho nên khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến. Ngoài ra, không nên ăn thịt lợn với ốc bươu, cam thảo.

Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.

Ngày Tết, những người vẫn đang phải dùng thuốc Đông y nên tránh xa bánh chưng, xôi đỗ xanh và củ cải trắng.

Nếu uống thuốc đông y bổ nhiệt có thành phần nhân sâm là dược liệu bổ khí nhưng củ cải lại hành khí, giảm khí, phá khí. Nếu dùng nhân sâm kết hợp với củ cải, sẽ làm yếu đi công hiệu bổ khí của nhân sâm.

Các loại bổ nhiệt khác như sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô…đều có công dụng tương tự như nhân sâm, không thích hợp để kết hợp với củ cải.

Bất luận là củ cải sống hay chín thì đều có tác dụng hành khí, cần chú ý tránh kết hợp dùng với thuốc bổ. Ngoài ra, đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng có thể “ngăn chặn” tác dụng bổ ích của nhân sâm và một số loại đông y.

Thuốc đông y dưỡng dạ dày “sợ” gạo nếp. Gạo nếp, các loại thịt… không dễ tiêu hóa, người đang uống thuốc dưỡng dạ dày khỏe tỳ tốt nhất ít ăn để tránh tăng thêm gánh nặng cho dạ dày đường ruột, ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe. Người già thì chức năng dạ dày đường ruột đã kém đi, nếu ăn nhiều thực phẩm loại này, sẽ làm cho bệnh dạ dày đường ruột càng nặng thêm.

Người uống thuốc đông y thanh nhiệt tránh xa ớt cay.Nếu bạn đang uống các loại thuốc hàn, đắng như đại hoàng, hoàn liên, hoàng cầm… hoặc các loại thuốc hàn mát như mẫu đơn bì, hoàng bách, kim ngân hoa, lá dâu, liên kiều, cây cát cánh… thì nên tránh ăn thực phẩm mang tính kích thích ví dụ như ớt cay, ớt tiêu, cari, rượu… nếu không sẽ làm giảm hiệu quả thuốc thanh nhiệt trong máu.

Thuyet Trinh Mam Co Trung Thu Bai Thuyet Trinh Mam Qua Cua Chi Doi 9A 2 Doc

thuyet trinh mam ngu qua day ne

Trước tiên khi nhìn vào mâm quả của Chi đội 7 A chúng em, trên cùng là những quả Khế. Nói về Khế, thì chắc trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ bồi hồi, náo nức, nhớ v những kỷ niệm của quyê hương, nơi chôn nhau, cắt rốn của mình; Quê hương là chùm khế ngọt, Cho con trèo hái mỗi ngày….

Những quả Khế tượng trưng cho thầy cô từ những vùng miền xa xôi của đất nước, hội tụ về ngôi trường này, để mang cái chữ, những tri thức cho chúng em; những đứa con của miền đất cao nguyên Ngọc Hồi đầy nắng và gió này.

Xung quanh là các loại quả được liền kề nhau, tượng trưng cho các dân tộc anh em xum vầy, hạnh phúc, bình yên trên mảnh đất Đắk Xú. Mỗi loại quả có một hương thơm, mầu sắc riêng biệt. Cũng như các bạn trong trường; mỗi bạn thuộc một dân tộc, văn hóa, có bản sắc khác nhau. Nhưng đã hội tụ về đây thì không có sự phân biệt; ai cũng được bình đẳng, ai cũng được tôn trọng và vui chơi, học hành…

Qua đây chúng em muốn nói lên sự đoàn kết, gắn bó một lòng của các thành viên của Chi đội 7A. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu, vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học trò, người con mà thầy cô và cha mẹ mong đợi.

Cuối cùng em xin kính chúc Ban giám khảo, Quý thầy cô và các bạn có một đêm Hội đầy niềm vui và hạnh phúc. Chúc Đêm Hội thành công tốt

hứ sáu – 05/10/2012 20:05

Kính thưa quý vị đại biểu ! Kính thưa ban giám khảo, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Mâm cỗ 6a4 đạt giải Nhất hội thi

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn! Hình ảnh trung tâm của mâm cỗ là cây dừa, có lẽ đi bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam này ta cũng bắt gặp hình ảnh cây dừa và dừa cũng chính là một trong những loại cây tượng trưng cho tâm hồn người Việt bởi sự khảng khái, trong sáng và thanh cao…thân của cây dừa này rất đặc biệt vì nó được làm từ những quả dứa ghép nối lại vối nhau trong thật ngộ nghĩnh và dẹp mắt phải không các bạn, lá thì được làm từ lá của cây cau cảnh, quả được làm từ những quả hồng…Đó là tấ cả những tinh túy của đất trời, quê hương sứ sở, là ước mơ hi vọng, là sự tiếp nối truyền thống từ ngàn xưa của cha ông. Tập thể lớp 6a4- những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng dàng hoàng hơn, to đẹp hơn, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.

Lễ Lại Mặt Không Nên Qua Loa Vì Sao? Xem Ngay

Lễ lại mặt được hiểu chính là tấm màn kết trọn vẹn cho một đám cưới, ngoài ra được biết đến với tên gọi là lễ nhị hỷ.

Đối với các cặp đôi sau khi cưới sẽ cùng nhau về nhà gái để thăm hỏi các bậc phụ huynh trong nhà, khi đó mẹ chú rể sẽ chuẩn bị sẵn mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà cô gái. Đó được gọi là “lại mặt”.

Còn với nhà gái, bố mẹ vỡ sẽ chuẩn bị sẵn một mâm cơm thân mật trong nhà để mời con rể mới về ăn cơm.

Lễ lại mặt không chỉ mang ý nghĩa là dịp để cặp đôi trẻ thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ vợ. Đây cũng chính là cơ hội để cô dâu được quay lại ngôi nhà mình từng sống sau những lo lắng và bỡ ngỡ trước sự thay đổi lớn của cuộc đời, đó là về nhà chồng.

Chính vì thấu hiểu lẽ đó, lễ lại mặt chính là thực hiện để đôi vợ chồng mới cưới bày tỏ lòng hiếu lễ với bố mẹ vợ, cũng là đẻ cô dâu mới xa nhà vơi đi những nhớ thương muộn phiền khi nhớ cha mẹ.

Mặt khác, nghi lễ này chính là lời nhắc nhở về chữ nghĩa và nhiệm vụ chu toàn không chỉ riêng về nhà chồng, mà còn phải có hiếu và chu đáo với nhà vợ.

Đồng thời cũng là sợi chỉ kết nối gắn bó, khăng khít của hai bên nhà thông gia với nhau.

Theo quan điểm và văn hóa từng vùng miền, có nơi tiến hành lễ lại mặt nhanh chóng ngay sau đêm tân hôn. Cũng có nơi làm lễ lại mặt sau khoảng 2 đến 3 ngày khi đám cưới vừa kết thúc.

Cũng ở một vài nơi chọn ngày thứ hai và thứ 4 để tiến hành làm lễ lại mặt cho hai vợ chồng trẻ.

Đối với khoảng cách xa về địa lý giữa hai nhà thì lễ lại mặt sẽ được làm trong khoảng 1 tuần sau khi đón cô dâu mới về.

Đặc biệt đối với một số ít quá bận rộn và có khoảng cách xa như Nam- Bắc, Việt Nam và nước ngoài thì có thể lược bỏ đi nghi lễ này.

Theo phong tục và văn hóa từ xưa, quà lễ chuẩn bị cho lễ lại mặt khá cầu kỳ và rắc rối. Điển hình như nhà trai bắt buộc phải có chuẩn bị đủ các mâm cỗ như sau: mâm trầu cau, mâm rượu, xôi, mâm thịt gà hoặc thịt heo quay để dâng lên thắp hương trên ban thờ nhà gái.

Tuy nhiên đến thời buổi hiện đại ngày nay đã khác, các gia đình không còn quá quan trọng về sự chuẩn bị trong nghi thức trong lễ lại mặt sau đám cưới.

Khác với những nghi lễ khác trong quá trình làm đám cưới và so với ngày xưa, lễ vật trong lễ lại mặt được tối giản và đơn giản hóa đi khá nhiều. Lễ vật hầu hết chỉ là những món quà nhỏ mang giá trị tinh thần để biếu cha mẹ vợ.

Con rể tới nhà lại mặt bố mẹ vợ chỉ cần chuẩn bị những phần hoa quả, bánh kẹo,…để ra mắt với bố mẹ cô dâu.

Đối với cặp đôi vợ chồng mới cưới có điều kiện cũng có thể chuẩn bị phong bì nhỏ để thắp hương trên ban thờ tổ tiên. Cũng như đã nói nếu như có thể có điều kiện kinh tế hơn, chú rể cũng có thể chuẩn bị lễ vật như trầu cau, xôi, thịt gà, chai rượu, bao thuốc lá,…mang đến nhà gái.

Đặc biệt lưu ý lễ lại mặt là bữa cơm thân mật diễn ra trong phạm vi gia đình, không cần chú trọng và mời thêm họ hàng hay bạn bè lối xóm.

Nếu có thêm thời gian và điều kiện, hai vợ chồng có thể ghé sang thăm hỏi các cô bác họ hàng bên nhà gái.

Nếu đã tiến hành tổ chức lễ lại mặt thì bắt buộc phải có sự xuất hiện của cả cô dâu và chú rể, không chỉ thể hiện sự tôn trọng với bên gia đình nhà vợ mà còn chính là làm tròn đạo hiếu- đạo làm con với bố mẹ vợ.

Vì ngoài đám cưới, lễ lại mặt chính là thời điểm quan trọng nhất để chú rể có cơ hội nói lời cảm ơn đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của mình tới cha mẹ cô dâu.

Trong văn hóa của người Việt, đôi vợ chồng trẻ nên đến nhà bố mẹ vợ vào buổi sáng sớm, không nên đến vào lúc tối muộn, điều đó không tốt đẻ gặp gỡ lại mặt. Loại trừ với những trường hợp xem theo giờ Hoàng đạo có những tiêu chuẩn khắt khe nên mới bắt buộc phải nghe theo.

Có thể thấy rằng, lễ lại mặt là một phong tục văn hóa ý nghĩa và đẹp đẽ trong đám cưới của người Việt. Tuy nhiên đối với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những văn hóa cổ truyền dễ bị lãng quên. Ngoài những trường hợp cô dâu đi lấy chồng xa, có thể miễn nghi thức này. Mọi người vẫn nên cố gắng lưu giữ và bảo vệ văn hóa truyền thống này trong đời sống tinh thần của người Việt.

Để có thêm những lời tư vấn về cưới hỏi cũng như những thắc mắc khác, anh chị vui lòng để lại Họ tên và Số điện thoại để được hỗ trợ nhanh chóng.

Văn Khấn Tết Nguyên Đán Và Khai Trương… Van Khan Tet Nguyen Dan Va Ngay Khai Truong Doc

Văn khấn Tết Nguyên Đán và ngày khai trương, xuất hành cầu Phúc-Lộc-Thọ

Xuân Kỷ Sửu (2009)

Thích Minh Trí soạn & dịch

Tết Nguyên Đán năm Kỷ Sửu (2009) là ngày Tân Mùi. HỶ THẦN xuất hiện phương TÂY NAM. QUÝ THẦN xuất hiện phương CHÍNH NAM. TÀI THẦN xuất hiện phương CHÍNH ĐÔNG.

I. TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ SỬU (2009) KHAI MÔN, XUẤT HÀNH

Tết Nguyên Đán năm Kỷ Sửu (2009) là ngày Tân Mùi. HỶ THẦN xuất hiện phương TÂY NAM. QUÝ THẦN xuất hiện phương CHÍNH NAM. TÀI THẦN xuất hiện phương CHÍNH ĐÔNG.

Vào lúc giao thừa (giờ Mậu Tý – từ 23h00 ngày 30/ tháng chạp/ Mậu Tý đến 1h00 mùng 1 Tết), chuẩn bị 2 phần lễ vật (hương, hoa, trà, quả), 1/ để cúng dường chư Phật, Bồ-tát, Gia Tiên trong nhà, 2/ để cúng Thiên Địa Thần Linh ngoài sân. Sau khi lễ khấn chư Phật, Bồ-tát, Tổ Tiên (đọc bài văn khấn soạn sẵn) trong nhà, đến bàn thờ giữa sân, chấp tay hướng về phương TÂY NAM lễ HỶ THẦN cầu hạnh phúc an lạc; hướng về phương CHÍNH NAM lễ QUÝ THẦN cầu bình an, mạnh khoẻ; hướng về phương CHÍNH ĐÔNG lễ TÀI THẦN cầu tài lộc (và đọc văn khấn soạn sẵn) sẽ được cát tường như ý. Sau đó, mở cổng hoặc cửa nhà xuất hành lên chùa lễ Phật theo hướng TÂY NAM nghênh đón HỶ THẦN, theo hướng CHÍNH NAM nghênh đón QUÝ THẦN, theo hướng CHÍNH ĐÔNG nghênh đón TÀI THẦN.

Ngày mùng một Tết, phương TÂY BẮC xuất hiện NGŨ QUỶ, phương TÂY NAM xuất hiện NGẠC THẦN (thần tai họa ), không được lễ bái, xuất hành 2 phương này; nếu phạm, cả năm dễ gặp điều không như ý đến với mình.

Ngày mùng một Tết, chỉ nên xuất hành đến chùa lễ Phật cầu phúc, cầu lộc vào các giờ: giờ Tý (23 h00 ngày 30/ tháng chạp đến 1h00 mùng 01 Tết) , giờ Dần (từ 03h00 – 05h00), giờ Mãọ, (từ 05h00 – 07h00 ); giờ Tỵ (09h00 – 11h00). Không nên xuất hành giờ Thìn (07h00 – 09h00), giờ Ngọ ( từ 11h00 – 13h00 ), giờ Tuất, (19h00 -21h00).

II. VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA TRONG NHÀ (KỶ SỬU – 2009 )

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Kính lạy: – ĐỨC ĐƯƠNG LAI HẠ SINH DI LẶC TÔN PHẬT

Nay phút giao thừa giữa năm Mậu Tý và năm Kỷ Sửu, chúng con là :…………………………………………… sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi ( ví dụ: 75 tuổi ), ngụ tại số nhà ………, khu phố ……….., phường………., thành phố …., tỉnh ….

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật. Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

NAM MÔ CHỨNG MINH SƯ BỒ TÁT MA-HA-TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH. ( lạy 3 lạy )