Mâm Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Đặt Ở Đâu / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nên Đặt Mâm Cúng Ông Công, Ông Táo Ở Đâu?

Theo nhân gian lưu truyền, ông Công, ông Táo hay gọi là Táo Quân thường được cúng vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm. Đây là ngày ông Táo về chầu trời, báo cáo một năm ở nhân gian, gia đình gia chủ trong năm qua như thế nào.

1Phong tục cúng ông Công, ông Táo

Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng. Sau ngày cúng ông Công, ông Táo, nhà nhà sẽ dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng mọi thứ chuẩn bị đón Tết. Và theo quan niệm của người xưa, nhà có yên ổn, gia chủ có mạnh khỏe hay không là do cái bếp, bởi đó là nơi giữ lửa trong nhà. Ông Táo lúc nào cũng ở trong bếp nên sẽ biết hầu hết chuyện gia chủ. Khi ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng, do đó, ai cũng muốn ông Táo nói tốt về những việc làm trong năm để Ngọc Hoàng ban lộc và tránh quở trách.

2Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc. Ông Táo gắn liền với bếp lửa, do đó, theo TS. Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, “bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc trên bếp thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc”.

Bàn thờ ở bếp được xem như là nơi ngự của ông Công, ông Táo. Còn mâm cúng thì theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương và Mai Văn Sinh cho biết “Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân thì thắp hương ở bàn thờ này. Nếu không có bàn thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.”

Còn nữa, khi thắp hương cúng bạn nên lấy 1 cốc gạo và cắm nhang vào bên cạnh mâm cúng. Vậy liệu mâm cúng ông Công, ông Táo có gì?

Khi mọi thứ càng được đơn giản hóa, thì mâm cúng ông Công ông Táo cũng vậy, mâm cúng có thể là mâm mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hoặc mâm chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) Còn theo truyền thống ngày xưa mâm cúng bao gồm 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Mua đồ thờ cúng tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Cúng Ông Công Ông Táo: Đặt Mâm Cỗ Cúng Ở Đâu Là Chuẩn Nhất?

Theo chuyên gia phong thủy Nhật Minh (CLB Phong thủy Thăng Long), có nhiều cách giải thích cho nguồn gốc của tập tục cúng ông Công ông Táo.

Trong hệ thống văn hóa tín ngưỡng của người Việt có rất nhiều vị thần linh, mỗi vị thần linh cai quản một lĩnh vực của cuộc sống. Do đời sống của người Việt cổ gắn mật thiết với cái bếp, tất cả mọi sinh hoạt đều xảy ra quanh bếp lửa nên vị thần bếp được coi trọng nhất, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân.

Sau đó, trong quá trình phát triển của nền văn hóa, phát triển thành tập tục cúng ông Công ông Táo. Nguồn gốc của việc cúng ông Công ông Táo như thế được coi là dễ chấp nhận nhất trong các giả thiết.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Theo truyền thống, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp, có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp tùy điều kiện gia đình. Việc làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình và cũng là người kết nối gia đình với các vị thần linh trên thiên đình, chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.

Tại sao lại cúng cá chép

Nền văn minh của người Việt là phát triển lúa nước và con cá chép là một trong những sản vật sông nước được coi trọng. Vì tôn trọng thần linh nên người dân dùng cá chép, là một trong những sản vật quý để cúng.

Thứ hai nữa là theo truyền thuyết, cá chép có khả năng hóa rồng, có thể bay lên trời, vì thế cho nên người dân cúng cá chép hy vọng con cá chép có thể hóa rồng đưa Táo quân lên trời.

Có 3 cách cúng cá chép đó là cúng cá chép giấy, cá chép nấu/nướng, cúng cá chép sống rồi phóng sinh. Tục cúng cá chép giấy gắn với tục cúng vàng mã trong dân gian. Cúng cá chép bằng vật thực để nấu hoặc nướng, sau đó gia đình thụ hưởng. Với tục cúng cá chép phóng sinh, trong bản thể văn hóa của người Việt khi chưa có giao thoa với văn hóa Phật giáo thì không có tục phóng sinh, chuyên gia Nhật Minh cho biết.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo nên đặt ở đâu

Xưa nay, cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian, không có tài liệu nào quy định cụ thể việc này. Tuy nhiên, thông qua nguồn gốc ý nghĩa của việc thờ cúng, từ xưa cuộc sống của người Việt cổ quây quần bên bếp lửa, mọi sinh hoạt trong gia đình đều diễn ra quanh bếp lửa nên việc cúng ông Công ông Táo khởi thủy là đặt bên cạnh bếp lửa.

Sau đó, do phát triển của kiến trúc mới quy định chỗ dành riêng cho việc thờ cúng. Đúng nhất thì việc cúng ông Công ông Táo vẫn phải theo tục lệ là đặt bên bếp lửa. Các gia đình nên cố gắng bảo tồn theo truyền thống dân gian, cúng tại bếp theo phong tục xưa, đó cũng là một nét văn hóa.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa chúng tôi Trần Lâm Biền, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở một nơi riêng, có thể đặt trong nhà, dưới bếp, ngoài vỉa hè, tùy từng gia đình nhưng không được cúng trên bàn thờ chính, cúng giờ nào cũng được, từ ngày 22 đến 24 tháng Chạp, theo tục lệ của từng địa phương, quan trọng nhất là tấm lòng thành của gia chủ./.

Đặt Mâm Lễ Cúng Ông Công, Ông Táo Ở Đâu Trong Nhà: Bếp Hay Bàn Thờ?

TS Nguyễn Hoàng Điệp – chuyên gia văn hóa phương Đông cho biết, ngày 23 tháng Chạp hay ngày ông Công, ông Táo về chầu trời còn được xem như ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm.

Đây là lễ mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị đón năm mới.

Theo phong tục cổ truyền, Táo quân là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân bao gồm 2 ông và 1 bà, tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt xưa.

Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp bởi đó là nơi giữ lửa. Táo quân là người biết hết mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ.

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng nhà. Đồng thời, thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành. Vì vậy, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để tiễn các Táo lên chầu Trời.

Nói về việc nên cúng Táo quân ở bếp hay bàn thờ gia tiên, TS Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Hiện, ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo.

Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.

TS Nguyễn Hoàng Điệp tư vấn, năm nay, giờ đẹp nhất để cúng tiễn Táo quân về trời là giờ Ngọ (từ 11 – 13h) tức giờ Long Mã, giờ Ngọ hóa Rồng và đó cũng là giờ chư Phật thụ lộc.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Tuy nhiên, ở mỗi miền lễ vật cũng khác nhau. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân. Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng… Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…

Tuy nhiên, theo quan điểm nhà Phật, lễ vật cúng nên thanh tịnh, tránh sát sinh nhiều nên việc cúng lễ chay sẽ tốt hơn.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để “chở” các Táo lên chầu Trời.

Video: Nhiều người Việt đang cúng ông Công, ông Táo sai cách?

Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu? Lễ Vật Gồm Những Gì? Bài Cúng Ông Táo

Nguồn gốc của phong tục cúng ông Công ông Táo

Theo truyền thống của người Việt từ thời xa xưa thì ngày 23 tháng Chạp hằng năm sẽ được coi là ngày tiễn đưa ông Công ông Táo lên trời. Có rất nhiều sự tích, điển cố về các nhân vật này được lưu truyền trong dân gian nhưng phiên bản phổ biến nhất và được kể nhiều nhất phải kể đến sự tích ông Đầu Râu.

Câu chuyện kể về tình nghĩa của một người phụ nữ với hai người chồng của mình, vì quá luyến tiếc nhau nên cả 3 đã lựa chọn cái chết để được ở bên nhau mãi mãi.

Ông trời vì quá cảm động trước chuyện tình của ba người nên đã phong cho họ chức vị vua Bếp để có thể được ở gần nhau mãi mãi. Trong đó người chồng mới được giao cho chức vị Thổ Công trông nom công việc bếp núc, nấu nướng còn người chồng cũ thì được phong là Thổ Địa giúp cai quản việc trong nhà, người vợ thì là Thổ Kỳ quản lý việc chợ búa. Dân ta từ thời xa xưa đã luôn tin rằng ba vị thần này sẽ mang tới may mắn cho gia đình và phong tục cúng ông Công ông Táo cũng bắt đầu từ đây mà ra.

Ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm xa xưa, các vị thần Táo chính là cánh tay phải đắc lực của Ngọc Hoàng, giúp bề trên theo sát cuộc sống của mỗi chúng sinh rồi sau đó cuối mỗi năm, đúng vào ngày 30 tháng Chạp thì về trời báo cáo lại mọi việc. 

Không chỉ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, 3 vị thần Táo còn giúp ngăn cản sự quấy phá của ma quỷ, giữ cho mọi người trong gia đình được bình yên. Chính vì vậy, nghi lễ cúng ông Táo là một hình thức quan trọng để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của người dân dành cho các vị thần linh vì sự vất vả trong suốt một năm.

Thời gian diễn ra lễ cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng ở nhiều nơi người dân có quan niệm là Lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp mới chính xác nên nhiều gia đình đã làm lễ ngay từ ngày 22 vì cho rằng như vậy thì mới kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.

Ngày bắt đầu Lễ của năm 2021 sẽ rơi vào thứ 5 ngày 4 tháng 2 năm 2021 dương lịch. Vậy là chỉ còn hơn một tháng nữa thôi là sẽ đến ngày đưa ông Táo về trời, cũng đồng nghĩa không khí Tết đang dần cận kề.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Mâm lễ vật cúng ông Táo bao gồm những gì?

Những lễ vật để cúng ông Công ông Táo truyền thống 

– Mũ ông Công phải có đủ ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ của đàn ông và một mũ của đàn bà. Mũ dành cho 2 ông Táo thì phải là kiểu mũ có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà thì sẽ không có cánh chuồn. Tuy nhiên, nhiều người chỉ cúng một chiếc mũ ông Công (hai cánh chuồn) để tượng trưng.

– Cá chép: Là phương tiện di chuyển lên Thiên Đình của ông Công, ông Táo. Bạn có thể dùng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường thì người dân miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước của nhà mình với ngụ ý “cá chép hóa rồng” tuy nhiên tại Nam Bộ lạ dùng cá chép giấy nhiều hơn.

– Tiền vàng mã.

– Một chiếc áo.

– Một đôi hia làm bằng giấy.

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo

Phụ thuộc vào từng gia cảnh, ngoài các lễ vật cơ bản kể trên, người ta sẽ làm lễ mặn (với các món quen thuộc như xôi gà, thịt chân giò luộc, các món nấu măng,…) hay các món ăn chay để tiễn Táo quân về trời.

Mâm cúng các món mặn cơ bản bao gồm:

 Thịt lợn luộc

 Gà luộc lá chanh hoặc gà quay

 Một món rau xào

 Hành muối

 Xôi gấc

 Giò nạc

 Canh nấu mọc

 Cá chép nướng, ở miền Nam thì thường cúng cá lóc nướng

 Các loại trái cây tươi, trà, rượu, trầu cau,…

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo đã được đơn giản đi khá nhiều, không bắt buộc là phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống ngày xưa mà chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa của các vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện tài chính, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không dư giả về vật chất thì chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được rồi, quan trọng là lòng thành. Điều đặc biệt là mỗi miền còn có những mâm cúng ông Táo riêng.

Bạn nên chú ý, mâm cỗ cúng ông Táo phải  được đặt ở vị trí trang trọng trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ dành riêng cho ông Táo để bày tỏ lòng thành kính.

Bài khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất 2021

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ (chúng) con là: …………… (Tên của tất cả các thành viên trong gia đình bạn).

Ngụ tại:……………………………..…… (Địa chỉ gia đình bạn đang sinh sống).

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!