Mâm Cúng Lễ Gia Tiên / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Gia Tiên Rằm Tháng 7 Và Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7

Chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7

Lễ cúng gia tiên thường được cử hành trong nhà, lễ vật thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 thường sẽ gồm các món như sau:

Cách sắm mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 và bài văn khấn gia tiên rằm tháng 7 âm lịch

Bài văn khấn gia tiên rằm tháng 7

Nội dung bài cúng gia tiên rằm tháng 7: Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy) Kính lạy Đức Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Kính lạy chư vị Tổ tiên. Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại. Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm…. (Âm lịch). Tín chủ con là… cùng toàn gia quyến. Nhân tiết Trung Nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của tổ tiên (ông bà, cha mẹ) đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người. Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền. Trước linh tọa cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long. Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng. Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu. Đồng lai giám cách. Kính cẩn dâng lời. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Lễ Cúng Phả Độ Gia Tiên

Lễ phả độ gia tiên tức là lễ giải nghiệp chướng của dòng họ. Nghiệp chướng ở đây ta hiểu là những vướng mắc của vong linh chưa được giải quyết khiến cho vong linh sân hận; buồn phiền; đau khổ. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến con cháu cõi trần.

Nghiệp chướng của dòng họ đó chính là các vong linh của người chết oan, chết tử tử, chết thảm, hay bị tai nạn mà chết, chết trong tình trạng không còn nguyên vẹn … Những vong linh này sẽ tạo ra nghiệp chướng cho dòng họ, khiến cho người thân trong họ tộc đau ốm, mắc bệnh giểm nghèo, hiếm muộn hay không có con cháu… và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Là 3 cõi giới:

Hạ giới: Nơi con người /sinh vật có thân vật lý sinh sống Trung giới: Nơi các linh hồn (gọi là hồn ma) của người và các sinh vật sinh sống Thượng giới: Nơi các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật và các bậc giác ngộ (đã được điểm đạo) sinh sống.

Cả ba cõi này chồng khít nên nhau, chỉ khác phân tử cấu tạo, tốc độ rung động.

Hạ giới: cấu tạo thô, rung động chậm Trung giới: cấu tạo thanh hơn, rung động cao hơn hạ giới nhưng cũng còn trược Thượng giới: cấu tạo bằng ánh sáng, trí tuệ, thanh, nhẹ.

Giải nghiệp

Nghiệp là những tội trong tiền kiếp cũng như quá khứ của hiện kiếp của một người gây ra, đang phải chịu/ trả trong hiện tại (xem thêm bài Phúc báo – Nghiệp báo).

Có những cách giải nghiệp:

Trả nghiệp: là tự hoàn thành việc thi hành nghiệp báo, tức là chịu những trừng phạt đáng phải chịu, giống việc thi hành án của pháp luật.

Đổi nghiệp bằng công sức: Dùng công đức, hạnh nguyện, đúc chuông, tô tượng hoặc làm việc từ thiện cứu người, cứu môi trường… cho đến khi phúc báo cân bằng nghiệp báo, Ơn Trên sẽ xóa nghiệp.

Đổi nghiệp bằng tiền: Dùng tiền (cũng là dùng công sức mà có) nhờ thầy Tâm linh đem tiền âm đi khắc phục hậu quả do tiền kiếp gây ra, hoàn thành việc khắc phục về vật chất, tinh thần của các linh căn bị hại sao cho không còn đơn kiện của các oan gia. Ơn Trên sẽ xem xét xóa nghiệp.

Là những cái chết thảm khốc, hoặc oan ức, linh hồn bị giam trong bối cảnh lúc chết, rất phẫn uất, đau đớn nên không thể tự siêu thoát. Ví dụ:

Người bị chết cháy thì linh hồn luôn cảm thấy mình đang bị thiêu đốt. Người bị chết đuối thì luôn luôn trong cảm giác sặc nước. Người bị vu oan mà chết thì ai oán cả trăm năm không thôi. Vì vậy, cần các vị thầy Tâm linh làm lễ cầu siêu để vong linh ngộ ra để có thể siêu thoát lên cảnh giới cao hơn.

Lễ Phả độ gia tiên

Khi chết, trừ những Bậc Thầy, những Bậc Giác Ngộ, những Người có Sứ mệnh, còn hầu hết chúng sinh đầu thai vào cảnh thứ 6, 7 nơi Trung giới.

– Cảnh 7 được ví như địa ngục, đây là cõi đầu thai của những kẻ phạm tội, trộm cướp, lưu manh… rung động rất nặng, trược.

– Cảnh 6 tương ứng như cõi trần, ông bà tổ tiên chúng ta, nếu không phạm tội gì quá ghê gớm sẽ đầu thai nơi đây.

Dù cảnh sắc không tối tăm như cõi 7 nhưng cũng nặng về tham, sân, si. Vẫn thèm ăn ngon, thèm mặc đẹp, thèm rượu, thèm tiền, thèm sex… nói chung thèm đủ thứ. Tuy nhiên, do không còn thân xác nên không thể thực hiện được những ham muốn đó. Bị dục vọng giày vò cho đến khi giác ngộ sẽ được lên cảnh giới cao hơn.

Nhưng cũng giống như lúc sống, hầu hết chúng ta đều tham lam, có một muốn có hai, có voi lại đòi có người cưỡi… Chính vì thế, dục vọng chi phối,các linh hồn bị đọa ở cảnh này cũng khá lâu, có thể vài trăm năm, thậm chí cả ngàn năm, không thể siêu thoát được.

Phả độ gia tiên là gì?

Phả độ gia tiên là làm tăng nhận thức, tăng rung động của các linh hồn tổ tiên của một gia đình (thường là 4 họ: hai bên bố, hai bên mẹ) lên cảnh giới cao hơn để có thể tu học làm nhiệm vụ Bề Trên giao hoặc đầu thai.

Gia đình nào chưa làm lễ này bao giờ thì có thể đến cả vạn (10.000) linh hồn chưa được siêu thoát. Lễ này là khó nhất, và nặng tiền nhất là vì thế.

Lễ cầu siêu phả độ gia tiên, vong linh thai nhi sản nạn, giải nghiệp oan gia trái chủ

Ví dụ: để được lên cảnh giới cao hơn, cần một tấm vé có đóng dấu, giả sử mỗi lần cộp dấu, giống chính quyền xã của ta hiện nay thu 20-25kg gì đó mà nhân với 5.000 vé thì ra bao nhiêu? 1 vạn vé thì ra bao nhiêu tiền? Điều này do Thiên Ý quyết định, không phải tự Ông/Bà Thầy Tâm Linh nghĩ ra. Và chỉ những người được lựa chọn mới làm được lễ này, không phải ai cũng làm được.

Ví dụ 1: Đầu năm 2016, nhân đi chữa bệnh cho một bệnh nhân, triệu linh căn họ ra nói chuyện. Sau đó, có thử triệu linh căn bà địa chủ Cát hanh Long hay còn gọi bà Nguyễn thị Năm. Bà này lên vân căm hận , uất ức vì bị lừa. bị phản bội… Vẫn kêu oan từ lúc bị xử tử đến nay. Lâm vừa khuyên nhủ, vừa tặng bà một Phật ấn treo cách không trên đầu. Sau bà ngộ ra, nói một câu: Nếu bà không bị giết, thì giờ bà cũng chết lâu rồi, tạ ơn thầy khai sáng!!!

Ví dụ 2: Trường hợp em Linh bị người tình chặt xác, khoảng t6 2016, đang ngồi quán café thì em ý hiện về, nhập vào trợ lý của Lâm xin lệnh ấn để siêu thoát. Dù không quen biết gia đình nhưng là trường hợp thương tâm, cũng cấp lệnh cho đi. Sau đó, linh hồn còn đọc địa chỉ cho trợ lý đến tận nhà để báo tin cho gia đình. Nhưng gia đình cũng rất thờ ơ, không quan tâm. Sau khi được siêu thoát, linh hồn em Linh có quay lại tạ ơn và tặng Lâm một áo giáp (vô hình) nói rằng để anh đề phòng kẻ xấu!!! (http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/thi-hanh-an-tu-hinh-voi-nguyen-duc-nghia-3021275.html)

Ví dụ 3: Tôi (Lâm) đi chữa cận thị, thấy nặng người, tưởng là ngồi trước bàn thờ gia chủ, phạm húy kỵ, đã dịch chỗ khác nhưng vẫn nặng. Nhìn ra, cả gia tiên tiền tổ nhà họ bám lấy Lâm để xin đi . Chữa bệnh xong, ngồi thiền, cấp lệnh cho gia tiên đi. Sau đó, một người trong gia đình được báo mộng, các cụ được sang cõi Phật tu học, được ngồi trên tòa sen, mãn nguyện lắm, và tạ ơn Thầy.

Lời khấn trước khi đi làm lễ Phả độ gia tiên

Trước khi đến chùa làm lễ khấn ở nhà như sau:

Con xin lậy Trời, lậy phật, lậy vua, lậy mẫu, lậy trầu, lậy các quan, các quan thần linh bản địa, thần hoàng bản thổ, thần công thổ địa, thần tài, thần quân táo công, các chư vị thần linh đang cai quản nơi này ! Xin các ngài cho phép và Xin kính thỉnh: các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh, hương hồn, các cô bé đỏ của dòng họ … Các vong linh, hương hồn đang lẩn quất quanh đây. Cùng chúng con đến …. (Tên chùa) ở tại … (Địa chỉ chùa) vào ngày, tháng, năm để dự lễ “Phả độ gia tiên” do chúng con tổ chức lập đàn tại chùa. Xin kính thỉnh !!!!! Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Ghi chú: Nếu ra thăm mộ cuối năm trước khi đến làm lễ Phả độ gia tiên cũng khấn như vậy cho trang trọng.

Lễ Phả Độ Gia Tiên

Lễ Vu lan báo hiếu công đức cha mẹ sinh thành sẽ tổ chức tại Tịnh thất Tây Thiên (5/9 – Rằm tháng Bảy).

Trước đó, chư Ni tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên cũng đã dành trọn một ngày để lập đàn cầu siêu cho các thai nhi xấu số.

Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta, báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ là một trong những cảm ơn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nếu mỗi người đều sống được với đạo lý tri ân, báo ân thì sẽ tạo ra một xã hội an vui, tương thân, tương ái. Trong thời đại ngày nay, tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau…

Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình, nếu giờ này còn đang lưu lạc ở địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sẽ được siêu thoát, được giải phóng khỏi cảnh giới khổ đau để sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Theo lời chỉ dạy của Đức Phật, chúng ta rất cần làm các việc phúc thiện như phóng sinh, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, bảo vệ môi trường, thực hành thập thiện, để nương công đức đó hồi hướng cầu nguyện cho hương linh ông bà cha mẹ sớm được vãng sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Trước đó, chư Ni tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên cũng đã dành trọn một ngày để lập đàn cầu siêu cho các thai nhi xấu số. Có rất nhiều người trẻ tham dự và họ đã thổn thức khi lần đầu được nghe giáo pháp, lần đầu hiểu được mình đã mang tội với con.

Số lượng người đến dự khoảng hơn 3.000 người nhưng những cái tên thai nhi cầu siêu có lẽ tới hàng vạn. Có nhiều lá phiếu ghi tới 5-6 thai nhi chung 1 cái tên là Đỏ. Những đứa trẻ chưa được chào đời quá nhiều. Các em khao khát được cất tiếng khóc chào đời và đón nhận tình thương của cha mẹ. Song vì vô vàn lý do, không ít người phụ nữ đã hủy bỏ đi huyết nhục của chính mình.

Chủ nhiệm CLB Trí thức trẻ – anh Trần Vũ Thành bày tỏ: “Đã đến lúc cần lên tiếng, cần sức mạnh của truyền thông để định hướng tư tưởng, kéo thế hệ trẻ đến chùa dự những buổi lễ cầu siêu để tỉnh thức về lối sống có trách nhiệm trong quan hệ khác giới”. Đừng đơn giản nghĩ đến bệnh viện nạo phá thai là xong, hoặc cho rằng, bào thai còn quá nhỏ không có xúc cảm – đây là suy nghĩ ích kỷ. Thực tế các bé Đỏ sẽ vô cùng đau đớn, hoảng hốt.

Theo kinh nhà Phật: Lúc này thai nhi trở thành những hương linh không còn thân thể vật chất mà tồn tại dưới dạng tâm thức năng lượng, tần sóng rung động, yếu ớt lang thang vô định không nơi bám víu che chở, vô cùng tội nghiệp. Thậm chí không ít “bé Đỏ” còn biết nảy sinh tâm thức oán hận mẹ cha và cả những người trợ giúp việc nạo phá thai.

Chị Kim Liên (Hải Phòng) bộc bạch: “Cá nhân tôi tin rằng từ đàn lễ cầu siêu thai nhi, mỗi người đã tự biết trang bị cho mình hành trang tri thức, cùng đạo đức để sống tốt và có trách nhiệm hơn…”. Bởi vì, “Chúng ta đã dành trọn một ngày đầy ý nghĩa để sống và cầu nguyện vì trẻ em – những trẻ em cõi âm vô tội đã không có may mắn được góp mặt trên đời” – Sư thầy xúc động nhắn nhủ.

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày 30 Tết

Cúng tất niên là một lễ truyền thống diễn ra vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Mâm cơm cúng tất niên thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Trong bữa cơm tất niên, các thành viên thường có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào…

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính chất tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm hàng mã lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.

Khánh Phương