Lễ Cất Nóc Là Gì? Chuẩn Bị Lễ Cúng Cất Nóc Nhà Như Thế Nào

Theo phong tục Việt nam, khi ngôi nhà bước sang giai đoạn đổ mái sàn cuối cùng, việc tổ chức một buổi nghi lễ cúng cất nóc nhà là một chuyện tất nhiên mà người Việt phải làm. Nghi lễ cất nóc nhà như là một điều bày tỏ lòng thành của gia chủ, mong mước những điều tốt đẹp, suôn sẽ, thuận lợi sẽ đến với gia chủ, chúng ta sẽ không khỏi thắc mắc chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà phải như thế nào và ra làm sao. Vì vậy, bài viết này hôm nay sẽ giải đáp cho bạn những băn khoăn về lễ cất nóc, mời các bạn theo dõi bài viết.

Lễ cất nóc nhà là gì?

Lễ cất nóc là một trong những nghi lễ quan trọng thể hiện truyền thống văn hóa của Việt Nam ta. Lễ cất nóc sẽ được thực hiện khi ngôi nhà, công trình kiến trúc bước sang giai đoạn đổ mái. Lễ cất nóc nhà còn có một tên gọi khác, đẹp đẽ hơn là lễ Thượng Lương, có thể hiểu là ngày chúng ta thực hiện thao tác gác thanh giữa của nóc nhà (những nhà cổ truyền có cột kèo, mái tôn), chúng ta sẽ thực hiện nghi lễ này. 

Đối với những công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, chủ đầu tư lại càng coi trọng nghi lễ cất nóc này. Chủ đầu tư, nhà kinh doanh mong ước đây sẽ là nơi hái ra tiền cho họ, việc làm ăn thuận lợi. 

Lễ cất nóc

Cất nóc nhà có phải cúng không?

Theo phong tục của chúng ta, lễ cất nóc là một trong những nghi lễ rất quan trọng  từ khi dựng cho đến khi hoàn thành nhà. Vì vậy, cất nóc chúng ta cũng cần phải làm lễ cất nóc nhà. Nghi lễ không chỉ là làm theo phong tục tập quán, cho có lệ với mọi người mà đây là chúng ta thể hiện tấm lòng của gia chủ đối với các vị thận có mặt tại nơi ta đang sinh sống. Ngoài ra, chúng a cũng sẽ cầu bình an, cầu phước lành nên việc tổ chức một nghi lễ cất nóc là điều rất cần thiết.  

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà

Khâu chuẩn bị cho lễ cúng cất nóc rất quan trọng, vì đây là khâu chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều việc, không thể thiếu sót. Chúng ta cần liệt kê một số vấn đề để khâu chuẩn bị cho lễ cúng nóc được suôn sẽ, thuận lợi nhất có thể. 

Chọn ngày giờ cất nóc nhà

Chọn ngày lành tháng tốt: đây là một việc rất quan trọng của nghi lễ cất nóc. Bạn cần chọn ngày, giờ phù hợp với mệnh cách của gia chủ, nếu không gia chủ sẽ không gặp may mắn. Nếu như bạn không giỏi không vấn đề xem ngày giờ hợp mệnh cách gia chủ, bạn có thể tìm đến các thầy phong thủy, xem tướng số. Tuy nhiên, cần lưu ý một số ngày như sau: tam nương, sát chủ, dương công kỵ, nguyệt kỵ và thụ tử. Theo các thầy phong thủy tì đây là các ngày cực kì xấu, không phù hợp cho việc thực hiện các lễ nghi quan trọng như: nhập trạch, động thổ, cất nóc nhà và mở cổng, …. 

Chọn người cất nóc nhà: đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc gia đình gia chủ có hạnh phúc, thuận buồm xui gió hay không. Không phải ai cũng có thể đứng ra là người thự hiện nghi lễ cát nóc, chúng ta cần xem xét ai có thể đứng ra thực hiện nghi thức này. Người đứng ra thực hiện nghi thức phải có mệnh cách không kị với năm dựng nhà, nếu không sẽ mang đến tai họa khó lường. Các bạn có thể đem ngày sinh bát tự của gia chủ và nhờ thầy phong thủy giúp các bạn. 

Sắm lễ vật đồ cúng cất nóc nhà

Một mâm lễ vật cúng bao gồm:

Năm chung rượu, năm chén chè (trà), một bao thuốc lá.

Tiền, vàng mã ( số lượng tùy ý )

Một mâm trầu cau và năm cái oản đỏ.

Một dĩa muối gạo và  một chén nước sạch.

Một mâm ngủ quả và chín nụ hoa màu đỏ 

Mâm đồ mặn gồm có: 1 con gà luộc hoặc 1 con heo quay, một dia xôi, chè hoặc bánh chưng kèm theo một số món mặn tùy ý.

Bài văn khấn cúng cất nóc nhà

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Con lạy chín phương tám hướng, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

 Con kính lạy quan Đương niên.

Con kính lạy các tôn thần bản xứ. 

Tín chủ con là:………………………………………………………………………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày………………..tháng…………………….Năm…………………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: vì tính chủ con khởi tạo…………………… Cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ………………….. ngôi dương cơ trụ để làm nơi cư trú cho gia đình con cháu. 

Nên chọn ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị thần linh,cúi mong soi xét cho phép được cất nóc nhà. 

Tín chủ con thành tâm kính mời: 

Ngài kim niên đường cai thái tuế chí tôn chí đức tôn thần. 

Ngài bán cảnh thành hoàng chư vị đại vương. 

Ngài bản xứ thần linh thổ địa.  

Ngài Định phúc Táo quân.

Các ngài địa Chúa Long mạch tôn thần và các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con vạn sự tốt lành, âm dương phù trợ, sở nguyện tòng tâm. 

Tín chủ con xin phổ cáo với các tiền chủ, hậu chủ và các vị hương linh, cô hồn y thảo, phụ mộc, phản phất quanh khu vực này, xin các vị tới đây thụ hưởng lẽ vật, phù trợ, công việc chóng lành, vạn sự như ý.

Chúng con thành tâm, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật

Một số lưu ý khi cất nóc nhà

Để tránh gặp sự cố, các bạn cần biết được một số lưu ý khi làm lễ cất nóc nhà. Như đã nói ở trên, trước khi thực hiện nghi lễ cúng cất nóc, gia chủ cần chọn giờ đẹp, ngày lành và tháng tốt để có thể tiền hành suôn sẽ. Ngoài việc xem xét giờ lanh, các bạn cũng nên xem xét mệnh cách, tuổi tác của gia chủ xem có thích hợp để thực hiện nghi lễ hay không, nếu không được gia chủ có thể nhờ người khác đứng ra thực hiện nghi lễ giúp, miễn sao không tương khắc là được. 

Các bạn cũng cần theo dõi thời tiết, tránh việc thực hiện nghi lễ trong gió mưa bão bùng. Nếu trong trường hợp có mưa gió, các bạn có thể xem những ngày khác để nghi thức lễ cất nóc được thuận lợi. Ngoài ra, có một lưu ý đó là tránh làm ôn, hãy để nghi lễ diẽn trang một cách trang nghiêm. Không nên cười đùa ầm ĩ, gây mất trật tự và hãy theo dõi các bé nhỏ để tránh việc vỡ đồ. 

AUTHOR DETAILS

Lễ Cúng Động Thổ, Cất Nóc, Bài Văn Khấn Cúng Động Thổ, Cất Nóc

Cách chuẩn bị mâm lễ vật, bài văn khấn cúng Lễ động thổ, cất nóc

Theo Phong thủy, những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang Ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để làm lễ động thổ, khởi công dựng nhà. Khi bắt đầu khấn và lúc làm lễ động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất lễ động thổ xong, mới trở về.

Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thủy, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) và xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sắm đồ lễ khởi công: (Động thổ, sửa chữa, mở cổng, cất nóc)

Trái cây (Ngũ Quả)

Hoa cúc kim cương

Nhang rồng phụng 3 tất

Đèn cầy

Gạo hủ

Muối hủ

Trà pha sẵn

Rượu nếp Hà Nội 420ml

Nước chai 500ml

Giấy cúng Động thổ

Bánh kẹo

Trầu cau: Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)

Chè

Xôi

Cháo trắng

Bộ Tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc hoặc cua, 1 trứng vịt luộc)

Gà luộc

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã…

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn

Chọn ngày giờ tốt. Lễ vật được đặt ở một cái mâm nhỏ. Nếu động thổ đào móng nhà, xưởng sau khi dọn mặt bằng, đặt mâm lễ cúng động thổ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất sẽ được đào móng.

Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hóa tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái – đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).

– Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.

– Khi nhập trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.)

– Sau khi làm lễ động thổ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:…………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Lễ Cất Nóc Là Gì ? Ý Nghĩa Của Lễ Cất Nóc ? @2023

Cũng như phần móng để bảo vệ ngồi nhà được vững chắc, nóc nhà cũng là một trong những bộ phận quan trọng. Việc hoàn thiện nóc nhà là dưỡng như hoàn thiện một ngôi nhà. Bởi lẽ đó, từ xưa đến nay đối với nghề xây dựng hoặc bất cứ ai lễ cất nóc thường được tổ chức long trọng.

Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương (Thượng có nghĩa là phía trên, lương có nghĩa là “xà nhà”). Lễ này có nguồn gốc từ Âu – Mỹ du nhập vào Việt Nam và được cải tiến hơn. lễ cất nóc là ngày đổ trần lợp mái hoặc đổ bê tông sàn mái. Đối với những dự án lớn, lễ cất nóc thường được tổ chức hoành tráng sau đó một thời gian không lâu thì dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Ý nghĩa của lễ cất nóc

Tại sao phải làm lễ cất nóc và lễ này có ý nghĩa như thế này là thắc mắc của khá nhiều người. Theo quan niệm người xưa, lễ cất nóc là một trong những nghi thức mang tính tâm linh. Với mong muốn cầu mong những điều may mắn tốt đẹp đến với căn nhà. Cầu trời thần phù hộ để ngôi nhà vững chãi từ đó kinh tế hưng thịnh và sức khỏe dồi dào.

Đối với những công trình lớn lễ cất nóc là nghi thức đánh dấu sự hoàn thiện phần thô của dự án, là mốc đánh giá quá trình xây dựng cũng như chất lượng tiến độ của đơn vị thi công. Đây là một sự kiện tạo thêm niềm tin cho khách hàng đồng thời mong muốn nghi lễ sẽ giúp dự án phát triển ngày một thuận lợi.

Lễ cất nóc tại các công trình lớn sẽ có sự góp mặt của chủ đầu tư đơn vị thi công, các khách mời cùng nhiều khách hàng được quyền tham dự. Lễ cất nóc của một dự án lớn thường được tổ chức hoành tráng, có cắt băng đỏ chúc mừng. Đây được xem như là sự đánh dấu hoàn thiện gần 90% dự án, bắt đầu vào quá trình hoàn thiện những bước cuối cùng.

Thời gian làm lễ

Để làm lễ cất nóc, gia chủ phải giờ đẹp, ngày lành tháng tốt để làm. Bằng cách xem bản mệnh, tuổi phù hợp với thời gian nào. Hoặc lựa chọn một người chủ trong gia đình xem tuổi người đó giờ nào phù hợp để làm lễ cất nóc ngôi nhà.

Người được chọn xem tuổi nên tuân theo các nguyên tắc phong thủy như: giờ hoàng đạo, ngày hoàng đạo. Gia chủ nên lựa chọn những ngày tốt như: Hoàng Đạo, Sinh khí, Lộc Mã, Giải Thần. Bên cạnh đó nên né tránh những ngày sầu như: Hắc Đạo, Thổ Cấm, , Sát Thủ, Trùng Tang, Hùng Phục. Việc để lựa chọn ngày tốt xấu không phải điều dễ dàng bởi thế thông thương người ta thường nhờ sự trợ giúp của các thầy cúng hoặc thầy phong thủy.

Lễ cất nóc diễn ra thuận lợi minh chứng cho việc cuộc sống thêm phần ấm êm, hạnh phúc. Gia đình thịnh vượng và làm ăn dễ dàng.

Lễ vật cúng

Để một lễ cất nóc được diễn ra tốt đẹp, lễ vật cúng là một điều hết sức quan trọng. Gia chủ nên chuẩn bị những vật lễ sau đây:

Gà một con, xôi một đĩa, muối một phần

Một bát gạo; Một bát nước

Nửa lít rượu trắng, bao thuốc, lạng chè hoặc trà

Bộ quần cóa Quan thần linh một bộ, kèm theo mũ hia tất cả màu đỏ kiếm trắng

Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền

Trầu năm lá, cau năm quả, oan đỏ năm cái

Hoa hồng đỏ 9 bông, kèm theo 5 quả tròn

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng vùng miền lễ cúng nóc nhà sẽ có thêm một vài vật phẩm khác nhau. Đối với những dự án lớn, tùy thuộc vào từng thầy cúng chọn lễ vật chủ đầu tư phải thực hiện theo như vậy.

Đặc biệt lưu ý khi làm lễ cất nóc không được để đồ vật rơi bể. Nếu có thể hiện cho sự xui xẻo, mang đến cho gia chủ vận mệnh không tốt.

Văn khấn cất nóc nhà

Văn khấn cất nóc nhà cũng là một điều hết sức quan trọng. Nên lựa chọn những bài văn khấn ngắn gọn và súc tích. Đồng thời nêu rõ ngày tháng năm sinh của gia chủ trong bài văn khấn. Khi khấn nên đọc rõ ràng, mạch lạc để các thần linh nghe rõ lời khẩn cầu. Nhằm mang đến cho bạn những phúc lộc như mong muốn.

Lễ Cúng Cất Nóc Bao Gồm Những Gì, Thủ Tục Làm Lễ Cất Nóc Nhà

Lễ cúng cất nóc bao gồm những gì, thủ tục làm lễ cất nóc nhà? được coi là nỗi băn khoăn của nhiều người khi tiến hành nghi thức này. Bởi nếu không thực hiện đúng theo những quy định truyền thống, thì việc tiến hành xây dựng cũng như nhũng gia chủ khi sinh sống nơi đây, sẽ không gặp được những may mắn và tài lộc mà họ mong muốn.

Lễ cúng cất nóc bao gồm những gì, thủ tục làm lễ cất nóc nhà? Để trả lời câu hỏi này mời bạn cùng tham khảo nội dung của bài viết sau đây.

Chọn thời điểm tốt lành

Yếu tố đầu tiên cần có cho nghi lễ cất nóc chính là thời điểm tổ chức. Các gia chủ nên ghi nhớ thời điểm mà mình cần lựa chọn chính là:

Có nhiều Cát thần, hợp với bản mệnh của gia chủ.

Chọn ngày tốt: Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần…

Lưu ý, tránh các ngày xấu như Hắc đạo, Sát thủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…

Chuẩn bị văn khấn lễ cất nóc

Tiếp đó, các gia chủ cần chuẩn bị cho mình nội dung bài khấn cho lễ cất nóc thật kỹ càng. Bạn có thể tham khảo nội dung của bài văn khấn sau đây:

Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………… Ngụ tại: ……………………………………………………………… Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…)

Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật

Chuẩn bị lễ vật

Cuối cùng, chính là lễ vật cho lễ cùng cần được chuẩn bị thật tươm tất. Tất cả sẽ bao gồm:

Một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, mỗi đĩa muối

Một bát gạo; Một bát nước.

Nửa lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè.

Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

Một bộ đinh vàng hoa; Năm lễ vàng tiền.

Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu, năm quả cau.

Năm quả tròn; Chín bông hoa hồng đỏ.

Với những chia sẻ cụ thể của bài viết trên đây, chắc hẳn nỗi lo: Lễ cúng cất nóc bao gồm những gì, thủ tục làm lễ cất nóc nhà? của bạn đã được giải tỏa.

Lễ Cất Nóc Nhà Là Gì Và Chuẩn Bị Lễ Cúng Cất Nóc Nhà Gồm Những Gì?

Lễ Cất Nóc Nhà Là Gì Và Chuẩn Bị Lễ Cúng Cất Nóc Nhà Gồm Những Gì?

Trong truyền thống văn hóa của người Việt khi xây dựng một ngôi nhà có 3 lễ quan trọng là: lễ động thổ, lễ cất nóc nhà và lễ tân gia. Lễ động thổ cúng trước khi khởi công xây dựng. Lễ tân gia là lễ gia chủ dọn về ở nhà mới. Còn cất nóc là gì? Lễ cất nóc nhà có quan trọng không? Cất nóc nhà cần chuẩn bị gì, khấn ra sao?

Lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc nhà là ngày gác thanh giữa của nóc nhà với mái nhà dốc có kèo. Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương (trong tiếng Hán, “Thượng” là Trên, “Lương” có nghĩa là Xà nhà). . Ngày nay, lễ cất nóc chính là ngày đổ trần lợp mái; hoặc đổ bê tông sàn mái. Lễ cất nóc nhà nhiều người nghĩ đó là truyền thống của người Hoa nhưng thật ra đó là truyền thống của người Âu Mỹ

Ý nghĩa lễ cất nóc nhà là gì?

Tại sao khi xây dựng một công trình nhà ở thì gia chủ hoặc chủ đầu tư phải làm lễ cất nóc? Ý nghĩa của lễ cất nóc là gì?

Lễ cất nóc có ý nghĩa giống như lễ khởi công xây dựng, lễ nhập trạch (lễ về nhà mới) là cầu mong những điều may mắn thuận lợi đến với gia chủ và công trình. Theo phong tục của người Việt “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Dự án do AFTA thực hiện

Lễ cất nóc nhà ở còn là nghi thức thông báo cho các vị thần, thổ công, thổ địa về công việc xây dựng. Đồng thời gia chủ cũng cầu mong vị thần, tổ tiên phù hộ may mắn và nhiều sức khỏe cho thành viên sống trong ngôi nhà.

Đối với công trình xây dựng quy mô lớn (chủ yếu là dự án chung cư) thì lễ cất nóc dự án còn mang những ý nghĩa khác. Đó là:

Công trình được tiến hành thuận lợi, an toàn

Thể hiện cẩn thận, chu đáo của chủ đầu tư và nhà thầu thi công

Xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu

Là một trong số yếu tố khách hàng đặt niềm tin nha chủ đầu tư và nhà thầu thi công

Cất nóc nhà có phải cúng không?

Cất nóc nhà có phải cúng không? Ai là người cúng cất nóc? Thời gian và địa điểm thực hiện như thế nào?

Cúng lễ cất nóc dự án 

Cất nóc nhà có cúng lễ

Người cúng nóc nhà là người khởi công xây dựng đầu tiên công trình (thường là chủ nhà, chủ thầu). Trong trường hợp không phải là gia chủ thì là người có năm tuổi đẹp làm nhà

Ngày, giờ cúng cất nóc nên xem xét kỹ lưỡng và chọn thời gian đẹp (hợp với tuổi, mệnh gia chủ). Tránh ngày, giờ xung khắc như: ngày sát chủ, thụ tử, nguyệt kị….

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà gồm những gì?

Mâm cúng lễ đầy đủ thể hiện thành ý của gia chủ tới các vị thần và gia tiên. Các lễ vật bạn cần chuẩn bị cho lễ cúng cất nóc nhà gồm có:

1 con heo quay hoặc 1 con gà luộc

1 đĩa xôi hoặc có thể thay bằng bánh chưng

Một số món mặn khác: chè, đồ xào, canh

1 đĩa muối

1 đĩa gạo

1 chén nước

5 chén rượu

5 chén trà

1 bao thuốc lá

5 chiếc oản

1 đĩa trầu cau

1 đĩa trái cây (3 hoặc 5 quả)

9 bông hoa

Tiền vàng

Quần áo quan thần

Đây là đồ lễ cho một mâm cúng cất nóc dự án đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm hoặc bớt lễ vật tùy theo điều kiện cho phép.

Văn khấn cúng cất nóc nhà

Nếu bạn không có kinh nghiệm làm lễ cất nóc nhà thì bạn nên mời thầy phong thủy địa lý. AFTA hi vọng thông tin chia sẻ trên giải đáp thắc mắc cất nóc nhà là gì và các công việc chuẩn bị, thực hiện quan trọng.

Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng AFTA

Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng AFTA có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng thi công phần thô, xây nhà tiền chế Đà Nẵng, xây dựng căn hộ cao cấp Đà Nẵng khách sạn, thi công phòng trọ Đà Nẵng….. AFTA tư vấn, thiết kế và thi công hoàn thiện rất nhiều hạng mục công trình cho khách hàng tại Đà Nẵng, nhiều tỉnh thành khác.

AFTA luôn nỗ lực mang lại giải pháp tốt nhất cho khách hàng của mình. Bạn cần tư vấn, thiết kế nhà đẹp cấp 4 Đà Nẵng hay hạng mục thiết kế nội thất đẹp Đà Nẵng, thiết kế nhà ống đẹp Đà Nẵng, biệt thự, thiết kế khách sạn Đà Nẵng, thiết kế quán cafe Đà Nẵng, thiết kế nhà phố Đà Nẵng, … liên hệ cho AFTA.

Chúng tôi cam kết:

Tư vấn tận tình, chu đáo, khảo sát thực tế cùng khách hàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất

Chi phí cạnh tranh nhất phù hợp với ngân sách tài chính của khách hàng

Chất lượng thiết kế và công trình đảm bảo an toàn, giá trị thẩm mỹ và công năng sử dụng

Nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi hoặc để lại thông tin liên hệ, thắc mắc AFTA giải đáp sớm nhất và nội dung đầy đủ nhất cho bạn.

Địa chỉ: 626 Núi Thành, Hoà Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng 550000, Việt Nam

Phone: 0935 29 5161

Gmail: [email protected]

Google Map:

https://g.page/thietkethicongtoanquoc?share

Website: Công ty tu vấn xây dựng và

thiết kế nhà Đà Nẵng

AFTA